20220314 Cong Dong Tham Luan Ban Tin CAMSA
Fairfax School Board Flees Meeting As Asian Moms Chant ‘Racist!’ At Them
https://www.dailywire.com/news/fairfax-school-board-flees-meeting-as-asian-moms-chant-racist-at-them
CAMSA: Các nạn nhân buôn người về nước từ Ả Rập Xê Út tiếp tục được hỗ trợ
10 nạn nhân được hỗ trợ tổng cộng 15 nghìn Mỹ kim
Mạch Sống, ngày 14 tháng 3, 2022
Trong thời gian qua, CAMSA, chương trình phòng, chống buôn người do BPSOS khởi xướng năm 2008, đã nhận diện trên 30 nạn nhân bị buôn lao động từ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út. Tuyệt đại đa số những người này đã hồi hương.
“Từ khi họ ra phi trường để rời khỏi Ả Rập Xê Út, chúng tôi liên tục theo dõi việc hồi hương của họ nhằm bảo đảm họ về đến nhà an toàn,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Sau đó chúng tôi tiếp tục hỗ trợ họ trong việc xin trợ giúp hội nhập, đòi công lý và tạo sinh kế.”
Theo Ông, tính đến nay, 10 nạn nhân hồi hương đã nhận được các khoản giúp đỡ từ những nguồn khác nhau, bao gồm quỹ hỗ trợ nạn nhân buôn người của chính phủ Ả Rập Xê Út, quỹ tương tự của một tổ chức quốc tế, và sự trợ giúp của một số nhà hảo tâm.
Hình 1 - Cô Lang Thị Thu, cựu nạn nhân buôn người, đã tậu được 2 con bò nhờ khoản hỗ trợ của cơ tổ chức quốc tế
Tổng cộng số tiền từ 2 quỹ của Ả Rập Xê Út và của tổ chức quốc tế tương đương 15 nghìn Mỹ kim. Các khoản giúp đỡ từ các nhà hảo tâm gồm 5 nghìn Mỹ kim của Bà Ngô Thị Hiền ở tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ và khoảng 500 Mỹ kim đến từ 2 cộng đồng tín đồ Cao Đài ở Việt Nam.
Nhờ các khoản trợ giúp này mà một số nạn nhân buôn người đã từng bước tạo được sinh kế, trả nợ, và khởi dựng lại cuộc sống sau nhiều năm bị vùi dập, bóc lột, ngược đãi ở xứ người. Có người đã mua được con trâu, một cặp bò, máy cày… Có người được hỗ trợ tiền chữa trị các thương tích do bị đánh đập, tra tấn ở Ả Rập Xê Út. Có người được giúp tài chánh để sửa chữa căn nhà xiêu vẹo sau thời gian dài vắng mặt.
“Toán pháp lý của chúng tôi tiếp tục hỗ trợ số nạn nhân muốn đòi công lý từ các công ty đã gửi họ đi lao động và rồi phủi tay,” Ts. Thắng giải thích.
Hình 2 - Cô Đinh Thị Ca, được hỗ trợ tài chính để chữa mắt bị hư do bị tra tấn khi còn ở Ả Rập Xê Út, cùng với người con trai
Khi nạn nhân cầu cứu, đại
diện của các công ty này lờ đi hoặc bảo nạn nhân phải cố gắng làm tốt hơn và đe
doạ nạn nhân phải trả khoản tiền bồi thường cực lớn nếu bỏ việc. Một số công ty
còn tự tiện ký gia hạn hợp đồng lao động với nhà chủ dù không có sự chấp thuận
của nạn nhân.
Trong một trường hợp, nạn nhân đã đóng số tiền tương đương 4 nghìn Mỹ kim để hồi
hương nhưng công ty lại trở mặt, ép nạn nhân tiếp tục làm việc luân chuyển đến
6 chủ sử dụng lạo động. Hơn một năm sau, chính nạn nhân đã phải tìm cách tự
thoát thân và được cảnh sát Ả Rập giải cứu.
Theo Nghị Định Thư của LHQ về phòng, chống và trừng phạt các hành vi buôn người mà Việt Nam đã ký năm 2011, chính quyền Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ nạn nhân, truy tố và trừng phạt thủ phạm.
“Điều này đã không xảy ra,” theo nhận định của Ts. Thắng. “Các thủ phạm vẫn phây phây vô can, trong khi những nạn nhân lên tiếng đòi công lý thì bị đe doạ.”
Ngày 25 tháng 10, 5 báo cáo viên đặc biệt của LHQ đã gửi thư tố giác cho chính quyền Việt Nam với 6 yêu cầu:
1. Cho biết kết quả điều tra các hành vi tội phạm buôn người
2. Cho biết những công ty xuất khẩu lao động nào đã bị điều tra và chế tài
3. Cho biết những biện pháp hợp tác với chính phủ Ả Rập Xê Út trong việc truy tố các công dân Việt Nam hoạt động buôn người ở quốc gia này
4. Cho biết những nỗ lực để giúp các nạn nhân buôn người tiếp cận các dịch vụ xã hội bất luận là họ có hợp tác để truy tố thủ phạm hay không
5. Cho biết các biện pháp đã áp dụng để không trừng phạt nạn nhân buôn người dù đã vi phạm luật pháp do hoàn cảnh bị buôn bán gây nên
6. Cho biết các biện pháp đã áp dụng để giúp dỡ các nạn nhân đã hồi hương về dịch vụ xã hội, pháp lý, y tế, sức khoẻ tâm thần và nơi tạm trú
Theo thông tin theo dõi từ CAMSA, nhà nước Việt Nam chưa làm gì để điều tra và khởi tố các kẻ vi phạm luật pháp, bao gồm các công ty xuất khẩu lao động, các môi giới, và ngay cả một số giới chức chính quyền phạm pháp.
Trong khi đó, theo Ts. Thắng cho biết, CAMSA đã thu thập chứng cứ về các động thái bịt miệng nạn nhân để chuyển cho LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế. Việt Nam có 60 ngày để trả lời. Nay đã quá 4,5 tháng nhưng Việt Nam vẫn chưa trả lời LHQ.
Hình 3 - Cô La Thị Tỷ tậu được 2 con trâu nhờ sự giúp đỡ tài chánh của tổ chức quốc tế
“Chúng tôi cũng đang hỗ trợ một số nạn nhân đòi hỏi công ty xuất khẩu lao động bồi thường những tổn thương thể xác và tinh thần cũng như thiệt hại tài chính mà họ phải hứng chịu,” Ông nói. “Lẽ ra đó phải là công việc của nhà nước Việt Nam.”
Trong trường hợp của cô Cao Thị Huyền, bị hoàn toàn mất tích từ đầu năm 2020 và chỉ mới được giải cứu vài hôm trước đây, người chồng đã kêu cứu với công ty xuất khẩu lao động, với Bộ Lao Động -Thương Binh - Xã Hội và với toà đại sứ Việt Nam ở Ả Rập Xê Út nhưng vô ích. Khi nhận được thông tin đầy đủ từ CAMSA ngày 1 tháng 3 vừa qua, cảnh sát Ả Rập đã thực hiện cuộc giải cứu trong vòng vài ngày. Nạn nhân này đã được đưa về trung tâm bảo trợ xã hội SAKAN ở Thành Phố Damman.
CAMSA đang phối hợp với tổ chức quốc tế và cơ quan hữu trách của Ả Rập Xê Út để đòi 2 năm lương và các khoản bồi thường từ nhà chủ trước khi hồi hương.
CAMSA cho biết hiện vẫn còn 3 nạn nhân đang chờ giải cứu và 3 nạn nhân khác đang ở các trung tâm bảo trợ xã hội cho người di dân của Ả Rập Xê Út chờ hồi hương. Đồng thời cũng có 3 hồ sơ xin trợ cấp tài chánh của nạn nhân đã hồi hương đang trong vòng cứu xét.
“CAMSA chỉ nộp đơn xin hỗ trợ tài chánh cho những người lao động được xác định là nạn nhân buôn người khi còn ở Ả Rập Xê Út,” Ts. Thắng giải thích. “Người đã về trong nước rồi tuyên bố mình là nạn nhân thì chúng tôi khó phối kiểm thực, hư.”
Năm 2008, BPSOS khởi xướng Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA). Đến nay, liên minh này đã giải cứu trên 5 nghìn nạn nhân và hỗ trợ trong việc giải cứu khoảng 6 nghìn nạn nhân khác. Các nạn nhân này ở tại 26 quốc gia, phần lớn xuất xứ từ Việt Nam.
Hình 4 - Cô Dương Thị Sải, đã đoàn tụ với con gái, được chính phủ Ả Rập Xê Út quyết định hỗ trợ về tái hội nhập
Tin liên quan:
Nữ lao động Việt mất tích hơn 2 năm ở Ả Rập Xê Út vừa được giải cứu
No comments:
Post a Comment