20221201 Cong Dong Tham Luan
Lời kêu gọi cuối năm
BPSOS, ngày 29 tháng 11, 2022
Thưa quý ân nhân,
Các hoạt động của BPSOS để
bảo vệ đồng bào tị nạn, giải cứu nạn nhân buôn người, và lên tiếng cho các tù
nhân lương tâm Việt Nam hoàn toàn được tài trợ bởi các đóng góp ân tình của quý
ân nhân. Đây là năm thứ 3 mà chúng tôi không thể tổ chức các buổi gây quỹ dịp
cuối năm, do hậu quả kéo dài của đại dịch. Do đó, chúng tôi có lời kêu gọi các
mạnh thường quân đóng góp trực tuyến tại https://www.bpsos.org/ hoặc gửi phần ủng hộ tài chánh về cho:
BPSOS/CSD
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041 USA
Dù trong tư thế cầm cự về
tài chánh trong 3 năm qua, BPSOS vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác và gặt hái nhiều
thành quả như:
1. Giải
cứu hoặc/và giúp đỡ 61 nạn nhân buôn người từ Ả Rập Xê Út và 13 nạn nhân từ
Campchia, trong đó có hàng chục trẻ em vị thành niên. Các hồ sơ này đã góp phần
đưa Việt Nam xuống Hạng 3 (hạng thấp nhất) trong bảng phân hạng của Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ. Nếu tiếp tục ở Hạng 3, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các biện pháp
cấm vận và chế tài. BPSOS đã xin cho 23 nạn nhân tổng cộng $45,000 tiền trợ cấp
từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ một số mạnh thường quân.
2. Nộp
84 hồ sơ xin tị nạn cho Cao Uỷ Tị Nạn LHQ; 12 gia đình (23 người) được công
nhận tư cách tị nạn. Luật sư của chúng tôi thường có mặt tại các cuộc phỏng vấn
của CUTN/LHQ trong vai trò quan sát viên, để sau đó có thể giúp người xin tị
nạn bổ túc hồ sơ nếu cần.
3. Vận
động định cư những ai đã có quy chế tị nạn. Trong năm 2022, tính đến cuối tháng
11, 56 người thuộc 13 gia đình đã lên đường định cư: 36 người đi Canada và 20
người đi Hoa Kỳ.
4. Vận
động quốc tế lên tiếng cho các tù nhân lương tâm: Dân biểu Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa
Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã lên tiếng cho Ông Nguyễn Bắc Truyền, Ông Nguyễn
Văn Hoá, Ms. Y Yich, và nhà truyền đạo Y Pum Bya. BPSOS đã lập hồ sơ yêu cầu Tổ
Công Tác LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện phán quyết về việc bắt giam các tù nhân lương
tâm, mà mới đây nhất là phán quyết về nhà thơ Trần Đức Thạch. Vận động được
$32,140 tiền hỗ trợ khẩn cấp cho 7 nạn nhân của sự bách hại và tù nhân lương
tâm.
5. Tạo
phương tiện cho nhiều tổ chức và cộng đồng tôn giáo tham gia các sự kiện lớn về
tự do tôn giáo như chuỗi hội luận về đạo Cao Đài cuối năm 2021, chuỗi hội luận
về Tin Lành ở Tây Nguyên vào tháng 3, Hội Nghị Thượng Đỉnh về tự do tôn giáo ở
thủ đô Hoa Kỳ cuối tháng 6, cuộc rà soát của LHQ về quyền trẻ em ở Geneva vào
tháng 9, và hội nghị về tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á ở Bali, Indonesia đầu
tháng 11 vừa qua.
6. Nộp
46 bản báo cáo vi phạm nhân quyền cho các cơ quan LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Tháng 9 vừa qua, BPSOS đã
tuyển 2 sinh viên đại học và 1 sinh viên luật ở Atlanta, và 1 sinh viên cao học
ở Brussels, Bỉ làm thực tập sinh hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn người. Đầu
tháng 11, BPSOS nhận 1 thực tập sinh có bằng cao học luật ở Anh quốc làm việc ở
Thái Lan để báo cáo các hành vi “đàn áp xuyên quốc gia” của chính quyền Việt
Nam và đề nghị chế tài các thủ phạm. Giữa tháng 11, BPSOS nhận một vị Mục Sư
người Anh làm việc ở Thái Lan để đẩy mạnh việc định cư cho các người đã có quy
chế tị nạn.
Những thành quả và tiến
triển kể trên không thể có được nếu như không có sự hà hơi tiếp sức của nhiều
chục thiện nguyện viên và hàng trăm mạnh thường quân. Để phần nào tài trợ các
hoạt động trong năm 2023, mục tiêu của BPSOS là gây quỹ $100,000 trong dịp cuối
năm. Đến nay, chính chúng tôi, thành phần lãnh đạo của BPSOS và một số thân hữu
gồm tổng cộng 36 người, đã tự đóng góp $53,550.
Chúng tôi mong đón nhận sự
tiếp tay của quý mạnh thường quân để đạt mục tiêu trước cuối năm. Mọi
đóng góp sẽ được cấp giấy khai trừ thuế với Sở Thuế Liên Bang của Hoa Kỳ.
Kính chúc quý vị những
ngày cuối năm an lành.
Xin chân thành cảm ơn.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch
BPSOS
Cách nào lên tiếng hiệu quả cho tù nhân lương
tâm?
Ví dụ điển hình: Nhà thơ Trần Đức Thạch
Mạch Sống, ngày 29
tháng 11, 2022
Gần đây, các kênh truyền
thông Việt ngữ chạy tin rằng Tổ Công Tác LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện (UN Working
Group on Arbitrary Detention, WGAD) yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập
tức và bồi thường cho nhà thơ Trần Đức Thạch. Chẳng hạn, bản tin của đài VOA: https://www.voatiengviet.com/a/nhom-cong-tac-lhq-keu-goi-vietnam-phong-thich-nha-tho-tran-duc-thach/6838593.html
“Bản quản điểm” của tổ
công tác này, công bố ngày 4 tháng 11, mang tính cách của một phán quyết dựa
trên thông tin cung cấp giữa một bên là “nguồn” tố giác và bên kia là chính phủ
đang giam giữ người một cách tuỳ tiện. Đây là thể thức tương tự như toà án, chỉ
khác là 2 bên không xuất hiện mà chỉ đối mặt qua văn bản.
Câu hỏi là, làm sao WGAD biết được hồ sơ nào để can thiệp?
Hình 1 -- Nhà
thơ Trần Đức Thạch (hình của Đàn Chim Việt online)
“Nguồn” kiến
nghị
Uỷ Ban WGAD dựa vào các
đơn kiến nghị nhận được từ các chuyên gia hoặc các tổ chức nhân quyền. Các cá
nhân hoặc tổ chức làm đơn kiến nghị được gọi là “nguồn” (source).
Trong trường hợp của
nhà thơ Trần Đức Thạch, BPSOS đã nộp đơn kiến nghị cho WGAD ngày 7 tháng 6,
2021. Xem:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2021/06/Tran-Duc-Thach-Petition-to-WGAD.pdf
Trong số rất nhiều đơn
kiến nghị nhận được, WGAD chọn một số ít với những chứng cứ rõ rệt nhất về giam
giữ tuỳ tiện để can thiệp. Họ gửi cho “nguồn” của hồ sơ được chọn một số câu hỏi
để làm rõ thêm hoặc để phối kiểm những chi tiết quan trọng về hồ sơ. Ngày 15
tháng 12, 2021, WGAD thông báo cho BPSOS là họ chọn hồ sơ của Ông Trần Đức Thạch.
Ngày 22 tháng 2 năm 2022, WGAD yêu cầu BPSOS bổ sung các thông tin cập nhật.
Ngày 7 tháng 3, BPSOS đã nộp thông tin bổ sung. Xem:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/11/Tran-Duc-Thach-Supplement-Answers-and-Figures.pdf
Ngày 4 tháng 4, 2022,
WGAD gửi công văn cho nhà nước Việt Nam dựa vào đơn kiến nghị của BPSOS. Nhà nước
Việt Nam có 60 ngày để hồi đáp. Ngày 30 tháng 6, nhà nước Việt Nam trả lời
WGAD. WGAD chuyển tài liệu này cho BPSOS để phản biện trong vòng 18 ngày.
Xem:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/07/WGAD-VNM-2022-SRCGOV-1.pdf
Ngày 12 tháng 7, BPSOS gửi
văn thư phản biện. Xem:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/07/BPSOS-Response-Tran-Duc-Thach-07-12-2022.pdf
Cân nhắc các tài liệu và
luận điểm từ 2 phía, ngày 4 tháng 11, WGAD công bố bản quan điểm, yêu cầu nhà
nước Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho nhà thơ Trần Đức Thạch và phải bồi
thường thoả đáng cho những thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân. Xem:
Cả 2 bên, “nguồn” và
nhà nước Việt Nam, có 6 tháng để cập nhật thông tin với WGAD.
Điều này cho thấy, mỗi
hồ sơ sẽ phải mất một thời gian dài để chuẩn bị, thiết lập và theo đuổi.
Thế nào là
giam giữ tuỳ tiện?
Giam giữ tuỳ tiện, theo
định nghĩa của LHQ, gồm 3 loại.
Loại I là khi một chính
quyền giam giữ người trong tình trạng bặt vô âm tín một thời gian dài và không
có căn cứ pháp lý rõ rệt để truy tố. Trong trường hợp nhà thơ Trần Đức Thạch,
ông đã bị tạm giam 7 tháng mà không được tiếp xúc với gia đình. Căn cứ để bắt
giữ là Điều 109 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) của Bộ Luật Hình Sự;
điều này quá mơ hồ.
Loại II là khi đương sự
bị bắt giam do thực thi các quyền được bảo đảm bởi các điều khoản trong Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (đúng ra là Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền) và trong
Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Theo đơn kiến nghị của BPSOS,
Nhà thơ Trần Đức Thạch đã bị bắt và bỏ tù vì thực thi quyền tự do biểu đạt và
quyền tự do lập hội, cả 2 đều là quyền đương nhiên được bảo đảm bởi các điều
khoản mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với LHQ.
Loại III là khi thể thức
xét xử đã vi phạm các tiêu chuẩn tối thiểu về tính công bằng. Trong trường hợp
của nhà thơ Trần Đức Thạch, ông đã bị giam thời gian dài trước khi xét xử,
trong thời gian này thân nhân không được thăm gặp và đương sự không được tiếp cận
luật sư. Vụ xử đã diễn ra một cách chóng vánh, cho thấy kết luận đã được ấn định
từ trước.
Ngày 4 tháng 11, 2022 Uỷ
Ban WGAD phán quyết là Việt Nam vi phạm cả 3 loại giam giữ tuỳ tiện.
Ý nghĩa của
sự can thiệp của WGAD
WGAD không có biện pháp chế tài để ép nhà nước Việt Nam phải trả
tự do và phải bồi thường. Tuy nhiên, phán quyết của WGAD là căn cứ vững chãi
cho các cuộc vận động nhằm:
1) Bảo
đảm đương sự không bị ngược đãi, thậm chí bị tra tấn, trong tù;
2) Vận động các quốc gia có biện pháp
chế tài quyết định chế tài những giới chức liên can;
3) Vận động quốc tế áp lực trả tự do
cho người tù lương tâm.
Ảnh hưởng tinh thần đối với
người đang ở trong tù và thân nhân của họ có lẽ là kết quả rõ rệt nhất: họ
không cảm thấy bị bỏ rơi khi có sự lên tiếng của một cơ quan uy tín của LHQ và
cảm thấy ấm lòng khi biết rằng có những sinh viên ngoại quốc đã đổ công nghiên
cứu và lập hồ sơ kiến nghị.
Những ai quan
tâm có thể làm được gì?
Từ năm 2021, BPSOS phối
hợp với chương trình giảng huấn ở Washington DC của Đại Học Notre Dame, một đại
học Công Giáo, để thực hiện các hồ sơ kiến nghị gửi cho WGAD. Đồng thời, cô
Luật Sư Shireen Hormozdi, hành nghề ở Atlanta và là thành viên của Hội Đồng
Quản Trị của BPSOS, hàng năm đều thu nhận một số sinh viên thực tập từ trường
đại học University of Georgia, phân khoa luật, để phụ giúp làm hồ sơ. Các sinh
viên này được huấn luyện và hướng dẫn bởi giáo sư Thomas Kellenberg của chương
trình giảng huấn kể trên. Chính một nhóm sinh viên thực tập đã thực hiện hồ sơ
kiến nghị cho nhà thơ Trần Đức Thạch.
BPSOS chủ trương chọn những
hồ sơ “bị bỏ quên”, nghĩa là không ai can thiệp với WGAD hoặc các định chế nhân
quyền LHQ khác dù có thể được nhiều người lên tiếng trên các diễn đàn mạng xã hội.
Nhà thơ Trần Đức Thạch là một ví dụ. Sau khi chọn, BPSOS đã nhờ Việt Nam Thời
Báo kết nối với vợ của nhà thơ Trần Đức Thạch để thu thập thông tin.
BPSOS đang tuyển nhân sự
toàn thời để chuyên trách các hồ sơ kiến nghị gửi WGAD nhằm bảo đảm tính liên tục
trong việc can thiệp cho từng hồ sơ cũng như tăng số hồ sơ kiến nghị.
Những ai quan tâm đến các tù nhân lương tâm Việt Nam đều có thể
tiếp tay với chúng tôi bằng cách:
1. Giới thiệu và cung cấp thông
tin về tù nhân lương tâm bị bỏ quên
2. Phụ giúp việc lập hồ sơ –
chúng tôi sẽ huấn luyện
3. Khuyến khích và giới thiệu
các sinh viên và giới trẻ tham gia toán biên soạn hồ sơ
Xin liên lạc: csdi@bpsos.org
Thông tin liên quan:
Các hồ sơ kiến nghị gửi
WGAD do BPSOS thực hiện trong năm 2021-2022:
Can Thi Theu, Trinh Ba Tu and
Trinh Ba Phuong (06-14-2021)
Tran Thanh Phuong (06-07-2021)
Tran Duc Thach (06-07-2021), BPSOS's
supplemental submission (03-07-2022), Vietnam's response
(06-30-2022), BPSOS' response
(07-12-2022), WGAD opinions (11-04-2022)
Dinh Thi Thu Thuy (04-05-2021); Vietnam's response
(11-04-2021); Source's response
(11-08-2021; WGAD opinion
(02-09-2022
IJAVN members (01-18-2021) - WGAD opinion on Le
Huu Minh Tuan (06-07-2021)
No comments:
Post a Comment