20221117 Cong Dong Tham Luan
Hoa Kỳ cấm nhập cảnh các thủ phạm đàn áp xuyên
quốc gia và thân nhân của họ
Chân tay của Cao Đài quốc doanh là thí điểm
đầu tiên
Mạch Sống, ngày 17 tháng
11, 2022
Các chế độ độc tài ngày càng gia tăng đàn áp các người bất đồng chính kiến lưu vong ở quốc gia khác. Chẳng hạn, Việt Nam thì có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, vụ bắt cóc Trương Duy Nhất ở Thái Lan, vụ đe doạ nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức, vụ nhắn tin đe doạ Mực Sư A Ga ở Hoa Kỳ, vụ phát lệnh truy nã đối với một số người tị nạn ở Thái Lan, vụ đe doạ thân nhân ở Việt Nam của cô H’Thái Ayun là người lên tiếng chống nạn buôn người hiện đang lánh nạn ở Thái Lan, vụ đài VTV phỉ báng và hăm he “xử lý” những người ở ngoại quốc lên tiếng bênh vực Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ… Tất cả các hành vi này đều được xem là “đàn áp xuyên quốc gia” (transnational repression).
Khashoggi Ban
Để đối phó với hiện tượng “đàn áp xuyên quốc gia” này, tháng 2 năm 2021, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken công bố biện pháp cấm nhập cảnh đối với những giới chức chính quyền và các cộng sự viên ngoài chính quyền đã sách nhiễu, đe doạ hoặc hãm hại những người bất đồng chính kiến ở ngoài quốc gia gốc hoặc có những hành vi tương tự đối với thân nhân của họ còn ở trong nước.
Hình 1 -- Bản phúc trình năm 2022 của Freedom House về “đàn áp xuyên quốc
gia”
Những thủ phạm đằng sau
các vụ đàn áp xuyên quốc gia sẽ bị cấm visa nhập cảnh Hoa Kỳ vĩnh viễn và nếu
đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất. Biện pháp cấm nhập cảnh này cũng áp dụng đối với
thân nhân trực hệ của họ.
Biện pháp này được gọi tắt
là “Khashoggi Ban”, theo tên của nhà báo bất đồng chính kiến người Ả Rập Jamal
Khashoggi đã bị bắt cóc, giam giữ tại toà đại sứ Ả Rập ở Thổ Nhĩ Kỳ, và sát hại
tại đó.
Sự khác nhau
giữa Khashoggi Ban và luật Magnitsky
Luật Magnitsky Toàn Cầu,
do Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào cuối năm 2016, bao gồm biện pháp cấm nhập cảnh
cộng với đóng băng tài sản.
Khashoggi Ban do Hành
Pháp chủ xướng bằng cách tăng cường điều khoản cấm nhập cảnh có sẵn trong Luật
Di Dân và Quốc Tịch đối với những thủ phạm vi phạm nhân quyền. Việc tăng cường
này tập trung vào các hành vi đàn áp xuyên quốc gia.
Khashoggi Ban không có biện
pháp đóng băng tài sản, và đây chính là điểm thuận lợi: Bộ Ngoại Giao có toàn
quyền quyết định biện pháp trừng phạt mà không phải thông qua Bộ Ngân Khố do
không có phần đóng băng tài sản -- đóng băng tài sản thuộc thẩm quyền và trách
nhiệm của Bộ Ngân Khố.
Cách sử dụng tối ưu là phối
hợp 2 biện pháp này một cách tuần tự: (1) áp dụng Khashoggi Ban trước để cấm nhập
cảnh hoặc trục xuất thủ phạm đang định cư ở Hoa Kỳ; và (2) theo sau đó là áp dụng
Luật Magnitsky Toàn Cầu để đóng băng tài sản, nếu có.
Còn một biện pháp trừng
phạt nữa có thể dùng bổ sung cho những thủ phạm đang định cư ở Hoa Kỳ: Báo cáo
với bộ phận truy tìm thủ phạm vi phạm nhân quyền của cơ quan di dân và hải quan
(Immigration and Customs Enforcement, ICE) và yêu cầu trục xuất vì đã những
hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trước khi định cư Hoa Kỳ. Trong trường
hợp thủ phạm đã có quốc tịch Hoa Kỳ, cơ quan ICE có thể tiến hành thủ tục huỷ
quốc tịch trước khi trục xuất. Đây là biện pháp mà BPSOS đã áp dụng đối với Ông
Bùi Đình Thi cách đây hơn 20 năm -- khi ấy chưa có các biện pháp chế tài như
Magnitsky hoặc Khashoggi. Xem thêm về biện pháp này:
Cách khai
thác Khashoggi Ban
Nhằm khai thác biện pháp
trừng phạt mới mẻ này, tháng 6, 2021, BPSOS cùng với khoảng 40 tổ chức nhân quyền
quốc tế đã hình thành tổ công tác để cùng với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biên soạn thủ
tục và thể thức lập hồ sơ. Sau một năm làm việc, thủ tục và thể thức đã được
thiết kế thành mẫu đơn tiện cho mọi người sử dụng:
bản dịch tiếng Việt của
BPSOS:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/05/SP-Lenh-Khashoggi-Ban-Nomination-Form-26-04-2022-.pdf
Song song, tổ chức
Freedom House bắt đầu công trình nghiên cứu về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia
trên thế giới. Bản phúc trình đầu tiên của Freedom House, phát hành năm 2021,
nhắc đến Việt Nam nhưng tập trung vào 6 quốc gia tiêu biểu: Trung Quốc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Iran, Ả Rập Xê-Út, Rwanda và Nga. Bản báo cáo năm nay, với sự đóng góp của
BPSOS, trưng dẫn trường hợp của Mục Sư A Ga như trường hợp điển hình về đàn áp
xuyên quốc gia bởi chính quyền Việt Nam. Xem:
Áp dụng
Khashoggi Ban cho Việt Nam
Từ tháng 5 năm nay, BPSOS bắt đầu lập danh sách các thủ phạm liên
quan đến chính quyền Việt Nam để tuần tự đề nghị chế tài theo Khashoggi Ban.
Thủ phạm đầu tiên mà chúng tôi chiếu cố là một chân tay của Chi Phái Cao Đài do
nhà nước dựng lên năm 1997, gọi tắt là Chi Phái 1997. Người này được con gái
bảo lãnh đến Hoa Kỳ định cư cuối năm 2017 và đang cư ngụ ở thành phố
Louisville, tiểu bang Kentucky. Người này hội đủ điều kiện để bị chế tài theo
biện pháp Khashoggi vì:
1. Là
thành viên của Chi Phái 1997, công cụ do nhà nước Việt Nam dựng lên để khống
chế các tín đồ Cao Đài;
2. Đã
phỉ báng, đe doạ, sách nhiễu hoặc hãm hại các thành phần ở Hoa Kỳ đang đối đầu
với Chi Phái 1997.
Cụ thể, người này đã liên
tục tấn công Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View, Dallas – Fort Worth, Texas và
Ông Dương Xuân Lương, một tín đồ Cao Đài trước đây đã phải sang Thái Lan lánh nạn
do bị công an truy nã vì đồng khởi xướng Hội Thánh Em Cao Đài để đối đầu với
Chi Phái 1997. Họ là những thành phần quyết tâm đánh bại âm mưu của Chi Phái
1997 nhằm độc chiếm danh xưng chính thức của đạo Cao Đài (“Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”).
Năm 2011, Chi Phái 1997 lập
văn phòng đại diện ở hải ngoại, có trụ sở ở trên phố Bolsa, Orange County,
California. Năm 2014, văn phòng này đăng ký tên “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Hộ” làm
thương hiệu riêng với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.
Với sự hướng dẫn của
BPSOS, tháng 5 năm 2018, Thánh Thất Cao Đài Mountain View thuê luật sư yêu cầu
Bộ Thương Mại huỷ giấy phép thương hiệu. Tháng 7 năm 2019, Bộ Thương Mại công bố
quyết định huỷ giấy phép thương hiệu đã cấp cho văn phòng đại diện của Chi Phái
1997.
Đầu năm 2019, khi Chi
Phái 1997 biết bị thua về pháp lý, nhân vật chân tay kể trên đã tung ra nhiều
bài viết vu khống Thánh Thất Mountain View là ổ chứa cộng sản, cáo buộc Ông Dương
Xuân Lương là thành phần tội phạm được Thánh Thất Mountain View chứa chấp. Mục
đích của các bài công kích này là bào mòn sự ủng hộ của đồng đạo, làm cho Thánh
Thất Mountain View kiệt quệ tài chánh và khủng hoảng tinh thần mà bỏ cuộc.
Trước tình trạng đó, BPSOS đã hỗ trợ luật sư phí để tiếp tục tiến trình pháp lý. Nhân vật kể trên quay ra tấn công BPSOS và Ts. Nguyễn Đình Thắng.
Hình 2 – Một
phần tin nhắn điện thoại của nhân vật chân tay của Chi Phái 1997
“Chúng tôi có nhân chứng và thông tin cho thấy nhân vật này hoạt
động cho Chi Phái 1997 và từng cộng tác với công an để hãm hại nhiều tín đồ Cao
Đài ở Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho
biết. “Chúng tôi cũng lấy được tin nhắn qua điện thoại của người này cho thấy ý
đồ hãm hại các người và tổ chức là đối tượng của chính quyền Việt Nam.”
Người này và một
số thành phần đồng loã đã bị Thánh Thất Mountain View và Ông Dương Xuân Lương
kiện ra toà ở Dallas, Texas về tôi phỉ báng. Phiên xử sẽ bắt đầu ngày 13 tháng
2 năm 2023. Đồng thời, BPSOS, Ts. Thắng và một số đối tượng bị phỉ báng, hăm
doạ cũng đã thưa người này và các kẻ đồng loã ra toà ở Orange County,
California.
“BPSOS cũng sẽ
chuyển hồ sơ của nhân vật này cho bộ phận truy tìm thủ phạm vi phạm nhân quyền
của cơ quan ICE tương tự như đã làm với Ông Bùi Đình Thi,” Ts. Thắng nói.
BPSOS vừa thu nhận một thực
tập sinh toàn thời, với bằng cao học luật ở Anh quốc, để chuyên lập hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp trừng phạt Khashoggi Ban đối với những thủ phạm của hành
vi “đàn áp xuyên quốc gia”. Thực tập sinh này làm việc tại Bangkok.
Thông tin
liên quan:
Cách chặt cánh tay nối dài của chế độ vươn ra hải ngoại
Làm sao để trục xuất kẻ vi phạm nhân quyền khỏi Hoa Kỳ
https://machsongmedia.org/congdong/phat-trien-cong-dong/1148-2016-10-18-22-04-17.html
Cách chặt cánh tay nối
dài của chế độ vươn ra hải ngoại
Cách chặt cánh tay nối dài của chế độ vươn ra
hải ngoại
POSTED
ON THỨ TƯ, 18 THÁNG 5 2022 14:19
Luật
Hoa Kỳ trừng phạt những kẻ đe doạ, bách hại người bất đồng chính kiến lưu vong
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 18 tháng 5, 2022
Cuối tháng 2 năm 2021,
Hành Pháp Biden đề ra biện pháp chế tài mệnh danh là “Khashoggi Ban” để chặn
visa nhập cảnh đối với những kẻ bị cho là thừa hành lệnh của một chính phủ để
thực hiện các hành vi đe doạ, sách nhiễu, áp chế, hoặc hãm hại nhắm vào các nhà
báo, các nhà hoạt động, hoặc những ai bị chính phủ ấy cho là bất đồng chính
kiến đang ở ngoài nước hoặc nhắm vào các thân nhân hoặc những cộng sự viên của
họ còn ở trong nước. Thân nhân của các thủ phạm cũng có thể bị từ chối nhập
cảnh Hoa Kỳ. Xem
thêm:
https://www.state.gov/accountability-for-the-murder-of-jamal-khashoggi/
Biện
pháp chế tài mới này quan trọng vì các chế độ độc tài không chỉ đàn áp những
người bất đồng chính kiến ở trong nước mà còn tìm cách dập tắt tiếng nói chỉ
trích từ cộng đồng lưu vong. Nó mang tên của nhà báo Jamal Khashoggi, công dân
Mỹ gốc Ả Rập Xê-Út, đã bị bắt cóc và thủ tiêu ngay trong toà tổng lãnh sự của
Vương Quốc Ả Rập Xê-Út tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một năm qua, tổ chức Democracy for the Arab World Now (DAWN), do chính Ông Khashoggi đề xướng khi còn sống, điều phối nỗ lực của khoảng 12 tổ chức, trong đó có BPSOS, nhằm khai thác biện pháp chế tài quan trọng nhưng ít ai biết đến này. Chúng tôi đã họp định kỳ với các viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hữu trách để thảo luận về các tiêu chí nhận diện thủ phạm và biên soạn thể thức lập hồ sơ chế tài.
https://machsongmedia.org/images/Freedom_House_report.jpg
Song song, tổ chức
Freedom House bắt đầu soạn bản phúc trình hàng năm về tình trạng các chính
quyền độc tài đàn áp các đối tượng trong cộng đồng lưu vong. Bản phúc
trình đầu tiên, phát hành năm 2021, có nói đến Việt Nam nhưng tập trung vào 6
quốc gia tiêu biểu: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả Rập Xê-Út, Rwanda và Nga.
Xem:
https://freedomhouse.org/report/transnational-repression.
Với sự hợp tác của
BPPSOS, bản phúc trình năm nay sẽ bao gồm Việt Nam như một quốc gia tiêu biểu.
Chế độ ở Việt Nam có
nhiều hành vi sách nhiễu, hăm doạ, hãm hại nhằm bịt miệng các tiếng nói phản
biện ở ngoài nước. Dưới đây là một số ví dụ:
- Người của Chi Phái Cao Đài do
nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 đã phỉ báng, hăm doạ một số tín đồ Cao
Đài ở Hoa Kỳ vì kiên quyết chống lại việc chi phái tôn giáo quốc doanh này
chiếm dụng danh xưng, Toà Thánh và hầu hết các cơ sở tôn giáo của đạo Cao
Đài. Chi Phái 1997 này từng khoe là họ giúp nhà nước Việt Nam thực thi
Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kẻ thừa hành và giới lãnh đạo
Chi Phái 1997 có thể bị chế tài theo Khashoggi Ban.
- Mục Sư A Ga thuộc Hội Thánh Tin
Lành Đấng Christ, khi lánh nạn ở Thái Lan, đã là mục tiêu khủng bố tinh
thần của công an từ trong nước – họ phát đi lện truy nã và yêu cầu cảnh
sát Thái Lan bắt vị mục sư này và trục xuất về Việt Nam. Sau khi đến Hoa
Kỳ, MS A Ga tiếp tục nhận được các lời nhắn đe doạ; gia đình và cộng sự
viên của Ông bị công an sách nhiễu và hăm doạ liên tục. Những giới chức,
viên chức chính quyền liên quan có thể bị chế tài.
- Không ít người tị nạn ở Thái
Lan bị theo dõi, răn đe và khủng bố tinh thần bởi công an Việt Nam ở trong
nước và cán bộ toà đại sứ ở Thái Lan. Có trường hợp, công an hăm doạ thân
nhân ở trong nước và bắt ép phải gọi người tị nạn về đầu thú. Các giới
chức công an và cán bộ toà đại sứ liên đới có thể bị chế tài.
- Gần đây có ít ra 2 trường hợp
bắt cóc người bị chế độ cho là thành phần bất đồng chính kiến: Ông Trịnh
Xuân Thanh ở Đức và Ông Trương Duy Nhất ở Thái Lan. Các quan chức công an
ra quyết định hoặc thực hiện việc bắt cóc có thể bị chế tài.
- Một số nhà báo Việt Nam ở Châu
Âu bị đe doạ bởi chân tay của chế độ và cần sự bảo vệ của nhân viên công
lực của quốc gia sở tại. Những chân tay này và kẻ chỉ huy họ có thể bị chế
tài.
- Nạn nhân buôn người, vì lên
tiếng đòi công lý, bị chân tay của đường dây buôn người, trong đó có giới
chức nhà nước, truy sát; đồng thời, thân nhân của nạn nhân bị công an ở
Việt Nam đe doạ. Các kẻ dính líu trong đường dây buôn người và công an ở
Việt Nam có thể bị chế tài.
Trên đây là một số ví dụ
tiêu biểu dựa trên số hồ sơ mà BPSOS có hoặc biết.
Bắt đầu 1 tháng 6, chúng
tôi sẽ có 2 thực tập sinh mùa hè, một người là sinh viên vừa tốt nghiệp và
người kia là sinh viên luật, chuyên lập hồ sơ cho việc chế tài theo Khashoggi
Ban. Chúng tôi dự trù sẽ thực hiện khoảng 15 – 20 hồ sơ nội trong 3 tháng tới.
Quý vị nào đang ở ngoài nước mà bị đe doạ bởi chính quyền Việt Nam, trực tiếp
hoặc gián tiếp, và muốn cùng với chúng tôi lập hồ sơ đề nghị chế tài có thể
liên lạc sớm với chúng tôi qua địa chỉ: csdi@bpsos.org.
Quý vị cũng có thể tự
lập hồ sơ theo hướng dẫn của tổ chức DAWN:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/05/SP-Lenh-Khashoggi-Ban-Nomination-Form-26-04-2022-.pdf
Làm sao để trục xuất kẻ vi phạm nhân quyền khỏi Hoa Kỳ
https://machsongmedia.org/congdong/phat-trien-cong-dong/1148-2016-10-18-22-04-17.html
Làm sao để trục xuất kẻ vi phạm nhân quyền khỏi
Hoa Kỳ
POSTED
ON THỨ BA, 18 THÁNG 10 2016 21:48
Một vấn đề công lý và lương tâm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 18 tháng 10, 2016
Cuối tháng 7 năm 2015,
trên internet bắt đầu xầm xì thông tin về một người được cho là cựu Thượng Tá
công an cộng sản, tên Nguyễn Đức Chương, vừa đến Hoa Kỳ định cư do con gái bảo
lãnh. Trước đây đương sự từng là Trưởng Công An Huyện Định Quán (Tân Phú),
Tỉnh Đồng Nai.
Theo các cáo buộc loan
tải trên internet thì tháng 5 năm 1978, đương sự đưa lực lượng công an vây bắt
21 binh sĩ thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18 bộ binh của quân
lực Việt Nam Cộng Hoà đã không trình diện. Họ bị đem về Huyện Tân Phú, Đồng
Nai để điều tra; họ bị tra tấn rồi tử hình. Cũng theo thông tin trên
internet, tháng 7 năm 1978, đương sự cho công an mai phục một toán 10 người
lính VNCH không trình diện, trong đó 6 người bị bắn chết tại chỗ và 4 người bị
xử bắn sau đó. Đương sự còn bị cáo buộc là đã toa rập để cưỡng chiếm Thánh Thất
Cao Đài ở Định Quán nhằm bán đất lấy tiền bỏ túi.
Tôi theo dõi các thông
tin này từ đầu nhưng không lên tiếng vì tin tức mơ hồ. Tuy nhiên, gần đây có
người cho biết đã nhận diện đương sự hiện ở San Jose. Nếu quả vậy, đấy có thể
là manh mối để khởi động tiến trình trục xuất đương sự khỏi Hoa Kỳ.
Chắc nhiều người còn nhớ
vụ Ông Bùi Đình Thi. Năm 1999 tôi bắt đầu nghe loáng thoáng về trường hợp này,
và đã nói chuyện với thân nhân của cố Dân Biểu Đặng Văn Tiếp, cố Đại Tá Trịnh
Tiếu, LM Nguyễn Hữu Lễ… để lấy thông tin chi tiết. Khi đã thu thập đủ dữ kiện,
năm 2001 tôi yêu cầu Đơn Vị Đặc Trách Các Kẻ Vi Phạm Nhân Quyền (Human Rights
Violators Unit hay HRVU) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ điều tra và tiến hành trục xuất
Ông Thi vì đã vi phạm một cách trầm trọng nhân quyền của các tù nhân trong trại
cải tạo. Luật của Hoa Kỳ không cho phép các kẻ vi phạm trầm trọng nhân quyền
của người khác nhập cư. Ai đã nhập cư, do khéo che dấu tông tích, thì bị trục
xuất. Ai đã nhập tịch Hoa Kỳ thì bị thu hồi quốc tịch trước khi bị trục xuất.
Sau hơn 2 năm điều tra
và qua thủ tục toà án, chính phủ Hoa Kỳ quyết định trục xuất Ông Thi. Vì Việt
Nam không nhận, Ông ấy đã được chuyển đến đảo Marshall Islands, xem như bị lưu
đày. Ông ấy đã qua đời tại đây.
Có người hỏi tôi, động
cơ nào thúc đẩy tôi can thiệp trường hợp này. Tôi chẳng hề quen biết ông Thi.
Thực ra có những lúc tôi động lòng trắc ẩn khi nghĩ đến thân phận của một người
sẽ bị lưu đày xa vợ xa con, và tâm lý dày vò của vợ con khi biết về tội ác của
người chồng người cha yêu mến. Nhưng công lý thuộc về xã hội chứ không
phải là điều để tôi tuỳ tiện quyết đoán theo ý riêng. Mục đích của luật pháp
không chỉ là trừng phạt mà là làm gương. Tôi quyết định hành động để nêu tấm gương
cho bất kỳ ai có ý vi phạm nhân quyền của người khác.
Ngoài ra tôi còn một chủ
ý nữa: Chính thức ghi lại những tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra trong các
trại tù cải tạo, để nhân loại không bao giờ quên. Qua trường hợp của Ông Thi,
nhiều hành vi tội ác xảy ra trong một số trại tù cải tạo đã được đưa vào hồ sơ
của Sở Di Trú, của toà án, và công luận – nhiều tờ báo Mỹ chạy tin về trường
hợp hi hữu này.
Trường hợp của Ông Bùi
Đình Thi không là trường hợp duy nhất. Năm 2006 tôi làm việc với bộ phận HRVU
về trường hợp của Ông H. N. Diệp. Trong thời gian từ 1978 đến 1983, đương sự đã
trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết của nhiều người trong trại tù cải tạo
Lam Sơn, Thanh Hoá như: Lê Quảng Lạc (tình báo), Trần Thượng Khải (cảnh sát),
Quách Trung Chánh (cảnh sát), Lưu Tường Khương (chiêu hồi), Nguyễn Vinh
(an ninh), Thiếu tá Bùi Văn Bảy, Trung Tá Bé, Ung Kim Cho (Khmer Krom), Thiếu
tá Chung (cảnh sát), Sương (Khmer Krom), Ngô Chuẩn (trưởng ty cảnh sát),
Minh (Đảng Dân Chủ)… Những nạn nhân khác của Ông Diệp gồm có: Ngô Văn
Tiếp, Nguyễn Thông, Nguyễn Mâu, Trần Hùng Việt, cựu Dân Biểu Nguyễn Hữu Thời,
Trần Văn Chi, Lê Thiên Sơn (Chủ bút báo Quật Cường) và nhiều nữa. Xem ra,
Ông Diệp còn tàn ác với các người đồng tù hơn cả Ông Thi.
Ông Diệp đến Hoa Kỳ theo
chương trình HO ngày 30 tháng 7, 1991 và nhập tịch ngày 16 tháng 12, 1998. Một
người con gái của Ông Diệp sau này mở nhà hàng ở San Jose; nhà hàng này làm ăn
thành công và được thực khách Mỹ ưa chuộng. Ông Diệp thường vẽ tranh để trưng
bày và bán tại đấy. Tôi truy ra bảng số xe, ngày sinh (27 tháng 5, 1943), số hồ
sơ nhập cảnh Hoa Kỳ, địa chỉ nhà ở… của Ông Diệp. Bộ phận HRVU của Bộ Tư Pháp
đã phỏng vấn một số nhân chứng còn sống. Tuy nhiên, hồ sơ bị “treo” cho đến giờ
chỉ vì thiếu một yếu tố quan trọng: không ai có thể quả quyết rằng nhân vật
sống tại địa chỉ kia, thường lui tới nhà hàng nọ, lái xe bảng số ấy chính là
Ông H. N. Diệp. Sở Di Trú Hoa Kỳ không thể đột nhập gia cư, còng tay, và đưa ra
toà tiến hành thủ tục trục xuất để rồi khám phá rằng bắt lầm người.
Trong trường hợp của Ông
Bùi Đình Thi, LM Nguyễn Hữu Lễ đã từng gặp Ông ấy tại nhà riêng và có thể khẳng
định rằng đó chính là đương sự. Còn hồ sơ của Ông H. N. Diệp vẫn mở nhưng bị
“treo” cho đến khi có người chứng thực.
Trường hợp của Ông
Nguyễn Đức Chương cũng thế. Nếu muốn chuyển hồ sơ cho bộ phận HRVU của Bộ Tư
Pháp, tôi không những cần thông tin đích xác về nơi đương sự cư trú; địa chỉ
nhà hàng của người con gái; tên của người con gái đứng ra bảo lãnh; bảng số xe,
số an sinh xã hội, ngày tháng năm sinh, ảnh chụp, v.v. của họ mà còn cần nhân
chứng về các tội ác mà Ông Nguyễn Đức Chương đã vi phạm ở Việt Nam và, rất quan
trọng, người có thể xác minh rằng nhân vật được nhận diện là Ông Nguyễn Đức
Chương đang ở San Jose đích thực là Ông Nguyễn Đức Chương kể trên.
Mọi thông tin xin gửi về
cho: bpsos@bpsos.org
https://machsongmedia.org/congdong/phat-trien-cong-dong/1148-2016-10-18-22-04-17.html
No comments:
Post a Comment