20221106 Cong Dong Tham Luan
Thuyền nhân 32 năm tại Thái Lan xúc động khi mời MC
Nam Lộc và Sean Le ăn phở lần đầu tiên ở Canada
https://www.youtube.com/watch?v=VCOaSgTTA3A
Thấy gì qua vụ người dân ồ ạt đi rút tiền tại ngân
hàng SCB?
https://www.youtube.com/watch?v=FlvvbjctTX8&t=5s
Total Lunar Eclipse 2022: LIVE Blood Moon Eclipse |
November 8, 2022
https://www.youtube.com/watch?v=hph8JCS2w3c
Chuẩn bị lên ghế nóng, Việt Nam nhận giác thư về vi phạm nghĩa
vụ với LHQ
· 4
chuyên gia nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình -- đề tài nổi bật tại Hội
Nghị ở Bali
Mạch Sống, ngày 5 tháng 11, 2022
Hôm nay, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ công bố giác thư gửi cho Việt Nam ngày 6 tháng 9, 2022 liên quan đến hàng loạt hành vi của công an và cán bộ nhà nước nhằm ngăn cản công dân hưởng ứng Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Các Hành Vi Bạo Lực Trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin. Tháng 5 năm 2019, Đại Hội Đồng LHQ thông qua nghị quyết ấn định 22 tháng 8 hàng năm là ngày tưởng niệm quốc tế này; là quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam có trách nhiệm động viên người dân hưởng ứng, chưa kể chính Việt Nam đã đồng thuận thông qua nghị quyết kể trên.
Hình 1 -- Một
nhóm tín đồ Tin Lành người Thượng hưởng ứng Ngày Quốc Tế 22 tháng 8 năm 2022 dù
bị đe doạ và cấm cản bởi chính quyền
Giác thư của 4 chuyên gia
về nhân quyền trực thuộc Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tập trung vào sự kiện chính quyền
Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk đã sách nhiễu các tín đồ Tin Lành người Thượng khi
họ hưởng ứng Ngày Quốc Tế 22 tháng 8. Cụ thể, bắt đầu tháng 5 năm nay, chính
quyền đã nhiều lần bắt các Ông Y Cung Niê, Y Don Niê và Y Thịnh Niê lên đồn
công an điều tra, hăm doạ, cấm cản. Ngày 10 tháng 6, cả 3 người đã nhận giấy phạt
4 triệu mỗi người vì đã hưởng ứng Ngày Quốc Tế 22 tháng 8 năm trước.
Theo giác thư, cả 3 nạn
nhân đã yêu cầu chính quyền huyện cung cấp biên bản vi phạm là căn cứ được
trích dẫn trong lệnh xử phạt. Tuy nhiên, huyện đổ xã, xã đổ huyện. Cuối cùng,
chính quyền tuyên bố biên bản vi phạm là bí mật quốc gia nên không thể đưa cho
nạn nhân. Cả 3 nạn nhân đã gửi văn thư yêu cầu Chủ Tịch Nước giải điểm lạ lẫm
này nhưng nhiều tháng trôi qua đã không có hồi âm.
Giác thư nhận định rằng
việc xử phạt này có lẽ là biện pháp áp đảo tinh thần khi 3 người kể trên yêu cầu
chính quyền Huyện hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo theo điều 16.2 của Luật Tín Ngưỡng
Tôn Giáo. Theo đó, những nhóm tín đồ sinh hoạt tôn giáo tập trung nhưng không
hình thành tổ chức tôn giáo thì không cần đăng ký và cũng không cần xin phép
trước.
“Có lẽ vì bị người dân bắt
bí bằng chính luật pháp quốc gia, chính quyền Huyện Cư M’Gar đã dùng biện pháp
xử phạt hành chính để dằn mặt,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch
BPSOS, nhận định. “Họ không ngờ là khi làm càn như vậy, họ đẩy nhà nước trung
ương vào thế phải giải trình với LHQ và quốc tế.”
Theo Ts. Thắng, BPSOS đã
cung cấp hồ sơ này cho phái đoàn Hoa Kỳ khi họ đối thoại nhân quyền với Việt
Nam ngày 2 tháng 11 vừa qua.
“Vì văn thư đã 2 lần được
gửi bảo đảm đến văn phòng Chủ Tịch Nước, chính quyền trung ương khó thoái thác
rằng địa phương làm sai, họ không biết,” Ts. Thắng nói.
Giác thư của các chuyên
gia nhân quyền LHQ còn trưng dẫn hàng loạt các hành vi ngăn cản công dân hưởng ứng
Ngày Quốc Tế 22 tháng 8 kéo dài từ năm 2020 đến nay và ảnh hưởng đến nhiều người
Thượng ở Tây Nguyên cũng như nhiều tín đồ Cao Đài ở các Tỉnh Tiền Giang và An
Giang.
Trong phần kết luận, các
chuyên gia nhân quyền của LHQ yêu cầu nhà nước Việt Nam cung cấp các căn cứ
dùng để xử phạt (bao gồm biên bản vi phạm) 3 tín đồ Tin Lành người Thượng kể
trên và giải trình lý do ngăn cản công dân tham gia Ngày Quốc Tế do LHQ đề xướng.
Họ còn yêu cầu nhà nước Việt Nam giải thích Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo áp dụng
cho những nhóm tín đồ sinh hoạt tôn giáo tập trung nhưng không hình thành tổ chức
tôn giáo -- điều mà nhà nước Việt Nam tránh né không trả lời công dân trong nhiều
năm qua.
Các tác giả của giác thư
cho biết họ sẽ nêu vấn đề này tại khoá họp kế tiếp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
– khi ấy Việt Nam đã ngồi vào ghế nóng của cơ cấu này.
Người khởi xướng giác thư là Ts. Nazila Ghanea, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin. Các đồng nghiệp cùng ký tên gồm có Ls. Mumba Malila, Phó Chủ Tịch Tổ Công Tác về Giam Giữ Tuỳ Tiện; Ông Clément Nyaletsossi Voulé, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Quyền Tự Do Hội Họp và Lập Hội; và Ts. Fernand de Varennes, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Quyền của các Nhóm Thiểu Số.
Hình 2 -- Ts.
Nazila Ghanea và các giới chức quốc tế sẽ tham gia Hội Nghị SEAFORB ngày 7 – 9
tháng 11 ở Bali, Indonesia
Bà Nazila Ghanea sẽ có mặt
tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á (SEAFORB) bắt đầu
ngày 7 tháng 11 tới đây tại Bali, Indonesia. Nhiều giới chức LHQ, Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng sẽ hiện diện cũng như sẽ
có mặt đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn theo dõi tình trạng của
3 người Thượng theo đạo Tin Lành bị xử phạt hành chánh.
“Chúng tôi đã chuyển giác
thư của Bà Ghanea đến họ,” Ts. Thắng cho biết. “Đây sẽ là một đề tài được mổ xẻ
tại diễn đàn ở Bali.”
Diễn đàn hàng năm này được
BPSOS đồng khởi xướng năm 2015 cùng với Ts. Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc
Biệt LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin lúc bấy giờ, và 2 tổ chức nhân quyền
FORUM ASIA và International Commission of Jurists.
Theo quy tắc của LHQ,
giác thư sẽ được công bố sau 60 ngày nếu như quốc gia tiếp nhận giác thư không
trả lời.
Thông tin
liên quan:
Giác thư của 4 chuyên gia nhân quyền LHQ gửi Việt Nam
Hội nghị khu vực ĐNÁ: Cơ hội lên tiếng cho tự do tôn giáo ở Việt
Nam
Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ: Cơ hội để tăng áp lực về nhân quyền
Quốc tế theo dõi thái độ của nhà nước Việt Nam về Ngày Quốc Tế 22 tháng 8
Thông tin về hội
nghị SEAFORB ở Bali, Indonesia:
Falls Church, VA 22041
No comments:
Post a Comment