20210517 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sat, May 8 at 11:45 AM
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản
Hoàng Thị Tố Lang.
Tên tôi là Nguyễn thị
Di Tản. Cái họ Nguyễn của tôi đã chứng tỏ tôi là người Việt Nam chính hiệu con
nai vàng. Song có điều tôi là đứa bé Việt Nam chào đời ở một miền đất lạ xa –
đảo Guam – một nơi chốn thật lạ lẫm với quê hương tôi. Theo lời mẹ tôi kể tôi chào
đời vào những tháng ngày buồn thảm nhất của miền Nam Việt Nam. Tôi đã nằm trong
bụng mẹ, theo mẹ trên con đường di tản của dân tộc tôi.
Tôi đã là một chứng nhân của lịch sử. Tiếng khóc chào đời của tôi ở một quần
đảo nơi quê người đã giúp mẹ tôi nhiều can đảm vượt qua những thử thách, gian
truân của cuộc đời.
Tôi đã là Nguyễn Thị Di Tản từ ngày ấy. Thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ
30 tháng 4 năm ấy. Thế mà đã 35 năm qua…
Đã 35 năm qua. Tôi đã lớn. Đã trưởng thành nơi miền đất tạm dung của một tỉnh lỵ
miền Tây Canada. Thành phố Winnipeg buồn hắt hiu như tâm sự “Người di tản buồn”
của mẹ. Mẹ rất yêu bản nhạc “Người di tản buồn” của Nam Lộc. Ngày còn bé, bằng
bài hát ấy mẹ đã ru tôi ngủ. Riết rồi tôi quen với từng lời ca tiếng nhạc. Mẹ
bảo đêm nào không nghe bài hát ấy tôi không ngủ. Đến lúc tôi bập bẹ biết nói mẹ
dạy tôi hát. Tôi vừa quấn quít bên mẹ vừa đỏ đẻ hát:
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau.
Rồi đêm khuya hằn lên đôi mắt sâu
Thời gian đâu còn những phút nhiệm mầu
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn dài bóng mát
Cho tôi yêu lại từ đầu, bên người yêu dấu ngày xưa
Chiều nay có một người di tản buồn
Nhìn quê hương còn ai, hay mất ai?
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu?
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù?
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều!
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn khi rừng khuya vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nước không còn
Cho tôi xin lại một lần, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bìa rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lời chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Cho tôi xin một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi!
Tôi hát như sáo. Mẹ hát sao tôi hát theo vậy. Mẹ bằng lòng lắm. Dần dà tôi có
thể hát được cả bài. Bạn bè của mẹ đến nhà mẹ chơi, đem con sáo của mẹ ra khoe.
Mẹ bắt tôi hát. Mỗi lần hát xong các bác các cô, bạn của mẹ ai cũng đều rươm
rướm nước mắt. Có lần tôi thỏ thẻ hỏi mẹ:
– “Sao con hát hay mà mẹ với các bác lại khóc”.
Mẹ ôm tôi vào lòng và nói
– “Bao giờ con lớn con sẽ hiểu tại sao”.
Cái trí óc non nớt ngày ấy của tôi mơ hồ cảm nhận có một điều gì khác thường ở
mẹ, một cái gì mất mát lớn lao trong đời mẹ. Những lúc rảnh rỗi, sau giờ cơm
chiều mẹ dạy tôi nói, tôi đọc:
– Con là người gì?
– Dạ thưa con là người Việt nam
– Con tên gì?
– Con tên là Di Tản
– Con có yêu nước Việt Nam không?
– Con yêu Việt Nam lắm!
Tôi đã thuộc nằm lòng những câu mẹ dạy. Tôi đã quen thuộc với cái tên Di Tản.
Tôi thấy tên tôi nó ngồ ngộ, dễ thương làm sao. Đến lúc tôi lên năm, mẹ dắt tôi
đến một ngôi trường tiểu học ở gần nhà để ghi tên đi học. Từ ngày còn bé tôi
chỉ loanh quanh ở cái apartment mẹ ở mà thôi. Chung cư nầy đa số là người Việt
nam. Lần đầu tiên đến trường, một khung cảnh mới, người mới. Các học sinh cùng
lớp với tôi hoàn toàn là những khuôn mặt lạ xa.
Cô giáo cũng thế. Không giống mẹ. Không giống các bác, các cô đến chơi nhà mẹ.
Lúc mẹ chào cô giáo ra về. Tôi ở lại trường với tâm trạng thật lạc lõng, bơ vơ.
Tôi muốn khóc. Tôi muốn theo mẹ ra về làm sao. Tôi ngồi cô đơn một góc lớp. Cô
giáo rất trẻ, đến bên tôi nhỏ nhẹ hỏi– “What is your name?”.
Tôi cúi mặt, bặm môi chừng như rướm máu, lí nhí đáp bằng cái giọng Việt Nam đặc
sệt “Dạ.. Di Tản”.
Cô giáo chừng như không hiểu, cô xem lại quyển sổ và hỏi lại tôi- “your name is
Đaithen”. Tôi lắc đầu và lập lại- “Di Tản”.
Cả lớp rộ lên cười. Tôi bật khóc. Tôi khóc ngon lành như bị ai ức hiếp. Sau
buổi học, mẹ đến đón tôi về. Trên suốt quãng đường từ trường về nhà Tôi lặng
thinh, không nói một điều gì cả với mẹ. Mẹ âu yếm hỏi tôi
– “Con đi học có vui không”.
Chừng như tôi chỉ chờ mẹ hỏi, Tôi òa lên khóc và bảo:
– Sao mẹ không đặt cho con một cái tên nào dễ kêu như Helen, như Cindy hay
Linda như tụi nó mà mẹ đặt tên con là Di Tản. Cô giáo đọc không được tên con,
mấy đứa cùng lớp tụi nó chọc ghẹo con.
Mẹ tôi dịu dàng, từ tốn bảo:
– Con có biết cả nước Canada nầy có biết bao nhiêu là Helen, là Cindy không
con. Còn tên Di Tản chỉ có mỗi một mình con. Con không thấy con đặc biệt sao
con. Con phải hãnh diện vì cái tên rất là Việt Nam của con mới phải.
Tôi nũng nịu pha một chút hờn dỗi:
– Mà cô giáo đọc là Đaithen mẹ thấy có kỳ không?
Mẹ trìu mến đưa tay vuốt tóc tôi, hiền hòa khẽ bảo:
– Tại cô giáo không biết cách phát âm của ngươì Việt Nam mình đó thôi. Con phải
đọc lại cho cô biết rồi từ từ cô sẽ đọc đúng.
Giọng mẹ thiết tha hơn, chùng xuống, sũng đầy nước mắt. Mẹ đã mất tất cả rồi
con ơi. Mẹ chỉ còn cái tên Việtnam mẹ gửi cho con. Con có biết như thế không?
Đầu óc của một đứa bé lên năm làm sao tôi hiểu được hết những gì mẹ nói, song
tôi biết mẹ buồn lắm. Có một cái gì làm cho mẹ khổ tâm lắm. Tôi cảm thấy ân
hận. Tôi ôm mẹ, hôn me, và bảo:
– Con xin lỗi mẹ. Con làm mẹ buồn lắm phải không mẹ.Tôi thấy mắt mẹ long lanh
ngấn lệ.
– Không phải đâu con, con của mẹ ngoan lắm.
Đó là câu chuyện ngày lên năm của tôi. Mãi cho đến những năm sau nầy tên tôi
vẫn là một đề tài cho lũ bạn chọc ghẹo. Cái chọc ghẹo cho vui chứ không có một
ác ý nào cả. Lúc tôi vào Highschool tôi đã lớn lắm rồi. Tôi đã hiểu những u uất
của đời mẹ. Tôi thương mẹ hơn bao giờ hết.
Thấm thoát mà tôi đã là cô gái 18. Soi gương tôi cũng biết mình đẹp lắm. Mẹ
không cho tôi cắt tóc ngắn. Cả trường con gái mái tóc dài chấm lưng với khuôn
mặt Á Đông của tôi vẫn là một đề tài nổi bật nhất.
Lại thêm cái tên Di Tản nữa. Lúc nầy tôi không còn buồn mỗi lần bị giáo sư đọc
trật tên. Bạn bè tôi, những đứa quen nhau từ lớp mẫu giáo đến giờ được tôi huấn
luyện cách phát âm nên đọc tên tôi đúng lắm. Tụi nó bỏ dấu còn lơ lớ nhưng tạm
được. Nhưng mỗi lần bắt đầu một niên học mới, tên tôi lại là một tràng cười cho
lũ bạn cùng lớp mỗi khi các giáo sư mới gọi tên tôi. Giáo sư nào cũng thế. Ngập
ngừng một hồi lâu rồi mới đọc.
Tôi cũng không nín cười được cái giọng như ngọng nghịu của một giáo sư người
Canada đọc một cái tên lạ quơ lạ huắc chưa bao giờ thấy và gặp trong lịch sử
dân tộc. Trên tay cầm bài Test của tôi, ngập ngừng rồi vị thầy gọi “Đai then”.
Cả lớp ồ lên một loạt “Oh, my god”. Vị giáo sư lúng túng, đảo mắt nhìn quanh
lớp. Cả lớp nhao nhao lên như bầy ong vỡ tổ. Chừng như tụi nó thích những dịp
như thế để câu giờ, “nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba học trò” mà. Con Linhda ngồi
cạnh, hích nhẹ cùi chỏ vào tôi và khẽ bảo:
– Ditan, ổng đọc sai tên mầy rồi kìa, mầy sửa cho ổng đi.
Tôi đỏ mặt. Tôi chưa kịp nói gì cả thì tụi con trai ngồi sau lưng tôi ào ào lên
như chợ nhóm “Ditản, Ditản not Đai then”. Vị giáo sư lúc đó mới vỡ lẽ ra, mới
biết là mình phát âm sai, ông gục gặt đầu nói lời xin lỗi và lập lại “Ditản
Ditản”.
Lúc nầy tôi không còn nhút nhát như ngày xưa nữa. Bạn bè tôi Tây Tàu, Canadian
nữa đều “cứu bồ” tôi mỗi lần có tình trạng như trên vừa xảy ra. Dần dà mọi
người gọi tên tôi rất ư là dễ thương. Đến bây giờ nhớ lại những lời mẹ nói với
tôi ngày nào, tôi hãnh diện vô cùng về cái tên mẹ đã cho tôi. Tôi thương mẹ vô
cùng.
Cái đất nước Việt Nam khổ đau muôn chiều đã gắn liền với mẹ tôi như hình với
bóng trong cuộc đời lưu lạc xứ người hơn một phần tư thế kỷ.Một điều mà tôi có
thể khẳng định rằng “dù hoàn cảnh có thể tách rời mẹ ra khỏi quê hương, nhưng
không có một hoàn cảnh nào tách rời quê hương ra khỏi tâm hồn mẹ được”.
Mẹ sống như chờ đợi, như mong mỏi một điều gì sẽ đến. Có lần tôi bắt gặp mẹ
ngồi một mình trong đêm, tay mân mê, vuốt ve bức ảnh bán thân của bố tôi. Mẹ
vẫn nuôi hy vọng Bố còn sống và sẽ có lần gia đình tôi laị đoàn tụ như xưa.
Nhưng định mệnh đã an bài. Sau khi nhờ một người bạn làm ở Usaid đưa mẹ con tôi
di tản. Bố hứa Bố sẽ gặp lại mẹ sau.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng Bố bảo sao, mẹ nghe vậy. Một mình mẹ bụng mang dạ
chửa mẹ đã lên phi cơ, theo đoàn người di tản và mong có ngày gặp lại Bố.
Nhưng niềm hy vọng đó đã vơi dần theo năm tháng cho đến một ngày mẹ được tin Bố
đã nằm xuống nơi trại cải tạo.
Mẹ như điên loạn.
Rồi mẹ tỉnh lại.
Mẹ biếng cười, biếng nói.
Cuộc sống của Mẹ đã thầm lặng bây giờ càng thầm lặng hơn xưa.
Ngoài giờ ở sở. Về nhà cơm nước xong, trò chuyện với tôi đôi lát rồi Mẹ vào
phòng. Cái khoảng đời quá khứ ngày xưa. Những kỷ niệm ngọc ngà ngày nào của Bố
và Mẹ như chút dấu yêu còn sót lại. Thời gian không làm nhạt nhòa mà ở Mẹ không
một hình ảnh nào mà Mẹ không nhớ.
Mỗi lần nhắc tới Bố, Mẹ như trẻ lại. Mắt Mẹ long lanh ngời sáng. Mẹ kể cho tôi
nghe chuyện tình của cô sinh viên Văn khoa với chàng thủy thủ Hải Quân.
Tôi thuộc nhiều bài hát Việt Nam lắm nên tôi ghẹo Mẹ “Mẹ và Bố giống em hậu
phương còn anh nơi tiền tuyến quá”. Ngoài tình mẹ con ra, tôi như một người bạn
nhỏ để Mẹ tâm sự, để Mẹ trang trải nỗi niềm nào là “con biết không Bố hào hoa
và đẹp trai lắm… v.v… và v.v…
Tôi nịnh Mẹ:
– Bố không đẹp trai làm sao cua được Mẹ.
Mẹ cười thật dễ thương.
Một điều mà tôi biết chắc chắn rằng không ai có thể thay thế hình bóng Bố tôi
trong tim Mẹ.
Tôi không ích kỷ. Song điều đó làm tôi yên tâm hơn. Tôi muốn cùng Mẹ nâng niu,
giữ gìn những kỷ niệm dấu yêu, ngọc ngà của Mẹ và Bố cho đến suốt cuộc đời.
Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 35 của Bố. Con muốn thưa với Bố một điều. Con cám
ơn Bố Mẹ đã tạo cho con nên hình, nên vóc. Dù chưa một lần gặp mặt Bố. Dù bây
giờ Bố đã nằm xuống. Bố đã đi thật xa, không có lần trở lại với Mẹ, với con.
Song với con Bố vẫn là một hiện hữu bên con từng giờ, từng phút.
Con nghĩ Bố đã che chở Mẹ con con hơn một phần tư thế kỷ nay. Xin Bố hãy giữ
gìn, che chở Mẹ, con trong suốt quãng đời còn lại. Con mong làm sao ngày nào
đất nước thật sự thanh bình Mẹ sẽ đưa con trở về thăm lại quê hương. Con sông
xưa sẽ trở về bờ bến cũ. Ngày ấy ở một phía trời nào đó của quê hương con thấy
bố mỉm cười và Bố nói với con… Bố sung sướng lắm, con biết không? Con yêu dấu!
Hoàng Thị Tố Lang
Đất khách Tháng Tư 2010
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sat, May 8 at 11:44 AM
Tui là GÁI sinh ở miền Bắc 53, sống ở miền Nam từ 1954. Lần đầu tiên ..... VỀ MIỀN BẮC !!!!!!!!!.......
Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1953. Khi di cư vào miền Nam năm 1954, tôi chẳng biết gì.
Lớn lên ở Sài Gòn, trải qua biết bao nhiêu là những biến cố lịch sử, để rồi ngày 30/04/1975, Cộng sản lại chiếm miền Nam. Nơi sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn được trở về để được nhìn thấy nó một lần. Ngay từ nhỏ, Bố Mẹ vẫn kể về miền Bắc với biết bao nhiêu là kỷ niệm ngày thơ ấu. Mình chỉ biết nghe. Họ hàng nhà tôi đâu có còn ai là ruột thịt, chỉ còn vài người anh em họ bên Mẹ, tính ra cũng đến đời thứ ba rồi. Vài năm trước về Hải phòng, chưa về được Hưng yên, nhưng tôi đã thấy hoảng vì những câu chửi tục của những kẻ bán hàng. Hơi một tí là họ địt, mà họ vừa địt vừa trợn mắt, nghiến răng mới là khiếp! Mình từ miền Nam ra là họ biết ngay. Chỉ cần nghe giọng nói và cách ăn mặc là họ nắm ngay chóc. Vài ông anh thì cứ nay gọi điện, mai gọi điện vào hỏi thăm và mời ra Bắc chơi một lần cho biết quê hương làng mình.
Thứ Hai tuần trước, suy nghĩ mãi tôi mới quyết định về Bắc một chuyến cho biết “Nơi chôn nhau cắt rốn”. Trước khi ra Bắc, tôi đã phải gửi tấm hình mới nhất của mình ra ngoài đó để các anh nhận ra mà đón.
15g chiều, máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài. Sau khi làm thủ tục xong, tôi bước ra ngoài sân bay. Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy là cánh xe ôm, họ mời chào rất nhiệt tình. Có nhiều tay xe ôm đi giày trông rất lịch sự và hầu hết tay nào cũng lù lù chiếc nón cối trên đầu. Có lẽ hình ảnh của ông Hồ đã gắn chặt trong ký ức người dân miền Bắc, cho nên ngoài đó rất nhiều người đội nón cối. Mặc áo sơ mi, bỏ áo trong quần, giày tây bóng lộn mà chơi cái nón cối trên đầu thì nhìn rất buồn cười, nhưng có lẽ ngoài đó, người ta đã quen với cái kiểu như thế rồi.
Cánh xe ôm mời chào kinh quá, nhớn nhác mãi, vừa nhìn chung quanh vừa ôm cái giỏ cho chặt, vì lơ mơ mà kẻ nào nó giật mất thì chỉ có ăn “cái ấy” cho no rồi đi bộ về Miền Nam. “Ka ơi! Anh đây này”. Đang ngơ ngác thì ông Anh gọi và lấy tay vẫy vẫy. Anh tôi mặc bộ quần áo bộ đội đã cũ, chân đánh đôi giày da và trên đầu là chiếc nón cối. Một tay xe ôm tưởng ông Anh đón tôi giành khách, anh ta đi ra chỗ ông Anh và nói gì đó mà tôi không nghe. Tôi chỉ thấy Anh tôi trợn mắt và quát lên: “ĐM! Em tao trong Nam vừa ra đấy. Tay kia biến mất, tôi lên chiếc xe Dream và trực chỉ Kim động-Hưng yên. Xe đang ngon trớn bỗng đảo nghiêng sang bên kia đường. Anh tôi lẩm bẩm: “ĐM! Chó toàn ra đường ỉa bậy”. Tôi buồn cười mà không dám cười. Đang chạy xe, Anh tôi dừng lại, trước mặt là anh thanh niên giơ tay chào. Anh tôi hỏi: “Đi đâu mà vất thế? Vãi cả mồ hôi ra vậy?
– “Em đi mua tí thịt chó, hôm nay nhà có khách”
– “ĐM! Có khách thì phải làm con gà, thịt chó thì đéo ra gì rồi”
– “Mà bác đèo ai đấy?”
– “ĐM! Cô em trong Nam ra chơi”
16g30 thì xe về đến làng, mấy đứa con chạy ra vỗ tay mừng bố đã về. Bố nói với thằng lớn: “Vỗ, vỗ cái đéo gì! Vào bảo mẹ thịt ngay con gà hôm qua mổ vỡ trứng”. Bữa cơm tối có thịt gà luộc, vài lon bia Hà nội. Anh tôi bảo là ăn thịt gà là phải có con bia này nó mới hợp. Ngoài Bắc họ uống bia không có đá thì phải, tôi thấy Anh tôi mở bia là rót ngay vào ly, tôi cũng không dám đòi đá. Bia Hà nội uống cũng tạm được. Anh tôi nổ trong bữa cơm kinh quá: Nào là làng mình kỳ này cũng phất lên rồi, không đến nỗi vất như ngày xưa, nhà nào cũng nuôi vài con lợn, chó thì vô tư. Mà tôi phải công nhận là nhà Anh-Chị tôi lắm chó thật. Nhà xây cấp bốn bình thường, mà tôi nhìn thấy tám con chó. Anh tôi bảo là có khi thịt hết lứa chó này là chúng nó sẽ cấm ăn thịt chó. Mà ĐM! mấy thằng rỗi hơi, tự nhiên lại nghĩ ra cái trò cấm ăn thịt chó. Chị tôi góp chuyện: “Cấm cái đéo gì! Toàn chuyện não lợn”. Tôi không nhịn được cười và buộc phải cười và cười rất lớn. Hình như văng tục là một nét văn hoá của những người Miền Bắc thì phải! Chuyện gì cũng địt được và cái gì cũng văng đéo.
Tôi vừa bước xuống sân sau để rửa mặt, đánh răng thì dẫm ngay phải bãi cứt chó. Anh tôi nhìn thấy: “Em ra rửa chân đi. Mẹ nó ơi! ĐM! Xem con chó nào vừa ỉa ra sân, ngày mai thịt luôn, để làm cái đéo gì”. Cứt chó nhiều thật! Mà hình như cả nhà quen rồi thì phải, vì đâu có ai đi mà dẫm vào cứt chó, chỉ có tôi là dẫm phải, bởi vì mình chưa quen đường lối.
Sáng hôm sau, Anh-Chị tôi dẫn tôi đi xem làng xóm, nhìn lại căn nhà xưa mà Bố-Mẹ tôi đã ở, nơi mà tôi chào đời. Căn nhà rộng tám mét và sâu chừng hai mươi lăm mét, nhà bây giờ là chủ khác ở, chứ không phải là họ hàng, vì khi mình di cư, Nhà nước đã lấy hết và sang nhượng cho nhau. Làng tôi còn nghèo lắm! Tôi thấy cô bé bán thịt đặt vài ký thịt trên mặt bốn cái ghế đôn chập lại, tôi hỏi nó ngày bán được mấy ký thịt thì nó trả lời: “Báo cáo với bà, cả ngày cháu bán được năm cân. Hôm nào ế thì đéo bán được ký nào!”. Chung quanh làng không có nhiều quán xá và chỗ nhậu nhẹt như ở trong mình. Anh tôi dẫn tôi đi chung quanh xóm, trên đường nhiều cứt chó lắm. Anh tôi bảo là: “ĐM! Ở đây cả làng đều như thế! Đi đường là phải tinh mắt…
Vừa tờ mờ sáng, tôi đã nghe thấy tiếng chó kêu, tôi ra sân thì đã thấy con chó bị xích dưới gốc cây mít. Thấy tôi dậy, Anh tôi lên tiếng: “Em ngủ nữa đi, dậy làm đếch gì mà sớm thế?”. Tôi bảo là lạ nhà nên khó ngủ. Thật ra là cả đêm tôi ngửi thấy mùi cứt chó, nó cứ phảng phất đâu đây. Phải nói là ngoài Bắc họ nhiệt tình. Đúng là làng quê có khác! Mới tám giờ sáng mà cả chục tay thanh niên trong xóm đã tụ tập để làm thịt chó. Vài bà hàng xóm mua hộ Anh tôi cặp gà để thịt. Anh tôi phấn khởi lắm, một tý lại: “Em báo cáo với các bác, các chú, hôm nay em làm thịt con chó để mừng cô em trong nam ra”. Một tay thanh niên nói: “ĐM! Thảo nào cỗ lớn là phải!”…
Tôi đã bỏ thịt chó từ lâu nên cũng chẳng tha thiết gì với món này. Vào những năm 1977, 1978, được con chó như thế này mà thịt thì còn gì bằng, nhưng cái thời khốn nạn ấy đã qua lâu rồi. Bữa cơm ồn ào quá! Họ uống toàn rượu, chỉ có đàn bà là uống bia. Tiếng chửi tục vang lên loạn xạ. Đàn bà cũng văng tục. Từ nhỏ đến bây giờ tôi mới được ăn bữa cơm như thế này. Đàn bà cứ nói là chửi tục, đàn ông thì văng còn mạnh hơn nữa. Mà họ chửi tục không phải vì giận nhau hay cãi nhau, họ chửi tục vui cơ mới là buồn cười. Đang uống rượu, anh thanh niên đứng dậy: “ĐM! Em còn mấy lít rượu rễ cây đinh lăng, để làm đéo gì. Biết có sống được đến mai không mà để dành củ khoai đến tối. Em mang sang đánh luôn”…
Mới ở được hai ngày là tôi đã thấy chán! Chị tôi bảo hay là mình thuê xe cho em nó ra Ba Đình thăm lăng Bác. Anh tôi nói luôn: “Thăm cái đéo gì mà thăm, Anh vào một lần từ lâu rồi, đéo nhìn thấy gì vì cách xa lắm”.
Ngày thứ tư là tôi quyết định ra về, vì tôi mua vé khứ hồi. Bữa cơm trưa lúc mười giờ và chỉ có gia đình. Tôi biết hoàn cảnh của Anh-Chị tôi mà! Tôi biếu Anh-Chị tôi ít tiền. Chị tôi bảo là: “Chị đéo có nghĩ gì đâu, Em làm như thế Chị ngại lắm”. Anh tôi chen vào: “Ngại cái đéo gì mà ngại! Em nó cho thì cứ cầm lấy để hôm nào vào Nam chơi”…
Ngồi trên máy bay, tôi cứ thắc mắc một điều là tại sao họ lại văng tục nhiều thế? Có thể vì họ không được giáo dục, cũng có thể là do thói quen đã nhiễm vào đầu óc từ đã lâu.
Kỷ niệm chuyến đi về Miền Bắc.
Lê Thy Ka
No comments:
Post a Comment