20210515 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Fri, Apr 23 at 11:58 AM
Với tiêu đề "Số Đỏ" làm người đọc thắc mắc. Nếu dùng "Những Tâm hồn Cao Thượng" thì có vẻ hợp hơn. Câu chuyện bùi ngùi của những người bị tù CS và người vượt biên bằng đường biển.
Những tâm hồn cao thượng.
Số đỏ hay.....?
Trong trường
hợp này, quý Cụ có giải pháp nào?
Tôi cũng cùng cảnh ngộ từ dưới bãi biển Thuận An Huế bị bắt cùng ngày 26/03/1975, cũng ra Lao Bảo Tà cơn, cũng Cồn Tiên Ái Tử, rồi Thanh Hóa xong về Bình Điền .cũng 6 năm tù ra trại năm 81 .Tình cờ đọc truyện này nhớ lại bạn bè tù cũ.
Câu chuyện hay nên gởi đến các bạn xem .
Tôi đã gặp lại hắn, sau hơn 20 năm.
Một sự tình cờ, tôi đã gặp lại hắn, sau hơn 20 năm, kể từ lúc cả hai cùng được thả ra, vào một ngày đầu Tháng Năm, 1981, từ trại tù Bình Điền, Thừa Thiên Huế.
Tôi biết hắn từ trước năm 1975 không những vì cả hai cùng học một lớp bậc Trung học, cùng một khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thậm chí, sau đó lại về cùng một đơn vị.
Trước ngày mất nước năm tháng, hắn lấy vợ. Vợ hắn, tên là Hạ, đúng là một cô giáo hiền thục, đoan trang và thương chồng theo cách tăn măn tỉ mỉ của những cô gái Huế (thời trước.)
Rồi trôi theo vận nước, tôi đi với hắn vào cùng một trại tù và (thật kỳ lạ) sáu năm sau lại cùng với hắn ra khỏi trại.
Trong khoảng thời gian (ở tù) này, và nhất là sau khi cùng được thả ra về sống tại địa phương. Tôi mới biết được và hết sức khâm phục lòng hy sinh và sự chịu đựng của vợ hắn …
Khi cuộc đời nhà binh của hắn và kể cả tôi nữa kết thúc tại bãi biển Thuận An, Huế vào ngày 26 Tháng Ba, 1975. Chúng tôi bị lùa lên trại tù Khe Sanh, rồi về Cồn Tiên, hắn hay chắt lưỡi với tôi:
- Trời hỡi!! vậy mà cũng còn may.
Tôi hỏi thì hắn trả lời:
- May là vì hai vợ chồng tôi chưa có con, không bị ràng buộc chi hết, nàng có thể tự do đi lấy chồng khác, chớ đeo theo mình, cái thằng tù chung thân khổ sai này làm cái chi?!
Tại trại tù Cồn Tiên (Tỉnh Quảng Trị) lần thăm nuôi đầu tiên, vợ hắn lên thăm. Hắn nói ngay với với nàng: Thôi đến mức ni là đủ rồi, em còn trẻ, chưa có con, anh cho phép em ly dị anh, rồi về mà kiếm một thằng chồng khác, chớ đeo theo anh làm cái chi nữa? lấy ai cũng được, miễn răng em hạnh phúc là anh mừng rồi.
Vợ hắn im lặng không nói. Ba tháng sau, về trại Ái Tử (Đồng Hà) lại thấy nàng tay xách nách mang giỏ lớn, giỏ nhỏ lên thăm. Hắn lại khuyên nàng như lần trước, thì bị nàng nạt: - Đừng có giở trò cao thượng với tui, tui là vợ anh thì đến chết tui vẫn là vợ anh, đừng có nói ba xàm ba láp.
Đến đây thì hắn tắt đài không dám hó hé thêm một tiếng.
Vì chuyện này tôi không biết hắn vui hay là buồn, vui cũng đúng thôi vì thời buổi này có được một người chung tình như vợ hắn thì cũng đáng vui, nhưng buồn như trường hợp hắn lại cũng đúng. Buồn vì tội nghiệp cho cô vợ trẻ không biết có mắc nợ nần chi từ đời kiếp nào mà bây giờ phải đeo theo mà trả.
Sau này khi được phóng thích về địa phương, nghe thuật lại thì ra vợ hắn đã bỏ nghề giáo từ lâu, để lăn lưng ra chợ trời, buôn thúng bán bưng mà kiếm từng đồng bạc lên thăm nuôi anh chồng đang sa cơ thất thế.
Lại nghe nói trước đó có anh trưởng Ban Thuế Vụ tỉnh đeo theo nàng như đỉa nhưng luôn luôn bị nàng quyết liệt từ chối.
Trước ngày đi vùng kinh tế mới trong Nam, tôi nói với hắn:
- Ông có phước lắm mới có được người vợ như rứa, ráng mà sống với nhau trọn đời.
Hắn trả lời:
- Mẹ tôi sinh ra tôi làm người còn vợ tôi mới là người mở mắt cho tôi biết cái gì gọi tấm lòng cao thượng.
Khoảng vài năm sau thì nghe nói hai vợ chồng hắn đã lên tàu vượt biên.
Nghe tin này tôi cầu mong hai vợ chồng hắn đi đến nơi đến chốn bình yên và mãi mãi hạnh phúc bên nhau.
Mười năm sau, gia đình tôi đi Mỹ theo diện H.O. Qua Mỹ, tôi ra sức tìm kiếm hai vợ chồng hắn. Và qua nhiều người bạn tôi nghe tin hắn đang sinh sống tại một Tiểu bang miền Đông và cũng nghe nhiều chuyện về hắn. Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.
Đó là một đêm Giao Thừa Âm lịch tại thành phố Salt Lake City, Tiểu bang Utah. Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng North Salt Lake.
Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.
Tôi hỏi hắn:
- Chuyện gì đã xảy ra? Ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.
Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.
Đúng rồi, chính cái tấm lòng cao thượng hay là sự hy sinh cao cả đó nhưng than ôi, kết quả mà nó mang lại là tất cả những gì anh đang thấy đây.
Hắn bắt đầu câu chuyện .......
Chiếc thuyền mỏng manh chở khoảng 150 người rời khỏi Lăng Cô nhắm hướng hải phận Quốc tế, vào cái ngày định mệnh đó. Chỉ 4 tiếng đồng hồ sau thì nó vỡ tan ra từng mảnh. Khi tôi tỉnh dậy thì thấy đang nằm trên một tàu hàng Nam Dương. Trong số 150 người trong đêm đen bão táp, chỉ có chừng vài mạng được vớt lên, còn hầu hết đều mất tích, vợ tôi nằm trong số người mất tích đó. Thì anh cũng biết, trên biển cả mênh mông mất tích là đồng nghĩa với cái chết. Vì thế, anh hiểu là tôi đau khổ đến mức nào không??? Vợ tôi đã hy sinh hết mọi thứ, kể cả tuổi xuân của nàng chỉ vì nàng yêu tôi. Vậy mà tôi chưa kịp đền đáp mang lại cho nàng sự hạnh phúc, chỉ còn vài bước nữa là đến bến bờ tự do thì nàng đã vĩnh viễn chìm sâu dưới lòng đại dương. Nỗi mất mát lớn lao này đã cào xé, dằn vặt tôi, tạo nên một cơn hoảng loạn dai dẳng đến nỗi người ta phải đem tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong một bệnh viện tâm thần, hay nói cho đúng đó là nhà thương điên trong vòng một tháng trời, và ở trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh, nửa điên nửa khùng. Trầm trọng đến nỗi ai cũng nghĩ chỉ còn nước ngồi chờ đến giờ đem tôi đi chôn.
Nhưng rồi như một định mệnh đã được an bài, một ngày kia, tôi bỗng tỉnh dậy và thấy một cô gái người Việt đang đứng nhìn tôi ở đầu giường. Hỏi ra, mới biết, đó là một cô gái sống tại Mỹ và làm trong một cơ quan thiện nguyện chuyên giúp đỡ những người tị nạn. Hiểu được và thông cảm nguyên nhân căn bệnh trong người của tôi, cô gái tên là Huyền, đã tình nguyện chăm sóc cho tôi và dần dần đem tôi lên từ dưới đáy sâu của cơn khủng hoảng tuyệt vọng để hồi sinh trở thành một người bình thường.
Rồi cũng dần dần cả hai chúng tôi trở thành hai người bạn thân lúc nào cũng không hay. Huyền chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, không đẹp, nhưng đằm thắm, dịu dàng. Nàng đã có một đời chồng, và chính điều này cũng là một tâm sự buồn mà có vài lần nàng đã bộc lộ cho tôi biết. Nhưng nàng nói cũng nhờ sự bộc lộ đó mà nàng luôn luôn giữ được trạng thái cân bằng trong tâm lý. Tôi cũng kể cho nàng thêm những chi tiết về Hạ người vợ xấu số của tôi, về cái tình yêu và sự hy sinh của nàng dành cho tôi.
Tôi nói với Huyền:
- Suốt đời có lẽ không bao giờ tôi quên được vợ tôi.
Huyền nói:
- Đừng bao giờ quên cô ấy vì chính lúc anh nghĩ về cô ấy là chính lúc anh tự cảm thấy an ủi được rất nhiều. Nhưng anh cũng nên nhớ, anh cũng cần nghĩ về anh nữa, bởi anh cũng cần phải sống và biết cách sống nữa chứ.
Phải nói tôi cám ơn Huyền rất nhiều về những gì mà nàng đã làm cho tôi trong thời gian vừa qua và khi nhìn vào đôi mắt đằm thắm của nàng tôi chợt nghĩ biết đâu hương hồn vợ tôi đã phù hộ cho tôi gặp được cô gái này cũng nên? Hóa ra trong cuộc sống trước mắt, tôi đang có hai người đàn bà ở bên cạnh, một người ở quá khứ và một người đang sống ở hiện tại. Họ đã tạo cho tôi một thế cân bằng trong tâm lý và giúp tôi dần dần vượt qua được trạng thái hụt hẫng đau đớn trước kia.
Chừng vài tháng sau, cũng nhờ sự giúp đỡ bảo trợ của Huyền, tôi đã được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận cho định cư tại Mỹ. Lúc đó tôi về một Tiểu bang miền Đông với Huyền, và theo lời khuyên của nàng tôi ghi danh đi học, bắt đầu từ các lớp ESL, rồi qua College, sau đó lên Đại học. Trong thời gian đi học tôi và nàng thuê chung một căn apartment hai phòng (dĩ nhiên).
Tôi đi học ban ngày, cuối tuần đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp một phần trả tiền ăn ở. Còn nàng thì đi làm ca đêm. Cũng nên nói thêm, chúng tôi luôn luôn coi nhau như là bạn, tôn trọng nhau đối xử nhau một cách vui vẻ và chân thật. Tôi ráng sức học và hiểu rằng đó là cách để khỏi phụ lòng người đã giúp đỡ tôi đến nơi đến chốn. Tôi cũng hiểu rằng, nàng cũng đang ráng sức đi làm để tạo điều kiện dễ dàng trong việc học của tôi. Nghĩ lại, mới thấy cả hai chúng tôi cũng đều ráng sức và cũng vì nhau mà ráng sức. Phải chăng chúng tôi đang làm một việc mà chỉ có hai người đang yêu nhau mới làm?
Trong đời tôi định mệnh đã cướp đi của tôi một cơ hội là mang lại hạnh phúc cho người đã từng hy sinh cho mình, đó là Hạ. Lần này tôi không muốn mình vuột đi một cơ hội tương tự như vậy. Tôi quyết định chọn một ngày quan trọng nhất để tôi ngỏ lời cầu hôn với Huyền. Ngày đó cũng là ngày tôi tốt nghiệp với mảnh bằng kỹ sư công chánh.
Rồi cái ngày đó đã tới.
Buổi trưa sau khi làm lễ tốt nghiệp xong cả hai chúng tôi về nhà. Chúng tôi quyết định cùng nấu chung một vài món để ăn mừng và đó cũng là một cơ hội để tôi nói lời tình yêu với Huyền. Tôi nghĩ không có một cơ hội nào tốt hơn là cơ hội này. Tôi đang lau chén đũa và trải khăn bàn trong lúc chờ nàng chạy ra cái chợ ở đầu phố nói là mua thêm ít rau, và vừa lẩm bẩm trong miệng câu nói mà tôi chờ đợi được nói suốt cả năm trời nay.
Đúng lúc thì có tiếng chuông cửa. Một người đi bỏ báo đứng chờ ở ngoài, đưa cho tôi một lá thư nhỏ, nói: - Phải anh là anh Tiến không? Có một người ở đằng kia nhờ tôi trao cho anh tờ giấy này.
Tờ giấy nhỏ bằng bàn tay, chữ viết tròn trịa quen thuộc:
- Anh Tiến, Em là HẠ đây, em vẫn còn sống đây, nhưng chuyện dài dòng lắm, em thì không tiện vào nhà. Qua gặp em trong cái công viên phía bên kia đường.
Tôi không còn nhớ lúc đó tâm thần tôi hoảng loạn đến mức độ nào. Tôi cũng không biết mình nên làm gì nữa. Giá lúc đó mà động đất xảy ra hay núi lửa phun lên, sóng thần tràn vào tôi cũng không cần biết. Tâm trạng hoảng loạn này có lẽ cũng lớn ngang với lúc tôi tỉnh dậy trên chiếc tàu hàng Nam Dương và biết người vợ mình đã bị nhận chìm giữa lòng đại dương cách đây 7, 8 năm về trước. Nhưng rồi như cái máy tôi bước ra cửa lảo đảo băng qua bên kia đường.
Tôi nhận ra nàng ngay. Chính là Hạ. Vợ tôi, nàng không khác mấy như tôi gặp nhiều lần trong những giấc mơ trước kia. Nhưng bây giờ không phải là trong giấc mơ mà bằng xương thịt nàng, hiện ra dưới ánh nắng buổi trưa với làn da có vẻ xanh xao hơn và đôi mắt buồn rầu. Cơn xúc động đến nỗi tôi muốn ôm chầm lấy nàng. Nhưng nàng ngăn tôi lại rồi hấp tấp nói.
Anh Tiến, em không còn nhiều thì giờ nữa vì trong vòng một tiếng nữa em sẽ rời nước Mỹ trở về lại Úc.
Tôi nhìn thấy nàng cười nhưng nước mắt thì ràn rụa trên má.
Anh biết không, khi em trôi dạt trên biển và được một thương thuyền Úc vớt lên, đem về Úc. Lúc đó em vẫn tin rằng chỉ có em là người duy nhất sống sót trên chiếc tàu định mệnh đó. Mãi vài năm sau thì có người liên lạc với em và cho biết anh vẫn còn sống. Anh biết là ai không? NGƯỜI ĐÓ LÀ CÔ HUYỀN. Chính cô Huyền đã bỏ rất nhiều công sức để truy tìm em trên khắp các trại tị nạn, trong một hy vọng là em còn sống. Và thật không uổng công cho cô ấy. Huyền đã tìm ra em. Cô ấy đã liên lạc với em nhiều lần, kể hết mọi chuyện về anh và nói với em rằng sẽ tạo điều kiện cho hai người gặp nhau nhưng phải chờ anh tốt nghiệp xong.
Hai ngày trước cô Huyền mua vé cho em từ Úc bay qua đây và hẹn em đúng giờ này đến ăn cơm chung để mừng anh và em. Nhưng ngồi trên máy bay em đã nghĩ lại rồi. Chính cô Huyền mới là người xứng đáng với anh, cô Huyền là người đã cứu anh ra khỏi cơn khủng hoảng tâm thần, đưa anh qua Mỹ và tạo điều kiện cho anh ăn học thành tài. Anh nên nhớ, nếu không nhờ cô ấy, chắc gì anh còn sống được đến ngày hôm nay.
Hồi sáng em đứng ở đây nhìn anh và cô Huyền bước xuống xe, nhìn trong mắt anh lúc đó, anh hiểu không, em là đàn bà mà, em biết liền, trong đôi mắt anh lúc đó đang tràn trề sự hạnh phúc của một người đang yêu. Cô Huyền mới xứng đáng là người được anh trao cái hạnh phúc đó. Cô ấy đã hy sinh cho anh nhiều rồi. Đừng nên để cô ấy hy sinh thêm nữa, vì hơn ai hết chính em biết cô Huyền cũng đang yêu anh. Và em cũng yêu anh dường nào.
Tôi không hiểu Hạ bỏ đi từ lúc nào. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đá bên cạnh, đầu óc vẫn còn choáng váng những lời nói của Hạ hồi nãy. Thật sự đến lúc này tôi vẫn không biết mình nên nghiêng về bên nào. Trời đất ơi! Tôi không ngờ Huyền là người đã âm thầm đi tìm Hạ thay cho tôi. Tôi đã mang ơn nàng nhiều quá, và không biết bằng cách nào để trả được cái ơn đó, trừ phi. Nhưng chỉ có Hạ là người biết được điều khó xử này của chồng mình. Cô ấy đã có một quyết định cũng giống như cái quyết định cách đây chục năm về trước, khi thả nổi đời xuân xanh của mình để đi nuôi một thằng tù không biết ngày nào mới được tha ra. Đó là người đàn bà suốt đời hy sinh cho hạnh phúc của chồng.
Và, trời ơi, Anh biết không. Đó là định mệnh, lại một định mệnh cay nghiệt. Nó vẫn không buông tha cho tôi. Tôi nhận ra ngay khi vừa bước chân vào nhà. Căn nhà vẫn trống rỗng y chang như lúc tôi bước ra.
Hạ đã lầm!
Tôi cũng lầm!
Làm gì có chuyện Huyền mời Hạ đến để ĂN CHUNG với CÔ ẤY bữa cơm mừng ngày tái ngộ.
Làm gì có chuyện Huyền chạy ra chợ mua thêm ít rau.
TẤT CẢ CHỈ LÀ CÁI CỚ.
Tôi đi ngay vào trong phòng nàng. Và tìm thấy một lá thư trên bàn. Chỉ có vài dòng run rẩy:
- Chúc mừng hai người tìm lại được hạnh phúc bên nhau
Đừng bao giờ tìm em nữa
Huyền
Những dòng chữ còn ướt đẫm nước mắt của nàng.
Tôi lịm người đi giữa câu chuyện mà Tiến đang kể, giọng kể của hắn nghe đều đều như lời cầu nguyện, đầy cam phận cho một tên tử tù trên đường ra pháp trường.
Một lúc sau đó tôi mới hỏi hắn, một câu thiệt vô duyên:
Sao ông không đi tìm họ???
Theo anh thì tôi nên tìm ai? Nhưng định mệnh không cho tôi làm việc đó. Hai người đàn bà này, người nào cũng cho rằng tôi đang sống trong hạnh phúc với người kia. Hãy để cho họ tin như vậy đi, đừng bao giờ làm họ thất vọng. Đó cũng là một cách trả ơn những sự hy sinh đó.
Chính vì thế tôi bỏ hết tất cả và đến đây – một mình – trong cái xó này
Salt Lake City-Utah
Những tấm lòng cao thượng
Nguyễn đình Liên
https://www.youtube.com/watch?v=FQcnL8tMK6I
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Tue, Apr 20 at 11:17 AM
Nói đến "Đồng Minh Mỹ" tức là nói đến một sự lừa đảo, tráo trở của một "cường quốc sợ chết".
Gia Đình Tôi Và Ngày 30 Tháng 4 - 1975
Vào ngày 30.04.75 tôi đang giữ chức vụ Y sĩ trưởng Bệnh xá Phủ Đặc uỷ Trung
ương Tình báo. Nhân viên tình báo an ninh được xếp vào thành phần bị đe doạ
tính mệnh nếu Miền Nam rơi vào tay cộng sản.
Theo tác giả Frank Snepp trong “Sauve qui peut”, bản dịch tiếng Pháp cuốn “Decent Interval“ thì Kissinger yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp nhận cho 130.000 công dân Đông Dương nhập cảnh Hoa Kỳ, trong số có 50.000 người được xem là ở hoàn cảnh “chí nguy“ (de haut risque). Nhân viên Mỹ thuộc cơ quan DAO phải làm việc 24 giờ trên 24 để tiến hành thủ tục di tản các thành phần này.
Tuy nhiên cầu di tản hàng không bằng trực thăng (chiến dịch Gió Tới Tấp, Frequent Wind) chỉ hoạt động từ 2 giờ chiều ngày 29 đến 4 giờ 42 sáng ngày 30 thì chấm dứt và chỉ bốc đi được hầu hết người Mỹ và 5.500 người Việt, chí nguy hay không.
Trong khi đó thì nhiều tàu Hải quân lúc rời bến di tản vẫn còn rất rộng chỗ. Cuộc di tản bằng đường thuỷ kéo dài nhiều ngày. Ở Sài Gòn đến chiều ngày 30-4, khi VC đã vào chiếm Đô thành rồi, vẫn có những tàu Hải quân bắt đầu nhổ neo di tản. Cả những tàu đã nằm ụ từ lâu ở bến Bạch Đằng hay đang tu bổ ở Hải quân Công xưởng cũng được sửa chữa vội vàng để làm sao có thể chạy thì thôi.
Những ngày cuối tháng tư năm 1975 đó, trong không khí hoang mang lo sợ của toàn Miền Nam, các ông Trưởng ban – chức vụ tương đương với Giám đốc – thuộc Phủ Đặc uỷ thường xuống bệnh xá ngồi nói chuyện với tôi. Họ cho biết phía Mỹ đã yêu cầu Phủ Đặc uỷ thiết lập một danh sách toàn thể nhân viên của Phủ. Các cô nữ thư ký đang đánh máy không ngừng nghỉ danh sách đó, qui tụ đến vài ngàn nhân viên và gia đình.
Danh sách đã hoàn tất kịp thời và một phái đoàn của Phủ, gồm một Trung tá và một Đại uý, đã mang danh sách sang Guam để chuẩn bị đón tiếp nhân viên Phủ. Từ ngày 28.04 trở đi, tôi được thông báo phải thường xuyên liên lạc với Phủ để nếu có lệnh tập họp di tản là phải chở vợ con đến địa điểm tập họp ngay tức khắc.
Ngày 28 và ngày 29 tôi vào Bệnh xá Phủ và cùng với nhân viên Bệnh xá ngồi chờ lệnh. Chiều ngày 29 tôi không vào trụ sở Phủ ở bến Bạch Đằng mà đến một cơ quan phụ thuộc của Phủ đóng trụ sở tại đường Trần Bình Trọng gần nhà tôi để cùng các nhân viên khác của Phủ ngồi chờ.
Rất nhiều nhân viên của Phủ Đặc uỷ không tìm
cách khác để chạy trốn cộng sản vì tin tưởng vào lệnh của Phủ bảo phải chờ để
được di tản chính thức, hợp lệ. Chúng tôi cùng có chung tâm trạng là người Mỹ
đã hứa thì không thể phủ nhận sự tin cậy vào lời hứa của họ để tự minh dấn thân
theo những con đường di tản ngoài dự trù.
Tối 30.04, tôi được nhân viên y tá thông báo phải đưa vợ con đến tập trung tại một ngôi nhà an toàn của Phủ nằm ngay sát cạnh Toà Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất để chuẩn bị được di tản. Tại địa điểm này tôi đã gặp mặt đầy đủ các giới chức cao cấp phục vụ tại Phủ Đặc uỷ mà tôi từng quen biết hàng chục năm qua.
Chúng tôi nằm ngồi la liệt trên sàn nhà. Riêng gia đình tôi được dành cho một cái bàn làm việc. Bà xã tôi và thằng con út nằm nghỉ trên bàn còn tôi và hai đứa con lớn thì chỉ có sàn nhà mà thôi. Cổng ra vào được bộ phận an ninh mang súng M16 canh gác chặt chẽ. Càng về khuya càng sốt ruột vì tiếng máy bay trực thăng lên xuống nóc nhà toà Đại sứ Mỹ ầm ĩ liên miên mà phía chúng tôi không nhận được chỉ thị gì cả. Không thể nào ngủ được và để bớt hoảng sợ, hai ba ông Trưởng ban rủ tôi ra ngoài đến gần Toà Đại sứ Mỹ xem cơ sự ra sao.
Chúng tôi đã đứng nhìn cảnh trực thăng vần vũ
hạ xuống rồi bay lên trên nóc toà Đại sứ. Chúng tôi đã đứng nhìn cảnh bàn dân
thiên hạ đổ xô chen chúc nhau thành một khối người đông kinh khủng trước hai
cánh cổng bằng sắt đóng im ỉm của Toà Đại sứ.
Rồi máy bay trực thăng không xuất hiện nữa trong khi trời bắt đầu hửng sáng.
Chúng tôi đối diện với sự thực phũ phàng và chỉ còn cách thất thểu ai về nhà
nấy. Riêng tôi thì xe Lambretta tôi chở vợ con đến nơi tập trung đã bị đánh
cắp. Chúng tôi ra đứng bên lề đường chờ tắc xi nhưng mãi chẳng thấy. Bỗng một
chiếc Volkswagen đậu xịch cạnh tôi. Hoá ra đó là xe của một vị Trung tá biệt
phái phục vụ trong Phủ. Gia đình tôi lủi thủi lên xe nhờ vị Trung tá chở về
nhà.
Theo wikipedia thì có 1.932 nhân viên tình báo đã tham gia trình diện “học tập cải tạo”. Hãy tạm chấp nhận con số gần hai ngàn người vào tù mút mùa sau 30.04 vì tin vào lời hứa di tản của phía Mỹ. Trong thực tế, có một số người tránh trình diện mà không ai có thể biết rõ là bao nhiêu.
Sau khi tôi ở tù cộng sản về, có vài ba anh em
đã đến thăm tôi và cho biết rằng họ giấu biệt gốc gác tình báo nên không bị tù.
Trái lại, có nhân viên của Phủ Đặc uỷ nằm trong tù cộng sản đến mười bảy năm và
chỉ được “cấp giấy ra trại” cùng thời điểm với một số sĩ quan cấp tướng Việt
Nam Cộng Hoà.
Những ngày cuối tháng tư, thấy phía Tình báo có vẻ im lìm, Hải quân Việt Nam
Cộng Hoà đã gọi điện thoại hỏi Tình báo có cần phương tiện di tản bằng đường
thuỷ không, nếu cần Hải quân rất sẵn sàng cung cấp. Lúc này phụ trách lãnh đạo
Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo là Ông Nguyễn Phát Lộc, Quyền Đặc uỷ trưởng.
Người nhấc máy điện thoại để Ông Nguyễn Phát Lộc trả lời phía Hải quân là một
vị Đại uý biệt phái, hiện nay đang ở bên Cali. Nhưng Ông Nguyễn Phát Lộc chỉ
biết cám ơn Hải quân và từ chối lời mời gọi di tản vì phía Mỹ đã hứa sẽ đảm
trách chuyện này rồi.
Các chi tiết này tôi được nghe kể lại vào
những dịp tôi hội ngộ trên đất Hoa Kỳ cùng cựu nhân viên Phủ Đặc uỷ. Họ sang Mỹ
theo diện HO. Có người còn cho biết là Colby, đầu sỏ CIA ở Sài Gòn năm 1975, đã
xin lỗi Tướng Nguyễn Khắc Bình vì tổ chức di tản nhân viên tình báo Việt Nam
Cộng Hòa thất bại!?
Kết quả là hầu như toàn bộ nhân viên Phủ Đặc uỷ vào tù cộng sản và một số chết
trong tù. Ông Quyền Đặc uỷ trưởng Nguyễn Phát Lộc và Ông Trưởng ban T Nguyễn
Kim Thuý là hai nhân vật cao cấp nhất hy sinh trong vòng ngục tù Việt cộng. Ông
Nguyễn Phát Lộc vốn xuất thân từ Trường Quốc gia Hành chánh.
Ông có tài đặc biệt về xem tử vi. Ông đã biên soạn hai ba cuốn sách xem tử vi được giới độc giả rất hâm mộ. Các anh em cùng ở tù với Ông kể cho tôi nghe là Ông Nguyễn Phát Lộc bảo rằng theo tử vi thì số Ông không chết trong tù. Quả nhiên khi Ông lâm bệnh nặng sắp mất thì giặc di chuyển Ông ra khỏi những hàng rào kẽm gai lớp lớp bao quanh trại giam và đưa Ông ra ngoài khu giam giữ tù nhân để cho Ông vào nằm cái gọi là bệnh xá của trại cải tạo và Ông lìa đời tại đây, dẫu sao thì cũng ở ngoài khuôn viên nhà tù cộng sản.
Ông Nguyễn Kim Thuý rất thân với tôi khi chúng
tôi cùng phục vụ tại Phủ Đặc uỷ. Ông mang nhiều bệnh khá trầm trọng nên thường
được tôi khám bệnh cấp thuốc. Khi biết tin Ông vào tù, tôi rất lo cho sức khỏe
của Ông. Quả nhiên Ông đã không thể sống sót để trở về với vợ con. Bà vợ Ông
Thuý là Hiệu trưởng một trường Trung học ở Sài Gòn trước 75.
Năm 1954, khi giao Miền Bắc cho Việt Minh, người Pháp đã thương thuyết để
những người không chấp nhận sống với cộng sản có đủ, thậm chí có thừa, thời
gian di cư vào Miền Nam. Do đó đã có chừng một triệu người dân Miền Bắc
chọn di cư và tự do. Hải quân và Không quân Pháp phải cáng đáng và đã chu toàn
mọi công việc chuyển di, với sự hỗ trợ của chừng ba mươi chiếc tàu thuỷ Mỹ và
Anh. Đến lượt mình, năm 1975, người Mỹ đã không làm được như người Pháp.
Họ dự trù ngân khoản, phương tiện, cơ sở để đón những người không được cộng sản
cho tiếp tục sống trong chế độ mới. Nhưng họ tính một đàng mà làm một nẻo. Thậm
chí vì tin tưởng vào lời hứa của Mỹ nên Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo Việt Nam
Cộng Hoà đã từ chối lời mời gọi di tản bằng đường thuỷ của Hải quân Việt Nam.
Chiến dịch di tản người Mỹ và nhất là người Việt do phía Mỹ tổ chức ngày 30.04.75 là một chiến dịch tiến hành trong hỗn loạn. Có thể người Mỹ đã rút quân trong danh dự theo Hiệp định Paris nhưng Đại sứ Mỹ Martin thì lại phải ôm quốc kỳ Mỹ tháo chạy trối chết trên nóc toà Đại sứ.
Còn người Việt Nam thì
chẳng những cả ngàn nhân viên tình báo đã bị kẹt lại mà bên cạnh còn có nhiều
nhân vật hoạt động chính trị chống cộng rất tích cực cũng chẳng được ai đoái
hoài nên đã không thoát được thân.
Đành rằng Hoa Kỳ đã có những chương trình thương thuyết với Việt cộng để đón tiếp một tập thể rất đông đảo quân cán chính Miền Nam không chấp nhận sống chung với cộng sản. Nhưng cái giá mà người Việt Miền Nam phải trả vì cung cách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của Mỹ vẫn là một cái giá quá cao. Hơn nữa, sau Nam Việt Nam, đã có những tình huống bỏ mặc, không quan tâm đến đối với một số các sắc dân hay quốc gia khác đã từng cộng tác với Hoa Kỳ. Theo suy tư của cá nhân tôi, đây là một cục diện hết sức đáng buồn và đáng tiếc.
06.04.2021
BS.Trần Văn Tích
Did Biden Block Giving Aid and Admittance to Vietnamese Refugees in 1975?
In 1975, then-U.S. Sen. Joe Biden blocked aid to South Vietnam and did not allow admittance of Vietnamese refugees into the United States.
https://www.snopes.com/fact-check/biden-aid-vietnam-refugees/
'No obligation': Joe Biden opposed helping South Vietnamese refugees reach U.S. in 1970s
“The United States has no obligation to evacuate one — or 100,001 — South Vietnamese,” Mr. Biden said then.
Mr. Kissinger told Mr. Biden and others in the Senate delegation that there were anywhere from 170,000 to a million South Vietnamese “to whom we have an obligation,” but the Delaware senator, a member of the Foreign Relations Committee, denied that.
https://www.washingtontimes.com/news/2019/jul/4/joe-biden-opposed-helping-refugees-from-south-viet/
https://www.govinfo.gov/content/pkg/GPO-CRECB-1975-pt11/pdf/GPO-CRECB-1975-pt11-6-1.pdf
No comments:
Post a Comment