Ký hiệu CSBV
*** F = đơn vị cấp sư đoàn
*** E = đơn vị cấp trung đoàn
*** D = đơn vị cấp tiểu đoàn
*** C = đơn vị cấp đại đội.
Ước lượng quân
số CSBV.
*** Battle of Buôn Mê Thuột 01.
*** SD 3 Sao Vàng. SD 10, SD 316, SD 320A, SD 968th
= 25,000
*** 4 Trung đoàn 25th, 271st,
95A, 95B =
6,000
*** 1 Trung đoàn 273rd tank, =
1,500
*** 2 Trung đoàn pháo binh 40th, 675th =
3,000
*** 3 Trung đoàn phòng không 232nd, 234th,
593 = 4,500
*** 2 Trung đoàn công binh 7th, 575 =
3,000
*** 1 Trung đoàn 29th truyền tin =
1,500
Tổng cộng: 44,500
không tính những lực lượng địa phương.
TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT
Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
Cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ2/43, SĐ18BB.
A/- PHƯỚC LONG: TRẬN ĐÁNH THĂM DÒ
BattleofPhuocLong 01
Vào đầu tháng 1 năm 1975, sau gần một tuần lễ mở cuộc
tấn công vào Phước Long, quân CSBV đã làm chủ tỉnh địa đầu miền núi của Vùng 3
Chiến thuật.
Với
chính sách “4 không” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, VNCH quyết không để mất một
tấc đất nào do tiền nhân để lại. Nhưng QLVNCH trên lý thuyết có khoảng 1 triệu
quân nhân phục vụ dưới cờ, chỉ có vài trăm ngàn quân thực sự chiến đấu ngoài mặt
trận. QLVNCH phải rải quân giữ đất, giữ dân. Hai Sư đoàn Tổng trừ bị bị cầm
chân ở vùng giới tuyến phía Bắc. Các Sư đoàn Bộ binh lo giữ đất và giữ dân vùng
trách nhiệm của mình, kể cả các Liên đoàn BĐQ cũng không rảnh tay. Khi Phước
Long bị uy hiếp, QLVNCH đã không có lực lượng trừ bị hùng hậu để cứu viện. Đây
là điều tối kỵ trong binh pháp. BTL/QĐIII chỉ đưa được 3 Đại đội Trinh sát của
3 Sư đoàn 5, 18, 25, và 2 Đại đội 81/ Biệt Kích Dù.
*** Mặt trận Phước BìnhA 01
“Ngày 30 tháng 12 năm 1974, Sư đoàn 3 và 7/CSBV đồng
loạt tấn công quận lỵ Phước Bình. Đến chiều thì Bộ Chỉ huy Chi khu bị bắn sập.
Lực lượng đang đóng tại đây phải lui về đóng chung quanh phi trường Sông Bé. Bốn
chiến xa của CS bị bắn hạ tại cuối vòng đai phi trường…quân CS đã chiếm được
núi Bà Rá, nơi đặt trạm viễn liên làm gián đoạn tạm thời các liên lạc với tỉnh
lỵ. Sau đó các tiền sát viên CS đặt tại núi này đã điều chỉnh pháo 130ly làm tê
liệt hầu hết các pháo đội của QLVNCH thuộc lực lượng phòng thủ.” (Nguyễn Đức
Phương – Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập).
Song Be AirfieldGoo 02
***Khu vực phi trường Sông Bé hiện nay. Song Be
Airfield 01
*** Khu vực phi trường Sông Bé 11/11/1969.
Khi có dấu
hiệu quân CSBV điều động lực lượng chuẩn bị đánh Phước Long, Tổng Thống hỏi Đại
tá Tỉnh trưởng có cần thêm quân tăng viện, vị Tỉnh trưởng trả lời chưa cần (Một
sĩ quan cấp Trung tá thuộc Phòng 3 Tiểu khu cho Đại úy Phạm Hữu Đa, Đại đội trưởng
Trinh sát 18 biết như vậy). Đại đội 18 Trinh sát, cùng 2 Đại đội 5 và 25 được
trực thăng vận vào Phước Long thay thế Tiểu đoàn BĐQ, 3 tháng trước khi tỉnh
này bước vào trận chiến.
ĐĐ18TS
hoạt động khu vực quận Bố Đức mới. Một Trung đội của đơn vị này vào phòng thủ
chung với ĐĐ/ĐPQ trong căn cứ. Một Tiểu đoàn quân CSBV di chuyển bằng xe
molotova đến bao vây căn cứ. Đơn vị của Đa cùng ĐĐ/ĐPQ đã chiến đấu dũng cảm.
Nhờ có pháo binh yểm trợ dồi dào và hữu hiệu, đơn vị giặc bị xóa sổ. Nhưng sau
đó trong một cuộc điện đàm, Đại tá Tỉnh trưởng cho biết vì tình trạng khan hiếm
đạn dược, pháo binh chỉ có thể bắn tối đa 5 trái một ngày. Cuộc điện đàm bị Cộng
quân bắt được (do một nhân viên kiểm thính trên núi Bà Rá nói lại với Đa).
Chúng biết quân ta khan hiếm đạn dược, liền điều động 3 Tiểu đoàn vào trận để
trả thù, và dứt điểm tuyến phòng thủ bên ngoài của Phước Long. Quân số ít, pháo
binh yểm trợ nhỏ giọt, không quân không can thiệp kịp thời, trước nguy cơ bị
tiêu diệt, đơn vị trú phòng đành phải rút chạy.
ĐĐTS Bố Đức 01
Sáng sớm
ngày 3 tháng 1, quân CSBV tấn công vào thị xã Phước Long. Để cứu viện, Trung tướng
Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn III cho trực thăng vận 2 Đại đội 81 Biệt kích
Dù do Trung tá Thông chỉ huy. Đơn vị cứu viện đến. Nhưng quá ít, và qúa muộn
màng!
Ngày 6
tháng 1 năm 1975, lúc 3 giờ 30 chiều, quân CSBV với chiến xa yểm trợ, đã xuất hiện
khắp nơi. Nhiều xe tăng giặc bị bắn cháy. Nhiều tên lính “cụ Hồ” bị giết chết.
Nhưng thế giặc mạnh, quân giặc đông, vũ khí đạn dược dồi dào, quân trú phòng ở
thế hạ phong, đành phải rút chạy. Đến 11
giờ đêm thì không còn liên lạc được với Phước Long.
Phước Long đã thất thủ!
Phước
Long cách Sàigòn khoảng 110 cây số về hướng Đông – Bắc, bị cô lập từ nhiều
tháng. Các cuộc tiếp tế cho thị xã đều phải thực hiện bằng đường hàng không.
Trong lúc đó CSBV đã đưa vào đây 3 sư đoàn cùng nhiều đơn vị pháo. Đó là Sư
đoàn 3, 7, 9 và bộ đội đặc công, phối hợp cùng lực lượng địa phương và du kích.
Về phương diện quân sự, việc thất thủ Phước Long không
quan trọng, nhưng hậu quả tâm lý và chính trị thì thật to lớn.
Ngày 18 tháng 12 năm 1974 tại Hànội, một cuộc họp liên
tịch Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, có đại diện các chiến trường Miền Nam
tham gia, sau khi phân tích tình hình chính trị và quân sự trong và ngoài nước,
tên Thủ tướng muôn năm của Bắc Việt Phạm Văn Đồng phát biểu: “ …Mỹ rút quân do
qui định của hiệp định Paris…Ngày nay, nó đem quân can thiệp trở lại là một
chuyện không thể có. Có chăng là dùng không, hải quân chi viện…”. Rồi hắn vừa
cười to vừa nói: “Nói chơi cho vui nhưng cũng đúng sự thật là cho kẹo Mỹ cũng
không vào”.
Khi được tin chiếm được Phước Long, Lê Duẩn, Bí thư Thứ
nhất Cộng đảng Bắc Việt nói: “Lần đầu tiên ở Miền Nam, một tỉnh hoàn toàn được
giải phóng. Tỉnh đó lại ở gần Sàigòn và mở rộng vùng căn cứ quan trọng của ta ở
Miền Đông. Thực tế này nói rõ hơn hết khả năng của ta, sự phản ứng thế nào của
ngụy và nhất là của Mỹ”. Ngày 8 tháng 1, trong một bài diễn văn, Lê Duẩn phát
biểu: “Tình hình đã sáng tỏ. Chúng ta quyết tâm hoàn thành kế hoạch hai năm.
Hai năm là ngắn và cũng là dài. Cuộc chiến đấu ở Miền Nam được thực lực mạnh ở
Miền Bắc đẩy lên thành sức mạnh cả nước. Bây giờ quân Mỹ đã rút ra rồi, quân đội
ta có sẵn trong Nam…Đây là nội dung của thời cơ, ta phải nắm vững quân sự,
chính trị, ngoại giao”
Về phía VNCH, nguyên Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng VNCH,
ông Bữu Viên viết: “Cộng sản trong khi tiến hành việc thử thách ý chí của
QLVNCH và đặc biệt để đo lường phản ứng của chính phủ Mỹ đã lựa chọn thật đúng
một mục tiêu dễ dàng. Sự thất thủ Phước Long hết sức quan trọng. Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, một tỉnh đã hoàn toàn lọt vào tay cộng
sản và đây là một bằng chứng hiển nhiên của sự vi phạm trắng trợn thỏa ước
ngưng bắn của Cộng sản…”
Kết thúc hội nghị, Ngày 24 tháng 1 năm 1975, Phái đoàn
Miền Nam do Trần Văn Trà làm trưởng đoàn lên đường trở về B2. Nhưng trước đó bọn
họ phải đến chào từ giả “Thái Thượng Hoàng” Lê Đức Thọ để nhận chỉ thị cuối
cùng: “Tôi đã đến cuộc họp thường trực Quân ủy Trung ương; đã truyền đạt quyết
tâm của Bộ Chính trị là đánh Ban Mê Thuột. Chỉ chấp hành lệnh không thảo luận
gì nữa cả”. Trước đó trong hội nghị, Thọ đã đưa ý kiến: “Phải đặt vấn đề dứt
khoát là giải phóng Man Mê Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không
đánh được Ban Mê Thuột là thế nào?”
Bộ Chính trị Cộng đảng Bắc Việt quyết định chọn Phước
Long làm trận mở đầu cho kế hoạch tổng tấn công thôn tính Miền Nam, là chọn một
mục tiêu dễ dàng, nhưng mang tính to lớn vì là một tỉnh, dù dân số ít hơn xã
Phú Nhuận thuộc quận Tân Bình của Gia Định (vào thời điểm này, xã Phú Nhuận đã
có lối 50 ngàn dân). Dù chỉ cách Thủ đô Sàigòn của VNCH khoảng 110 cây số,
nhưng là một tỉnh miền núi, khó phòng thủ, khó ngăn chận những đường địch xâm
nhập. Dân cư thưa thớt. Tỉnh địa đầu của Vùng 3 này giáp ranh với Vùng 2 của
Cao Nguyên Trung phần. Các con đường bộ dẫn tới Phước Long, từ lâu đã bị các
đơn vị cộng quân đóng chốt đắp mô. Việc ra vào Phước Long chỉ còn trông nhờ vào
đường hàng không. Phước Long như một ốc đảo nằm giữa biển giặc và biển rừng
mênh mông.
CSBV đã chọn mục tiêu dễ, để có thể nhanh chóng thanh
toán, hầu đạt được tiếng vang quốc tế.
Đánh Phước Long, CSBV muốn trắc nghiệm phản ứng của Mỹ.
Thật ra chúng đã có câu trả lời, như Phạm Văn Đồng nói: “…cho kẹo Mỹ cũng không
vào”. Nhưng điều quan trọng hơn hết là đo lường khả năng của QLVNCH. Có dư luận
cho rằng Tổng thống Thiệu để cho mất Phước Long là tháu cáy Mỹ. Theo ngôn từ
CSBV thì “Thiệu làm mình làm mẩy” với Mỹ. Nhưng có lẽ ta phải đồng ý với lời giải
thích của Tổng thống: “Phải cần tối thiểu hai trung đoàn cho cuộc hành quân nầy
và các đơn vị nầy phải được không vận. Với lực lượng địch hiện diện trong vùng,
chúng ta chắc chắn phải đối đầu với phản ứng mạnh của địch quân và thiệt hại do
đó sẽ nặng nề. Một khi đã chiếm lại được tỉnh nầy, phải cần đến nhiều lực lượng
để bảo vệ. Điều này không những làm mất đi di động tính của một số đơn vị mà đồng
thời còn tạo ra khó khăn cho vấn đề tiếp liệu. Do đó tốt nhất nên tiết kiệm
quân để tăng cường các nơi khác có giá trị hơn về chiến lược”.
B/- BAN MÊ THUỘT: TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN
BMT A00
Sau khi đánh chiếm Phước Long một cách dễ dàng, chúng
đã có đáp số. Bộ Chính trị CSBV liền quyết định dứt khoát về kế hoạch thôn tính
Miền Nam trong hai năm 1975-1976. Trần Văn Trà đề nghị đánh Ban Mê Thuột, với
lý do: “tấn công Ban Mê Thuột chắc chắn phải là một ngạc nhiên cho ngụy và cũng
là nơi chúng không phòng bị…Nếu hậu cần bị mất, địch quân ở tuyến trước sẽ rối
loạn và mất tinh thần”.
Nhận định “tấn công BMT là một ngạc nhiên cho ngụy” của
Trà cũng giống phán đoán của Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II Phạm văn Phú. Ông
chỉ chú trọng phòng thủ Kontum và Pleiku. Ông không hề nghĩ rằng CSBV sẽ đánh
BMT trước. Nhưng Đại tướng Cao Văn Viên và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không
nghĩ như vậy. Hai vị chỉ huy cao cấp này không hề bất ngờ. Ông đã báo cho Tướng
Phú biết việc Sư đoàn 320/CSBV đang tiến về phía Nam để tấn công Ban Mê Thuột,
và chỉ thị Tướng Phú điều động Sư đoàn 23BB trở lại Ban Mê Thuột, đồng thời
tăng cường 1 Chi đoàn chiến xa M.48.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, từ lúc 2 giờ sáng, CSBV sử dụng
3 Sư đoàn 316, F10, và 320 tấn công Ban Mê Thuột. Trong vài ngày, Ban Mê Thuột
đã thất thủ.
Khi BMT bị đánh, BTL/QĐII của Thiếu tướng Phạm Văn Phú
quyết định tái chiếm. Ngày 11.3.75, hai Tiểu đoàn 72 và 96/BĐQ thuộc Liên đoàn
21/BĐQ được trực thăng vận từ Kontum xuống Chi khu Buôn Hô. Nhưng do những sai
lầm của Tướng Tư lệnh Sư đoàn 23BB, và do không quân đánh bom lạc vào TTHQ/BTL
mặt trận, việc giải cứu gặp nhiều trở ngại. Những ngày kế tiếp, các cuộc hành
quân cứu viện của Sư đoàn 23BB cũng không khá hơn. Cuộc chiến tiếp diễn đến
ngày 15.3 thì Tổng thống Thiệu ra lệnh di tản. Kế hoạch hành quân tái chiếm BMT
đã thất bại.
C/- QĐII: CUỘC TRIỆT THOÁI THẤT BẠI DẪN ĐẾN SỰ SUY SỤP
Mất Ban Mê Thuột, ngày 14 tháng 3, Tổng thống triệu tập
một buổi họp tại Cam Ranh. Thành phần tham dự, ngoài Tổng thống, có Đại tướng
Cao Văn Viên, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Đặng Văn Quang, và Thiếu
tướng Phạm Văn Phú. Hội đồng tướng lãnh quyết định di tản toàn bộ chủ lực quân
của Quân đoàn II về vùng Duyên Hải theo lộ trình Liên tỉnh lộ 7B. Được biết kế
hoạch này chỉ liên quan đến quân chủ lực. Nhưng thật là sai lầm! Trong dân có
quân. Làm sao có thể bảo toàn bí mật không để cho dân biết như một cuộc hành
quân bình thường. Thế là sự hỗn loạn đã có ngay từ khi đoàn quân triệt thoái
chưa bắt đầu.
Cuộc Di tản chiến thuật, Triệt thoái hay Lui binh của
Quân đoàn II đã thi hành quá vội vàng, thiếu sự chuẩn bị. Các cấp chỉ huy trách
nhiệm đã không nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình và địa vật. Con đường 7B đã bỏ
hoang phế từ lâu, bị xuống cấp. Nhiều cầu cống hư nát. Tướng Tư lệnh Quân đoàn
đã điều khiển cuộc Lui binh từ Nha trang. BTTM/QLVNCH chỉ ngồi ở Saigòn giám
sát. Mặc dầu đạt được yếu tố bất ngờ lúc đầu, nhưng di chuyển chậm do sông núi
ngăn trở, do thân nhân và gia đình binh sĩ, cùng dân chúng lẫn lộn giữa đoàn
quân. Dân chúng dễ bỏ chạy tán loạn mỗi khi gặp địch ra chận đường hoặc bắn quấy
phá. Sự hỗn độn do dân chúng làm lây lan đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
Khi Tướng CSBV Văn Tiến Dũng phát hiện, đã cho Trung đoàn 95B và Sư đoàn 320 của
Thiếu tướng Kim Tuấn truy kích, đánh chận. Sự tan rã của đoàn quân di tản là
không tránh khỏi. Theo ước tính của Bộ TTM/QLVNCH, ít nhất Quân đoàn II bị thiết
hại 75% khả năng tác chiến.
“Khoảng 60 ngàn quân chủ lực sau khi về đến Tuy Hòa,
chỉ còn lại khoảng 20 ngàn. Năm Liên đoàn BĐQ với quân số khoảng 7 ngàn, chỉ
còn lại 900 người. Lữ đoàn 2 Kỵ binh với hơn 100 thiết xa các loại, chỉ còn
đúng 13 thiết vận xa M.113.
…Trong tổng số 400 ngàn dân vùng cao nguyên chạy lánh
nạn CS chỉ có khoảng 100 ngàn người đến được Tuy Hòa”.
(Nguyễn Đức Phương – Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập”.
D/- QĐI: CUỘC TRIỆT THOÁI THẤT BẠI DẪN ĐẾN MẤT NƯỚC
“Quân khu I đã hoàn toàn rơi vào tay CS một cách dễ
dàng chỉ trong khoảng 10 ngày (19 – 30.3.75). (Nguyễn Đức Phương – CTVNTT).
Cuộc triệt thoái thất bại của Quân đoàn II đã gây ảnh
hưởng tai hại lên BTTM/QLVNCH và Tổng thống Thiệu. Các quyết định của vị Tư lệnh
Tối cao Quân lực cho lệnh giữ Huế, bỏ Huế, rồi lại ra lệnh giữ Huế quá muộn
màng, khiến vị Tư lệnh chiến trường không kịp thời thi hành, đã đưa đến sự suy
sụp hoàn toàn các đơn vị thiện chiến và hùng mạnh, gồm các Lữ đoàn của Sư đoàn
TQLC, các Sư đoàn Bộ binh 1, 2, 3 và các Liên đoàn BĐQ.
Phước Long chỉ là khúc nhạc dạo đầu, Ban Mê Thuột mới
là trận đánh mở màn chính cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng.
Nếu chỉ tính từ trận Ban Mê Thuột, từ lúc 2 giờ sáng
ngày 10 tháng Ba, quân CSBV chỉ mất 50 ngày đêm đã tiến đến Sàigòn, cắm lá cờ
máu, đúng ra là nửa máu, nửa bùn xanh dơ bẩn với ngôi sao vàng đã lên màu ten
trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975.
No comments:
Post a Comment