20181017 Bản tin biển Đông
Philippine, Vietnam leaders discuss disputed sea
boundaries
THE ASSOCIATED PRESS
October 13, 2018 at 12:55 JST
US remains highly concerned with continued
militarisation of South China Sea: James Mattis
Recent developments surrounding the South China Sea
Inside the battle for the South China Sea
US, China tensions escalate over South China Sea
conflict
Beijing defends warship confrontation in the South
China Sea
Western Powers Will Never Give Up US Policy in South
China Sea—Research Scholar
Chánh Văn phòng Nhà Trắng yêu cầu quan
chức Trung Quốc xin lỗi dưới cờ Mỹ
John Kelly reportedly got into a 'physical
altercation' with a Chinese official over the nuclear football and wanted an
apology under the US flag
Chánh Văn phòng Nhà Trắng yêu cầu quan chức Trung Quốc xin lỗi dưới cờ Mỹ
Dân trí Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã không chấp nhận lời xin lỗi từ phía Trung Quốc sau khi một nhân viên an ninh nước này xô xát với người mang vali hạt nhân của Tổng thống Donald Trump khi nhà lãnh đạo Mỹ tới Bắc Kinh năm ngoái.
>> Trung Quốc lần đầu lên tiếng vụ ẩu đả quanh vali hạt nhân của Tổng thống Trump
Thời báo Phố Wall ngày 12/10 đã hé lộ một số thông tin liên quan tới vụ xô xát xảy ra trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh năm ngoái. Vụ việc xảy ra vào ngày 9/11/2017 khi Tổng thống Trump và phái đoàn tháp tùng ông tới Đại Lễ đường Nhân dân Trung Quốc.
Giới chức an ninh Trung Quốc được cho là đã chặn trợ lý quân sự mang vali chứa mã hạt nhân của Tổng thống Trump. Về nguyên tắc, vali này nặng khoảng 20kg và là vật bất ly thân với nhà lãnh đạo Mỹ. Một trợ lý quân sự luôn mang vali hạt nhân theo tổng thống Mỹ dù ông ở bất kỳ nơi đâu, cho phép ông phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân trong trường hợp khẩn cấp.
Khi vụ việc xảy ra, Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly, một trong những quan chức cấp cao nhất trong phái đoàn Trump, đã ngay lập tức can thiệp. Ông chỉ đạo phái đoàn Mỹ: “Chúng ta cứ tiến vào trong”.
Tuy nhiên, khi ông Kelly và các thành viên trong phái đoàn Mỹ bước vào đại lễ đường, một nhân viên an ninh Trung Quốc đã túm lấy Chánh Văn phòng Nhà Trắng nhưng bị ông Kelly gạt tay ra. Sau đó, một Mật vụ Mỹ đã túm lấy nhân viên an ninh Trung Quốc và quật người này xuống đất.
Vụ việc diễn ra chớp nhoáng và không có bất kỳ người Trung Quốc nào được chạm vào vali hạt nhân của Tổng thống Trump. Người đứng đầu nhóm an ninh Trung Quốc sau đó cũng đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc, gọi đây là sự hiểu lầm.
Tuy nhiên Chánh Văn phòng Nhà Trắng đã không chấp nhận lời xin lỗi phía Trung Quốc. Ông Kelly tuyên bố sẽ chỉ chấp nhận nếu một quan chức cấp cao Trung Quốc tới Washington, đứng dưới quốc kỳ Mỹ và nói lời xin lỗi.
Theo Thời báo Phố Wall, vụ xô xát trên chỉ là một phần trong số hàng loạt dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi ông Donald Trump lên nhậm chức tổng thống. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện mâu thuẫn với nhau trong một loạt vấn đề từ thương mại, chính trị cho tới quân sự. Thậm chí giới phân tích nhận định đây có thể là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo WSJ
Pháo hạm Trung Quốc trên sông Mê Kông
Hy vọng chú nhỏ nầy không “chôm chỉa” tài liệu gửi về
cho rợ hán.
Vũ Tuyên được bổ nhiệm giáo sư phụ khảo tại Clarkson
University
Vũ Tuyên được bổ nhiệm giáo sư phụ khảo
tại Clarkson University
01
Giáo sư Vũ Tuyên (Clarkson University)
POTSDAM, tiểu bang New York - Anh Vũ Tuyên đã được chọn làm giáo sư phụ khảo khoa kỹ sư điện và điện toán, tại viện đại học Clarkson University.
Theo thông báo của trường ngày thứ Năm, 11 tháng 10, Vũ Tuyên có văn bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật điện của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội., và lãnh văn bằng tiến sĩ kỹ sư điện tại đại học Florida State University.
Vũ Tuyên đã tập trung nỗ lực nghiên cứu của anh về lưới điện thông minh, động lực hệ thống điện, mức ổn định và việc kiểm soát; quản trị và tối ưu hóa năng lượng; và việc tích hợp các hệ thống lưu trữ năng lượng, các hệ thống năng lượng tái tạo được, và loại xe chạy bằng điện, vào trong các hệ thống phân phối.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy đại học, Vũ Tuyên là kỹ sư cương liệu tại Trung tâm R&D Di Động Samsung Việt Nam ở Hà Nội. Trong vai trò này, anh đã hỗ trợ cho các kỹ sư sản xuất trong việc phát hiện những lỗi di động cho ứng dụng và các bộ phận radio, phân tích các mạch khuếch đại công suất ở trong máy điện thoại di động, và hợp tác với nhóm hệ thống trong thiết kế nhu liệu thường trực (firmware).
Anh từng nhận được nhiều học bổng, như học bổng phụ tá nghiên cứu INL của Bộ Năng Lượng), phụ tá nghiên cứu FREEDM (của National Science Foundation), và phụ tá nghiên cứu ESRDC (của Văn Phòng Nghiên Cứu Hải Quân).
Anh là thành viên của Viện Kỹ Sư Điện Và Điện Tử (IEEE), Ủy Ban Kỹ Thuật Hội Điện Tử Công Nghiệp trên Các Mạng Lưới Thông Minh, Hội Điện Tử Kỹ Nghệ IEEE, và Hội Điện Lực Và Năng Lượng IEEE.
Về Clarkson University, trường đại học này chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo cho nền kinh tế toàn cầu. Cứ năm cựu sinh viên tốt nghiệp ở đây thì có một người giữ vai trò lãnh đạo, với những chức vụ như chủ nhân, giám đốc điều hành, phó chủ tịch, hoặc viên chức điều hành cấp cao tương đương của một công ty.
Thông tin của trường cho biết viện đại học này tọa lạc ở thị xã Potsdam, và các chi nhánh của trường dành cho nghiên cứu và chương trình hậu đại học nằm ở khu vực thủ phủ Albany và thị xã Beacon. Trường Clarkson là một viện đại học nghiên cứu được công nhận trên toàn quốc, trong các lãnh vực chuyên môn về sự xuất sắc học thuật và nghiên cứu hướng tới những vấn đề cấp bách của thế giới.
Thông qua hơn 50 chương trình nghiên cứu nghiêm ngặt về kỹ thuật, kinh doanh, nghệ thuật, giáo dục, khoa học và ngành y tế, toàn thể cộng đồng vừa học vừa sống này trải rộng qua những ranh giới giữa các ngành, các quốc gia và các nền văn hóa, để xây dựng khả năng quan sát tột đỉnh, thử nghiệm cách thức mới, và kết nối những khám phá và canh tân với hoạt động kinh doanh toàn cầu.
Giáo sư Vũ Tuyên (Clarkson University)
POTSDAM, tiểu bang New York - Anh Vũ Tuyên đã được chọn làm giáo sư phụ khảo khoa kỹ sư điện và điện toán, tại viện đại học Clarkson University.
Theo thông báo của trường ngày thứ Năm, 11 tháng 10, Vũ Tuyên có văn bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật điện của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội., và lãnh văn bằng tiến sĩ kỹ sư điện tại đại học Florida State University.
Vũ Tuyên đã tập trung nỗ lực nghiên cứu của anh về lưới điện thông minh, động lực hệ thống điện, mức ổn định và việc kiểm soát; quản trị và tối ưu hóa năng lượng; và việc tích hợp các hệ thống lưu trữ năng lượng, các hệ thống năng lượng tái tạo được, và loại xe chạy bằng điện, vào trong các hệ thống phân phối.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy đại học, Vũ Tuyên là kỹ sư cương liệu tại Trung tâm R&D Di Động Samsung Việt Nam ở Hà Nội. Trong vai trò này, anh đã hỗ trợ cho các kỹ sư sản xuất trong việc phát hiện những lỗi di động cho ứng dụng và các bộ phận radio, phân tích các mạch khuếch đại công suất ở trong máy điện thoại di động, và hợp tác với nhóm hệ thống trong thiết kế nhu liệu thường trực (firmware).
Anh từng nhận được nhiều học bổng, như học bổng phụ tá nghiên cứu INL của Bộ Năng Lượng), phụ tá nghiên cứu FREEDM (của National Science Foundation), và phụ tá nghiên cứu ESRDC (của Văn Phòng Nghiên Cứu Hải Quân).
Anh là thành viên của Viện Kỹ Sư Điện Và Điện Tử (IEEE), Ủy Ban Kỹ Thuật Hội Điện Tử Công Nghiệp trên Các Mạng Lưới Thông Minh, Hội Điện Tử Kỹ Nghệ IEEE, và Hội Điện Lực Và Năng Lượng IEEE.
Về Clarkson University, trường đại học này chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo cho nền kinh tế toàn cầu. Cứ năm cựu sinh viên tốt nghiệp ở đây thì có một người giữ vai trò lãnh đạo, với những chức vụ như chủ nhân, giám đốc điều hành, phó chủ tịch, hoặc viên chức điều hành cấp cao tương đương của một công ty.
Thông tin của trường cho biết viện đại học này tọa lạc ở thị xã Potsdam, và các chi nhánh của trường dành cho nghiên cứu và chương trình hậu đại học nằm ở khu vực thủ phủ Albany và thị xã Beacon. Trường Clarkson là một viện đại học nghiên cứu được công nhận trên toàn quốc, trong các lãnh vực chuyên môn về sự xuất sắc học thuật và nghiên cứu hướng tới những vấn đề cấp bách của thế giới.
Thông qua hơn 50 chương trình nghiên cứu nghiêm ngặt về kỹ thuật, kinh doanh, nghệ thuật, giáo dục, khoa học và ngành y tế, toàn thể cộng đồng vừa học vừa sống này trải rộng qua những ranh giới giữa các ngành, các quốc gia và các nền văn hóa, để xây dựng khả năng quan sát tột đỉnh, thử nghiệm cách thức mới, và kết nối những khám phá và canh tân với hoạt động kinh doanh toàn cầu.
CHỒNG NẠN NHÂN
ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ VỤ “NGƯỜI PHỤ NỮ DÙNG KÉO TỰ ĐÂM VÀO CỔ TẠI ĐỒN CÔNG AN”
Về thông tin nhà báo Hoàng
Khương đăng tải ba ngày trước, em dâu của ông bị giết chết chết tại trụ sở công
an thị xã Ninh Hòa, do… tự đâm vào cổ, ông Hoàng Khương cho biết, em họ ông là
Nguyễn Trọng Chinh, và là chồng của nạn nhân đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án.
Nhà báo Hoàng Khương viết:
“Sáng nay 17-10, ông Nguyễn Trọng Chinh (chồng Huỳnh Thị Nhung), đã chính thức
gởi đơn đến Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị khởi tố
vụ án chết người xảy ra tại tụ sở Công an Thị xã Ninh Hòa“. Nội dung đơn như
sau:
“Tôi tên Nguyễn
Trọng Chinh, sinh 1-12-1969, ngụ tại thôn Tân Khánh 2, xã Ninh Sim, Ninh Hòa,
Khánh Hòa. Là chồng của Huỳnh Thị Nhung, sinh 13-1-1973.
Nay tôi làm
đơn này gởi đến cơ quan điều tra Công an tình Khánh Hòa nội dung sau đây: Vào
lúc 15 giờ ngày 13-10, lực lượng cảnh sát hình sự Công an Thị xã Ninh Hòa đã ập
vào nhà và bắt giữ vợ tôi là Huỳnh Thị Nhung để xác minh, làm rõ một số dấu
hiệu vi phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh nhạy cảm.
Đến 18 giờ
cùng ngày, vợ tôi được lực lượng công an đưa về lấy lời khai tại trụ sở Công an
Thị xã Ninh Hòa. Đến 8 giờ sáng 14-10, tôi nhận được thông tin của chủ tịch xã
Ninh Sim gọi lên Công an Thị xã có việc. Tại đây tôi được thông báo vợ tôi đã
tử vong, nguyên nhân do vợ tôi dùng kéo đâm vào cổ tự xác.
Tôi khẳng
định từ trước đến nay trong quá trình hoạt động kinh doanh nhà nghỉ gia đình
tôi chưa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vi phạm các quy định về lĩnh
vực kinh doanh nhà nghỉ. Thứ hai, trước thời điểm xảy ra sự việc, tinh thần vợ
tôi vẫn bình thường, ổn định, không mâu thuẩn với bất cứ ai nên việc vợ tôi
quẫn bách bách dẫn đến hành động tự sát như thông báo của Công an Thị xã Ninh
Hòa là không có cơ sở.
Vì các lẽ
trên, nay tôi đại diện cho gia đình người bị hại đề nghị Cơ quan điều tra Công
an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án chết người để làm rõ những nội dung sau:
1. Tại sao,
nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của vợ tôi là Huỳnh Thị Nhung?
2.Ai là
người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các chết của vợ tôi?
3.Việc bắt
giữ người có đúng trình tự pháp luật hay không? Có dấu hiệu tội phạm của việc
bắt giữ người trái pháp luật để dẫn đến cái chết của vợ tôi hay không?”
4.Yêu cầu
giám định ghi âm, ghi hình toàn bộ quá trình hỏi cung (theo quy định tại khoản
6 Điều 183 BLTTHS 2015)”
Nguồn tin:
Fb Hoàng Khương
Báo Tiếng Dân
Báo Tiếng Dân
Pháo
hạm Trung Quốc trên sông Mê Kông
Thanh Niên15/10/18 00:00 GMT+71
liên quanGốc
Giới chuyên gia tỏ ra lo ngại nguy cơ từ tình
trạng Trung Quốc điều tàu tuần tra và tìm cách mở đường cho tàu lớn xuôi dòng
Mê Kông.
01B
Pháo hạm Trung Quốc tuần
tra trên sông Mê Kông - Ảnh: Chụp màn hình NPR
Hằng tháng, Trung Quốc
đều đặn triển khai một số tàu cảnh sát được trang bị pháo từ tỉnh Vân Nam để
xuống tuần tra khu vực sông Mê Kông nằm giữa Lào, Myanmar và Thái Lan. Theo
tường thuật của Đài NPR, pháo hạm Trung Quốc đi đến đâu là hụ còi inh ỏi đến đó
và có những thời điểm, Lào lẫn Thái Lan phải điều động lực lượng theo dõi sát
sao. Trung Quốc bắt đầu đưa tàu tuần tra nhằm đảm bảo “an ninh biên giới trên
sông” sau vụ 13 thuyền viên trên 2 tàu chở hàng nước này bị cướp sát hại hồi
tháng 10.2011. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tỏ ra hoài nghi trước ý định thực
sự đằng sau. Chuyên gia Elliot Brennan thuộc Viện Nghiên cứu an ninh và phát
triển chính sách (Thụy Điển), nhận định: “Sự hiện diện của tàu pháo Trung Quốc
là nhằm tăng cường ảnh hưởng cũng như gửi thông điệp thể hiện sức mạnh với các
nước trong khu vực”.
Bên cạnh đó, từ năm
ngoái, Trung Quốc lên kế hoạch nạo vét quy mô lớn, dùng mìn cho nổ tung nhiều
cồn bãi trên các đoạn sông nối Vân Nam tới tỉnh Luang Prabang ở Lào và tỉnh
Chiang Rai của Thái Lan nhằm phục vụ tàu trọng tải đến 500 tấn. Khi đó, chính
phủ Thái đồng ý hợp tác và thậm chí đã thông qua dự án khảo sát để xác định
khối lượng nạo vét. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải phản đối gay gắt từ người
dân địa phương cũng như các nhà hoạt động bảo vệ môi trường ở Thái Lan và chính
quyền Bangkok cuối cùng thông báo hủy bỏ kế hoạch hợp tác. Tuy nhiên, giới quan
sát trong nước vẫn nghi ngại Trung Quốc đang ra sức tác động để chính phủ Thái
chấp thuận trở lại. “Dùng mìn phá thác ghềnh không chỉ hủy hoại hệ sinh thái,
đe dọa an ninh lương thực mà còn mở đường cho tàu cỡ lớn xuôi dòng, có thể bao
gồm cả chiến hạm”, ông Niwat Roikaew, người đứng đầu Tổ chức Bảo vệ môi trường
Rak Chiang Khong (Thái Lan), nói với Reuters.
“Trung Quốc đang đẩy
mạnh quân sự hóa Biển Đông, cùng lúc tăng cường hoạt động nhằm kiểm soát cả
dòng sông Mê Kông”, chuyên gia Brennan lưu ý. Đối với Biển Đông, cộng đồng quốc
tế gần đây liên tục bày tỏ quan ngại và có các động thái đảm bảo tự do hàng hải
sau những hành động bồi đắp và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc. Trong khi
đó, “không giống Biển Đông, các nước bên ngoài hầu như không can dự vào vấn đề
sông Mê Kông nên Trung Quốc không phải đối mặt trước áp lực từ Mỹ cùng đồng
minh”, NPR dẫn lời học giả Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại học Chulalongkorn
(Thái Lan) nhận định.
Bên cạnh đó, trong vòng
1 thập niên qua, Trung Quốc cấp tập đầu tư xây dựng 10 đập thủy điện cùng một
số dự án đã được lên kế hoạch trên dòng sông Mê Kông, bất chấp sự phản đối
quyết liệt của dư luận trong khu vực lẫn các chuyên gia quốc tế. “Sinh kế của
gần 60 triệu người ở vùng hạ lưu Mê Kông bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và VN
đều gắn bó với dòng sông. Các đập thủy điện Trung Quốc hiện là mối đe dọa đối
với khu vực”, ông Thitinan nhấn mạnh.
Trả lời phỏng vấn Đài
WSNC, bà Phongsee Sriattana (52 tuổi), sống tại làng Sob Ruak của Thái Lan gần
ngã ba sông giáp Lào và Myanmar, cho biết: “Lúc tôi còn trẻ thì sông đầy cá.
Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc xây đập thủy điện, mực nước sông thay đổi thất
thường và sản lượng cá sụt giảm nghiêm trọng”. Theo bà, Trung Quốc xả nước đập
thủy điện nếu muốn để tàu chở hàng xuống hạ lưu và giữ nước khi không có tàu đi
qua, khiến nhiều người mất đi sinh kế. Tương tự, ông Singkha Wantanam (61 tuổi)
than thở: “Tôi lo ngại Trung Quốc xây dựng thêm đập thủy điện. Không ai có thể
ngăn chặn họ và dần không còn cá để đánh bắt”.
Phúc Duy
No comments:
Post a Comment