Friday, October 12, 2018

20181012 Bản tin biển Đông


20181012 Bản tin biển Đông


Mỹ siết chặt việc Trung Quốc nhập khẩu công nghệ hạt nhân
12/10/2018
 01
Hình minh hoạ.

Hoa Kỳ siết chặt kiểm soát việc Trung Quốc nhập khẩu công nghệ hạt nhân dân sự để ngăn ngừa việc sử dụng cho quân sự và các mục đích không được phép khác, Bộ Năng lượng Mỹ loan báo ngày 11/10.
Washington đưa ra loan báo này một ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã bắt giữ và truy tố một gián điệp làm việc cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc với cáo buộc gián điệp kinh tế. Bộ Tư pháp nói đặc vụ người Trung Quốc Xu Yanjun cũng tìm cách đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ. Bắc Kinh bác các cáo buộc này.
Bắt đầu từ năm ngoái, Hội đồng An ninh Quốc gia dẫn đầu cuộc đánh giá các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu thập nguyên liệu hạt nhân, thiết bị và công nghệ tiên tiến từ các công ty Mỹ, các giới chức chính phủ cho báo giới biết ngày 11/10.
Cuộc đánh giá này xuất phát từ việc Trung Quốc tăng cường nỗ lực thủ đắc tài sản trí tuệ của Mỹ, họ cho biết thêm.
Chính sách mới loan báo hôm nay có hiệu lực tức thời, đề ra hướng dẫn cho việc đánh giá lại mọi sự chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc hiện nay và trong tương lai.
Xuất khẩu hạt nhân của Mỹ sang Trung Quốc lên tới 170 triệu đô la trong năm ngoái.

Mỹ thúc ép đồng minh cô lập thương mại Trung Quốc
08/10/2018 10:07
[post_view]
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU), Anh, và Nhật Bản ngưng thoả thuận thương mại song phương với Trung Quốc nhằm tiếp tục cô lập đối thủ thương mại của mình, tờ Financial Times ngày 7.10 đưa tin.
Thoả thuận thương mại mới giữa Mỹ với Canada và Mexico bao gồm một điều khoản yêu cầu hai quốc gia láng giềng thông báo mỗi khi cần thoả thuận với một “nền kinh tế phi thị trường” (NME). Điều khoản có thể buộc các quốc gia này tiết lộ chi tiết các đàm phán đồng thời cho phép Washington từ bỏ thoả thuận NAFTA mới một khi các thoả thuận riêng được ký kết.
Biện pháp này đã bị giới quan sát Canada chỉ trích, cho rằng quyền tự chủ và chính sách thương mại của Ottawa sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng tiết lộ Mỹ sẽ tiếp tục đề ra điều khoản này trong các thoả thuận đang được tiến hành với EU, Nhật Bản cũng như thoả thuận với Anh trong tương lai một khi nước này rời liên minh 28 nước. 

02

Tổng thống Trump buộc các nước đồng minh chọn lựa giữa Mỹ và Trung Quốc – Ảnh: Reuters
“Liệu đây có phải là tiền đề cho tương lai không? Chắc chắn rồi”, tờ báo Anh dẫn lời vị quan chức cấp cao. “Chúng tôi cần phải chắc chắn bất kỳ thoả thuận nào chúng tôi ký kết sẽ không bị Trung Quốc phá hoại và rằng Trung Quốc không tìm được cửa sau để tiếp cận thị trường Mỹ”.
Điều 32.10 của Thoả thuận Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) khá đặc biệt bởi nó quy định các đồng minh Mỹ phải chọn giữa Washington và Bắc Kinh.
“Thông điệp chính trị còn quan trọng hơn hiệu lực pháp lý”, ông Roland Paris, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Ottawa nhận định. “Thông điệp gửi đến Canada là “Cẩn thận với Trung Quốc”, và thông điệp gửi đến Trung Quốc là “Đừng rớ tới Bắc Mỹ””.
Ông Arthur Dong, giáo sư Trường Kinh doanh Mc Donough của Đại học Georgetown nói rằng nỗ lực thúc đẩy các nước ngừng giao dịch với Trung Quốc đánh dấu “một bước tiến so với quan điểm thương mại trước đây của Mỹ” và “không gì khác ngoài dự tính tái khởi động chiến lược cho trật tự thương mại toàn cầu”.
“Nếu EU hay Nhật Bản tiến hành thoả thuận thương mại trực tiếp với Trung Quốc, họ cần phải cẩn trọng bởi chắc chắn sẽ có hậu quả”, ông Dong nói.
Chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ đưa ra điều khoản tương tự khi đàm phám với Anh trong năm sau, một khi nước này rời EU.
“Tôi có thể nói là chúng tôi chắc chắn sẽ đề cập đến NME trong thoả thuận đó… nếu chúng tôi bước vào thoả thuận thương mại tự do với Anh, vậy chúng tôi có yêu cầu, bạn có cần phải hợp tác với chúng tôi để đối phó với mối đe doạ thương mại toàn cầu lớn nhất không? Chắc chắn rồi”, quan chức Nhà Trắng cho biết.
Việc các đối tác thương mại của Mỹ tiến hành thoả thuận với Trung Quốc là điều khó xảy ra. Mỹ, Nhật Bản và EU từ lâu đã đồng thanh phê phán các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn quan ngại về khả năng đó.
“Chúng tôi luôn quan ngại về nỗ lực cản phá Mỹ của Trung Quốc bằng cách thoả thuận với các nước khác”, vị quan chức Mỹ khẳng định. “Quan điểm của chúng tôi là mối đe doạ từ Trung Quốc là điều chúng ta cần phải đối phó… và chúng ta cần phải hợp lực”.
Theo : oxii.vn


----- Thư được chuyển tiếp -----

Đã gửi: 04:53:59 GMT-7, Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018
Chủ đề: [BTGVQHVN-2] - Mỹ thúc ép đồng minh cô lập thương mại Trung Quốc



Số phận Nguyễn Tấn Dũng hậu "nhất thể hoá": Thà mất đảng hay mất mạng?

03

Sau đại hội 12, từ cái lò Nguyễn Phú Trọng bốc cháy, từ số phận của những con ma tù như Đinh La Thăng đến những kẻ còn sống nhưng ngắc ngoải như Đinh Thế Huynh, hoặc đã chết vì virus lạ như Trần Đại Quang theo bàn tay bắt ấn của phù thuỷ TBT... một câu hỏi luôn luôn âm ỉ cháy: Chừng nào thì đến phiên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Và sau cuộc thâu tóm quyền lực chớp nhoáng vừa xảy ra, TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì với cựu thù "đồng chí X"? Câu trả lời không nằm ở  hay không mà là khi nào.

Mục tiêu đốt lò 

Mục tiêu của giai đoạn một trong cuộc đốt lò không chỉ gói gọn vào việc bỏ tù một số "đồng chí tội phạm". Mục tiêu sâu kín trong thời gian này là tạo mối sợ hãi và từ đó dẫn đến sự thuần phục của toàn thể BCT và TƯĐ. Trong một đảng mà chính các lãnh đạo chóp bu phải công nhận nó là bình chuột tham nhũng thì tất cả đều là chuột, tay chân đã nhúng chàm. Suốt thời gian qua, bằng cái lò nhập cảng từ Bắc Kinh và kế sách của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc gieo rắc kinh hoàng trong hàng ngũ nội bộ, đương chức lẫn về hưu. Tất cả đều thắc thỏm với câu hỏi sinh tử: Khi nào sẽ đến phiên mình trong cuộc đốt lò "sai đến đâu xử đến đó và không có điểm dừng" của Nguyễn Phú Trọng? 

Kết quả cao nhất mà Nguyễn Phú Trọng đạt được là sự im lặng trong sợ hãi của toàn bộ quan chức trước cái chết rất "lạ" và "hiếm" của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và 100% cánh tay giơ lên đồng ý cho Nguyễn Phú Trọng chiếm đoạt ghế trống Chủ tịch Nước. Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện được mục tiêu chính cho giai đoạn một của cuộc đốt lò: Thâu tóm quyền hành và trở thành kẻ có quyền lực nhất trong lịch sử đảng - thực sự hơn cả Hồ Chí Minh, vốn chỉ là một kẻ bù nhìn bị nắm đầu bởi Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. 

Khúc củi Nguyễn Tấn Dũng 

Tất cả những gì xảy ra tại Việt Nam là theo phiên bản của Tàu. Mọi kế hoạch nằm trên bàn giấy của Nguyễn Phú Trọng đến từ Bắc Kinh. Những gì đã xảy ra trong cuộc "đả hổ đập ruồi" của "Hoàng đế" Tập Cận Bình thì sẽ được tiến hành tương tự bởi quan thái thú thiên triều Nguyễn Phú Trọng, kẻ sắp lên ngôi "vua" tại Ba Đình. Không chỉ vài chục con hổ, con ruồi bị đả, bị đập mà cũng hàng trăm con hổ, hàng ngàn con ruồi sẽ bị truy cùng đuổi tận và tiêu diệt. 

Với Nguyễn Phú Trọng, có nhiều "nhu cầu" phải được "giải quyết" đối với đồng chí X. 

1. Mối nhục vì "đồng chí X": 

Nguyễn Phú Trọng khó mà quên được nỗi nhục của một TBT khi phải nghẹn ngào, muốn bật khóc để thú nhận trước toàn đảng rằng - “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” tại buổi bế mạc Hội nghị lần thứ 6 của BCHTƯĐ vào ngày 15/10/2012. Nếu quân tử 10 năm trả thù chưa muộn thì 6 năm là một thời gian quá dài đối với tiểu nhân Nguyễn Phú Trọng. Với thành quả và thế "nhất thể hoá" đang ồ ạt dâng cao theo "ý đảng lòng dân" từ các loa phường, đã đến lúc thù xưa phải trả. 

2. Tiền: 

Trong 10 năm làm mưa làm gió, Nguyễn Tấn Dũng trở thành kẻ tham nhũng "vĩ đại" nhất trong lịch sử đảng. Những "thất thoát" 800 tỉ bởi Đinh La Thăng hay mấy chục tỉ đồng mà trùm cờ bạc đút cho các tướng công an không thấm vào đâu so với những gì mà đồng chí X "thu hoạch" trong 2 nhiệm kỳ. Với tình trạng thiếu thốn trong "kho bạc của đảng", với nhu cầu phải nuôi âm binh lúc nào cũng khát tiền, với nỗi khó chịu khi nhìn tên thù địch vẫn tiếp tục phây phây "làm người tử tế" với núi tiền trong tay, "người đốt lò vĩ đại" phải xử lý mớ tài sản khổng lồ của tên "tham nhũng vĩ đại".

3. Thế lực đối nghịch: 

Mấy chục khúc củi bị cho vào lò chỉ tạo nên sự sợ hãi nhưng chưa triệt tiêu được thế lực của đồng chí X. Trong suốt 10 năm, Nguyễn Tấn Dũng đã gầy dựng một mạng lưới đàn em lan rộng từ trung ương đến địa phương. Bao nhiêu người trong các bộ, ban ngành là đàn em thân tín? Bao nhiêu Bí thư, Chủ tịch từ cấp tỉnh trở xuống là đệ tử trung thành? Mạng nhện này vẫn còn nắm trong tay quyền và tiền - rất nhiều tiền; vẫn còn đủ để là một lực lượng chính trị đối "trọng" nguy hiểm. Nguyễn Phú Trọng khó mà ngủ yên trên ngai vàng nhất thể nếu thế lực này vẫn còn nghêng ngang trên ghế quyền lực và tài sản khổng lồ của chúng trong các trương mục ngân hàng nước ngoài vẫn chưa được chuyển nhượng cho phe cánh của TBT-CTN. 

Nguyễn Tấn Dũng: Mất đảng hay mất mạng? 

Đi ngang quan tài Trần Đại Quang, Nguyễn Tấn Dũng phải tự hỏi: Chừng nào đến phiên mình? Và câu hỏi kế tiếp: Mất đảng hay mất mạng? 

Trong tình huống ngày càng đen tối như cuộc đời của Trần Đại Quang, Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn một con đường thoát: vùng lên bảo vệ mạng sống, chống lại Nguyễn Phú Trọng dù phải chống lại cả đảng đang bị Nguyễn Phú Trọng khống chế, thao túng. 

Bên cạnh lực lượng đàn em vẫn còn sống, còn tiền, còn quyền, muốn đối "trọng", Nguyễn Tấn Dũng cần phải có thêm sự hỗ trợ của quần chúng trong và ngoài đảng. Đó là những thành phần đang lo âu trước hiểm họa Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một đặc khu của Tàu dưới sự "lãnh đạo" của thái thú Nguyễn Phú Trọng. Biến cố hàng trăm ngàn người khắp nước xuống đường biểu tình chống Dự luật Đặc Khu vào ngày 10 tháng 6, 2018 là một minh chứng mà Nguyễn Tấn Dũng biết rõ hơn ai hết. 

Dĩ nhiên, người ta sẽ không quên được tên nào là trùm tham nhũng trong 10 năm đã vơ vét cạn tàu ráo máng tài sản quốc gia. Nguyễn Tấn Dũng cần phải có những "nỗ lực thành khẩn" nhằm trả nợ quá khứ để cứu mạng tương lai. 

Hãy nhìn những gì đã xảy ra tại thiên triều phương Bắc và những gì vua Tập đã làm. Nguyễn Phú Trọng sẽ không dừng lại ở một vài khúc củi trong thời gian tới. Chiếm đoạt cả 2 ghế để trở thành vua không phải chỉ để ngồi nhìn kẻ thù làm tên tỷ phú đô la tử tế. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Bắc Kinh, ông vua-thái thú Ba Đình sẽ tiến hành một cuộc tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng và càn quét mạng nhện của đồng chí X đã từng làm Tổng bí thư sụt sùi. 

Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn một chọn lựa: thà mất đảng hơn là mất mạng. 

12.10.2018


Chiến tranh thương mại US-Vietnam-China

04
Mỹ và Canađa đạt được thỏa thuận một tiếng đồng hồ trước khi hết thời hạn thương lượng đêm 30 tháng 9, 2018 vừa qua để có thoả ước thương mại USMCA (US Mexico Canada Agreement), thay thế thỏa ước NAFTA có trước đây 24 năm. Cả năm trời bàn bạc ở cấp Bộ trưởng, Đại sứ giữa Mỹ và Canađa, không bên nào chịu nhượng bộ quyền lợi kinh tế. Đoạn cuối cả Thủ tướng Trudeau cũng can thiệp. Trump nói toẹt ra không ưa ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland quá cứng rắn. 

Nhìn bên ngoài, chỉ là thoả ước thương mại, mua bán qua lại giữa 3 quốc gia trên. Có điều lệ dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng nhìn kỹ vào sẽ thấy liên quan đến Tàu cộng (TC).


TC là lá bài trong cuộc thương thuyết một bên Hoa Kỳ, một bên Canada và Mexico, ám chỉ nếu Hoa Kỳ chơi ép, họ sẽ mở cửa đón TC vào.

 05
TT Donald Trump.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau viếng TC, 2017 

TC, cái gai thọc vào cạnh sườn bấy lâu về thương mại và quân sự, chính trị ẩn sau lưng, chính phủ Trump muốn nhổ đi và chiếm thế thượng phong vừa thương mại đồng thời tiềm ẩn cả quân sự. 

Vì vậy Hoa Kỳ đã nhân nhượng không đánh thuế vào kỹ nghệ xe hơi Canada và các lãnh vực văn hóa, môi sinh. Bù lại, Canada chấp nhận sản phẩm sữa của Hoa Kỳ vào thị trường Canada. 

Quan trọng hơn cả là điều 32.10 của dự thảo thỏa ước đang chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn. 

Theo điều 32.10: Canada và Mexico phải thông báo cho Hoa Kỳ biết 3 tháng trước khi khỏi sự thương thuyết với quốc gia "không thuộc kinh tế thị trường" (non market). 

Trong khi thương lượng (giả sử đó là Bắc Kinh), Mexico và Canada phải cập nhật cho Hoa Kỳ biết về nội dung bàn bạc. 

Dù đạt thoả thuận (với quốc gia thứ tư) đi chăng nữa, Hoa Kỳ được quyền nghiên cứu chi tiết của thoả thuận, có quyền rút ra khỏi thoả ước USMCA sau khi báo trước 6 tháng. 

Tờ Financial Times ngày 8 tháng 10, 2018 gọi USMCA là viên thuốc độc cho TC, có mục đích ngăn chặn xứ cộng sản Á châu xâm nhập thêm nữa vào thị trường Hoa Kỳ. 

Các nhà bình luận và các kinh tế gia đều nói rằng điều khoản nói trên nhằm vào TC, vốn không phải là kinh tế thị trường vì TC có quá nhiều công ty quốc doanh, ngoài ra giá cả hàng hoá bị điều chỉnh theo chỉ thị của chính phủ. 

Nghĩa là, Hoa Kỳ khéo léo cản Mexico và Canađa không được mở rộng cửa cho hàng TC ào ạt xâm chiếm, từ đó lại chạy vào thị trường Mỹ dưới hình thức hàng đã chế tạo, hoặc nguyên liệu thô. 

 06
Giả dụ Hoa Kỳ hủy bỏ USMCA, khi ấy hàng rào quan thuế của Mỹ sẽ rất mạnh tay giáng xuống kỹ nghệ xe hơi của Canada và Mexico, cùng các sản phẩm khác mà không phân biệt hàng có dùng nguyên liệu của TC hay không. Kinh tế cả 3 xứ sẽ trì trệ, thất nghiệp sẽ lên cao... 

Viễn ảnh đó làm Mexico, Canada ngần ngại không muốn tiến quá xa với TC. 

Yang Yundong, phát ngôn viên của tòa Đại sứ TC tại Canada gọi hành động đó là "thói bất lương". Dĩ nhiên khi mất miếng ngon TC phải nổi nóng! 

Việt Nam đã và đang là chư hầu của Bắc Kinh, hàng hoá TC tràn ngập, sắp tới sẽ tăng thêm hàng đội lốt Việt Nam, với nhãn hiệu, giấy tờ xuất xứ từ Việt Nam, nhưng là hàng TC 100% xuất cảng đi Mỹ. 

Việt cộng lấy làm hý hửng ngồi rung đùi kiếm hoa hồng xuất cảng. 

Ngụy quyền Hà Nội làm ngơ và để kinh tế Việt Nam lún sâu vào sự lệ thuộc TC. Chúng chấp nhận mất chủ quyền, mất kinh tế sinh sống. 

Việt Nam đang khao khát Hoa Kỳ xem xét lại TPP (Trans Pacific Partnership), chính phủ Trump không tham gia. TC không có chân trong TPP, dễ hiểu vì TPP là sáng kiến của chính phủ Obama nhằm chận đứng TC. 

Chẳng lẽ Hoa Kỳ không biết, không thấy việc TC tuôn hàng sang Việt Nam và đổi nhản để xuất đi Mỹ? 

Dĩ nhiên là biết, thử hỏi tòa đại sứ Hoa Kỳ cùng các toà Tổng lãnh sự, hoặc Lãnh sự Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam để làm gì. Tùy viên thương mại của Mỹ ở Hà Nội, Sài Gòn để làm gì? Chưa kể lớp nhân viên CIA giả dạng nhân viên, chuyên viên, hay Việt kiều du lịch, hoặc về ở lâu dài tại Việt Nam (với vợ bé, cave), biết ai trong số đó là nhân viên tình báo? Chuyện tình báo quân sự, kinh tế, kỹ thuật, thiên hình vạn trạng, chúng ta chỉ biết khi việc bại lộ. Họ làm gì, cách nào, săn tin ở đâu, liên lạc, mua chuộc những ai, chỉ họ biết. 

Vì vậy, sớm muộn sẽ tới phiên hàng hóa Việt cộng bị vạ lây, sa bẫy thuế xuất hoặc hàng rào quan thuế. 

Có nhiều cách khác nhau để nước chủ nhà làm khó dễ hàng hoá nhập cảng, thí dụ: 

- Nguồn nguyên liệu thô của món hàng không rõ ràng (gỗ, nhựa từ đâu ra). 

- Không an toàn hoặc không hợp vệ sinh cho người sử dụng (mắm khô, mắm ruột, tôm khô... rất dễ vi phạm vệ sinh). 

- Có độc tố trong màu sơn, lớp tráng bên ngoài (mức thủy ngân quá cao...) 

Với viễn ảnh TC bị mất thị trường Hoa Kỳ (3.953 tỷ đô la/năm) và tham vọng duy trì thế mạnh trên thị trường xuất khẩu thế giới, Bắc Kinh sẽ ép kinh tế Việt cộng nhiều hơn nữa và như thế Hà Nội ngày càng nô lệ TC sâu hơn. 

Một khi Hoa Kỳ đánh thuế nặng hàng TC (nhãn hiệu Việt Nam), cả TC lẫn Việt Nam đều thiệt hại, sập vốn không chừng. Xin nhớ rằng kinh tế TC lệ thuộc vào nhân công rẽ và xuất cảng qua Mỹ, tiền Yuan dựa vào đô la Mỹ (ngoại tệ bản vị - currency peg). 

Chính sách giảm di dân ảnh hưởng số dân Việt qua Mỹ làm công, tiền gởi về giảm. 

Tiền lời ngân hàng tăng, dân chúng thích tiết kiệm, để dành tiền hơn là gởi về Việt Nam. 

Hơn 13 tỷ Đô la gởi về kéo dài sự sống của VC hàng năm: 60% từ Mỹ, 20% Âu châu, 20% còn lại từ các quốc gia CS cũ Đông Âu và khu Á châu (báo cáo của UNDP Liên hiệp quốc). 

Bên cạnh kinh tế, Hoa Kỳ siết chặt TC vào vòng dây: 

- Tăng cường tuần tiễu biển Đông, tạo liên mình quân sự, hăm dọa hải quân TC. 

- La làng TC can thiệp chính trị, bầu cử ở Mỹ. 

- Tăng cường an ninh mạng lưới internet, phòng bị TC đánh cắp thông tin. 

Đàn em Âu Châu, khối NATO dĩ nhiên phải theo "đại ca" USA, có xé rào kinh tế đi nữa, cũng phải nể mặt, không làm mất lòng anh khổng lồ. Cuộc chiến thương mại với TC, thậm chí Hoa Kỳ có bị suy sụp kinh tế, các đồng minh đàn em cũng phải hết lòng giữ vững Đô la Mỹ (như trong khủng hoảng tài chánh 2008). 

TC khó lòng chịu nổi đòn thuế xuất, trong khi Hoa Kỳ có số vốn lớn, hậu thuẫn Âu Châu mạnh, dễ sống sót và vượt qua khó khăn. 

Bạn hàng lớn nhất của Mỹ không là TC, chính là Âu Châu, Canada, Mexico. TC đứng hạng tư. Bao nhiêu đó đủ thấy Mỹ cần TC, hay TC cần Mỹ. 

Tờ Washington Post, thứ Năm 11 tháng 10, 2018 cho biết an ninh liên bang Bỉ bắt giữ Yanjun Xu, gián điệp cao cấp của TC, đang thu thập tài liệu mật trộm từ hãng GE Aviation. GE Aviation là chi nhánh của GE (General Electrics), chuyên sản xuất động cơ phản lực. 

Tên này giữ chức phó Giám đốc an ninh tỉnh Giang Tô, trực thuộc Bộ Quốc An. Đã từng lường gạt các khoa học gia đến TC, đoạt tài liệu mật. Xu bị dẫn độ từ Bỉ sang Hoa Kỳ để thẩm vấn thêm và truy tố trước tòa ở Cincinnati. Lần đầu tiên Bỉ, hay nói chung Âu Châu cho dẫn độ gián điệp qua Mỹ. 

Trước đối thủ TC quá hung hăng quân sự ở biển Đông, đầy tham vọng qua chương trình "Một con đường, một vòng đai", xuất cảng hàng hóa tràn ngập, ảnh hưởng kinh tế, công ăn việc làm địa phương, hay trộm cắp kỹ thuật tân tiến về quân sự, kinh tế... nên dù không ưa cá nhân Trump, Âu Châu chịu xích lại gần Hoa Kỳ do quyền lợi chung bị đe dọa. 

Tạm thời Hoa Kỳ chưa muốn động đến cs Việt Nam, Hoa Kỳ muốn dùng lá bài Việt Nam để bủa vây TC. Khi ra tay khuấy động kinh tế Việt Nam, TC sẽ thêm phần khốn đốn. 

CS Ba Đình, chân trong chân ngoài, đưa con cháu "du học trốn" ở Mỹ, Canada... hay các quốc gia Âu châu, dọn đường bỏ chạy, vừa giữ được mạng, vừa tẩu tán tiền của cướp bóc nhân dân Việt Nam bấy lâu. 

Không ngẫu nhiên, mấy tấm ảnh con trai Nguyễn Thị Kim Tiến ăn chơi bị đưa lên báo. 

Cũng không vô tình, nhà của Nguyễn xuân Phúc hiện ra khơi khơi. Hay thẻ thường trú của Võ kim Cự nổi lên như cồn cát giữa biển. Phải có sắp xếp. 

 07

Đến lúc cần, chỉ cần sở thuế Mỹ, Canada... “bỗng nhiên” thấy thiếu vài chục triệu tiền thuế vì các đương sự giấu tiền ở trương mục này nọ. 

Tiền luật sư và hoàn trả tiền thuế cộng với tiền lời trong 10 năm, đủ để chúng ăn ngủ không yên, không biết ngày nào vô tù. 

Chính trị quốc tế còn nhiều đòn phép không ai ngờ, cs Việt Nam bất quá chỉ là những kẻ thời cơ, lúc nào cũng tưởng khôn hơn người khác. 

Trước hết hãy xem trận đấu thuế xuất giữa Mỹ và TC, hiệp hai sẽ đến phiên CS Việt Nam. 

12.10.2108 




No comments:

Post a Comment