Monday, August 27, 2018

20180827 Bản tin biển Đông


20180827 Bản tin biển Đông

Vietnamese pay tribute to John McCain
Former Vietnamese jailer says he respected Sen. McCain
China targets rumors, religion in updated party rules

2 hrs · 
Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH
by dongsongcu

SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH QL-VNCH là Sư đoàn lớn nhất và danh tiếng nhất trong 11 Sư đoàn Bộ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Đã bao phen làm địch quân csbv hồn phi phách tán ngay tại vùng địa đầu giới tuyến.
Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú tại Quân Khu I VNCH, giáp ranh Vĩ tuyến thứ 17.
Đại tá Nguyễn Văn Điềm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1- Sư đoàn 1 Bộ Binh. Năm 1971
Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh năm 1973-1975 , Vị quốc vong thân ngày 28 thang 3 năm 1975
SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH VÀ CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719
Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, thời gian còn lại các chiến sĩ mang trên vai áo Số 1 đã trấn giữ và hành quân liên tục trên một vùng chiến trường thật quá khắc nghiệt cực Bắc Quân Khu I.
Một vùng khô cằn sỏi đá của hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. Hình ảnh người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những năm thăng trầm của lịch sử đã gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước.
Các anh luôn hiện diện trong đời sống quá đỗi cơ cực của người dân đất nghèo Cam Lộ, Gio Linh, cho đến Hương Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Phú Lộc. Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Những địa danh thật xa lạ mà người dân ở mãi tận vùng đất phì nhiêu Đồng Nai hay Cửu Long chưa từng nghe biết, bỗng đã trở thành quen thuộc từ trên trang đầu tin chiến sự những nhật báo hàng ngày.
Cồn Thiên, Khe Sanh, Quốc Lộ 9, Ba Lòng, Tà Bạt, Làng Vei, Ashau, A Lưới. Những chiến thắng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà còn vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đã tuyên bố : “Sư Đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”.
Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, vì bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, thì họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đã thành tâm nghiêng mình ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, thì những lời ấy là những lời thật lòng từ tận đáy thâm tâm.
Chiến dịch Lam Sơn 719 khởi diễn ngày 8.2.1971. Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh được vinh dự chọn làm nỗ lực chính đánh qua vùng Hạ Lào, nơi con đường huyết mạch mang tên Đường Mòn Hồ Chí Minh vận chuyển người và tiếp liệu địch xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Đèo Lao Bảo gần biên giới Lào-Việt. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I được thiết lập tại căn cứ Khe Sanh cũ, với danh xưng Hàm Nghi. Theo kế hoạch, quân Dù sẽ tấn công đến tận Tchépone và phá hủy Căn Cứ 604 nằm trên trục Đường Mòn Hồ Chí Minh. Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm nhiệm giai đoạn kế tiếp đánh tràn xuống hướng Nam phá hủy Căn Cứ Tiếp Vận 611 của địch. Sau giai đoạn này, tất cả các cánh quân của quân ta sẽ trở về Việt Nam bằng cả đường không vận và trên Quốc Lộ 9.
Sau khi các cánh quân Biệt Động Quân, trên hướng Bắc, Nhảy Dù trên trục đường 9 và những cao điểm 31, 30 phía Bắc Quốc Lộ này bị thiệt hại nặng, Bộ Tư Lệnh Lam Sơn 719 của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm quyết định tung một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh nhảy xuống Tchépone, Trung Đoàn 2 và 3 Bộ Binh trấn giữ những cao điểm dọc theo trục Quốc Lộ và gần Tchépone yểm trợ cho Trung Đoàn 1.
Ngày 6.3.1971, Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người hùng Mậu Thân 1968 cùng chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/2 của ông ồ ạt nhảy xuống khu vực ngoại ô thành phố Tchépone đái một cái rồi trở ra. Quân cộng đã rút hết về phía Nam sông Xepone chờ cơ hội khép chặt vòng vây và phản công tiêu diệt quân Nam. Nhiệm vụ vào Tchépon mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký thác đã xong, hang ổ hậu cần của giặc đã bị phá hủy, Thiếu Tá Huế nhận lệnh cấp tốc dẫn quân trở ra. Một lực lượng cộng quân hùng hậu với Sư Đoàn 2, 304, 308 và 324B tập trung lực lượng, quân số lên đến 40.000 người quyết tâm truy đuổi và tàn sát Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
Các Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm,Trung Đoàn 2 của Đại Tá Ngô Văn Chung và Trung Đoàn 3 Bộ Binh đều chạm nặng với giặc.
Giặc nhung nhúc khắp nơi như những đàn kiến háu đói. Được cho uống thuốc kích thích và bị dí súng từ phía sau, cán binh cộng cản không còn con đường nào khác ngoài mỗi việc ôm súng hò hét lao vào lửa. Trung Đoàn 1 Bộ Binh bị vây khốn tại Căn Cứ Lolo, tình hình càng lúc càng nguy ngập. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng mở cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu một tiểu đoàn đánh hậu cho toàn Trung Đoàn rút. Người anh hùng Lê Huấn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 xin nhận nhiệm vụ nặng nề này. Ôi cao cả biết ngần nào, người Lê Lai của thời đại lửa binh. Tiểu Đoàn của Trung Tá Lê Huấn nhận hy sinh để cho đồng đội được sống
Cuộc ác chiến Hạ Lào vỡ bùng lên với tất cả những khía cạnh thảm khốc và tàn nhẫn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước khổ ải của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 4/1 giữa trùng vây của giặc, đã không xin tải thương, mà chỉ xin tiếp tế đạn dược. Ngay cả lời thỉnh cầu này cũng không thể được thỏa mãn. Phi cơ tiếp tế không thể xuống thấp, dù là để xô những thùng đạn xuống, vì màn lưới phòng không dầy đặc của giặc.
Người lính VNCH không ngại chuyện tử sinh, nhưng các anh cần súng và đạn. Súng gãy, đạn hết, Trung Tá Lê Huấn và hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 lần lượt ngã gục.

Trận đánh dưới cơn bão pháo lửa đạn, đến sắt thép cũng phải chảy mềm, huống gì thịt da con người. Xác thân của những người anh hùng đó đã oan khuất nằm vùi trơ vơ giữa vùng rừng núi xứ người.
Chiến sĩ Tiểu Đoàn 4 dắt díu nhau đột phá mãi về hướng Đông, là hướng đất mẹ. Vài trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 4/1 khi được các phi công Hoa Kỳ dũng cảm liều mạng đáp xuống bốc được chỉ còn vỏn vẹn 32 tay súng.
Những khuôn mặt hốc hác đen nhẻm vì đói, khát, vì lao lực xông pha, vì nhiều đêm mất ngủ, quần áo rách nát vì gai góc núi rừng, đáng lẽ phải được vinh danh ngợi ca.
Thì bọn báo chí phương Tây bất lương, ti tiện diễn tả các anh như là những người hèn nhát chạy trốn cái chết tìm cái sống bằng cách bám càng trực thăng. Trời ơi, để cứu sống hàng ngàn sinh mạng đồng đội rút được về quê hương an toàn, người lính quá đỗi tội nghiệp thảm thương của chúng ta đã bị bọn vô lương phỉ nhổ và lăng nhục.
Chúng tôi viết những giòng này để tố cáo sự ác độc có toan tính của truyền thông thiên tả Tây phương, đặc biệt truyền thông phản chiến và những nhà làm chính sách Hoa Kỳ, với mục đích chuẩn bị dư luận thuận lợi cho quân Mỹ bỏ chạy ra khỏi Việt Nam và đổ vấy trách nhiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi lễ bàn giaoTiểu Đoàn cho vị Tiểu Đoàn Trưởmg mới là Trung Tá Nguyễn Văn Diệp, toàn Tiểu Đoàn 4 chỉ còn lại 50 chiến sĩ, kể cả quân số hậu cứ đứng nghiêm chào người chỉ huy.


No comments:

Post a Comment