Tuesday, April 9, 2024

20240410 Cong Dong Tham Luan

20240410 Cong Dong Tham Luan


Gặp Gỡ Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga, Bà Nguyễn Thanh Thuỷ, tại Paris - Paris Trà Đàm Official |

https://www.youtube.com/watch?v=bOssGitR-_Q

Đàn Chim Trắng & Lời Giới Thiệu - Mê Linh - Đình Đại

https://www.youtube.com/watch?v=0cPdj0LL01E

Tưởng Nhớ Nữ Quân Nhân VNCH

https://www.youtube.com/watch?v=rbiWaFvx72E

Sử Ca ĐÀN CHIM TRẮNG - Mê Linh trình bày - Đình Đại sáng tác - Chương trình ƯỚC MƠ VIỆT

https://www.youtube.com/watch?v=wPR6uEW4FgM

Phần 1 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=OohDbwHS6Tc

Phần 2 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=i19HUTR2gLM

Phần 3 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=xr_phfC-y0Q

Phần 4 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=y9S6zQZ7Wt8

Phần 5 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=IbZUBGpbg1s

Phần 6 - MC Bích Trâm phỏng vấn Biệt Đội Trưởng BĐTN, bà Nguyễn Thanh Thủy| Paris Trà Đàm Official|

https://www.youtube.com/watch?v=tfQdxZVW7EY

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 1 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=p5b-YPd4rGE

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 2 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=k2L2TXHmeIA

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 3 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=sf-_X7NR_L0

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 4 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=qk0oIsLCXLs

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 5 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=Mgs9VXoTars

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 06 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=hSCY7FCwyWc

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 07 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=y0yKmP-vkAg

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 08 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=c3vlbmnv-PY

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 09 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=dhcUJdVE554

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 10 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=NkGfgBGRaRM

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 11 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=Vb5SFE6Wwnw

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 12 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=XNCbE08tUh0

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 13 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=klxicNnw5cc

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 14 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=HM5o90pZ4a0

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 15 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=fnUZjHA-ezo

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 16 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=By-r_ZkWS4o

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 17 | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=fnEaECxaD3E

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 18 |Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=QUBoYDM_RVA

Biệt Đội Thiên Nga | Phần 19, phần cuối | Paris Trà Đàm Official | Đọc Sách Hải Ngoại |

https://www.youtube.com/watch?v=nfe0C-hcMeE

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

@kienluong5153

7 months ago (edited)

Thân mời 2 bạn Đình Đại và Thành Công hãy đọc cuốn sách

The Ether Zone B52 project Delta của tác giả R.C Morris

Boots On The Ground của Stephen A. Carpenter

để biết thêm thông tin về đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Cách Dù 81 VNCH. ĐT Phan Văn Huấn là người hùng đã chiến đấu tới giờ phút 25 cuối cùng chống cộng sản Bắc Việt ngày 30-4-1975, rất tiếc ông đã quá lớn tuổi nên cuộc phỏng vấn không được trọn vẹn. Xin nói thêm ĐT Phan Văn Huấn là những người đầu tiên được tuyển mộ để thành lập đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt VNCH năm 1957 với tên gọi Liên Đội Quan Sát / Sở Khai Thác Địa Hình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà TT Ngô Đình Diệm.

 

@paristradamofficial

 

1 year ago (edited)

Dạ xin cảm ơn anh đã quan tâm đến channel. Xin lỗi anh vì chúng tôi phải đi tìm câu trả lời từ những vị tiền bối trong cuộc nên có hơi lâu. Dạ xin mời anh xem câu trả lời của Đại Uý Lê Đắc Lực, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 BCD 81 sau đây: "Để trả lời cho câu hỏi của Bình Nguyên, chúng tôi (Đại Uý Lê Đắc Lực) xác nhận rõ ràng là chỉ có Đại Tá Phan Văn Huấn là Chỉ Huy Trưởng duy nhất của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù từ năm 1970-1975. Còn Cố Đại Tá Liêu Quang Nghĩa vào năm 1968, mới được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng Sở Liên lạc hay còn gọi là Biệt Kích Lôi Hổ. Đến năm 1971 là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Đoàn 4. Từ năm 1972 đến 1975 mất Nước là Tỉnh Trưởng Sóc Trăng. Giữa hai Đại Tá là hai người khác biệt nhau trong Chức vụ Chỉ Huy. Và nên nhớ giữa từ Biệt kích và Biệt Cách hoàn toàn khác biệt trong nhiệm vụ và phương cách hoạt động, hành quân. Đính kèm: Phóng sự trong ngày Lễ Tang cố ĐT.Liêu Quang Nghĩa, có chúng tôi đến đưa tiễn."

 

@caratmap3333

10 months ago

Mình xin đóng góp kiến thức lịch sử do mình tìm hiểu được để giải thích cho mọi người biết vì sao có cuộc chiến của người Việt quốc gia chống Việt cộng (Việt Minh): Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp và trả lại độc lập cho Việt Nam dưới chế độ Đế quốc Việt Nam, thể chế quân chủ lập hiến (tương tự như ở Nhật) với Bảo Đại là hoàng đế và Thủ tướng Trần Trọng Kim, đứng đầu chính phủ. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Bảo Đại thấy rõ Pháp sẽ quay trở lại tái thiết lập thuộc địa ở Việt Nam. Khi Pháp quay trở lại thì việc Nhật đảo chánh Pháp trước đó sẽ không được công nhận, do Pháp là bên chiến thắng (Pháp thuộc phe Đồng minh thắng trận, chung với Anh, Mỹ) còn Nhật là bên thua cuộc, và triều đại nhà Nguyễn nếu còn tồn tại sẽ là công cụ để Pháp tái xác lập thuộc địa, theo như Hòa ước Quý Mùi 1883 và nhiều hiệp ước khác. Vì thế, Bảo Đại đã chủ động đưa ra quyết định thoái vị, xóa bỏ chế độ nhà Nguyễn, vì khi nhà Nguyễn không còn nữa thì những hiệp định trước đây nhà Nguyễn đã ký với Pháp cũng sẽ không còn hiệu lực. Ở đây phải nhìn nhận rõ là hoàng đế Bảo Đại đã chấp nhận hy sinh một chế độ để tìm đường dành lấy độc lập cho cả một dân tộc. Và trong chiếu thoái vị, Bảo Đại gửi gắm trách nhiệm này cho Chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hòa, mà lúc ấy có đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận. Cần nói rõ rằng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chi Minh đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945 được hình thành bởi nhiều đảng phái chính trị, gồm Việt Minh, Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Đảng), Đại Việt (Đại Việt Quốc dân Đảng), Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội). Dễ thấy trong quốc hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cũng là lấy từ khẩu hiệu, tôn chỉ Tam dân của Quốc dân Đảng: "Dân tộc Độc lập - Dân quyền Tự do - Dân sinh Hạnh phúc". Tuy nhiên, sau khi được Bảo Đại hậu thuẫn để đạt đến đỉnh cao chính trị không lâu, Hồ Chí Minh khi đã là Chủ tịch nước đã ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6-3-1946, trong đó công nhận chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) là một thành viên của Liên hiệp Pháp. Đối với nhiều thành viên của các đảng phái Quốc gia cũng như người dân lúc ấy, hiệp định này đã tái công nhận Việt Nam là một thuộc địa hoặc một vùng nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Tất nhiên Bảo Đại (khi ấy đang là Cố vấn Vĩnh Thụy trong chính phủ HCM) rất không hài lòng về Hiệp định này nên ông đã bỏ ra nước ngoài vào ngày 16-3-1946. Hiệp định Sơ bộ tái công nhận VNDCCH là thành viên của Liên hiệp Pháp và cho phép Pháp kéo quân ra đóng ở miền Bắc đã khiến cho việc thoái vị của Bảo Đại trước đó trở nên vô ích (những hiệp định xác lập thuộc địa của Pháp thời nhà Nguyễn đã được xóa rồi mà giờ HCM lại tái ký với Pháp?). Chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) ngày nay đưa ra những giải thích rằng: "đây là một bước đi chính trị khôn khéo của Bác Hồ để tránh xung đột, kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng cho kháng chiến". Như vậy ký hiệp định cho Pháp thuận tiện kéo quân ra Bắc nhanh hơn là cách để kéo dài thời gian của HCM? Ngoài ra ở đây là còn công nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với toàn chế độ VNDCCH về mặt chính trị. Chính quyền CSVN còn đưa thêm lý do là "do quân đội của Tưởng Giới Thạch khi ấy tiến vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật lâu quá mà chưa chịu rút, nên phải ký hiệp định này để đưa quân Pháp ra miền Bắc để nhờ Pháp thay thế quân Tưởng". Quân Tưởng tiến vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật vào tháng 9-1945 và rút đi vào tháng 6-1946, tức là tổng thời gian 9 tháng, trong khi lúc ký Hiệp định Sơ bộ, HCM đồng ý cho Pháp đóng quân thêm 5 năm nữa rồi mới từ từ rút đi? Có 3 lý do chính để quân Tưởng trước sau gì cũng phải rút khỏi miền Bắc: 1) Trung Hoa Dân Quốc (CSVN thường gọi là chế độ của "Tưởng"), ngày nay thường được gọi là Đài Loan, vốn là 1 trong 5 thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc (LHQ). Mà đã là thành viên sáng lập LHQ thì dĩ nhiên Trung Hoa Dân Quốc phải tôn trọng những thỏa thuận quốc tế và chủ quyền của các quốc gia. Quốc dân Cách mạng quân (quân Tưởng) đến miền Bắc với trách nhiệm là giải giáp quân Nhật, sau khi hoàn thành thì đương nhiên trước sau gì cũng phải rút về. 2) Trung Hoa Dân Quốc là một trong những quốc gia chịu tàn phá nặng nề nhất của Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi phải trực tiếp đối đầu với quân Nhật trên đất liền, vì thế kinh tế, xã hội và mọi lĩnh vực khác đều đã đi xuống cực kỳ trầm trọng. Mục tiêu hàng đầu của Trung Hoa Dân Quốc đương nhiên là phải khôi phục lại đất nước đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Ngay cả Mỹ là một trong những nước ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc chiến này nhất, ngay sau chiến thắng Mỹ đã cho giải ngũ đến hơn hai phần ba quân số để tái bổ sung nguồn nhân lực, lực lượng lao động vào việc khôi phục nền kinh tế. Trung Hoa Dân Quốc thua kém hơn Mỹ về mọi mặt mà còn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nặng nhất, không thể nào có khả năng để duy trì 20 vạn quân chỉ đóng ở miền Bắc Việt Nam mà không lo giải quyết vấn đề kinh tế hay nhiều vấn đề khác. 3) Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (giữa Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông) chỉ là tạm hoãn sau Biến cố Tây An 1937, chứ chưa kết thúc hay được giải quyết dứt điểm, vì thế nguy cơ cuộc chiến này nổ ra bất cứ lúc nào là hoàn toàn có thể. Vấn đề của Tưởng Giới Thạch khi ấy là phải củng cố quân đội trong nước để giải quyết cuộc nội chiến này, chứ không phải đưa quân đi đóng mãi ở Bắc Việt (và lịch sử diễn ra sau đó đã chứng minh điều này). Từ 3 lý do chính ở trên cho thấy, việc phía CSVN viện cớ, đỗ lỗi cho quân Tưởng nên phải ký Hiệp định Sơ bộ là hoàn toàn vô lý hoặc rất thiển cẩn, thiếu trách nhiệm. Hiệp định này thực tế chỉ đẩy cuộc đấu tranh giành độc lập của các phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn hơn.

2

A green apple on a plant

Description automatically generated

@caratmap3333

10 months ago

Ngoài ra còn phải đề cập đến mối quan hệ của HCM với phía chính quyền Tưởng. Khi chủ tịch Việt Cách là Nguyễn Hải Thần đề nghị với tướng Lư Hán và Tiêu Văn nên đẩy HCM xuống làm Phó Chủ tịch nước và đưa Nguyễn Hải Thần lên làm Chủ tịch nước, 2 tướng này đã từ chối. Như vậy cho thấy HCM được sự ủng hộ của phía chính quyền Tưởng, chứ không phải như cách CSVN tuyên truyền là "Tưởng có âm mưu lật đổ chính phủ HCM". Ngoài ra còn phải đề cập đến giai đoạn năm 1943: Theo như nguồn tin trên trang baike (bách khoa) baidu của Trung Quốc thì tên Hồ Chí Minh (胡志明) có nguồn gốc là từ tướng Hầu Chí Minh 侯志明 (18961980) của Quốc dân Cách mạng quân (quân đội Tưởng Giới Thạch). Trích: "Ngay sau khi nhậm chức, ông (Hầu Chí Minh) phát hiện ra rằng Tổng tư lệnh Trương Phát Khuê đã bắt giữ Hồ Chí Minh (lúc này vẫn dùng tên là Nguyễn Ái Quốc), lãnh đạo của Việt Nam Độc lập Đồng minh, và ngay lập tức gọi điện thoại để nói với Tưởng Giới Thạch về tầm quan trọng của việc đoàn kết các lực lượng đồng minh ở châu Á lúc đó để cùng chung mục tiêu chống lại Nhật Bản và hỗ trợ vận chuyển viện trợ của Anh và Mỹ đi ngang qua Việt Nam. Tưởng chấp nhận ý kiến của ông ta, trả tự do cho Hồ Chí Minh, cho phép Việt Minh hoạt động ở Vân Nam và Quảng Tây, đồng thời bổ nhiệm Hầu Chí Minh làm đại diện chỉ đạo của Việt Minh." Nguyễn Ái Quốc sau khi được tướng Hầu Chí Minh thả ra khỏi nhà tù, Hầu Chí Minh đã giới thiệu Nguyễn Ái Quốc với tướng Trương Phát Khuê và Trương Phát Khuê đã đưa Nguyễn Ái Quốc lên làm chủ tịch Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội) tạm thay cho Nguyễn Hải Thần. Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên thành Hồ Chí Minh trong giai đoạn này (năm 1943) để tri ân người đã thả mình ra khỏi nhà tù, chính là lấy từ tên của tướng Hầu Chí Minh (侯志明). Như vậy mối quan hệ giữa HCM và phía chính quyền Tưởng thật ra là rất tốt đẹp chứ không như cách mà phía CSVN ngày nay luôn bôi xấu chính quyền Tưởng, còn việc chính quyền nào có tham vọng, mưu tính riêng cho quyền lợi đất nước họ thì cũng là điều đương nhiên. Còn nếu muốn nói quân Tưởng "đóng lâu" để nhằm lật đổ chế độ VNDCCH thì quân Tưởng vừa tiến vào miền Bắc đầu tháng 9-1945 là có thể lật đổ ngay nếu muốn, mà thậm chí hành động càng sớm càng tốt chứ cần gì phải "đóng quân lâu" rồi mới lật đổ chính phủ HCM? Thậm chí như ở trên có đề cập, CSVN có giải thích "ký Hiệp định sơ bộ là để hòa hoãn, để có thời gian xây dựng lực lượng kháng chiến", vậy quân Tưởng muốn cướp chính quyền của HCM thì phải cướp ngay khi Việt Minh còn chưa "có thời gian xây dựng lực lượng kháng chiến", chứ sao lại trì hoãn, đóng quân lâu để cho Việt Minh có thời gian xây dựng lực lượng? Cách giải thích chắp đầu vá đuôi của CSVN tự nó đã để lộ ra rất nhiều mâu thuẫn.

A green apple on a plant

Description automatically generated

@caratmap3333

10 months ago

Nhờ có viện trợ từ Mao Trạch Đông mà lực lượng Việt Minh bỗng chốc trở nên lớn mạnh. Chỉ vài tháng sau đó, Chiến dịch Biên giới 1950 (từ 16-9-1950 đến 14-10-1950) lực lượng của Việt Minh đã khai thông biên giới Việt - Trung để mở đường tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc. Chiến dịch Hà Nam Ninh (từ 28-5-1951 đến 20-6-1951) là lần đầu tiên Việt Minh đối đầu với quân Liên hiệp Pháp trong một thế trận quy ước - trận địa chiến chứ không phải chỉ là du kích như những năm trước đó. Pháp muốn kết thúc sớm chiến tranh nên mới lập ra trận Điện Biên Phủ 1954, thách thức Việt Minh tung một lực lượng lớn (gồm 4 sư đoàn bộ binh chủ lực) để tấn công cứ điểm này, khi ấy Pháp sẽ tận dụng hỏa lực vượt trội (pháo và không quân, những loại vũ khí mà Việt Minh không có trước đó) để tiêu diệt toàn bộ quân chủ lực của Việt Minh, từ đó kết thúc sớm chiến tranh. Điện Biên Phủ cũng là kinh nghiệm của Pháp từ trận Nà Sản 1952, khi quân Việt Minh cố xung phong chiếm cứ điểm này đã bị thiệt hại nặng (do trong trận này Việt Minh chưa được Trung Cộng viện trợ pháo, hoặc ngay cả có pháo thì Việt Minh cũng chưa thể sử dụng ngay, vì cần thời gian đào tạo sĩ quan pháo binh). Pháp cũng đã thỏa thuận trước với phía Mỹ để trong trường hợp xấu nhất, Mỹ sẽ giúp Pháp với Chiến dịch Kền Kền (Operation Vulture). Điều mà Pháp bất ngờ ở Điện Biên Phủ là Việt Minh đã có pháo và súng phòng không hạng nặng mà Trung Cộng viện trợ, từ đó cân bằng hỏa lực giữa 2 bên, và Pháp không còn ưu thế hỏa lực rõ ràng như trong trận Nà Sản 1952 nữa. Từ khó khăn này, Pháp đã đề nghị Mỹ kích hoạt Operation Vulture. Operation Vulture là kế hoạch can thiệp trực tiếp bằng quân sự của người Mỹ ở Điện Biên Phủ, theo đó thì 97 máy bay ném bom chiến lược B29 của Mỹ đã sẵn sàng ở Philippines và đảo Okinawa, cộng với máy bay chiến thuật từ Hạm đội 7 sẵn sàng rải thảm 4 sư đoàn chủ lực của Việt Minh ở Điện Biên Phủ, giải vây cho quân Liên hiệp Pháp. Nhưng cuối cùng Mỹ đã không thực hiện kế hoạch này. Lý do: Tổng thống Eisenhower lúc đó nhận định cuộc chiến của Việt Minh là cuộc chiến của những người Việt Nam mượn sức mạnh của cộng sản quốc tế để đấu tranh giành độc lập từ tay Pháp, do đó cuộc chiến của Việt Minh có sự chính nghĩa (Hoa Kỳ với quá khứ cũng từng là một nước thuộc địa, cũng trải qua cuộc chiến chống lại Đế quốc Anh để giành độc lập, vì thế nhiều chính trị gia của Mỹ có ít nhiều đồng cảm với cuộc chiến của Việt Minh). Còn cuộc chiến của Pháp tuy trên danh nghĩa là chống sự bành trướng của cộng sản ra toàn Đông Nam Á và đảm bảo một nền cộng hòa cho Việt Nam, nhưng Mỹ không có gì để đảm bảo sau khi chiến thắng Việt Minh thì Pháp có hoàn toàn trả lại độc lập cho chính phủ Quốc gia Việt Nam hay không? Khi TT Eisenhower đưa ra Quốc hội Mỹ và sau đó là các nước đồng minh là Anh, Úc, New Zealand... thì các nước này đều đồng quan điểm không ủng hộ việc Mỹ giúp Pháp ở Điện Biên Phủ, và vì thế Operation Vulture cuối cùng đã không diễn ra. Có thể vì ấm ức chuyện này mà ở Hội nghị Geneva 1954 ngay sau đó, Pháp bỏ ngoài tai mọi ý kiến của phía Mỹ và tự kí kết riêng với Việt Minh hiệp định này, trong đó có một điều khoản cực kỳ gây khó khăn cho Mỹ về sau là trung lập hóa Lào và Campuchia, phía chính quyền Hà Nội sẽ lợi dụng lãnh thổ của 2 nước trung lập này để vận chuyển vũ khí và quân đội vào miền Nam (đường Hồ Chí Minh).

A green apple on a plant

Description automatically generated

@caratmap3333

10 months ago (edited)

Hiệp định Geneva 1954, người dân chỉ có 300 ngày để tự do đi lại, nhưng thực tế đến tháng 10 năm 1954 là miền Bắc đã cấm dân di cư vào Nam (ai còn muốn vào Nam sẽ bị quy chụp gián điệp hoặc bỏ theo địch), chỉ chờ đến năm 1956 để tổng tuyển cử, nhưng phía thủ tướng Ngô Đình Diệm đòi trước khi tổng tuyển cử phải thực hiện 6 bước, trong đó 3 bước đầu là: 1) Cho người dân 2 miền tự do thư tín, thông tin liên lạc. 2) Tự do đi lại. 3) Tự do chọn nơi định cư. Người dân 2 miền phải có thông tin đầy đủ 2 chế độ như thế nào thì một cuộc tổng tuyển cử công bằng cho 2 bên mới có thể diễn ra. Có thể nói thêm, nhà thơ Vũ Anh Khanh trước đó tập kết ra Bắc vì ông cũng thần tượng cuộc chiến của Việt Minh "chống Pháp", nhưng sau khi chứng kiến sự kinh hoàng của Cải cách ruộng đất nên năm 1956, ông tìm cách quay trở vào Nam thì bị bộ đội bờ Bắc bắn chết giữa dòng Bến Hải. 3 bước còn lại để tiến đến tổng tuyển cử mà ông Diệm đề ra là: 4) Trao đổi hàng hóa giữa 2 miền (ví dụ như miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc). 5) Hiệp thương. 6) Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Tất nhiên phía Hà Nội đã không chấp nhận 6 bước này mà đã lựa chọn con đường chiến tranh để áp đặt toàn bộ Việt Nam thành 1 nước của những người cộng sản. Một trong những lý do chính khiến phía Hà Nội không chấp nhận là vấn đề hiệp thương. Đối với lý thuyết cộng sản, việc mua bán hàng hóa sẽ tạo ra lợi nhuận thặng dư, và lợi nhuận thặng dư là mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Khi Nikita Khrushchev làm Tổng bí thư Liên Xô (1953 đến 1964), ông đã nhận thấy những vấn đề của kinh tế bao cấp thời Stalin, nên Khrushchev đã có những cải cách kinh tế cởi mở cho tư nhân, mà Lê Duẩn và Mao Trạch Đông coi là "chủ nghĩa cộng sản xét lại", "hữu khuynh". Sau thất bại của Đại nhảy vọt (1958-1963) ở Trung Quốc, dẫn đến 20-60 triệu người TQ chết đói trong nạn đói mà Chủ tịch nước TQ Lưu Thiếu Kỳ gọi là "tam phần thiên tai, thất phần nhân họa" ("ba phần lỗi của trời, bảy phần lỗi của con người", ám chỉ "bảy phần" là sai lầm trong chính sách của Mao Trạch Đông). Ngay sau đó Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình cũng đã học theo Liên Xô, đi theo hướng cởi trói kinh tế cho tư nhân, điều này làm Mao tức giận, xem là "những thành phần hữu khuynh, tư sản đã len lỏi vào hàng ngũ cách mạng vô sản", vì thế ngay sau đó Mao đã khởi động phong trào Đại Cách mạng Văn hóa, hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, xóa bỏ toàn bộ những chính sách đổi mới của hai người này đã làm trước đó. Đến khi Mao chết vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình quay trở lại nắm quyền lực và tiếp tục những đổi mới này, với câu nói "Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt". Ở Việt Nam thì ngày nay gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Tuy nhiên vào thời của Lê Duẩn, một nền kinh tế như vậy sẽ bị xem là "chủ nghĩa cộng sản xét lại". Khi thiếu tướng Đặng Kim Giang làm thứ trưởng Bộ Nông trường đã đề xuất chính sách trao đổi hàng hóa giữa các nước xã hội chủ nghĩa, điều này khiến ông bị Lê Duẩn giam tù ở Hỏa Lò. Thiếu tướng Đặng Kim Giang là một trong những chỉ huy chính của Việt Minh tại trận Điện Biên Phủ 1954, phụ trách công tác hậu cần cho toàn chiến trường.

1

A green apple on a plant

Description automatically generated

@caratmap3333

10 months ago

Phong trào dân tộc Campuchia khi ấy nổi lên yêu cầu Hà Nội phải rút quân khỏi đất Campuchia vì họ không muốn trở thành nạn nhân nằm giữa trong cuộc chiến của Hà Nội và Mỹ. Khi Sihanouk không có động thái nào mạnh tay hơn ngoài việc tố cáo vấn đề này ra Liên hiệp quốc (gồm cả 2 vấn đề Mỹ ném bom Campuchia và Hà Nội đóng quân, do Sihanouk muốn thể hiện mình là trung lập nên phải công kích cả hai phía), tướng Lon Nol quyết định đảo chính Sihanouk (3-1970) khi Sihanouk đang thăm Liên Xô. Việc đầu tiên khi Lon Nol lên nắm quyền tất nhiên là yêu cầu tất cả quân đội Hà Nội phải rút quân khỏi Campuchia. Khi ấy ở Campuchia có khoảng 400.000 Việt kiều hoặc gốc Việt sinh sống. Lon Nol dự định rằng sẽ dùng những người Việt này làm con tin để ép Hà Nội rút quân. Hành động đầu tiên là khoảng 800 người dân VN bị binh lính của Lon Nol trói lại rồi giết chết sau đó thả xuống sông Mekong để trôi ngược về phía VN. Sự việc này bị cả 2 chính quyền Hà Nội và Sài Gòn lên án. Dù vậy phía Hà Nội cũng vẫn không rút quân mà ngược lại còn chính thức tấn công và chiếm lấy các tỉnh phía đông của Campuchia và giao lại cho Khmer Đỏ chiếm giữ, cũng như tăng cường viện trợ vũ khí cho lực lượng này để chống lại quân đội của Lon Nol. Từ đây phía chính quyền Sài Gòn mới có các chương trình hồi hương cho người Việt ở Campuchia, và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ bay sang Campuchia để đàm phán với Lon Nol về việc liên minh quân sự nhằm cùng chống lại sự chiếm đóng của quân đội Hà Nội trên đất Campuchia. Do chiếm đóng lãnh thổ của 2 quốc gia trung lập này nên việc cộng sản Bắc Việt tấn công và chiếm ưu thế ban đầu luôn là điều hiển nhiên vì tính chất của chiến tranh VN. VNCH tuy có 1 triệu quân nhưng phải trải dài ra phòng thủ cả 46 tỉnh thành, nên thực tế lực lượng bị dàn mỏng ở nhiều nơi, việc đóng quân ở địa phương chủ yếu là Địa phương quân với quân số trên 500 ngàn trong số tổng 1 triệu quân của quân đội, mà Địa phương quân thì hiển nhiên trang bị và hỏa lực yểm trợ không thể bằng một sư đoàn bộ binh chính quy chứ chưa nói tới trừ bị. Phía BV lại có lợi thế là ẩn nấp trong rừng Campuchia và Lào. Lý do quân đội Mỹ trước đây không thể tiêu diệt gọn CS vì cứ mỗi khi thua trận, quân CS lại rút ngược về rừng Campuchia, trong khi quốc hội Mỹ lại không cho quân đội Mỹ được bước khỏi biên giới VNCH để truy sát tàn quân VC. Khi một phần rất lớn lực lượng của quân đội phải bị trải mỏng cho việc trú phòng ở địa phương, dẫn đến việc thực hiện các chiến dịch lẫn giải cứu trận địa phải phụ thuộc hoàn toàn vào các lực lượng trừ bị, với sự giúp sức của các sư đoàn bộ binh trực thuộc các vùng chiến thuật. Phía tướng lãnh CSBV biết rõ tính chất của sự phòng thủ bị động này nên đã tận dụng triệt để. Vì phía CSBV là lực lượng tấn công chủ động trong chiến tranh VN, họ không cần trải quân đều ra để phòng thủ một diện tích lớn (không cần đóng quân phòng trú ở miền Bắc) mà có thể tự do điều quân đi bất kì đâu để tập trung một lượng lớn quân số tại một điểm dọc đường mòn HCM và mở một cuộc tấn công ở điểm đó (lý thuyết cơ bản của học thuyết Blitzkrieg mà Liên Xô đã học của Đức trong Đệ nhị thế chiến, và dễ hiểu khi tướng lãnh CSVN đã được cố vấn LX chỉ dạy: tập trung quân số và hỏa lực để tấn công tập trung vào một điểm trên phòng tuyến của đối phương để tạo một lổ thủng, sau đó dùng lỗ thủng này để đổ quân (spearhead) ra phía sau lưng phòng tuyến đối phương, cắt đứt đường tiếp vận và làm rối loạn hệ thống phòng ngự trên toàn chiến tuyến).

1

A green apple on a plant

Description automatically generated

@caratmap3333

10 months ago

Điển hình như trận Ban Mê Thuột 1975, BV sử dụng ít nhất 4 sư đoàn bộ binh và các đơn vị xe tăng để đánh vào vị trí của sư đoàn 23 VNCH, tỉ lệ ít nhất cũng là 3 đánh 1, nên sư đoàn 23 giữ không được cũng là điều hiển nhiên. Nếu thay sư đoàn 23 là một sư đoàn của Mỹ mà vẫn không có sự hỗ trợ của không quân chiến lược như B52, thì sư đoàn Mỹ ấy cũng không thể 1 chống 3 được. Ở An Lộc cũng là 4 sư đoàn CS đánh vào vị trí của Sư đoàn 5 của tướng Lê Văn Hưng, có lợi thế pháo binh áp đảo thế mà vẫn không chiếm được An Lộc một cách nhanh chóng để rồi Sư đoàn nhảy dù có thời gian chuyển quân tới ứng cứu, sau đó là Biệt cách dù 81. Hiển nhiên lý do BV không hạ được An Lộc như cách họ hạ BMT 1975, vì năm 1972 VNCH vẫn còn B52 của Mỹ, nhờ có B52 yểm trợ mà địa phương quân ở bên trong thị xã An Lộc đã cầm cự đủ lâu để tổng trự bị có thời gian tiến vào ứng cứu, qua đó cân bằng lại lực lượng hai bên và đẩy lùi quân CS về rừng Campuchia (B52 là giải pháp để chống lại chiến thuật "biển người", "tiền pháo hậu xung"... vì có thể ứng cứu chiến trường khẩn cấp trong vài tiếng đồng hồ, giá trị tương đương với những sư đoàn cơ động). Tóm lại, BV có quyền chọn lựa chiến trường, đánh khi nào, đánh ở đâu, đánh trong bao lâu và đánh bao nhiêu người, thấy trong người khỏe thì đánh, thấy người yếu thì thôi đi về để năm sau đánh, mà đánh có thua thì cứ rút quân về nhà nghỉ ngơi vì địch cũng không được phép đuổi theo, trận sau thua tiếp thì cứ rút tiếp, chết bao nhiêu thì cứ về miền Bắc bắt thêm lính mới để bổ sung (miền Bắc đông dân hơn miền Nam), mọi thứ lặp đi lặp lại như vòng tuần hoàn trong suốt 10 năm trời. Nhiều lợi thế chiến lược như vậy mà còn không thắng sớm được trong khi thương vong cao gấp mấy lần VNCH thì dễ thấy "sức mạnh" của BV là cỡ nào. Khi mất Ban Mê Thuột, TT Thiệu phải quyết định rút quân, chấp nhận bỏ đất để thu hẹp những vùng lãnh thổ cần phải phòng thủ. Nhưng do chuẩn bị quá gấp gáp, người dân thấy quân đội rút thì họ hoảng loạn chạy theo dẫn đến hỗn loạn rồi sụp đổ cả 2 quân đoàn. Đúng ra, nếu người Mỹ quyết định không viện trợ nữa thì phải báo trước với ông Thiệu từ năm 1973 để VNCH có thời gian bố trí lại phòng tuyến, đằng này cứ úp úp mở mở, đến lúc cộng sản tấn công, tái khởi động chiến tranh lại rồi mới báo là không viện trợ thì làm sao ông Thiệu trở tay kịp? Quote: "The determination of the ARVN officer corps had taken a serious blow when South Vietnamese Foreign Minister Tran Van Lam returned from the United States in February 1975, and reported that no additional military or economic aid had been offered."

 

BIỆT CÁCH LƯU DANH - ĐÌNH ĐẠI

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

5.76K subscribers

 

   

   

 

   

 

 

   

   

 

   

BIỆT CÁCH LƯU DANH - ĐÌNH ĐẠI

A yellow circle with a tower and a book

Description automatically generated

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

5.76K subscribers

243 views  Mar 30, 2024

BIỆT CÁCH LƯU DANH hay Hổ Xám Vào An Lộc được Đình Đại phổ nhạc vào khoảng 2015 từ một bài thơ vô danh mang tên là GỞI EM CÔ GÁI BÌNH LONG. Tương truyền là bài thơ kể trên được viết bởi một người lính Biệt Cách Nhảy Dù 81 hay Biệt Kích khoảng đầu năm 1975.

Theo trang Web Bất Khuất.Net của Trường Bộ Binh Thủ Đức thì Bài "Gửi Em Cô Gái Bình Long là của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một hạ sĩ trẻ của biệt-đội I. Tháng  năm 1975 nhảy toán vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động với mong muốn gửi tặng cô giáo Pha. Anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được một người tù nhớ thuộc lòng và đem về cho thế giới tự do từ lao tù cộng sản".

 

“Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc

Ðội pháo trên đầu như đội mưa

Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc

Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.

 

Trong tiếng đạn reo mù khói trận

Bỗng gặp em, cô giáo như mơ

Em ngồi rũ tóc trong hầm tối

Ðọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ”.

 

“Lạy Chúa con là người ngoại đạo

Nhưng tin có Chúa ngự trên trời

Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ

Thi sĩ cầm gươm như đi chơi”.

 

“An Lộc địa sử lưu chiến tích

Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”

Lời thơ hôm ấy sao hay quá

Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.

 

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ?

Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng?

Chúc em hạnh phúc răng long bạc

Còn anh hôm nay vào Phước Long.

 

Anh theo quân vào nơi hiểm địa

Hét tiếng xung phong đến vỡ trời

Bắn cháy xe tăng như uống rượu

Mà tưởng em đang rót chén mời.

 

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ

Ba trăm quân đánh một sư đoàn

Mãnh hổ nan địch quần hồ bại

Anh thối binh về mà thấy oan.

 

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa

Toán Delta bị kích giữa đàng

Ôi lại Phước Long lưu chiến tích

Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.

 

Và chừ giờ đang ngồi bó gối

Tay xích chân xiềng trong trại giam

Máu bụng vẫn tuôn ra như suối

Anh biết mình thôi thế là tan.

 

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ

Màu áo hoa dù nón mũ xanh

Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ

Họa bút thành thơ như tiếng oanh.

 

“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”

Sá gì một cõi đi về đất

Biệt Cách lưu danh, Biệt Kích đời.”

 

Video được LAM SON 719 thu âm và dàn dựng vào năm 2017 trên âm thanh thật của tiếng súng, pháo và trực thăng bởi chính anh cũng đã từng tham chiến và bước về từ cõi chết trong trận chiến kinh hoàng trên đồi Charlie.

Tiếng đệm đàn của nhạc sĩ Đặng Bình và anh cũng là một cựu Biệt Kích trong Lực Lượng Đặc Biệt.

Sau lần thu âm năm 2017, Đình Đại quyết định đổi tựa bài hát từ Hổ Xám Vào An Lộc thành Biệt Cách Lưu Danh để  không chỉ kính tặng bài hát này cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù mà còn cho toàn thể các binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bởi tinh thần hào hùng bi tráng của bài thơ kể trên.

 

XIN THÀNH KÍNH TRI ÂN TOÀN THẾ CHƯ  VỊ QUÂN DÂN CÁN CHÍNH CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐÃ MỘT LÒNG VỊ QUỐC VONG THÂN TỪ TRONG THỜI CHIẾN CHO ĐẾN THỜI BÌNH.

Transcript

 

 

 

 

   

 

 

   

   

Phần 1 - Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Đại Tá Phan Văn Huấn & Đình Đại | Paris Trà Đàm Official

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

Official

A yellow circle with a tower and a book

Description automatically generated

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

5.76K subscribers

23,270 views  Apr 17, 2022  #paristradamofficial #dinhdai

Tử Thủ An Lộc Mùa Hè Năm 1972

Mùa Hè 1972 chứng kiến một cuộc Tổng Tấn Công dữ dội của các lực lượng Cộng sản (CS) tại Miền Nam với 3 mặt trận:

1) Quảng Trị ở ngay phía Nam Khu Phi Quân Sự tại Vùng I;

2) Kontum trên Cao Nguyên Trung Phần thuộc Vùng II; và,

3) Bình Long thuộc Vùng III.   An Lộc là một tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long.

Tại sao lại là An Lộc?

-Vị trí chiến lược, trên quốc lộ 13 dẫn về thủ đô Sài Gòn. 

-Nơi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam muốn chiếm lấy để củng cố thế lực chính trị trong cuộc hòa đàm Paris nhằm chấm dứt cuộc Chiến Tranh Việt Nam.

Vào cùng thời điểm Lộc Ninh bị tấn công, Sư Đoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt đã cắt đứt quốc lộ 13 tại nhiều nơi để ngăn chặn viện binh và đồ tiếp tế đến An Lộc nhằm cô lập hóa thị trấn này.

Mặt trận An Lộc

Cộng Sản Bắc Việt mở tổng cộng là bảy đợt tấn công.

Mặt trận An Lộc bắt đầu ngày 13 Tháng Tư bằng một loạt các cuộc pháo kích của Cộng Quân với khoảng 5000-7,000 đạn pháo đủ loại mỗi ngày vào thị trấn nhỏ bé này.

Vào ngày 19 Tháng Năm, để kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh, Cộng quân lại mở đợt tấn công thứ năm vào An Lộc với quyết tâm cao hơn nhằm “lập công dâng đảng.”

Chào mừng “Bình Long Anh Dũng”

Sau chiến thắng vang dội tại An Lộc, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã khen tặng quân và dân Bình Long bốn chữ “Bình Long Anh Dũng.” Báo chí truyền thông quốc tế, gồm các hãng thông tấn lớn và nhật báo đương thời, đều có bài viết và bình luận về Trận An Lộc với những lời ca ngợi sức chiến đấu anh dũng của các đơn vị Quân Lực VNCH tham chiến trên một chiến trường từng được các cố vấn quân sự Mỹ lúc bấy giờ gọi là “Địa Ngục Trần Gian” (“Hell on Earth”).

Chào mừng “Bình Long Anh Dũng,” quân và dân Miền Nam Tự Do không thể nào quên được những hy sinh xương máu lớn lao mà các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã đổ ra để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc trước cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Quốc Tế hồi hạ bán thế kỷ trước. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, một trong các đơn vị từng lập công đầu tại Mặt Trận An Lộc, đã có vinh dự được Cô Giáo Pha của Tỉnh Bình Long thương tặng hai câu thơ sau đây để được khắc in nơi cổng vào của nghĩa trang tử sĩ tại Bình Long: “An Lộc địa sử ghi chiến tích/ Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”

#paristradamofficial #dinhdai #bietcachdu81

Transcript

Phần 2 - Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Đại Tá Phan Văn Huấn & Đình Đại | Paris Trà Đàm Official

A yellow circle with a tower and a book

Description automatically generated

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

5.76K subscribers

8,287 views Jan 14, 2022  #paristradamofficial #dinhdai

Tử Thủ An Lộc Mùa Hè Năm 1972

Mùa Hè 1972 miền Nam Việt Nam chứng kiến một cuộc Tổng Tấn Công dữ dội của các lực lượng Cộng sản (CS) tại Miền Nam với 3 mặt trận:

1) Quảng Trị ở ngay phía Nam Khu Phi Quân Sự tại Vùng I;

2) Kontum trên Cao Nguyên Trung Phần thuộc Vùng II; và,

3) Bình Long thuộc Vùng III.   An Lộc là một tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long.

Tại sao lại là An Lộc?

-Vị trí chiến lược, trên quốc lộ 13 dẫn về thủ đô Sài Gòn. 

-Nơi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam muốn chiếm lấy để củng cố thế lực chính trị trong cuộc hòa đàm Paris nhằm chấm dứt cuộc Chiến Tranh Quốc-Cộng.

Vào cùng thời điểm Lộc Ninh bị tấn công, Sư Đoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt đã cắt đứt quốc lộ 13 tại nhiều nơi để ngăn chặn viện binh và đồ tiếp tế đến An Lộc nhằm cô lập hóa thị trấn này.

Cộng Sản Bắc Việt mở tổng cộng là bảy đợt tấn công.  Mặt trận An Lộc bắt đầu ngày 13 Tháng Tư bằng một loạt các cuộc pháo kích của Cộng Quân với khoảng 5000-7,000 đạn pháo đủ loại mỗi ngày vào thị trấn nhỏ bé này.

Vào ngày 19 Tháng Năm, để kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh, Cộng Quân lại mở đợt tấn công thứ năm vào An Lộc với quyết tâm cao hơn nhằm “lập công dâng đảng.”

Chào mừng “Bình Long Anh Dũng”

Sau chiến thắng vang dội tại An Lộc, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã khen tặng quân và dân Bình Long bốn chữ “Bình Long Anh Dũng.” Báo chí truyền thông quốc tế, gồm các hãng thông tấn lớn và nhật báo đương thời, đều có bài viết và bình luận về Trận An Lộc với những lời ca ngợi sức chiến đấu anh dũng của các đơn vị Quân Lực VNCH tham chiến trên một chiến trường từng được các cố vấn quân sự Mỹ lúc bấy giờ gọi là “Địa Ngục Trần Gian” (“Hell on Earth”).

Chào mừng “Bình Long Anh Dũng,” quân và dân Miền Nam Tự Do không thể nào quên được những hy sinh xương máu lớn lao mà các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã đổ ra để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc trước cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Quốc Tế hồi hạ bán thế kỷ trước. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, một trong các đơn vị từng lập công đầu tại Mặt Trận An Lộc, đã có vinh dự được Cô Giáo Pha của Tỉnh Bình Long thương tặng hai câu thơ sau đây để được khắc in nơi cổng vào của nghĩa trang tử sĩ tại Bình Long: “An Lộc địa sử ghi chiến tích/ Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”

#paristradamofficial #dinhdai #bietcachdu81

Transcript

No comments:

Post a Comment