20230219 Cong Dong Tham Luan
Cập nhật về nỗ lực định cư người tị nạn ở Thái
Lan – ngày 17 tháng 2, 2023
Đã có 20 nhóm sẵn sàng bảo lãnh đồng bào tị
nạn
Mạch Sống, ngày 17 tháng 2, 2023
Tính đến nay, qua
sự vận động của BPSOS, đã có khoảng 20 nhóm tư nhân đã hình thành ở nhiều thành
phố Hoa Kỳ để sẵn sàng bảo lãnh định cư số đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái
Lan.
Riêng tại Dallas-Fort Worth, tiểu bang Texas, trong mấy ngày qua
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đã tiếp xúc với nhiều
nhóm đồng hương để vận động thành lập các nhóm bảo lãnh.
“Đến nay đã có đủ
số người cho 3 nhóm bảo lãnh và họ cho biết sẽ vận động thêm bạn bè để lập ra
thêm nhiều nhóm nữa,” Ts. Thắng chia sẻ.
Chẳng hạn, nhiều tín đồ Cao Đài tại Thánh Thất Mountain View đã hăng hái tham gia nhóm bảo lãnh và cho biết họ đã vận động được đồng đạo ở các nơi khác thành lập thêm 2 nhóm nữa.
Các tín đồ Cao Đài ở Dallas-Fort Worth và từ Rhode Island tại buổi
họp với Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 14 tháng 2, 2023
Theo thống kê của
Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, hiện nay có khoảng 1 nghìn người Việt ở Thái Lan, gồm tổng
cộng khoảng 350 hộ gia đình, đã được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận tư cách tị
nạn. Họ đã ở Thái Lan từ 3 cho đến hơn 20 năm.
“Mục tiêu của
chúng tôi là trong 3 tháng tới đây sẽ lập ra 120 nhóm bảo lãnh tư nhân để định
cư 120 hộ gia đình,” Ts. Thắng nói. “Số khoảng 230 hộ gia đình còn lại, theo
chúng tôi ước lượng, sẽ được giải quyết qua các chương trình định cư tị nạn của
chính phủ Hoa Kỳ và của các quốc gia khác.”
Hiện nay, trong giai đoạn đầu của chương trình bảo lãnh tư nhân,
các nhóm tư nhân không được chọn lựa người mình muốn bảo lãnh. Điều này phải
chờ đến giai đoạn hai, ước tính sẽ được triển khai từ giữa đến cuối năm nay.
Trong thời gian
chờ đợi, kế hoạch của BPSOS là bảo đảm cả 120 nhóm bảo lãnh đều đáp ứng mọi đòi
hỏi của chính phủ Hoa Kỳ để tiến hành việc bảo lãnh ngay khi giai đoạn 2 bắt
đầu.
“Chúng tôi tập
trung vào việc hình thành các nhóm bảo lãnh mà không phải lo nhận diện các hộ
gia đình có quy chế tị nạn,” Ts. Thắng cho biết.
Qua 12 năm hoạt động, toán luật sư của BPSOS ở Thái Lan đã lập hồ
sơ cho khoảng 90% những trường hợp đã được công nhận tư cách tị nạn và có đầy
đủ thông tin về họ.
“Những ai đã lập
hồ sơ với CAP, tức toán luật sư của BPSOS, thì không phải đưa thông tin cho bất
kỳ ai khác,” Ts. Thắng căn dặn. “Chúng tôi sẽ kết nối các hồ sơ đủ điều kiện
với từng nhóm bảo lãnh thích hợp.”
Để tiện việc phối hợp, nhân sự của BPSOS được phân nhiệm như sau:
- Ts.
Phan Quang Trọng, cư ngụ tại thành phố Dallas và là cựu thành viên Hội Đồng
Quản Trị của BPSOS, phối hợp các nhóm bảo lãnh tư nhân, với sự hỗ trợ của các
tình nguyện viên và các văn phòng chi nhánh của BPSOS tại Hoa Kỳ.
- Mục
Sư Jordan Smith, phối hợp viên về Định Cư Tị Nạn và Hỗ Trợ Cộng Đồng hiện công
tác trong toán nhân sự BPSOS ở Thái Lan, giữ liên lạc với các hộ gia đình đã có
quy chê tị nạn, với sự hỗ trợ của toán thiện nguyện viên thuộc các cộng đồng
người tị nạn.
Sự phối hợp hai chiều này bảo đảm tính hiệu quả nhằm đưa những ai đã có quy chế tị nạn ra khỏi Thái Lan trong thời gian sớm nhất.
Mặt khác, BPSOS tiếp tục cảnh giác tình trạng ngày càng đông những người dân tộc J’rai đã đóng tiền từ 800 đến 1000 Mỹ Kim cho một số đường dây để họ đưa đến Thái Lan với hứa hẹn là sẽ định cư ở Hoa Kỳ trong vòng vài ba tháng.
“Chỉ những ai đã được công nhận tư cách tị nạn thì mới được nhận định cư, kể cả theo diện bảo lãnh tư nhân, và tiến trình cứu xét tư cách tị nạn thường mất từ 2 đến 3 năm,” Ts. Thắng giải thích.
Mọi thông tin cập nhật sẽ được công bố tại trang https://machsongmedia.org/ và https://www.facebook.com/TinanThailan.
Thông tin liên quan:
Cập Nhật Về Nỗ Lực Thúc Đẩy Định Cư Người Tị Nạn
Ở Thái Lan – ngày 12 tháng 2, 2023
Cần thông tin về một số giới chức Việt Nam để áp
dụng biện pháp chế tài mới
Khashoggi Ban là công cụ chế tài hữu hiệu nhưng ít ai biết để sử dụng
Thông báo của BPSOS, ngày 17 tháng 2, 2023
Năm 2023 này, BPSOS sẽ gia tăng lập hồ sơ chế tài theo luật Hoa Kỳ đối với các giới chức Việt Nam là thủ phạm của các hành vi đàn áp xuyên quốc gia. Biện pháp chế tài này tương đối mới nên ít ai biết đến.
Biện pháp chế tài
này áp dụng điều 212(a)(3)(C) của Luật Di Dân và Quốc Tịch để cấm nhập cảnh
những ai là giới chức hoặc công cụ của chính quyền ngoại quốc đã có hành vi
nhắm vào các người bất đồng chính kiến ở ngoài quốc gia gốc.
Các hành vị này bao gồm khống chế, sách nhiễu, theo dõi, hăm doạ hoặc hãm hại các người làm truyền thông, các nhà hoạt động, hoặc các người bị nhà nước xem là bất đồng chính kiến dựa trên các hoạt động của họ. Các đối tượng này ở ngoài quốc gia nguyên quán khi bị đặt vào tầm ngắm. Khi các hành vi này nhắm vào thân nhân của người bất đồng chính kiến, kể cả thân nhân đã ra khỏi nước hoặc còn ở trong nước, cũng được tính kể là đàn áp xuyên quốc gia.
Chẳng hạn, Khashoggi Ban có thể áp dụng đối với các giới chức đứng
sau vụ bắt cóc Ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức hoặc Ông Trương Duy Nhất ở Thái Lan.
Nó cũng có thể áp dụng đối với các giới chức đã ban lệnh truy nã đối với Ông
Đặng Chí Hùng, Mục Sư A Ga, và một số người đã lánh nạn sang Thái Lan và rồi đe
doạ sẽ yêu cầu chính phủ Thái Lan bàn giao cho Việt Nam.
Thủ phạm bị chế
tài theo biện pháp Khashoggi Ban sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trọn đời. Vợ,
chồng, con và cha mẹ của họ cũng có thể bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trọn đời. Ai
đang cư trú ở Hoa Kỳ thì sẽ bị trục xuất.
Cuối năm 2022,
BPSOS đã thực hiện một hồ sơ đề nghị chế tài theo dạng Khashoggi Ban. Năm nay,
chúng tôi sẽ nhắm vào các giới chức lãnh đạo của một số cơ quan truyền thông
nhà nước vì các hành vi răn đe, doạ nạt, phỉ báng nhắm vào những người bị nhà
nước liệt vào thành phần bất đồng chính kiến.
Chúng tôi đang cần thông tin về các quan chức
sau đây:
·
Ông Lê Ngọc Quang, Tổng
Giám Đốc VTV
·
Bà Trương Thị Mai,
Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
·
Trung Tướng Mai Văn Hà,
nguyên Cục Trưởng Cục Truyền Thông Công An Nhân Dân, Bộ Công An
·
Thiếu Tướng Đỗ Triệu
Phong, Cục Trưởng Cục Truyền Thông Công An Nhân Dân, Bộ Công An
Các thông tin mà chúng tôi đang cần gồm có:
·
Tên họ
·
Biệt danh hay bí danh
·
Ngày tháng năm sinh
·
Sinh quán
·
Hình nhận diện
·
Các thông tin cá nhân
khác (như số CMND, số căn cước, số hộ chiếu, địa chỉ nhà, số điện thoại nhà
hoặc cá nhân…)
·
Tài sản ở ngoại quốc,
nếu có
·
Có những quan hệ nào với
chính quyền ngoại quốc?
·
Các chuyến công dụ hoặc
du lịch đến Hoa Kỳ nếu có: đi những nơi nào, ngày tháng năm nào, cho việc gì,
nếu biết
·
Các thông tin như trên
của vợ, chồng, con và cha mẹ của đương sự
Mọi thông tin xin gửi về cho CSDI@bpsos.org.
Xin chân thành cảm ơn.
Thông tin liên
quan:
Hoa Kỳ cấm nhập
cảnh các thủ phạm đàn áp xuyên quốc gia và thân nhân của họ
Cách
chặt cánh tay nối dài của chế độ vươn ra hải ngoại
No comments:
Post a Comment