Tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh
Hội nghị thượng đỉnh lần 3, được tổ chức ở
thủ đô Hoa Kỳ trong 2 ngày 31 tháng 1 và 1 tháng 2, là sự kiện hàng đầu thế
giới về tự do tôn giáo, hội tụ 4 thành phần chủ lực của phong trào tự do
tôn giáo toàn cầu:
1.
Giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm
Tin, hiện có 45 quốc gia tham gia
2.
Đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo
ở 90 quốc gia
3.
Thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu
tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu
4.
Đại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần
chúng
Ngoài ra, ngày 30 tháng 1, đoàn người Việt
sẽ chia ra thành các nhóm nhỏ để tiếp xúc nhiều chục văn phòng dân biểu hạ
viện và thượng nghị sĩ. Đây là một phần trong nỗ lực vận động Quốc Hội của
hội nghị thượng đỉnh với tổng cộng khoảng 200 cuộc tiếp xúc tại Quốc Hội.
Cơ hội vận động cho Việt Nam
Ngày 2 tháng 12 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ công bố đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt vì đàn áp tôn giáo.
Đúng một tuần sau đó, BNG Hoa Kỳ lại công bố áp dụng biện pháp chế tài cá
nhân đối với thủ phạm vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Hội Nghị Thượng Đỉnh
Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế chính là cơ hội để khai thác ngay những thành quả
này của các cuộc vận động trước đây, bằng cách:
1.
Thông báo với các tham dự viên của hội nghị về thực trạng tôn
giáo ở Việt Nam.
2.
Báo cáo trực tiếp với các giới chức BNG và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế các vụ vi phạm mới xảy ra.
3.
Kêu gọi dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng về các hồ
sơ vi phạm và yêu cầu BNG chế tài các thủ phạm liên can.
Thế thuận lợi của đoàn người Việt
BPSOS là tổ chức đồng khởi xướng phong trào
bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu cho nên có vị thế để tạo cơ hội cho đoàn
người Việt lên tiếng, kết nối, và vận động tại hội nghị thượng đỉnh sắp
đến:
·
BPSOS là thành phần đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh và quán
xuyến 2 mảng lớn của hội nghị: phát huy lãnh đạo trẻ và điều phối chiến
dịch tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo. BPSOS cũng đồng tổ chức mảng
“quyền tự do tôn giáo bị khước từ” của hội nghị. Ts. Nguyễn Đình Thắng,
Tổng GIám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, ở trong Ban Chỉ Đạo của hội nghị thượng
đỉnh.
·
Ts. Thắng cũng ở Ban Chỉ Đạo của Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế, mạng lưới của hơn 1000 nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, và
lãnh trách nhiệm về khu vực Đông Nam Á. BPSOS là tổ chức khởi xướng mạng
lưới Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á.
·
Ts. Thắng là thành viên của Hội Đồng Các Chuyên Gia của liên
minh 45 quốc gia và nhận trách nhiệm về sách lược phát huy giới lãnh đạo
trẻ của liên minh.
Vai trò của người Việt hải ngoại
Sau tháng 4 năm 1975, các tôn giáo ở trong
nước bị triệt tiêu hoặc bị đóng cũi bởi nhà nước cộng sản.
Vì nhu cầu sống còn, nhà nước này ngày càng
đã phải hội nhập thế giới tự do và phải cam kết tôn trọng nhân quyền, đặc
biệt là quyền tự do tôn giáo và niềm tin. Nhưng họ đã không thực thi các
cam kết này một cách vô tội vạ. Gần đây tình thế đã xoay chiều.
Năm 2015, một nhóm các nhà đấu tranh và các
nhà lập pháp ở nhiều quốc gia khởi xướng nỗ lực lớn để dấy lên phong trào
toàn cầu để bảo vệ và phát huy quyền tự do tôn giáo với 4 thành phần chủ
lực: các bàn tròn đa tôn giáo nhằm quy tụ những nhà đấu tranh và vận động,
liên minh các chính quyền quan tâm, mạng lưới các nhà lập pháp, và lực
lượng quần chúng. BPSOS góp phần trong nỗ lực lớn này ngay từ đầu.
Phong trào đang lớn mạnh kể trên đã góp phần
thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do tôn giáo bằng
cách đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt. Điều này cho thấy sự hữu
hiệu của quốc tế vận trong khung cảnh phong trào quốc tế.
Mở lối thoát cho người ở trong nước
Mặc dù các cộng đồng tôn giáo độc lập ở
trong nước chưa đủ sức để tự giải thoát khỏi sự khống chế của nhà nước, với
sự hỗ trợ và kết nối của người Việt ở hải ngoại họ có thể hoà nhập phong
trào tự do tôn giáo quốc tế, nơi mà nhà nước Việt Nam hoàn toàn bó tay,
không thể kiểm soát.
Qua đó, các cộng đồng tôn giáo độc lập sẽ
dần dà đối tác trực tiếp với các chính quyền, chẳng hạn như cung cấp thông
tin cho BNG Hoa Kỳ, các chính quyền quan tâm khác, và các cơ quan LHQ để họ
theo dõi sát sao việc nhà nước Việt Nam thực thi các điều ước quốc tế. Các
cộng đồng này cũng có thể cung cấp danh tính thủ phạm để mạng lưới các nhà
lập pháp yêu cầu chính quyền của họ áp dụng các biên pháp chế tài cá nhân.
Khi đã được phong trào quốc tế công nhận là
một thành viên đối tác, các cộng đồng tôn giáo độc lập sẽ từng bước thúc
đẩy nhà nước Việt Nam mặc nhiên thừa nhận sự hiện hữu của mình để tránh bị
cấm vận hay chế tài.
Tham gia cuộc tổng vận động cho tự do tôn
giáo trong 3 ngày từ 30 tháng 1 đến 1 tháng 2 tuần tới đây chính là cách
góp tay cụ thể để bảo vệ tự do tôn giáo ở Việt Nam.
|
No comments:
Post a Comment