20230118 Cong Dong Tham Luan
Bị cáo đầu tiên trong sự kiện ngày 06/01 được tha bổng
tội cản trở công lý
Trung Quốc: Ước tính gần 1 triệu người chết do Covid
sau 5 tuần mở cửa đầu tiên --- (Tác giả: Trọng Thành -RFI)
Paul Kamenar: Tài liệu được tìm thấy tại văn phòng của
TT Biden làm dấy lên lo ngại về mối liên hệ với ĐCSTQ
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Mon, Jan 16 at 11:41 AM
Mời đọc bài viết của Thiếu úy CSQG/VN kể lại
cuộc đời sau khi VC chiếm miền Nam VN, các sĩ quan bị tù đầy. Hai vợ
chồng đều là sĩ quan, cùng đi tù...Bà đang mang thai nhưng cũng phải đi tù, và
cuộc đời khốn khổ bắt đầu từ đây!
Đọc để cảm thương những nữ tù nhân, và thấy tính
tàn ác của bọn CSVN nói riêng, Cộng sản nói chung!
Nữ SQ/CSQG Lê Thị Xuân
https://m.facebook.com/groups/408391859327947/permalink/2385487588285021/?mibextid=dDOYBg
Thêm cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan cầu cứu
Vấn đề lương tâm và trách nhiệm dành cho Liên
Hội Người Việt Canada
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 1, 2023
Vài ngày sau khi nhận được video cầu cứu của bà Thạch Thị Phay tôi lại nhận được thông điệp qua video từ một cựu thuyền nhân khác, khẩn thiết kêu cứu cho vợ đang mang bệnh hiểm nghèo. Lẽ ra họ đã phải định cư theo chương trình nhân đạo đặc biệt của Canada cách đây hơn 6 năm, nơi mà người phụ nữ kia có cơ may được chữa trị. Xem:
https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/884283772720530
Ông Sơn Doành
và vợ, chụp từ video cầu cứu
30 năm gian
nan tìm tự do
Cựu thuyền nhân lên tiếng
cầu cứu là Ông Sơn Doành, người Việt gốc Khmer, quê ở Sóc Trăng. Vì tranh đấu để
duy trì văn hoá, ngôn ngữ và Phật Giáo Khmer, Ông Doành bị công an khảo tra,
sách nhiễu liên tục. Năm 1992, Ông Doành vượt biên đến Thái Lan, để vợ và 2 con
ở lại. Tháng 10 năm 1996, từ trại Sikiew ông bị cưỡng bức hồi hương. Về nước,
ông tiếp tục bị công an theo dõi, điều tra, sách nhiễu trong nhiều năm sau đó.
Tháng 5 năm 2009, ông đã
cùng với khoảng 200 người Khmer Krom biểu tình tại sân chùa Kah Len để đòi quyền
tự do tôn giáo. Công an tràn đến, dẹp đám biểu tình và bắt đi 5 người bị tình
nghi là chủ mưu. Ông Doành ở trong số đó. Ông bị còng tay, bịt mắt đem đến trại
giam. Nơi đây ông bị tra tấn trong nhiều ngày.
Sau 10 ngày giam giữ,
công an bắt Ông Doành ký xác nhận không bị tra tấn rồi thả ông ra. Về nhà, ông
phải đi bệnh viện cấp cứu vì phổi bị lủng và chảy máu. May mà ông dần dà bình
phục trong khi 2 trong số 4 người cùng bị bắt đã chết vì hậu quả tra tấn chỉ
vài tuần sau khi được thả.
Công an địa phương theo
dõi ông Doành gắt gao và bắt ông phải cam kết không được đặt chân đến chùa Kah
Len.
Ngày 30 tháng 12, năm
2012 vị sự trụ trì chùa Kah Len triệu tập buổi họp để sửa chùa. Ông Doành đến dự
cùng với khoảng 40 phật tử khác. Chỉ vài phút sau, công an tấn công. Ông Doành
may mắn chạy thoát. Không dám về nhà, ông ở tạm nơi người thân. Ngày 2 tháng 1,
2013 ông rời Việt Nam; 5 ngày sau, ông đến Thái Lan. Vợ và các con của ông sang
Thái Lan sau.
Tại Thái Lan, ông nộp đơn
xin Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét tư cách tị nạn. Sau 3 năm chờ chực, họ công bố kết
quả: từ chối. Ông Doành tìm đến luât sư của BPSOS để nhờ làm đơn kháng cáo,
nhưng không thành công vì ông, do bôn ba quá lâu, không còn giữ tài liệu, chứng
từ để hỗ trợ lời khai.
Cơ hội vuột mất
Khi biết tin về chương
trình định cư nhân đạo của chính phủ Canada dành cho các cựu thuyền nhân người
Việt ở Thái Lan, cả gia đình Ông Doành đã điền đơn, chụp hình và chờ đợi. Cuối cùng
gia đình ông đã bị bỏ lại không lời giải thích.
Đây không phải là trường
hợp duy nhất. Cô Mã Tiểu Linh, một Facebooker, đã chuyển cho tôi danh sách 21
gia đình bị bỏ rơi như vậy. Tháng 11 năm 2018, khi được cô Grace Bùi cho biết
chuẩn bị đi Canada để vận động định cư người tị nạn ở Thái Lan, tôi gửi danh
sách 21 gia đình này, căn dặn là hãy chuyển cho Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và
Ts. Lê Duy Cấn để họ nêu vấn đề với Liên Hội Người Việt Canada. Gia đình Ông
Sơn Doành ở thứ tự số 6 trong danh sách này. Khi ấy tôi trông mong những người
có trách nhiệm sẽ hành động không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lương tâm.
Nhưng rồi khi trở về từ
Canada, không thấy cô Grace Bùi nhắc nhở gì đến số hồ sơ cựu thuyền nhân này.
Niềm hy vọng
mới
Sau một thời gian dài thu thập chứng cứ, năm 2020 văn phòng pháp
lý của BPSOS yêu cầu CUTN/LHQ mở lại hồ sơ của ông Doành và gia đình. Tháng 5
năm 2021, gia đình của ông được tái phỏng vấn và được công nhân tư cách tị nạn
liền sau đó. Hai người con trai, nay đã trưởng thành và đứng tên hồ sơ
riêng, được cấp quy chế tị nạn cùng ngày.
Cánh cửa định cư nhân đạo bị đóng nhưng quy chế tị nạn lại mở ra
cho ông và gia đình niềm hy vọng được định cư tị nạn ở một quốc gia đệ tam
trong tương lai.
E không kịp
Xem video cầu cứu, tôi mới
biết là vợ của Ông Doành đang mắc bệnh hiểm nghèo. Bà đã mắc chứng ung thư lâu
năm. Khi sang Thái Lan lánh nạn lần hai, bệnh viện ở đây phát hiện bà có bướu
trong não mà bác sĩ của họ không dám mổ. Theo họ, chỉ những quốc gia có nền y
khoa tân kỳ mới có thể chữa trị.
Khi ghi danh định cư nhân
đạo vào Canada, Ông Doành không chỉ mưu cầu tự do cho gia đình mà còn mong ước
giữ được mạng sống cho vợ. Oái oăm, gia cảnh của ông và bệnh tình của vợ đúng
nghĩa nhận đạo nhất thì chính họ lại bị loại khỏi chương trình mang danh nghĩa
định cư nhân đạo của Canada.
Về phần mình, tôi lập tức
yêu cầu toán luật sư của chúng tôi thu thập hồ sơ bệnh lý của vợ Ông Doành để
yêu cầu CUTN/LHQ giới thiệu định cư ưu tiên đến bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng
đón nhận.
Đồng thời, tôi thiết tha
kêu gọi Liên Hội Người Việt Canada, vì lương tâm và trách nhiệm, vận động chính
phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo trước đây với lý do còn hơn hai
chục hồ sơ cựu thuyền nhân bị bỏ sót, và ưu tiên định cư cho gia đình Ông
Doành.
Đây là lúc phải chạy nước
rút bằng nhiều ngả. Ngả nào đến trước, sớm được ngày nào thì hay ngày đó để
không quá trễ cho người mang bệnh hiểm nghèo.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS
Kêu gọi lòng trắc ẩn cho một cựu thuyền nhân
bị bỏ rơi ở Thái Lan
32 năm lưu lạc tìm tự do
18 năm tìm con gái thất lạc trên đường lánh
nạn
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 14 tháng 1, 2023
Dù ở xứ người, cận ngày Tết
cổ truyền người Việt chúng ta nhà nhà vẫn sum họp, người người vẫn quây quần
bên nhau. Niềm hạnh phúc đơn giản ấy lại quá xa vời cho một cựu thuyền nhân
đang khốn khó, một thân một mình ở Thái Lan. Bà là một phụ nữ 71 tuổi, người Việt
gốc Khmer, còn gọi là Khmer Krom, sinh quán ở Trà Vinh.
Cách đây vài hôm, bà gửi
đến tôi (và đến LM Thiện) lời cầu cứu dưới dạng video, nói lên ước vọng được đến
bến bờ bình yên và được đoàn viên với người con gái thất lạc đã 18 năm.
Xem: https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/6670591656288933
32 năm lưu lạc
Sinh năm 1951, bà Thạch
Thị Phay theo đạo Thiên Chúa. Năm 20 tuổi, bà bị Việt cộng bắt đưa vào chiến
khu để phục vụ cơm nước, chùi rửa, lau dọn; thỉnh thoảng bà phải chăm sóc các
du kích quân bị thương. Sau 3 năm, bà chạy thoát và được một toán người Mỹ nuôi
dưỡng rồi trả về quê.
Sau 1975, dù bị nhà cầm
quyền cấm đoán, bà vẫn dạy hát tiếng Khmer cho trẻ em ở nhà thờ. Năm 1985, bà bị
bắt về tội gây mất an ninh, trật tự vì các sinh hoạt tại nhà thờ ấy. Công an
đánh đập, tra tấn bà. Họ châm thuốc lá vào đầu, dí mặt bà vào miểng kiếng sắc
nhọn. Sau 6 tháng giam cầm, bà được thả, nhưng bị điếc cả hai tai, thường xuyên
nhức một bên đầu, và mang nhiều chỉ dấu hậu chấn tâm lý cho đến nay.
Tháng 4 năm 1990, bà vượt biên. Khi đến Phanat Nikhom, bà bị lực lượng Para, một đội quân kháng chiến người Campuchia, bắt và hãm hiếp. Sau một tháng bà được chuyển đến trại Kikiew. Năm 1996 bà hạ sinh một bé gái trong trại, tên gọi ở nhà là bé Nụ.
Hình 1 -- Bà
Thạch Thị Phay, ngày 12/01/2023 ở Thái Lan; cùng với con gái (lên 7) năm 2003 ở
Campuchia
Dưới chính sách “thanh lọc”
được thực hiện bởi Sở Di Trú Thái Lan, bà Phay bị từ chối quyền tị nạn. Bà uống
thuốc tự tử để phản đối nhưng cuối cùng cũng bị cưỡng bức hồi hương năm 1997. Ở
Việt Nam bà tiếp tục bị công an địa phương theo dõi, đe doạ, sách nhiễu.
Tháng 11 năm 2003, bà Phay vượt biên lần hai đến Thái Lan, dắt
theo bé Nụ lúc ấy 7 tuổi. Khi 2 mẹ con đến văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ
(CUTN/LHQ) xin tị nạn, cơ quan này không nhận đơn. Bà Phay dắt con gái chạy
sang Campuchia. Tại đây, bé Nụ bị người lạ bắt cóc. May mắn, bà Phay sau đó tìm
lại được.
Do cuộc sống rày đây mai đó không an toàn, bà Phay gửi tạm bé Nụ
tại một nhà trẻ. Vài tháng sau, bà quay lại tìm con thì nơi đây cho biết đã
giao bé Nụ cho một cặp vợ chồng nha sĩ người Pháp nhận làm con nuôi và đã đem
về Pháp. Mất con, bà trở về quê ở Trà Vinh.
Tháng 4 năm 2009, vì tiếp tục thể hiện niềm tin Thiên Chúa giáo bà
lại bị công an truy bức nên phải chạy lên Sài Gòn lẩn trốn, nhưng sau 10 ngày
thì bị công an tìm ra và bắt về. Bà bị tra tấn, ép phải khai ra những tín hữu
thờ phượng Chúa. Bị thương tích do tra tấn, bà phải nhập viện. Một người làm
việc tại bệnh viện giúp bà trốn thoát.
Bà Phay chạy sang Campuchia và được 3 tổ chức nhân quyền sở tại
xúm lại giúp đỡ. Họ đưa bà đến ẩn náu ở một nhà thờ. Chẳng bao lâu, vị tu sĩ
tại đây báo cho bà là có 2 người đàn ông Việt Nam đến tìm. Các tổ chức nhân
quyền vội đưa bà chạy thoát sang Thái Lan.
Ở Thái Lan, bà Phay nộp đơn với CUTN/LHQ, nhưng lần nữa bị từ chối tư cách tị nạn.
Hình 2 – Tấm
hình kỷ niệm hiếm hoi của 2 mẹ con bà Phay và bé Nụ, năm 2003 ở Campuchia
Đến với BPSOS
Đầu năm 2014, môt tổ chức
nhân quyền ở Campuchia cử người đến Bangkok để đưa tôi đi thăm các gia đình
Khmer Krom đã bị CUTN/LHQ từ chối tư cách tị nạn. Sau đó tôi đã chuyển hồ sơ của
các gia đình này cho toán luật sư của BPSOS ở Bangkok để làm đơn yêu cầu
CUTN/LHQ mở lại hồ sơ. Trong đó có bà Phay.
Tháng 9 năm 2014, hồ sơ của
bà Phay, và của tất cả các gia đình Khmer Krom mà tôi đã gặp, được CUTN/LHQ đồng
ý mở lại.
Cũng khoảng thời gian
này, tôi nghe tin bà Phay đã ghi danh tham gia chương trình định cư nhân đạo
vào Canada dành cho các cựu thuyền nhân, do Liên Hội Người Việt Canada đảm nhận.
Tôi mừng vì bà không phải chờ quyết định của CUTN/LHQ mà thực ra không ai lường
trước được sẽ ra sao..
Giọt nước mắt
trào ly
Xem video cầu cứu mới nhận
được từ bà Phay, tôi đã sững sờ về một tình tiết. Bà kể rằng, vì không thể đóng
11 nghìn Mỹ Kim lệ phí theo yêu cầu nên đã bị gạt ra khỏi chương trình định cư
nhân đạo của Canada. Tuyệt vọng và buồn nản, bà định gieo mình xuống sông quyên
sinh, nhưng may có người Thái gần đó chặn lại kịp.
Tôi chưa tin ngay: hay là
bà Phay nói nhầm, nhớ sai, lẫn lộn thông tin?
Cho chắc, tôi đã nhờ một
người sống gần nơi bà đến tận nhà để xác minh thông tin, có ghi hình. Bà Phay
khẳng định điều đã nói và kể vanh vách diễn tiến sự việc với tình tiết cụ thể,
rõ rệt.
Tia hy vọng
cuối đường hầm
Giữa bầu trời u ám của sự
tuyệt vọng, một tia sáng loé lên: Bà Phay được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị
nạn sau một phần tư thế kỷ bôn ba tìm tự do.
Với quy chế tị nạn, bà
Phay chính thức được bảo vệ bởi LHQ, được trợ cấp tài chánh hàng tháng do lớn
tuổi lại bệnh hoạn, và, quan trọng hơn cả, có cơ hội định cư tị nạn ở một quốc
gia đệ tam.
Cuối năm 2016 bà Phay được
phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn định cư. Oái oăm, nhân viên phỏng vấn thắc mắc về thời
kỳ trong chiến khu Việt cộng và từ chối đơn xin định cư của bà. Luật sư của
BPSOS giúp bà làm đơn khiếu nại nhưng không thành. Cánh cửa định cư Hoa Kỳ thực
sự đã đóng.
Bầu ơi thương
lấy bí cùng
Chính phủ Canada mới đây
công bố sẽ định cư trung bình 75 nghìn người tị nạn mỗi năm trong 3 năm tới,
tăng 50% so với trước đây. Đây là cơ hội để bà Phay thoát cơn hoạn nạn đã đeo
đuổi bà trong 32 năm.
Tôi kêu gọi các tổ chức,
các nhóm người Việt ở Canada đoái hoài đến tình cảnh của một đồng bào bất hạnh
và giúp bà Phay đến được tự do và tìm được sự bình an ở cuối đời. Hãy giang tay
đón bà định cư tị nạn theo chương trình bảo lãnh tư nhân. Nếu ai chưa có kinh
nghiệm, tôi sẽ nhờ người hướng dẫn.
Tôi cũng kêu gọi những đồng
hương có lòng ở Pháp giúp tìm “bé Nụ” để 2 mẹ con có ngày đoàn viên sau hơn 18
năm cách xa. Đó là ước nguyện cuối đời của người mẹ tìm con. Tôi có một ít
thông tin về cha mẹ nuôi của bé Nụ và sẽ cung cấp cho ai sẵn lòng giúp đỡ. Xem
trực tiếp lời khẩn cầu tìm con của bà Phay:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/01/Thach-Thi-Phay-message-to-daughter.mp4
Yên ấm trong không khí
gia đình đoàn viên, mong rằng có người sẽ động từ tâm, nghĩ đến một đồng bào cả
đời bất hạnh. Xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Nhân đây, tôi kính chúc
quý đồng hương ở trong và ngoài Việt Nam năm Quý Mão tràn đầy sức khoẻ, niềm
vui và thắng lợi.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sun, Jan 15 at 11:05 AM
Nếu Có Thể Đi Về Quá
Khứ
TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI
Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư
tuyển sinh làm tôi nhớ mãi:
Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi
đâu?
Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em:
VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Khi tôi được sinh ra,
VIỆT NAM CỘNG HÒA đã không còn nữa.
Từ
nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về
VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một
thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi
da xáo thịt, sự bất lực của những nước nhỏ trong cuộc chiến tranh ý thức hệ
giữa những cường quốc.
Tôi sẽ về lại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo
phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong
buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm
nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau
trên chiếc xe Honda Dame ở bùng binh trước chợ.
Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ
Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài
Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về
Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cụt, bóp nát
vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.
Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc
vàng (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam.
Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay
nhất đều sáng tác thời VNCH.
Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt
Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy
mới bắt đầu chập chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường
đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về 3 nguyên tắc: nhân
bản, dân tộc, và khai phóng.
Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã
thành lập được một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và
đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn,
không chịu sự quản trị của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội
chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sư thuộc tổng uỷ công vụ.
Tôi sẽ ghé thăm Viện ĐH Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học,
Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc
xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời
gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biêt thích chất miền
Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.
Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên
Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng
trau dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm
nhận được điều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại
Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cũng là một trong những thanh niên ngày
ấy.
Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên
cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân
văn, đề cao tính dân tộc và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.
Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển
trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ
về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị.
Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày
hôm nay mà không khỏi đắng lòng.
Huynh Wynn Tran, MD.
https://youtu.be/zDS8LXGHMq0
No comments:
Post a Comment