20201213 Cong Dong Tham Luan
Nhóm trẻ NextGen tường trình cuối năm: Các hoạt động và thành quả năm 2020
Thông Báo của BPSOS, ngày 12 tháng 12, 2020
Nhóm NextGen (Thế Hệ Kế Tiếp), gồm các em từ 12 đến 25 tuổi ở Hoa Kỳ và Âu Châu, sẽ tường trình về hoạt động và thành quả trong năm 2020, vào Chủ Nhật 20 tháng 12, từ 3pm đến 4:15pm giờ Miền Đông Hoa Kỳ (tức 12 giờ đến 1:15 trưa ở California).
Nhóm NextGen được hình thành vào tháng 7 năm 2019 bởi một số em học sinh và sinh viên sau khi tham gia chương trình huấn luyện 3 ngày do BPSOS tổ chức về kỹ năng lãnh đạo và rồi tham gia cuộc vận động ở Quốc Hội Hoa Kỳ cho nhân quyền ở Việt Nam.
Qua các dự án cụ thể, các em học hỏi và trau
luyện kỹ năng lãnh đạo và quản trị.
Đến nay, các em NextGen đã thực hiện được nhiều
công tác có ý nghĩa, như:
1) Vận động
cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam
2) Dạy Anh
văn cho trẻ em thuộc các cộng đồng bị thiệt thòi hay bị bách hại ở Việt Nam
3) Viết 3 bản
báo cáo và tham gia các buổi họp hội ý với Uỷ Ban LHQ về Quyền của Trẻ Em
4) Phát biểu tại hoặc tổ chức một số buổi hội luận trực tuyến về các đề tài nhân quyền
“We’re not just kids” Youth Empowerment Webinar
Dec 20, 2020 | 3:00 to 4”15 PM U.S. Eastern Time
Tại buổi tường trình sắp đến, các em sẽ đi sâu vào chi tiết các công tác đã thực hiện, những thành quả đã gặt hái, và các dự án cho năm sau.
Chúng tôi mong rằng các phụ huynh người Việt sẽ khuyến khích con em mình tham dự buổi tường trình trực tuyến này để lấy cảm hứng và định hướng tương lai. Chúng tôi tin rằng sự hiện diện của các phụ huynh sẽ là yếu tố thuyết phục con em của quý vị tìm hiểu về Chương Trình NextGen.
Ngoài ra, chúng tôi mong được lắng nghe ý kiến đóng góp của giới phụ huynh nhằm kiện toàn chương trình NextGen.
Để ghi danh, xin quý vị liên lạc: nextgenforvietnam@gmail.com
“NextGen is inviting youths and their families especially
Vietnamese join and learn about how youths have advocated for human rights over
the past year. We seek to encourage the youths to unlock and use their many
potentials and gifts to fight for the oppressed and even themselves,”
“You’ll hear from our youth leaders about their paths of
overcoming fear and stepping up in the leadership role in helping refugees,
meeting politicians and United Nations officials, or commanding a team of activists,”
“NextGen is also recruiting youths and parents
to join our many projects. We provide a variety of volunteer experiences from teaching
English to refugees to drafting multi-media products like these.”
Email: nextgenforvietnam@gmail.com to register.
BPSOS, 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
***
Muốn cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, phải vận dụng song hành luật nội địa và luật quốc tế
* Vận động quốc tế chỉ hiệu quả khi phối hợp với hành động pháp lý ở quốc nội
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 10 tháng 12, 2020
Nhiều người chê rằng ở Việt Nam chỉ có luật rừng. Đúng. Nhưng chỉ phê phán mà không hành động thì sẽ không thay đổi hiện trạng. Không những thế, thái độ thụ động tạo nên vòng lẩn quẩn: vì cho là luật rừng nên thây kệ; vì không gặp phải sự đề kháng từ dân, kẻ cầm quyền càng tha hồ bẻ cong luật. Cứ thế, tình trạng luật rừng ngày thêm trầm trọng.
Cách phá vòng lẩn quẩn là bẻ gãy nó ở điểm yếu nhất. Điểm yếu nhất của tình trạng luật rừng ở Việt Nam là những lĩnh vực dính líu đến các cam kết quốc tế. Chúng ta có thể chuyển một hồ sơ trong những lĩnh vực ấy từ sân chơi nội địa ra sân chơi quốc tế, nơi luật chơi công minh, không thể dùng cường quyền để áp đảo công lý. Và thực tế là, nhà nước có thể xem thường người dân nhưng lại e ngại quốc tế vì đang phải cầu cạnh với họ các lợi ích về mậu dịch, viện trợ, đầu tư, quốc phòng...
Để thay đổi tình trạng luật rừng, chúng ta phải phối hợp vận động quốc tế ở hải ngoại với hành động pháp lý theo một sách lược với những mục tiêu rõ rệt. Sách lược ấy diễn ra như sau:
(1) Vận động quốc tế áp lực Việt Nam cam kết các điều kiện về nhân quyền, pháp trị, minh bạch
(2) Cùng với quốc tế theo dõi mức độ luật hoá các cam kết ấy của chính quyền Việt Nam
(3) Hỗ trợ pháp lý cho một số trường hợp điển hình để làm phép thử, và vận động quốc tế theo dõi và can thiệp
Chu kỳ này phải được áp dụng đối với mỗi cam kết của nhà nước Việt Nam với quốc tế.
Vận động quốc tế vòng 1
Trước hết, chúng tôi (BPSOS) vận động quốc tế đòi hỏi Việt Nam cam kết thêm các điều khoản nhân quyền nếu muốn hưởng các lợi ích kinh tế, mậu dịch, và viện trợ. Mỗi cam kết, qua hình thức công ước LHQ hoặc hiệp ước song phương hoặc đa phương với các quốc gia khác, là một điều khoản hợp đồng, đã ký thì phải thực hiện. Lập luận "quốc pháp, gia quy", nghĩa là Việt Nam có chủ quyền, có luật pháp riêng, nước ngoài không được can thiệp vào, chỉ là nói càn.
Đến nay, nhà nước Việt Nam đã ký 7 trong số 9 công ước quan trọng nhất của LHQ về nhân quyền, ký Hiệp Định Thư Palermo về chống buôn người, và chấp nhận các điều kiện về quyền lao động, về thể chế pháp trị và về tính minh bạch trong chính quyền trong một số hiệp ước mậu dịch song phương hoặc đa phương.
Nỗ lực quốc tế vận cho nhân quyền ở Việt Nam của BPSOS bắt đầu với cuộc vận động cho Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua năm 1998, và đã đóng góp vào việc áp lực Việt Nam ký Hiệp Định Thư Palermo năm 2011 và Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn năm 2014, và chấp nhận các điều kiện về quyền lao động trong Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
20201213 CDTL 01
Các công ước LHQ về nhân quyền và năm mà Việt Nam ký kết
Vận động quốc tế vòng 2
Bước đầu trong nghĩa vụ thực thi một cam kết là đưa điều khoản cam kết ấy vào luật nội địa. Hiện nay chính quyền Việt Nam chưa luật hoá một cách đầy đủ mọi cam kết.
Ngay cả đối với những cam kết đã luật hoá, họ cu~ng lắm khi "ăn gian". Chẳng hạn, Việt Nam tuyên bố là Điều 18 về quyền tự do tôn giáo hay niềm tin trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, được thể hiện qua Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo. Tuy nhiên, họ đã sửa khái niệm "niềm tin", vốn bao gồm mọi niềm tin tôn giáo, chính trị, thế giới quan..., thành khái niêm "tín ngưỡng", mà họ định nghĩa là "niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng." Hoặc, cu~ng trong luật này, họ đã sửa khái niệm "an toàn công cộng" thành ra "an ninh quốc gia". Rõ ràng là "treo đầu dê, bán thịt chó" với mục đích đánh lận khi giải trình với LHQ.
Từ năm 2012, qua Chương Trình Vận Động Cho Việt Nam, BPSOS phối hợp với một số tổ chức thân hữu để theo dõi việc tuân thủ của Việt Nam trong các lĩnh vực quyền tự do tôn giáo, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền không bị tra tấn, quyền không bị buôn người và quyền không bị kỳ thị chủng tộc.
Vận động quốc tế vòng 3
Đối với những cam kết quốc tế đã được luật hoá, chính quyền Việt Nam cu~ng ít khi thực thi đúng đắn và trọn vẹn. Do cố tình hoặc do thiếu khả năng giám sát, chính quyền trung ương mặc cho các đơn vị ở cấp tỉnh xuống đến địa phương tuỳ tiện diễn giải và áp dụng luật.
Chẳng hạn, Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo quy định cụ thể về đăng ký sinh hoạt tôn giáo là "Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do." Trong thực tế, không ít những trường hợp chính quyền địa phương đã không tuân thủ điều luật này. Hoặc, khi người dân tố giác hành vi bạo lực của "quần chúng tự phát" thì công an địa phương đã lờ đi, không xét đơn và có khi còn truy tố ngược nạn nhân hoặc nhân chứng. Hoặc, toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh đã không thụ lý các đơn kiện nhắm vào những tổ chức tôn giáo quốc doanh mà nhà nước sử dụng để trấn áp các nhóm tín đồ độc lập.
Năm 2018, BPSOS đề xướng Đề Án Dân Quyền Việt Nam để thực hiện các phép thử về thực thi luật pháp bằng cách hỗ trợ pháp lý cho một số trường hợp điển hình liên quan đến các cam kết của nhà nước Việt Nam với quốc tế. Nếu hồ sơ được giải quyết theo đúng luật thì sẽ đem lợi ích đến trực tiếp cho đương đơn. Còn như địa phương cù nhầy, thì chúng tôi leo thang dần đến trung ương và vận động quốc tế nhập cuộc. Bị đặt vào tình cảnh "nói có sách, mách có chứng", chính quyền trung ương không thể chối là "địa phương làm sai, chúng tôi không biết".
Cách làm này đòi hỏi đầu tư công sức và thời gian, và người trong cuộc phải quyết tâm theo đuổi con đường pháp lý đến cùng.
Kết luận
Nhìn vào khung luật của Việt Nam, chúng tôi đặt ra 2 ngưỡng trần và đáy. Ngưỡng trần là mức tuân thủ với các cam kết quốc tế. Sách lược của chúng tôi là đẩy ngưỡng trần ngày càng tiến sát đến tiêu chuẩn tối thiểu của luật quốc tế. Ngưỡng đáy là mức thực thi luật quốc gia. Sách lược của chúng tôi là đẩy ngưỡng đáy tiến dần đến ngưỡng trần, nghĩa là tất cả những cam kết với quốc tế, nhà nước Việt Nam phải thực thi đầy đủ. Ngưỡng đáy càng được nâng lên, người dân càng thụ hưởng quyền và lợi ích theo luật quốc gia trong sự phù hợp với luật quốc tế.
Có vậy, những thắng lợi trong quốc tế vận đem lại phúc lợi thực tế cho người dân ở trong nước.
Kết hợp nhịp nhàng giữa quốc tế vận và hành động pháp lý ở quốc nội có thể ví như người đi bằng cả 2 chân. Nếu chỉ đi một chân, bất luận là chân nào, thì không thể tiến xa hoặc có khi vấp ngã là điều không đáng ngạc nhiên.
Theo dõi Chương Trình Vận Động Cho Việt Nam trên Facebook: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights
Theo dõi Đề Án Dân Quyền Việt Nam trên
Facebook:https://www.facebook.com/VNAdvocacy
No comments:
Post a Comment