20201203 Cong Dong Tham Luan
Mach Song: bpsos@bpsos.org
Safeguard Defenders: Hướng dẫn lập hồ sơ chế tài theo Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác
20201203 CDTL 01
20201203 Luat Magnitsky
* Những người bảo vệ nhân quyền cần nắm vững thể thức lập hồ sơ
BPSOS, ngày 2 tháng 12, 2020
Xem phiên bản tiếng Việt:
Hôm nay tổ chức Safeguard Defenders, có trụ sở ở Spain, công bố phiên bản tiếng Việt tài liệu hướng dẫn lập hồ sơ chế tài theo Luật Magnitsky của Hoa Kỳ và của nhiều quốc gia khác. Phiên bản tiếng Việt này không đơn thuần là bản dịch từ nguyên bản Anh ngữ mà đã được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình đặc thù ở Việt Nam.
Đây là một tài liệu mang tính thực tiễn và hữu ích cho những ai quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người của chính mình hoặc của mọi người.
Tăng kiến thức và khả năng cho người bảo vệ nhân quyền
Đây là lợi ích hàng đầu và quan trọng nhất vì nó
không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào ngoài chính bản thân mình. Thu thập thông
tin, phối kiểm thông tin, và rồi biên soạn thành hồ sơ theo tiêu chuẩn quốc tế
là những khả năng chuyên môn mà người bảo vệ nhân quyền cần phải có. Càng nhiều
người Việt ở trong và ngoài nước đạt khả năng này, thì xã hội dân sự của Việt
Nam càng có cơ hội phát triển.
Tăng sự an toàn cho người lên tiếng
Nhiều người e ngại rằng cung cấp thông tin về vi phạm nhân quyền cho quốc tế là rước sự rủi ro vào thân. Thực ra không phải vậy.
Lẳng lặng viết báo cáo với quốc tế ít nguy hiểm hơn là công khai bài bác hoặc thách thức chế độ trên Facebook. Hơn nữa, quy tắc căn bản của việc viết báo cáo là phải trung thực và phải phối kiểm mọi thông tin; công an sẽ khó quy chụp tội vu khống hoặc đưa tin giả.
Nếu vì đóng góp thông tin cho hồ sơ chế tài mà bị trả thù thì đấy chính lời tự thú của nhà nước Việt Nam về tình trạng đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng, lý do để áp dụng biện pháp chế tài lên các kẻ vi phạm.
Càng nhiều người có khả năng báo cáo vi phạm thì sự an toàn sẽ tăng lên cho mọi người vì người này có thể "báo cáo chéo" cho người kia. Nghĩa là, khi một người trong số họ bị sách nhiễu hay đe doạ, lập tức có người khác làm bản báo cáo để vận động quốc tế can thiệp.
Cuối cùng, vì các bản báo cáo vi phạm đều được BPSOS gửi đến các định chế nhân quyền LHQ, nếu người đóng góp cho bản báo cáo bị sách nhiễu hoặc bị đàn áp thì chính Tổng Thư Ký LHQ sẽ lên tiếng.
Từ các bản báo cáo này, BPSOS lập hồ sơ đề nghị chế tài.
Tăng áp lực quốc tế lên chế độ và những kẻ thủ ác
Chưa cần biết là các chính phủ ở các quốc gia có luật Magnitsky sẽ xử lý hồ sơ đề nghị chế tài ra sao, các hồ sơ này tự chúng đã có công dụng tố cáo tội ác với các chính quyền và với các tổ chức quốc tế về nhân quyền đang khai dụng luật Magnitsky. Tài liệu của Safeguard Defenders có nhắc đến tổ chức Human Rights First, có trụ sở ở Hoa Kỳ, là tổ chức phối hợp một liên minh gồm các tổ chức quốc tế ấy. BPSOS là thành viên nguyên thuỷ khi liên minh này được thành lập đầu năm 2017; khi ấy mới chỉ có trên 20 tổ chức tham gia. Hiện nay con số đã vượt 200, đến từ nhiều quốc gia.
Hàng năm, liên minh này chọn một số hồ sơ tiêu biểu để cùng nộp cho các chính quyền đang thực thi luật Magnitsky -- từ năm 2017, Việt Nam luôn luôn là quốc gia có hồ sơ được chọn để nộp chung. Ngoài ra, BPSOS đã nộp riêng nhiều hồ sơ hơn nữa. Qua các hồ sơ này, các chính quyền hiểu thêm về tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc/và tình trạng tham nhu~ng cấp cao tại các quốc gia có giới chức bị đề nghị chế tài.
Triển vọng trong năm 2021
Có 2 diễn tiến đáng lưu ý.
Thứ nhất, các quốc gia dân chủ, điểm "hạ cánh an toàn" của các quan chức vi phạm nhân quyền và/hoặc tham nhu~ng, hiện nay đều đã có hoặc đang soạn Luật Magnitsky. Hoa Kỳ, Canada và Anh Quốc đã có Luật Magnitsky. Liên Minh Âu Châu, gồm 28 quốc gia, đã thông qua luật Magnitsky và sẽ chính thức ban hành ngày 10 tháng 12 tới đây. Quốc Hội Úc đã hoàn tất tiến trình lấy ý kiến - có tổng cộng 162 bản góp ý (xem: https://www.aph.gov.au/Parliamentary_Business/Committees/Joint/Foreign_Affairs_Defence_and_Trade/MagnitskyAct/Submissions)
và kế đến sẽ soạn thảo nội dung cho luật Magnitsky. Quốc Hội Nhật cho biết cu~ng sẽ soạn thảo luật chế tài Magnitsky. Nghĩa là vòng kim cô đang khép lại cho những kẻ vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.
Diễn tiến thứ hai là các quốc gia có luật Magnitsky đã bắt đầu chia sẻ thông tin với nhau về các quan chức bị đề nghị chế tài. Những người này sẽ không còn cửa thoát vì sẽ không dễ chuyển sẵn tài sản đến các quốc gia phú cường để mai sau "hạ cánh an toàn".
Sự thay đổi Hành Pháp ở Hoa Kỳ có ảnh hưởng gì?
Tính đến nay, Hành Pháp Trump đã áp dụng Luật Magnitsky để chế tài 217 quan chức và tổ chức trên thế giới. Hành Pháp Trump cu~ng đã chế tài một số lượng tương đương các cá nhân và tổ chức chiếu theo các điều khoản luật khác. Nội trong tuần tới đây, Hành Pháp Trump có thể sẽ công bố thêm các trường hợp mới bị chế tài. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá cao Hành Pháp Trump về áp dụng Luật Magnitsky.
Tuy nhiên, một số quan sát viên nhận xét rằng Tổng Thống Trump đã sử dụng các biện pháp chế tài như một công cụ chính trị khi bỏ qua các thủ phạm ở những quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.
Thế còn Hành Pháp Biden, nếu ứng cử viên Tổng Thống Joe Biden được chứng thực là đắc cử, thì sao? Có lẽ sẽ không thay đổi nhiều về mức độ áp dụng các biện pháp chế tài khi mà Hành Pháp Trump đã tạo tiền lệ. Hơn nữa, Ông Antony Blinken, người được Ông Biden chọn làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, hiện là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Human Rights First, tổ chức dẫn đầu việc lập hồ sơ chế tài theo Luật Magnitsky. Ông Blinken biết rất rõ về nỗ lực chung của trên 200 tổ chức nhân quyền mà Human Rights First đang phối hợp.
Kế hoạch của BPSOS
Tính đến nay, BPSOS đã nộp 8 hồ sơ đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky của Hoa Kỳ, bao gồm 180 quan chức. Chúng tôi đang thực hiện thêm 2 hồ sơ để nộp trước cuối năm nay: một hồ sơ gồm các quan chức Tỉnh Phú Yên liên can vụ đàn áp Giáo Phái Phật Giáo Ân Đàn Đại Đạo và một hồ sơ về thành phần lãnh đạo của Bộ Công An liên can các vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất, cuộc đàn áp đẫm máu tại Đồng Tâm và việc bắt bớ những người lên tiếng cho người dân ở Đồng Tâm như cô Phạm Đoan Trang.
Trong năm 2021, BPSOS sẽ tiếp tục lập thêm hồ sơ đề nghị chế tài và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Human Rights First và các tổ chức thân hữu để vận động các quốc gia có Luật Magnitsky đồng loạt áp dụng biện pháp chế tài nhằm triệt cửa thoát cho các thủ phạm vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng hoặc tham nhu~ng lớn.
Để tăng khả năng cho người bảo vệ nhân quyền ở trong và ngoài Việt Nam, BPSOS sẽ tổ chức các buổi huấn luyện mở rộng về viết báo cáo vi phạm, các tiêu chuẩn của Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác, và các biện pháp chế tài dưới các luât khác hơn Luật Magnitsky. Trong khi chờ đợi, xin mời mọi người đọc và nghiên cứu bản hướng dẫn của Safeguard Defenders.
Thông tin liên quan:
Thông cáo báo chí của Safeguard Defenders:
Nguyên bản tiếng Anh, phát hành ngày 14 tháng 1,
2020:
Hoa Kỳ bắt đầu thực thi Luật Magnitsky Toàn Cầu:
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1226-2017-06-18-16-12-18.html
BPSOS:
Đề nghị chế tài 16 quan chức Việt Nam vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng:
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1558-2020-06-21-19-34-04.html
No comments:
Post a Comment