20201209 Mua Xuan Que Huong va Khoi Sung
Vuong Mong Long K20
***
Tài liệu bổ túc với các bản đồ địa phương.
***
Map Room SFB in VN
http://www.bravecannons.org/maps.html
Ray's Map Room. Vietnam Areas of
Operation. Topographic Digital Map Images
http://www.rjsmith.com/topo_map.html#borderbattles1
Tri-Border Area Map
http://www.rjsmith.com/tri-border-area-hcmt.html
World Topographic Maps
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/
Vietnam North South Topo map
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/
Vietnam
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/vietnam.html
China 1:250,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china/
China Proper, Southwest 1:250,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china_proper_sw/
Laos Topographic Maps 1:50,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/
Cambodia Topographic Maps 1:50,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/
Bản đồ VN từng khu vực
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Địa danh, căn cứ, tọa độ.
https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf Quan Phu Loc 1970
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/txu-pclmaps-oclc-21713238-6541-1.jpg
MÙA XUÂN QUÊ HƯƠNG VÀ KHÓI SÚNG (Vương Mộng Long -K20)
Posted on March 4, 2019 by Lê Thy
20201209 MXQH 01
nguồn: http://baotreonline.com/
Mấy hôm nay tuyết bắt đầu rơi,
mùa Winter 2006 – Bắc Mỹ đã tới. Tôi nhủ thầm, “Như thế là Xuân đang về nơi quê
mẹ!” Quê mẹ Việt-Nam của tôi nằm bên kia biển Thái Bình Dương, xa lắm!
Ðầu năm Dương Lịch, tôi có một
tuần được nghỉ bù cho những ngày làm việc phụ trội mùa Giáng-Sinh. Tôi lên nhà
đứa con gái thứ nhì, chơi với thằng cháu ngoại Maxwell hai tuổi. Bố mẹ nó đi
làm tới tối mới về. Tuổi cháu Maxwell bây giờ bằng tuổi mẹ nó ngày ông ngoại nó
thua trận năm xưa, ngày Sài-Gòn thất thủ, tháng tư 1975.
Thằng bé bập bẹ:
“Ong…ong… ong ngại…”
Tôi vuốt tóc nó. Nó toét miệng
ra cười. Nụ cười của thằng bé thật là trong sáng, hồn nhiên. Mùa Xuân đời nó
mới bắt đầu…
Tôi ôm thằng cháu ngoại vào
lòng. Bồi hồi nhớ lại những mùa Xuân đã qua trong cuộc đời mình.
Thuở ấu thơ, Xuân về, tôi chỉ thấy buồn nhiều hơn vui: vì tôi là một đứa trẻ mồ côi cha khi chưa đầy sáu tuổi.
Tuổi hai mươi, tôi vào Trường
Võ-Bị. Ra trường, tôi lặn ngụp trong chiến trận mười năm, tiếp theo là mười ba
năm khổ nhục trong lao tù Cộng-Sản. Giờ đây tôi đang bước sang năm thứ mười ba
của kiếp sống tha phương nơi đất lạ quê người.
Tới mùa Xuân 2006 này là chẵn
bốn mươi năm kể từ ngày tôi trình diện đơn vị.
Tới mùa Xuân này là chẵn bốn
mươi năm sau ngày tôi tham dự trận đánh lớn đầu tiên.
Trận đánh này tôi xem như bài
khảo hạch thực tế quá khắt khe và quá phũ phàng đối với một sĩ quan trẻ vừa rời
quân trường. Nó đã ghi sâu trong lòng tôi một kỷ niệm rất buồn, khó quên. Nó
cũng là một bài học quý giá giúp tôi thành công những năm sau, trên cương vị
một người chỉ huy, sống và chiến đấu sát vai với thuộc cấp của mình.
o O o
20201209 MXQH 02
Thiếu úy Vương Mộng Long-1966
(nguồn: http://baotreonline.com/)
Mùng Mười Tết năm Bính-Ngọ
1966, tôi mãn phép ra trường. Vài ngày sau đó tôi trình diện Chuẩn tướng Phan
Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Chuẩn tướng Nhuận bắt tay tôi, chúc cho tôi một đời binh nghiệp thành công.
Lòng phơi phới, hân hoan tôi rời Sài-Gòn với cái sự vụ lệnh bổ sung quân số cho Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân đồn trú ở Phú-Lộc, Ðà-Nẵng.
Quan Phu Loc
20201209 MXQH 03
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/txu-pclmaps-oclc-21713238-6541-1.jpg
Ðoạn đường ngắn ngủi từ Ban
Ðại-Diện Biệt Ðộng Quân Quân Khu 1 ở gần cầu Trịnh Minh Thế, tới hậu cứ Tiểu
Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân ở xã Hòa-Khánh ngoại ô Ðà-Nẵng, cũng chiếm vài ngày, vì
thủ tục giấy tờ nhiêu khê.
Thiếu úy Nguyễn Giáp, sĩ quan
quân số của Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân, nói với tôi rằng ông Ðại úy Tiểu đoàn
trưởng đang hành quân ở Hội-An. Tôi có thể đi tìm ông ta bằng phương tiện tự
túc.
Hạ tuần tháng Giêng Âm-Lịch,
hơi hướm Tết còn vương. Vào Xuân, đường phố Hội-An rực rỡ. Những đóa hoa mai nở
vàng sau vườn. Những câu đối đỏ còn đong đưa trên nêu tre trong phố cổ.
Trong nắng ấm, phấp phới những
tà áo màu sặc sỡ. Phố hẹp, người đông. Người dân Hội-An đang sống trong một
không khí thanh bình tạm bợ. Khói lửa chiến tranh vẫn ngùn ngụt nơi vùng quê.
Từ ngoại ô, tiếng đại bác vẫn ì ầm vọng về…
Khoảng mười giờ sáng ngày 10
tháng 2 năm 1966 tôi rời nhà, lên phố tìm ông tiểu đoàn trưởng để trình diện.
Từ chùa Âm-Bổn, tôi thả bộ theo
đường Nguyễn Duy Hiệu, vừa đi vừa ngắm cảnh phố phường.
Khi tôi tới cổng trường Trung
học Tư thục Diên-Hồng thì sau lưng tôi có một chiếc xe GMC từ hướng Ðế-Võng
chạy lên. Thấy trên xe có cái quan tài phủ quốc kỳ Việt- Nam Cộng- Hòa, tôi
dừng lại, đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt người chiến sĩ vừa tử trận.
Bốn anh Biệt Ðộng Quân hộ tống
xe tang ngồi hai bên quan tài, dõi mắt quan sát khách qua đường. Khi nhận ra
tôi cũng là một Biệt Ðộng Quân, với bông mai vàng trên ve áo, họ giơ tay chào.
Tôi tò mò,
– Ai đó mấy chú?
Một anh lính nghẹn ngào,
– Thiếu úy Gia, Thiếu úy Gia
Ðại Ðội 2 đó Thiếu úy!
Tôi chột dạ, hỏi thêm,
– Thiếu úy Nguyễn Vĩnh Gia khóa
19 Ðà-Lạt phải không?
– Dạ phải!
Tim tôi nhoi nhói đau. Khóa 19
Ðà-Lạt ra trường trước khóa 20 Ðà-Lạt của tôi vừa tròn một năm. Tôi đứng lặng
nhìn theo chiếc GMC chạy về hướng chợ.
Chiếc xe từ từ lăn bánh giữa
hai hàng cây xanh. Những cành phượng vỹ mềm mại trĩu xuống, vướng vào mui xe,
quệt trên lá cờ vàng ba sọc đỏ, như níu, như kéo. Khi chiếc xe đi qua, những
cành cây bật qua, bật lại trông như những cánh tay vẫy chào biệt ly…
Tới đầu chợ Hội-An, tôi gặp một
toán quân nhân Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân đang tụ tập chờ xe đón về đơn vị.
Tôi hỏi thăm họ nơi nào ông tiểu đoàn trưởng đóng quân, thì họ nói ông Ðại úy
ngày nào cũng loanh quanh ở mấy quán cà phê đâu đó gần chùa Cầu.
Tôi tìm được Ðại úy tiểu đoàn
trưởng trước cửa tiệm chụp ảnh Huỳnh Sỏ. Ông Ðại úy và đoàn tùy tùng của ông
đang ngồi xẹp, tán dóc giữa đường Nguyễn Thái Học. Ông không cần đọc cái sự vụ
lệnh của tôi. Ông nheo mắt quan sát tôi một phút rồi phán,
– Còn sữa quá! Làm ban 3 tiểu
đoàn!
Tôi đứng nghiêm. Nhìn thẳng vào
mặt ông tiểu đoàn trưởng, tôi dõng dạc,
– Thưa Ðại úy, tôi muốn ra đại
đội tác chiến!
Ông tiểu đoàn trưởng nhìn sững
tôi một giây, rồi phá lên cười,
– Ð! M! Chứ ban 3 tiểu đoàn
không tác chiến sao? Oui! Toa về Ðại Ðội 3 thay Thiếu úy Vinh. Thằng Vinh lên
làm ban 3.
Khi nói chuyện, Ðại úy Nguyễn
Thừa Dzu, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân thường chêm tiếng Tây;
sau này tôi biết ông xuất thân từ quân đội Tây. (Oui! = Ðược rồi!)
Xế trưa hôm đó, tôi quá giang
xe đò tới xã Thanh-Quýt, quận Ðiện-Bàn, để giữ chức Ðại Ðội Phó kiêm Trung Ðội
Trưởng Trung Ðội 1/Ðại Ðội 3/ Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân.
Sĩ quan Ðại Ðội Trưởng 3/11 là
Trung úy Lê Bá Ngọ đi chơi vắng. Người tiếp tôi là Chuẩn úy Nguyễn Văn Vinh, sĩ
quan trực đại đội, anh cũng là người sẽ bàn giao Trung Ðội 1 cho tôi.
Khi bàn giao trung đội cho tôi,
Vinh cười,
– Sao mày ngu quá? Làm ban 3 có
xe Jeep lại không chịu. Chịu làm trung đội trưởng, để đi bộ.
Chuẩn úy Nguyễn Văn Vinh là con bác Bạo, y tá của Bệnh Viện Hội-An. Anh Vinh là bạn học cùng lớp Trung học Trần Quí Cáp của tôi. Vinh đi khóa 17 Thủ-Ðức. Khóa 17 Thủ Ðức nhập trường sau khóa 20 Ðà-Lạt vài ngày, ra trường trước khóa 20 Ðà-Lạt hơn một năm.
20201209 MXQH 04nguồn: http://baotreonline.com/
Ngày tiếp nhận sự vụ lệnh của
tôi, Thiếu úy Giáp còn cho tôi biết khóa 20 Ðà-Lạt có ba người được bổ sung
quân số cho Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân, nhưng chỉ có mình tôi tới đơn vị đúng
ngày, hai người kia thì chưa thấy đâu.
Hồi đó tôi còn thư sinh, trắng
trẻo lắm, binh sĩ trong đơn vị cứ lầm tôi với Thiếu úy Hồng Dũ Thiều, khóa 19
Ðà-Lạt, cấp chỉ huy cũ của họ. Tôi thấy họ tỏ ra rất tin tưởng, vâng lời và
thương yêu những sĩ quan xuất thân từ Ðà-Lạt.
Ðã có nhiều niên trưởng của tôi
phục vụ đơn vị này trước khi tôi ra trường. Nhưng cùng với đà khốc liệt của
chiến tranh tăng nhanh, sĩ quan Ðà-Lạt ở Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân cũng hao
hụt nhanh. Trừ Thiếu úy Nguyễn Vĩnh Giám (K19) còn sống sót, nhưng đang là
thương binh loại 2, những niên trưởng khác của tôi đều tử trận cả rồi.
Thiếu úy Hồng Dũ Thiều (K19) và
Trung úy Nguyễn Văn Hùng (K18) chết trong trận Việt-An, Quảng-Ngãi khi tôi đang
tập dượt lễ mãn khóa 20 trong Trường Võ-Bị. Thiếu úy Nguyễn Vĩnh Gia (K19) chết
ở Cẩm-Kim, Hội-An, ngày tôi trình diện tiểu đoàn.
Vì thế đầu Xuân 1966, ở Tiểu
Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân, nhìn tới, ngó lui, chỉ có một bông mai vàng Ðà-Lạt cô
đơn, đó là tôi.
Thời gian này Quân Ðoàn I đang trong chiến dịch “Hỏa Tuyến Vùng Lên”. Ðơn vị tôi thường xuyên đi hành quân tảo thanh quanh thị xã Hội-An và vùng ven biển Quảng-Nam.
Hoi An
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/hoi_an-6640-1.pdf
Tôi là cựu học sinh Trung học Trần Quí Cáp. Tôi không lạ gì hai con chó đá và hai con khỉ đá Chùa Cầu. Tôi cũng rất quen những địa danh Cẩm-Kim, Xuyên-Quang, Phước-Trạch, Thu-Bồn, Cửa-Ðợi, Câu-Lâu… vân vân.
Nghĩa trang Triều-Châu
20201209 MXQH 05http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/hoi_an-6640-1.pdf
Mỗi khi hành quân về, đại đội
tôi lại đóng quân ở nghĩa trang Triều-Châu, gần miếu
Ông Cọp, ngoại ô thị xã Hội-An.
Căn lều của ban chỉ huy Trung
Ðội 1 dựng gần mộ nhạc sĩ La Hối, tác giả bài “Xuân và Tuổi Trẻ”. Ông La Hối là
người của thành phố Fai-Foo, tên xưa của Hội-An.
Căn lều ấy chứa năm thầy trò
chúng tôi. Gồm có tôi (Thiếu úy Vương Mộng Long), Hạ sĩ Nguyễn Hồng Phong,
người nấu cơm cho trung đội trưởng, Binh nhất Lý Thí, người mang đồ ngủ, lều
võng cho trung đội trưởng, Binh nhất Mai Ðăng Vinh, hiệu thính viên của Trung
Ðội 1, và Hạ sĩ nhất Nguyễn Mầu, xạ thủ trung liên BAR, hỏa lực chính của Trung
Ðội 1.
Mặc dù gia đình tôi ở ngay trong
phố Nguyễn Duy Hiệu, Hội-An, nhưng tôi thích sống tại đơn vị, gần gũi với những
quân nhân dưới quyền.
Những buổi trở trời, mưa phùn
bay mênh mang trên những đụn cát xa xa, Binh nhất Lý Thí lại mò ra đầu xóm,
rinh về một đĩa lòng heo luộc và một bi-đông rượu trắng. Thầy trò tôi ngồi tán
dóc chuyện dưới biển, trên trời.
Khi men cay đã thấm, ông Mầu và
thằng Thí gân cổ, vụng về ca những câu vọng cổ chẳng đâu vào đâu, làm cho thằng
Vinh lăn bò ra cười. Khi nó cười, miệng nó óng ánh hai cái răng vàng quê ơi là
quê!
Vào những chiều mưa buồn như
thế, đám đàn em của tôi thường nài nỉ tôi cụng ly với họ.
Sau mỗi lần tôi chịu “dzô!” một
ly, thế nào họ cũng bắt tôi kể cho họ nghe một câu chuyện văn chương hay lịch
sử.
Không biết họ có hiểu ý nghĩa
của những câu chuyện tôi kể, thơ tôi ngâm hay không, nhưng tôi thấy họ ngây
người nghệt mặt, miệng há tròn như chữ “O”, họ nhìn tôi với ánh mắt đầy cảm
kích.
“Sĩ quan Ðà-Lạt, văn võ kiêm
toàn!”
Thằng Thí chỉ biết gục gặc cái
đầu, tán tụng một câu như vậy, mỗi khi tôi ngừng đọc một bài Ðường Thi, hay kết
thúc một chuyện tình của Nã Phá Luân Ðại-Ðế.
o O o
Mờ sáng 22 tháng 2 năm 1966 đại
đội tôi được thiết vận xa chở từ Hội-An lên Vĩnh-Ðiện để cùng với Ðại Ðội 1 và
Ðại Ðội 4 đi giải vây cho đồn Kỳ-Ngọc, Ðiện-Bàn. Vì Ðại Ðội 2/11 của Trung úy
Tôn Thất Trực đang tăng cường cho chi khu Quế-Sơn, nên lần hành quân này Tiểu
Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân chỉ tham chiến với ba đại đội.
Vừa rời ngã ba Quốc Lộ 1 được một đỗi, đơn vị tôi bị khựng lại vì đoàn người chạy loạn ngược chiều cản đường. Ðồng bào bồng bế dắt díu nhau ùn ùn dồn về thị trấn Vĩnh-Ðiện để lánh nạn chiến tranh.
Dai Loc Hoi An
20201209 MXQH 06http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/hoi_an-6640-1.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dai_loc-6640-4.pdf
Gần tới tháp Bằng-An, tôi gặp
Trung úy Nguyễn Ngại, đại đội trưởng đơn vị Ðịa Phương Quân phụ trách vùng Tây
Vĩnh-Ðiện. Trung úy Ngại xin gặp Trung úy Ngọ. Hai ông đại đội trưởng trao đổi
tin tức cùng nhau vài phút. Sau đó, tôi được lệnh triển khai đội hình một hàng
dọc, theo lộ tiến về hướng Tây.
Trung Ðội 1 do tôi dẫn đầu vừa
qua khỏi tháp Bằng-An thì đằng sau có tin báo, khẩu súng Colt của Trung úy đại
đội trưởng bị “cướp cò” khiến cho một viên đạn “dính” vào cẳng ông. Ông Trung
úy đã được y tá khiêng lên xe cứu thương chở đi mất rồi!
Hạ sĩ Phụng, hiệu thính viên
đại đội chạy hộc tốc từ hậu quân lên tìm tôi để đưa cái ống liên hợp máy PRC10
cho tôi,
– Thiếu úy! Ðại Bàng muốn nói
chuyện với Thiếu úy!
Ðây là lần đầu trong đời lính,
tôi có dịp đàm thoại với “Ðại Bàng” trên máy PRC10.
Buổi ấy là thời cực thịnh của
những danh xưng truyền tin dữ dằn, đầy hơi hướm giang hồ hảo hớn như “Sơn
Vương”, “Phi Hổ”, “Mãnh Sư”, “Ðại Bàng”…
Mãi về sau, khi bọn thư sinh
hào hoa may mắn sống sót, ngoi lên được những vị trí chỉ huy chiến trận, thì
tên của những nữ minh tinh, ca sĩ thủ đô mới được “trực thăng vận” ra chiến
trường. Từ đó, bất cứ chốn nào có súng nổ, đạn bay, thì các nàng Thái Thanh,
Kiều Chinh, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Thúy… lại gọi nhau ơi ới.
Trận này chỉ có một “Ðại Bàng”
Mũ Nâu, Nguyễn Thừa Dzu. Còn “Ðại Bàng” Mũ Ðen Nguyễn Văn Của, Chi Ðoàn Trưởng
Thiết Kỵ thì vắng mặt. Người chỉ huy đơn vị thiết kỵ ngày hôm đó là Trung úy
Lào, Chi Ðoàn Phó.
Ông Ðại úy tiểu đoàn trưởng cho
lệnh tôi đảm đương chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 3/ Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng
Quân, vì đại đội tôi chỉ còn hai sĩ quan là tôi và Chuẩn úy Ðạt.
Từ phút đó, trên máy truyền tin,
tôi không còn là “Giới Chức 1” nữa mà tôi được quyền xưng danh là “Thẩm Quyền
3”.
“Ðại Bàng! Ðây Thẩm Quyền 3 tôi
nghe!”
Tôi chưa ổn định được đội hình
đại đội thì Ðại úy đã thúc hối,
– A lê! Tiến lên cho kịp mấy
con cua sắt! Ð! M! Cứ lù đù như gà mắc dây thun thì đến tối cũng chưa tới mục
tiêu!
Quả thực, từ lúc khởi hành cho
tới giờ đó, tôi có biết mục tiêu ở chỗ nào đâu! Trung úy ra đi không để lại một
lời! Ðại úy ở chỗ nào tôi cũng chẳng hay! Tôi chỉ nghe được tiếng nói của người
trên máy. Tôi định xin Ðại úy chỉ cho tôi mục tiêu ở chỗ nào, và nhiệm vụ của
đại đội tôi làm gì, nhưng tôi lại sợ Ðại úy nổi giận!
Thấy đoàn M113 đang hàng dọc bò
chầm chậm theo con lộ, tôi vội vàng ra lệnh cho quân mình dàn hàng ngang hai
bên đường tiến lên phía trước đoàn xe.
Những tia nắng mai bắt đầu lóng
lánh trên mặt nước đồng chiêm. Nếu không có những tiếng động cơ M113 rú lên
từng chập trên con đường đá dăm gập ghềnh, thì toàn vùng đồng không mông quạnh
này sẽ im ắng như tờ. Không cả tiếng chó sủa, mèo kêu. Tôi cảm thấy lạnh lưng,
rùng mình trước cái im lặng ghê rợn ấy.
Tôi sử dụng đội hình “Tam Giác
Mũi Trước”; ban chỉ huy đại đội đi sau Trung Ðội 2 bên trái đội hình. Tôi cẩn
thận cho một toán tiền thám ba người đi dò đường một đoạn khá xa phía trước.
Khi chúng tôi đến gần một con
dốc, nơi có cái miếu thổ địa bên đường, thì anh trưởng toán tiền thám là Binh
nhất Trần Quy chạy ngược lại, hớt hải,
– Hướng Nam con lộ có rất nhiều
người cài lá ngụy trang đang di chuyển ngược chiều quân bạn!
Tôi cho lệnh đại đội ngừng lại bố
trí sẵn sàng. Tôi báo cáo sự việc cho Ðại Bàng.
Ông Ðại úy cằn nhằn,
– Ð! M! “Toa” cứ theo mấy con
cua! Nó ngừng, “toa” ngừng. Nó tiến, “toa” tiến. Ðừng có lôi thôi!
Tôi thận trọng tiến lên cùng toán tiền sát để thăm dò tình hình. Tôi đã thấy những cành lá ngụy trang đang di chuyển từ Tây sang Ðông.
Chúng ẩn hiện sau những bờ đất hướng Nam con lộ. Tôi ra dấu cho
Chuẩn úy Ðạt, Trung Ðội 3, và Thượng sĩ nhất Huỳnh, Trung Ðội 2, sẵn sàng chiến
đấu.
Thế rồi…
“Ðùng! Ðùng! Oàng! Oàng! Chiu! Chíu!…” mìn nổ, đạn bay…địch khai
hỏa!
Ðạn địch, trung liên, đại liên, AK47 từ trên dốc và khu ruộng khô
bên trái lộ bắn xối xả về hướng đại đội tôi và đoàn xe sau lưng tôi.
Vậy là, chỉ mười hai ngày sau khi đáo nhậm đơn vị, tôi có dịp nếm
mùi “Công Ðồn Ðả Viện”.
Mới mở màn mà trận này đã có vẻ sẽ là một trận lớn!
Cũng may, địch đang vận động lực lượng, mà chưa sẵn sàng! Tôi vào
trận không đến nỗi bất ngờ lắm, vì tôi đã kịp thời thấy rõ tuyến dàn quân của địch.
Tôi biết mình phải làm gì khi bị rơi vào một tuyến phục kích.
Lần đầu chạm địch với cương vị một đại đội trưởng, tôi cảm thấy
hơi khớp. Nhưng những con mắt thuộc cấp nhìn tôi đầy tin tưởng đã khiến tôi
vững tâm hơn.
Tôi nhủ thầm:
“Ta là Ðà-Lạt! Ta là một cấp chỉ huy!”
Tôi la lớn:
“Phục kích bên trái đường! Hai bên trái, Ba bên phải, xung phong!”
Những người lính già còn sót lại từ thời Chiến Tranh Ðông-Dương
(1945-1954) như Thượng sĩ Huỳnh và Hạ sĩ Mầu đã chứng tỏ sự lợi hại của họ
trong những tình huống hiểm nghèo như thế này!
Ông Huỳnh và ông Mầu cùng hô to:
“Xung phong bên trái!”
Nhưng ông Mầu thì kẹp khẩu trung liên BAR vừa bắn, vừa tiến lên
trước mở đường, miệng ông oang oang,
– Theo tui! Theo tui! Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng! Sát!
Còn Thượng sĩ Huỳnh, thì xoay ngang khẩu Carbine ngáng sau lưng
những anh lính trẻ đang bàng hoàng chần chừ, để đẩy họ chạy lên xung phong. Ông
hạ sĩ quan già không ngần ngại xách cổ áo, đá đít những Biệt Ðộng Quân nhát gan
đang nằm úp mặt, núp mình bên vệ đường. Ông lùa họ chạy theo đồng đội.
Thoáng chốc, trên cánh đồng mênh mông, từng cụm khói bốc cao,
tiếng súng đã vang rền, hòa cùng những tiếng thét “Biệt Ðộng! Sát! Biệt
Ðộng!Sát!…” kinh hoàng.
Tôi cùng Trung Ðội 2 vừa kiểm soát xong khu gò đất hướng Nam và
cái miếu thổ địa thì Trung Ðội 3 của Chuẩn úy Ðạt cũng hoàn tất nhiệm vụ làm chủ
con dốc hướng Tây.
Sau đó, tôi xua quân nhanh chân chạy lên chiếm giữ khoảng bờ đất
cao tới ngực phân chia hai vùng ruộng khô và ruộng nước.
Thế là, chỉ vài phút sau, chúng tôi đã có một địa thế vô cùng thuận
lợi để chiến đấu.
Ðoàn xe M113 vừa qua khỏi giai đoạn lúng túng ban đầu, cũng đã
bình tĩnh trở lại. Họ xoay thành hình cánh cung sau lưng chúng tôi. Họ bắt đầu
tác xạ tiếp tay cho Biệt Ðộng Quân.
Nép mình sau miếu thổ thần, tôi nhận định trận địa.
Khu ruộng thấp trồng lúa trải dài, cặp hai bên con lộ, theo hướng
Ðông, Tây. Ruộng cao chạy song song với ruộng nước từ chân tháp Bằng-An tới ga
Kỳ-Lam.
Khu ruộng cao trồng đậu phọng, khoai lang, hoặc thuốc lá.
Hết ruộng cao, xa về hướng Nam, là khu nhà dân với vườn phi lao và
bãi mía um tùm.
Ðầu xóm là ngôi trường học cũ. Tường bao quanh trường, chỗ còn,
chỗ sập. Từ bờ rào ngôi trường, và khu rừng phi lao, đạn địch đủ loại bắn ra
đường tới tấp như mưa…
Rõ ràng địch đang vận động một cánh quân lớn từ hướng Tây qua
hướng Ðông trường học để đánh bọc sườn Nam của lực lượng bạn.
Trước mắt tôi, những cán binh Việt-Cộng di chuyển thật lộ liễu nơi
khoảng trống giữa hai bức tường đổ. Những cái bia sống cài lá ngụy trang, ẩn
hiện chậm chạp hơn những cái bia “B” ở Trường Sình Lầy, Dục-Mỹ.
Chúng ẩn hiện sau những bờ đất hướng Nam con lộ. Tôi ra dấu cho
Chuẩn úy Ðạt, Trung Ðội 3, và Thượng sĩ nhất Huỳnh, Trung Ðội 2, sẵn sàng chiến
đấu.
Thế rồi…
“Ðùng! Ðùng! Oàng! Oàng! Chiu! Chíu!…” mìn nổ, đạn bay…địch khai
hỏa!
Ðạn địch, trung liên, đại liên, AK47 từ trên dốc và khu ruộng khô
bên trái lộ bắn xối xả về hướng đại đội tôi và đoàn xe sau lưng tôi.
Vậy là, chỉ mười hai ngày sau khi đáo nhậm đơn vị, tôi có dịp nếm
mùi “Công Ðồn Ðả Viện”.
Mới mở màn mà trận này đã có vẻ sẽ là một trận lớn!
Cũng may, địch đang vận động lực lượng, mà chưa sẵn sàng! Tôi vào
trận không đến nỗi bất ngờ lắm, vì tôi đã kịp thời thấy rõ tuyến dàn quân của
địch. Tôi biết mình phải làm gì khi bị rơi vào một tuyến phục kích.
Lần đầu chạm địch với cương vị một đại đội trưởng, tôi cảm thấy hơi
khớp. Nhưng những con mắt thuộc cấp nhìn tôi đầy tin tưởng đã khiến tôi vững
tâm hơn.
Tôi nhủ thầm:
“Ta là Ðà-Lạt! Ta là một cấp chỉ huy!”
Tôi la lớn:
“Phục kích bên trái đường! Hai bên trái, Ba bên phải, xung phong!”
Những người lính già còn sót lại từ thời Chiến Tranh Ðông-Dương
(1945-1954) như Thượng sĩ Huỳnh và Hạ sĩ Mầu đã chứng tỏ sự lợi hại của họ
trong những tình huống hiểm nghèo như thế này!
Ông Huỳnh và ông Mầu cùng hô to:
“Xung phong bên trái!”
Nhưng ông Mầu thì kẹp khẩu trung liên BAR vừa bắn, vừa tiến lên
trước mở đường, miệng ông oang oang,
– Theo tui! Theo tui! Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng! Sát!
Còn Thượng sĩ Huỳnh, thì xoay ngang khẩu Carbine ngáng sau lưng
những anh lính trẻ đang bàng hoàng chần chừ, để đẩy họ chạy lên xung phong. Ông
hạ sĩ quan già không ngần ngại xách cổ áo, đá đít những Biệt Ðộng Quân nhát gan
đang nằm úp mặt, núp mình bên vệ đường. Ông lùa họ chạy theo đồng đội.
Thoáng chốc, trên cánh đồng mênh mông, từng cụm khói bốc cao,
tiếng súng đã vang rền, hòa cùng những tiếng thét “Biệt Ðộng! Sát! Biệt
Ðộng!Sát!…” kinh hoàng.
Tôi cùng Trung Ðội 2 vừa kiểm soát xong khu gò đất hướng Nam và
cái miếu thổ địa thì Trung Ðội 3 của Chuẩn úy Ðạt cũng hoàn tất nhiệm vụ làm
chủ con dốc hướng Tây.
Sau đó, tôi xua quân nhanh chân chạy lên chiếm giữ khoảng bờ đất
cao tới ngực phân chia hai vùng ruộng khô và ruộng nước.
Thế là, chỉ vài phút sau, chúng tôi đã có một địa thế vô cùng
thuận lợi để chiến đấu.
Ðoàn xe M113 vừa qua khỏi giai đoạn lúng túng ban đầu, cũng đã
bình tĩnh trở lại. Họ xoay thành hình cánh cung sau lưng chúng tôi. Họ bắt đầu
tác xạ tiếp tay cho Biệt Ðộng Quân.
Nép mình sau miếu thổ thần, tôi nhận định trận địa.
Khu ruộng thấp trồng lúa trải dài, cặp hai bên con lộ, theo hướng Ðông, Tây. Ruộng cao chạy song song với ruộng nước từ chân tháp Bằng-An tới ga Kỳ-Lam.
Dong, Tay Ky Lam
20201209 MXQH 07http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dai_loc-6640-4.pdf
Khu ruộng cao trồng đậu phộng, khoai lang, hoặc thuốc lá.
Hết ruộng cao, xa về hướng Nam, là khu nhà dân với vườn phi lao và
bãi mía um tùm.
Ðầu xóm là ngôi trường học cũ. Tường bao quanh trường, chỗ còn,
chỗ sập. Từ bờ rào ngôi trường, và khu rừng phi lao, đạn địch đủ loại bắn ra
đường tới tấp như mưa…
Rõ ràng địch đang vận động một cánh quân lớn từ hướng Tây qua hướng
Ðông trường học để đánh bọc sườn Nam của lực lượng bạn.
Trước mắt tôi, những cán binh Việt-Cộng di chuyển thật lộ liễu nơi
khoảng trống giữa hai bức tường đổ. Những cái bia sống cài lá ngụy trang, ẩn
hiện chậm chạp hơn những cái bia “B” ở Trường Sình Lầy, Dục-Mỹ.
Từ tuyến dàn quân, chúng tôi dồn hỏa lực cắt ngang trục tiến quân
của địch.
Hồi còn học trong trường Võ- Bị, tôi cũng được lãnh bằng thiện xạ.
Hôm tôi đeo cái bằng đó trên túi áo vào chợ Ðà-Lạt, chị Chúc vừa nhìn thấy nó
đã khen ngay,
– Thằng em của chị bắn giỏi quá nhỉ?
Chị Chúc bán tạp hóa trong chợ Ðà-Lạt. Chị thương chúng tôi lắm.
Chị có rất nhiều em là sinh viên sĩ quan. Ðứa em nào cũng có tên trong sổ nợ
của chị.
Nghe chị tôi khen, tôi vênh mặt lên, cứ tưởng mình là tay súng bá
vàng John Wayne! Thực ra, tôi bắn Garand không giỏi lắm đâu! Khóa tôi còn khối người
có bằng thiện xạ!
Thấy địch đi ngời ngời trước mắt ngon quá, tôi giành khẩu Garand
M1 trên tay Binh nhì Nguyễn Truyền. Chú Truyền thành người nạp đạn cho tôi.
Giờ này là lúc tôi chứng tỏ bản lãnh của một Sinh Viên Sĩ Quan
Ðà-Lạt có bằng thiện xạ!
Khi chạm trận, tôi mới phát huy được những gì thầy Khuê, thầy
Cung, thầy Thạch đã dạy cho. Tôi điều chỉnh đường ngắm: Từ lỗ chiếu môn… qua
đỉnh đầu ruồi … rồi tới … đầu thằng Việt Cộng!
Xạ trường nằm giữa hai bức tường đổ. Bờ đất cao tới ngực tôi là
chỗ tỳ tay.
“Kẹp đạn tám viên nạp đạn! Thế bắn đứng có tỳ, thủ thế!”- “Bắn!”
Một thằng giặc gục, thằng thứ hai, thằng thứ ba… mỗi viên một đứa!
Cứ tám tên, một kẹp đạn!
“Coong!”
Kẹp đạn rỗng văng ra khỏi buồng đạn. Binh nhì Truyền lại vội trao
cho “Thiếu úy Sữa” kẹp đạn khác.
Không có hiệu lệnh, “Bên trái sẵn sàng! Bên phải sẵn sàng!” của sĩ
quan giám xạ. Thầy trò tôi mạnh ai nấy bắn. Tiếng đại liên 30 của ban chỉ huy
đại đội, hòa tấu với tiếng trung liên BAR của ba trung đội. Góp vui là những trái
cối 60 ly và những quả phóng lựu từ súng Garand M1.
Thời này, vũ khí của Biệt Ðộng Quân còn hủ lậu lắm, đi sau vũ khí
địch một bước khá dài. Chúng tôi có đủ loại súng. Trẻ nhất là khẩu Carbine M2.
Cổ lỗ già nua nhất là khẩu Thompson 45. Có khi mới bắn được vài chục viên
Thompson thì nòng súng đã nóng đỏ, dãn nở, làm cho đạn không thèm bay, mà rơi
ngay trước mặt xạ thủ. Lựu đạn M26 còn rất hiếm hoi, mỗi khi trang bị cho ai,
tôi phải đắn đo. Lựu đạn có khía, loại MK2 có tuổi đời già hơn tuổi tôi thì ê
hề! Bao nhiêu cũng có! MK2 vừa nặng, vừa chậm nổ so với M26. Hình dạng nó cũng…
xấu xí hơn.
Tiền quân của địch đã quấy động được phần đuôi của lực lượng hành
quân, nơi Ðại Ðội 1 của Thiếu úy Lý Phát Tân đang bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn.
Chú Binh nhất hiệu thính viên Mai Ðăng Vinh giao cái ống liên hợp
cho tôi. Trong máy, ông Ðại úy ra lệnh,
– “Toa” nhào lên bẻ cổ con gà mổ nhanh cho “moa”!
Tôi ớ ra, chẳng biết “con gà mổ nhanh” là cái gì!
Ðại úy lại hối,
-Ð!M! Tao bảo nhào lên! Bất cứ giá nào! A lê! Vít! Vít! (A lê!
Vít! Vít!= Ði! Mau lên! Mau lên!)
Tôi hỏi Vinh,
– Con gà mổ nhanh là cái gì vậy Vinh?
– Dạ, con gà mổ nhanh là khẩu “đum đum” đó Thiếu úy!
Tôi đoán khẩu “đum đum” chắc là khẩu 12.7 ly?
Rõ khổ! Trong trường, tôi đã học ám danh đàm thoại nhuần nhuyễn
hai năm ròng, mà đến khi hữu sự lại cứ như thằng ngố! Ám danh đàm thoại ở ngoài
đơn vị quả là ngộ!
Nhận lệnh, tôi gọi Chuẩn úy Ðạt lại dặn dò anh bảo vệ hông phải và
phía sau đại đội. Tôi để lại cho Trung Ðội 3 của Ðạt khẩu cối 60 ly và khẩu đại
liên 30. Tôi cùng hai Trung Ðội 1 và 2 xung phong lên mục tiêu.
Tiếng kèn xung phong của bộ chỉ huy tiểu đoàn từ rặng tre ngoài
đường phía sau xa, vọng tới nghe đứt quãng. Có lẽ anh Ngữ, lính kèn, bị đạn
Việt-Cộng bắn dữ quá nên không kịp hít hơi cho đầy phổi để thổi kèn cũng nên?
Tiếng kèn cứ “Pèm pẹp! Pèm pẹp!” như tiếng kèn xe ngựa đi, về,
giữa chợ Ðà-Lạt và ấp Thái-Phiên.
Giờ này, sao tôi thấy thèm tiếng kèn xung phong của anh lính “kà” trường
Võ-Bị quá đi!
Ngày đó, vào giờ học chiến thuật, trong rừng thông Ðà-Lạt, tiếng
kèn xung phong âm vang, lanh lảnh, dội đi, dội lại, trong vách núi. Tiếng kèn
làm người nghe lạnh gáy.
“Te! Te tí! Te tò! Tò! Tò! Te tí!…Tí!Tí! Tí!…Tí! …Tí!…”
Tiếng kèn ấy đã khiến khẩu trung liên BAR trên tay tôi nhẹ hẳn đi,
khi tôi xung phong lên đồi 1441 sau miếu Thần Hổ, dưới chân núi Lap Bé Nord,
Ðà-Lạt, trong những lần thực tập.
Tôi xung phong nhanh đến nỗi anh tải đạn Nguyễn Văn Cơ, cùng là
sinh viên sĩ quan của Trung Ðội 6, Ðại Ðội B với tôi, phải vứt cả thùng đạn
xuống đường mà theo chân tôi vẫn không kịp. Tiếng kèn thúc quân ma quái ấy thúc
đít chúng tôi tiến ào ào lên đồi thông để tiêu diệt ổ đại liên bắn đạn …mã tử
của mấy anh lính “kà” giả địch.
“Khói súng và kèn, còi xung phong, cũng chiếm một phần quan trọng
trong các cuộc hành quân.”
Ðó là lời thầy Nguyễn Cửu Nhòng mới từ mặt trận Quân Khu 1 trở về
trường năm 1965, làm phụ tá huấn luyện viên chiến thuật. Thầy nói rất đúng!
Khoảng trống hai trăm mét đồng cao trồng đậu phộng và khoai lang
từ bìa ruộng nước tới bìa làng quả là đáng sợ. Chẳng có sách vở nào dạy rằng
tuyến xung phong lại cách xa mục tiêu tới mấy trăm mét. Không đào đâu ra một
điểm che giấu cho tôi tiến quân từ bờ ruộng tới khu xóm nhà có cái trường học,
và khẩu đại liên 12.7 ly. Khẩu 12.7 ly này lại không bắn đạn mã tử!
Trời nắng, đồng trống. Mặt ruộng bằng phẳng. Lác đác đó đây có vài
cái mả, trên mặt mả là dây lang. Ðạn địch đan lưới trước mặt. Ðạn cày đất bụi
mịt mù. Mấy người lính có đạo làm dấu thánh giá. Những khuôn mặt đanh lại.
Những đôi mắt rực lên, long lanh. Họ nhìn tôi chờ đợi.
Tôi sực nhớ bài thực tập phản phục kích vừa học xong tháng trước
trên đồi Rọ-Tượng, Dục-Mỹ trong Khóa 23 Rừng Núi Sình Lầy mà tôi đóng vai đại
đội trưởng.
Tôi xin Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn cho pháo binh đánh bốn trái khói ngay
trên cái trường học. Ông tiểu đoàn trưởng lấy làm lạ tại sao tôi xin tới bốn
trái khói thay vì chỉ cần một trái thôi? Ông chỉ thuận cho tôi một trái.
Tôi nài nỉ anh đề-lô, hắn cũng là người Hội-An, đi khóa 10
Thủ-Ðức, vì tình riêng, anh ta cho tôi bốn trái.
Chờ cho màn khói vừa phủ mục tiêu, tôi đứng dậy, leo lên trên một
gò mả, mặt hướng về phía địch, tay trái phất cao, tay phải kẹp khẩu Carbine M2,
bóp cò.
Miệng tôi hét lớn:
“Xung phong!… Xung phong!…”
Tiếng súng Carbine lẹp bẹp khiêm nhường, nghe thật lép vế so với
tiếng trung liên, đại liên, và Bazooka 57 ly của Việt-Cộng.
Tiếng súng lệnh của tôi loãng nhanh trong tiếng 106 ly trên M113
của ta, và tiếng đại bác 105 ly, 155 ly của Mỹ đang nổ đùng đùng tứ phía.
Nhưng những chiến sĩ dưới quyền tôi chỉ chờ có thế.
Thấy tôi đứng hiên ngang hô xung phong, họ hăng hái hẳn lên.
Họ bắn. Họ la hét. Họ ném lựu đạn. Họ chạy ào ào trên ruộng khô.
Họ tràn lên những bờ ruộng nơi những chùm lá ngụy trang đang nhúc nhích. Họ
nhào vào khu khói trắng,
“Biệt Ðộng! Sát!…Biệt Ðộng! Sát!…”
Mục tiêu trước mắt là cái trường học có khẩu phòng không cài lá
ngụy trang. Khẩu phòng không đang ngóc lên ngóc xuống. Tôi cố gắng phóng lên
cho ngang với những người lính tiên phong của Trung Ðội 1.
Chạy trước tôi là Hạ sĩ Nguyễn Hồng Phong, người nấu cơm cho tôi.
Chạy sau tôi là Hạ sĩ Nguyễn Mầu, xạ thủ trung liên BAR của Trung Ðội 1.
Chúng tôi đã lướt qua năm sáu cái gò mả. Cả chục xác Việt- Cộng
nằm phơi trên đó. Chúng tôi đạp đầu giặc mà tiến! Khí thế bừng bừng, chúng tôi
đuổi theo quân thù đang rút chạy.
Tôi theo sát gót thuộc cấp. Họ biết tôi đang ở bên cạnh họ. Không
ai ngoảnh cổ lại đàng sau.
Anh hiệu thính viên Mai Ðăng Vinh cũng móc cái ống nghe bên hông
ba lô, lượm vội một khẩu AK 47 bên xác giặc, chạy theo tôi bén gót (Vinh chỉ có
súng Colt 45).
Bên trái tôi, một Biệt Ðộng Quân la thất thanh, “Ối cha!” rồi té
nằm xoài bên luống khoai.
Trước mặt tôi, một Biệt Ðộng Quân vừa trúng đạn; viên đạn đẩy anh
ngã ngửa về phía sau. Người đó đội béret đỏ.
Tôi thót ruột:
“Chắc là thằng Thí?”
Binh nhất Lý Thí là người đồ đệ mang đồ ngủ cho tôi. Nhưng tôi
không thể ngừng lại để săn sóc cho nó. Ngừng lại là chết ngay! Tôi chỉ có một
việc phải làm, bắt buộc! Ðó là vừa bắn, vừa lao tới khẩu phòng không khốn kiếp!
Bom Mỹ đánh vùi trước mặt. Trực thăng võ trang, Phantom, F.5,
Sky-Raider chúi xuống, ngóc lên; tiếng động cơ rú điếc tai; khói bụi mù trời.
Tai tôi đã “O!…O!…” vì tiếng nổ của bom đạn quá gần. Tôi chỉ nhìn thấy miệng
khẩu phòng không chớp chớp, phà khói trắng.
Một trái lựu đạn hất khẩu 12.7 ly lăn quay. Chúng tôi tràn vào sân
trường học. Những chiếc nón cối cài lá xanh vỡ toang. Óc người văng trên mặt
sân, thoáng chốc đã trở màu ngà ngà như đậu hủ pha tương ớt.
Một tràng AK quét sát hông tôi, làm tung bức tường vôi lớp học
trước mặt tôi. Từ dãy lớp hướng Tây, một tên địch đã nhắm bắn tôi nhưng không
trúng.
Hạ sĩ Mầu ria một tràng trung liên BAR vào nơi phát ra tiếng súng.
Tiếp theo là hai quả M26. Có nhiều tiếng rên la thảm thiết đồng loạt trong căn
phòng đó. Ông Mầu bóp cò tiếp khẩu trung liên BAR. Chú Phong bồi một quả M26
nữa. Căn phòng đổ sụp.
Phong nhanh như con sóc; chỉ ba bước nhảy, chú đã tới bên lớp học.
Chú bắn cạn ba mươi viên Carbine M2 rồi lăn sang núp sau một cây rơm. Phong vội
vàng trở đầu băng đạn đôi. (Hai băng đạn nối ngược chiều nhau bằng băng keo.
Mỗi lần nhồi đạn, có sáu chục viên sẵn sàng).
Căn lớp vừa đổ là nơi chứa thương binh của địch. Có khoảng trên
dưới hai mươi thương binh địch trong căn nhà đó. Chúng vừa chết hết. Nơi góc
nhà có mười mấy khẩu súng, vừa B40, vừa AK. Những cục cơm vắt văng trên nền
gạch. Máu đỏ thấm ướt những hạt cơm vãi tung toé đó đây…
Khi Hạ sĩ Phong bận thay băng đạn khác thì B1 Vinh ngồi thủ thế
khẩu AK 47 bảo vệ an ninh cho bạn.
Nghe có tiếng Ðại úy lè xè trong máy, tôi gỡ cái ống liên hợp, áp
nó vào tai. Tôi nghe Ðại úy giận dữ,
-Ð!M! Anh là Ðà-Lạt! Anh không lên, tôi lột lon anh!
Nản quá, tôi không muốn nói chuyện với Ðại úy. Tôi đưa ống nghe
cho Vinh,
– Em báo cho ổng biết rằng mình đang lục soát cái trường học.
Vinh nhìn tôi áy náy,
– Cứ chạm trận là Ðại úy lại chửi thề “Ð!M!” quen rồi! Thiếu úy
đừng để bụng làm gì cho mệt!
Tôi bố quân theo hình chữ “L”. Trung Ðội 1 giữ mặt Nam, Trung Ðội
2 giữ mặt Tây trường học.
Tôi gọi Chuẩn úy Ðạt cho Trung Ðội 3 của anh tiến lên. Trên đường,
Trung Ðội 3 có nhiệm vụ thu nhặt chiến lợi phẩm, chuyển những người bị thương
và chết ra đường.
Bãi cỏ có cái miếu thổ địa bên đường đã thành nơi tập trung thương
binh và chiến lợi phẩm của đại đội tôi. Tôi giao cho Trung sĩ Vũ, y tá đại đội,
chỉ huy cái trạm này.
Trung sĩ Vũ báo cho tôi biết, tính tới giờ đó, trạm cứu thương của
anh có hai chục áo vàng (bị thương) và năm áo đỏ (chết). Tôi hỏi Vũ về tình
trạng của Binh nhất Lý Thí.
Vũ nghẹn ngào,
– Thằng Thí mặc áo đỏ rồi! Thẩm Quyền ơi!
Tôi lặng người, cúp máy, không hỏi thêm.
Mới chiều hôm trước, khi chiếc xe Dodge của tôi từ phố về ngang
miếu Ông Cọp, Hội-An, thì Binh nhất Lý Thí (quê quán Miếu-Bông), đang đứng chờ
tôi trước cửa quán cháo lòng. Tôi nhận ra nó ngay, vì lúc nào nó cũng đội cái
béret đỏ chói.
Nó chận đầu xe tôi lại. Giọng nó lè nhè hơi men,
-Thiếu úy ơi! Vào đây cụng với em một ly! Ngày mai ra trận. Biết
đâu em không về!
Tôi đã đậu xe dưới gốc cây đa bên cạnh miếu Ông Cọp.
Tôi đã “dzô!” với đồ đệ của mình một ly. Lúc ấy tôi không hề nghĩ
tới chuyện ngày mai nó không về. Bởi vì chiều qua, từ Phòng 3 Tiểu Khu
Quảng-Nam ra, trên tay tôi có cái phóng đồ hành quân tùng thiết vùng ven biển
Phước-Trạch, Cửa-Ðợi. Cuộc hành quân đó dự trù sáng đi, chiều về. Tôi nói với
Thí rằng, sáng mai em không cần mang theo đồ ngủ cho anh. Chúng mình sẽ chỉ
sáng đi… chiều về!
Tôi không ngờ hỏa châu rơi suốt đêm. Mờ sáng, lệnh đổi hướng hành quân. Ðoàn thiết vận xa M113 đã không đưa chúng tôi ra bãi biển, mà nhắm hướng Tây, đi về vùng núi. Mờ sáng, thầy trò tôi cùng ra đi. Tới chiều… đồ đệ của tôi đã không về!
Sau khi báo cáo sơ lược thành quả vừa thu lượm được cho Trung úy
Trung, tiểu đoàn phó, tôi giao nhiệm vụ củng cố mục tiêu cho Chuẩn úy Ðạt và
ông thường vụ đại đội.
Chiếc L.19 lướt sát nóc trường học. Chiếc đầm già lắc cánh về trái
và về phải hai cái để gửi cho chúng tôi lời chúc mừng của phi công. Tôi đề nghị
với sĩ quan điều không cho không yểm di chuyển xa về hướng Tây Nam nơi những
rừng mía um tùm rậm rạp. Tôi đoán địch đang rút lui hướng đó.
Không yểm đã di chuyển. Tôi cần pháo binh yểm trợ gần để tảo thanh
khu vực hướng Tây trường học. Tôi liên lạc thẳng với sĩ quan đề-lô của tiểu
đoàn để đơn xin được thỏa mãn kịp thời. Áp dụng kinh nghiệm hiếm hoi học hỏi
được từ Ðà-Lạt và Dục-Mỹ, tôi thực hành nghề chọi pháo.
Cầm tấm bản đồ Kỳ-Lam và quyển “Cẩm Nang Ða Hiệu” trên tay, tôi
vững tâm đánh những quả đạn 155 ly trên từng gò mả, từng gốc đa. Tôi điều chỉnh
tầm đạn từ 100 mét, rồi 50 mét. Sau cùng, tôi dám chỉnh độ chính xác tới 20 mét
trên mục tiêu. Những quả delay chui xuống hầm moi xác địch lên mặt đất. Những
quả nổ cao chặn đầu chúng không cho chạy thoát thân về những đồi sim hướng Tây.
Tôi đã hoàn toàn làm chủ tình hình mặt Tây Nam của trận địa. Tôi
định cho anh em lấy cơm vắt ra ăn thì bên hướng Bắc con lộ, pháo nổ ầm ầm.
Thiếu úy Bửu Chuyển và Ðại Ðội 4 của anh đang bị địch tấn công từ hướng Bắc
xuống. Ðịch bám trụ bên kia cái đầm cói rộng. Cái đầm nuôi cá vuông vức, mỗi
chiều cỡ trăm thước, có bờ đất cao bao quanh. Ðầm nước nằm cách con lộ chừng
ba, bốn trăm thước về hướng Bắc.
Ðại úy tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Ðại Ðội 1 từ phía sau di
chuyển thật nhanh lên trám chỗ cho đơn vị tôi. Tiếp đó, ông ra lệnh cho đại đội
tôi lui ra con đường lộ để tiếp viện cho anh Chuyển.
Khi tôi lội ngược ra tới đường thì đại đội của Chuyển và những
chiếc thiết quân vận đang bám sát bìa đường chịu trận những đợt pháo ào ào của
địch.
Vừa gặp nhau, Thiếu úy Bửu Chuyển đã dúi vội vào tay tôi tấm bản
đồ có vẽ sẵn sơ đồ mục tiêu và ranh giới hành quân của tiểu đoàn. Tấm bản đồ
tôi đang dùng là của cấp trung đội, không có những chi tiết trên.
Anh Chuyển cầm tay tôi ân cần,
– Cẩn thận nghe em!
Rồi anh hối hả lui quân; vì Ðại úy đã ra lệnh cho anh rút về bảo
vệ bộ chỉ huy.
Ðại Ðội 4 chưa đi hết, Ðại úy đã ra lệnh cho tôi cùng một thành
phần của chi đoàn thiết quân vận đánh thẳng lên hướng Bắc tiến chiếm khu gò mả
và thôn xóm đằng sau đầm cá.
Lệnh của Ðại úy thật rõ ràng,
– Thẩm Quyền 3! Ðây là Ðại Bàng! Tôi ra lệnh cho anh nhào lên
thanh toán cái xóm nhà bên kia hồ cá! Nghe rõ chưa?
Tôi ngạc nhiên vì quyết định của ông Ðại úy.
Tại sao ông phải chuyển Ðại Ðội 1 lên thay tôi trấn giữ khu trường
học tôi vừa vất vả chiếm xong?
Tại sao Ðại úy phải lôi đại đội tôi từ Nam lên Bắc để theo chân
M113 đánh vào cái hồ cá? Anh Chuyển và Ðại Ðội 4 của anh đang ở sẵn nơi đây
cùng với đoàn xe kia mà?
Tôi im lặng thi hành lệnh, nhưng tôi biết thuộc cấp của tôi không
vui…
Tôi nghe tiếng máy gọi nhau oang oang từ các thiết vận xa; rồi
đoàn M113 bắt đầu nhúc nhích. Chúng tôi bì bõm tiến sau lưng M113.
Lúa cao tới nách tôi. Và nước thì cao tới háng tôi.
Bên kia cái đầm nước là nơi những ổ đại liên, trung liên đang khạc
lửa. Khói từ khẩu 57 ly của Việt-Cộng lúc thì phụt ra ở đầu xóm, lúc cuối xóm.
Phải công nhận tụi xạ thủ 57ly của Việt-Cộng chuyển dịch vị trí rất nhanh!
Một chiếc M113 vừa trúng đạn! Nó bị bắn đứt xích! Chiếc xe nằm bất
động giữa ruộng lúa. Viên trưởng xa và xạ thủ đại bác đang lo gỡ khẩu 106 ly để
chuyển sang chiếc xe khác. Từ bờ hồ, địch cài lá ngụy trang ào ạt xông về hướng
đoàn xe. Chúng tính chuyện bắt sống chiếc M113 bị thương!
Ðạn 57ly và B40 nổ ùng oàng tứ phía. Vũ khí chống tank của địch
thật là đáng sợ! Chúng bắn nà quá khiến đoàn thiết quân vận chùn bước, phải lui
về phía sau.
Một chiếc M113 giật lùi để tránh B40 đã đè Hạ sĩ Nguyễn Mầu xẹp
xuống bùn trong ruộng lúa. Tôi bị xe cán hụt.
Tôi kéo ông Mầu từ dưới bùn lên, rồi vội vàng vuốt bùn trên mặt
cho người lính già.
Tôi thấy miệng ông mấp máy. Phải ghé tai sát mặt ông, tôi mới nghe
được tiếng ông thều thào,
– Thiếu úy ơi! Em đi!
Máu miệng ông trào ra. Ðầu ông ngoẹo trên ruộng nước…
Ðoàn cơ giới tụt lại đằng sau. Chúng tôi lòi ra phía trước. Ðạn
rơi “chủm! chủm!” trên ruộng lúa nước trước mặt.
Trong lúc tôi đang phân vân không biết làm cách nào vượt qua cái
đầm nước rộng, thì ống liên hợp truyền tin lại xè xè tiếng của Ðại úy,
– Ð!M! Nhào lên! Bộ tụi mi ngủ sao? Nhào lên!
Tôi phóng nhanh sang phía Trung Ðội 1, bên trái tuyến xung phong.
Tôi tránh đánh trực diện với tổ hỏa lực địch. Tôi và Trung đội 1 của Trung sĩ 1
Nguyễn Khê (vốn là trung đội phó của tôi) chạy thục mạng lên chiếm xóm nhà
hướng Tây cái đầm. Ðại đội trừ (-) thì nằm sát mép đường chờ tôi lập đầu cầu.
Tôi có người bạn khóa 17 Thủ-Ðức là Chuẩn úy Dương Quang Tú, chi
đội trưởng của chi đoàn thiết kỵ đang tham chiến sát cánh với tôi. Tôi nhờ Tú
bắn tối đa vào khu nhà bên hướng Bắc hồ nước để chia lửa cho tôi. Ðầu cầu lập
xong, vài Biệt Ðộng Quân chết và bị thương.
Khi quả khói vàng bốc lên nơi đám sầu đông đầu xóm, thì trực thăng
võ trang can thiệp. Dưới hỏa lực yểm trợ hùng hậu của trực thăng võ trang,
chúng tôi ào ào chạy lên chiếm những ụ đất nơi rặng tre. Tôi ra dấu cho chi đội
thiết kỵ tiến lên để quân tôi theo sau. Hai Trung Ðội 2 và 3 dàn hàng ngang
cùng M113 tiến lên tiếp tay Trung Ðội 1.
Ðạn bay khắp hướng. Không phân biệt được đạn của ta, hay của địch.
Chiếc thiết quân vận của Chuẩn úy Tú vừa đè sập một cái chuồng
trâu thì hai quả B 40 bay sượt qua đuôi xe, nổ tung trong bụi chuối. Chiếc xe
lùi vội ra ngoài ruộng lúa. Hai khẩu đại liên 30 và đại liên 50 trên xe bắn ào
ào vào căn nhà lợp lá dừa, vách ván giữa xóm. Tôi và anh Binh nhì Truyền nấp
sau cây rơm đàng trước căn nhà lá dừa, vách ván đó.
Tôi vừa ra sức ném được quả M26 qua nóc nhà để nó rơi nổ hướng sau
nhà thì Truyền la to,
-Thiếu úy ơi! Súng em kẹt đạn rồi!
Tôi sợ địch nghe được tiếng anh ta la hoảng, vội đưa tay bịt miệng
anh lại.
Cái vụ kẹt đạn thì tôi đã gặp nhiều lần trong hai năm còn thụ huấn
trong trường. Khốn nỗi, khẩu Garand của Truyền không có lưỡi lê, biết lấy cái
gì để cạy vỏ đạn khỏi cơ bẩm bây giờ?
Tôi chợt nhớ ra trong túi mình có cái bấm móng tay. Tôi giao khẩu
Carbine cho Truyền để anh quan sát gác giặc. Chưa đầy một phút sau khẩu Garand
lại tốt trở lại.
Tôi ném thêm một quả M26 nữa qua mái nhà. Hai thầy trò tôi nhào
vào nấp sau cái cối xay lúa nơi đầu hiên. Có tiếng người rên bên hiên sau. Tôi
thấy một khẩu trung liên nồi RPD nằm chỏng gọng trên nền đất. Hai cán binh
Việt-Cộng mình mẩy bê bết máu đang cố lần lưng tìm kiếm cái gì đó. Tôi nhắm
ngay đầu chúng, ria qua ria lại một băng M2.
Trung Ðội 2 của Thượng sĩ Huỳnh cũng vừa ào tới. Chúng tôi hàng
ngang tiến sang khu mấy cái chòi nuôi vịt trên bờ Tây của cái đầm nước. Ðoàn
thiết vận xa theo sát bên yểm trợ.
Chúng tôi giờ này đang ở sau lưng những tên Việt-Cộng bám trụ
quanh hồ. Chúng ngụp lặn xuống nước giấu mình. Những khẩu đại liên trên xe bắn
tung xác chúng. Những thân hình rũ xuống như những trái chuối nát. Nước hồ trở
thành màu đỏ, thẫm dần, thẫm dần…
Chúng tôi còn phải tiếp tục thanh toán cái xóm nhà bên hướng Bắc
cái đầm. Ðạn réo tứ tung. Khói súng, khói bom, khói lựu đạn, khói nhà cháy mù
mịt.
Chú Hạ sĩ Phong, người nấu cơm của tôi, bị thất lạc từ lúc khởi
đầu cuộc xung phong qua đường, giờ này mới tìm gặp lại được ông thầy.
Tôi và chú Phong nhảy vào một nhà có những cái lu bằng sành thật
to dựng sát vách dùng để chứa lúa giống. Có mấy khẩu AK vứt trên sàn nhà. Dấu
chân ướt bùn còn rất mới in trên mặt cái sập gỗ nơi góc nhà, cạnh một cái cót
chứa lúa.
Hai khẩu Carbine M2 nổ giòn, những cái lu bể. Tôi rợn tóc gáy khi
thấy từ trong vài cái lu chưa vỡ có người nhảy ra!
Tôi bị trượt chân té ngửa giữa sàn.
Tôi nằm ngửa bóp cò. Những người áo đen tay cầm AK trúng đạn gục
xuống. Có vài cái xác đè ập trên người tôi.
Trong khi đó, chú Phong bắn ào ào vào căn phòng gỗ cửa đóng kín
mít.
Vì nằm ngửa, tôi nhìn thấy một thanh mã tấu sáng loáng quơ lên từ
cót chứa lúa nơi góc nhà sau lưng chú Phong. Tôi la thất thanh,
– Phong! Ðằng sau!
Thanh mã tấu hạ xuống! Phong chỉ kịp dang hai tay đưa khẩu súng
Carbine lên đỡ nhát chém. Chú khuỵu xuống vì nhát chém quá mạnh. Người chém chú
mất đà, lộn cổ xuống đất.
Phong hoàn hồn, nện một đế súng vào đầu kẻ địch.
“Bốp!”
Cái đầu vỡ sụm. Óc pha máu phọt ra, văng lên ngực Phong. Phong la lớn,
– Chạy thôi! Thiếu úy!
Tôi hoảng quá, bắn cạn băng đạn rồi lăn tròn ra hướng sân. Chú
Phong theo sát bên.
Ra tới sân, chú Phong ném với vào kho một trái M26. Hai thầy trò
tôi ù té chạy ngược ra bờ ruộng.
Hai chiếc M113 án ngữ dưới ruộng từ nãy tới giờ không dám can
thiệp sợ bắn lầm quân bạn, nay thấy thầy trò tôi chạy ra, thế là họ tưới đạn
trùm lên cái nhà kho.
Một quả lựu đạn lân tinh khiến cái nhà kho bốc cháy.
Chuẩn úy Tú nhảy xuống xe, giọng anh lạc đi,
– Long ơi! Toa bị thương có nặng không?
Tôi cúi nhìn quần áo mình. Áo quần tôi đầy máu!
Tôi đưa tay xoa mặt, mặt tôi cũng có máu! Máu đỏ cả cái thẻ bài,
ướt đẫm cả cuốn Lăng Nghiêm Chú nhỏ xíu tôi đeo trước ngực.
Tôi dang tay sờ khắp người; chẳng có chỗ nào đau. Hóa ra máu trên
người tôi là máu địch! Khi bị bắn hạ, xác chúng đè lên người tôi trong sàn kho
lúa.
Giờ này bộ chỉ huy tiểu đoàn và một thành phần của Ðại Ðội 4 đã
tiến lên hỗ trợ mặt sau cho đơn vị tôi. Tôi nhìn thấy Ðại úy đang cầm gậy chỉ
trỏ ra lệnh cho anh Bửu Chuyển bố quân trên các gò đất dọc theo hai bên đường.
Người lính thổi kèn của tiểu đoàn sau khi chạy như bay qua hai vạt
ruộng, vừa thở, vừa níu áo tôi,
– Ðại Bàng ra lệnh cho em đi theo Thiếu úy!
Nơi cuối thôn còn một mục tiêu cần thanh toán gấp trước khi địch
có thể tái tụ hội, tái phối trí.
Bây giờ là lúc tôi dùng tới lực lượng trừ bị của đại đội. Từ đầu
trận tới giờ, Trung Ðội 3 của Chuẩn úy Ðạt là ít bị tôi sử dụng nhất. Tôi phải
phòng hờ một sĩ quan để thay thế mình, nếu mình có mệnh hệ gì.
“Dù ít, dù nhiều, phải có trừ bị” (huấn luyện viên chiến thuật,
Ðại úy Mỹ và Trung úy Ðức căn dặn như thế!)
Tôi gọi Chuẩn úy Ðạt lên, giao cho anh nhiệm vụ thanh toán nốt mục
tiêu cuối cùng.
Lúc này gió thổi từ Nam lên Bắc. Tôi biết M113 của Tú có đem theo
nhiều lựu đạn lân tinh. Tôi nhờ Tú làm cho Ðạt một màn khói che để quân của Ðạt
an toàn áp sát mục tiêu. Sau đó, Tú và tôi dồn hết hỏa lực bắn yểm trợ hông
trái cho Trung Ðội 3.
Vậy mà những ổ kháng cự của địch vẫn còn rất mạnh. Cánh quân của
Chuẩn úy Ðạt bị cầm chân nơi vườn chuối phía trước xóm nhà lá có những cây cau
và bể chứa nước mưa. Ðạt gọi tôi xin tiếp tay.
Tôi dàn quân hàng ngang, ào lên bên trái chòm nhà mà Trung Ðội 3
đang giành giựt với địch.
“Biệt Ðộng! Sát!… Biệt Ðộng ! Sát!…”
Quân tôi xung phong lên khu mả lạng.
Tới đây thì Hạ sĩ Ngữ, lính kèn, tách ra khỏi hàng. Anh leo lên
trên một gò đất, đứng dang hai chân, ưỡn ngực, ra sức thúc quân:
“Te! Te! Te! Tí! Tí! Te!Te!…”
Theo gió, tiếng kèn xung phong sắc như nước, cuồn cuộn, lanh lảnh,
xé không gian. Chúng tôi cưỡi lên tiếng kèn mà phóng mình tới trước!
Nhưng chỉ một phút sau tiếng kèn bỗng tắc tị! Quay đầu nhìn lại,
tôi thấy Ngữ đang ôm bụng, quằn quại trên mặt đất, một tay anh ôm vết thương
đang phun máu, tay kia còn cố giữ cây kèn đồng không chịu buông.
Ngữ không có súng, cây kèn đồng buộc lá quốc kỳ đuôi nheo nho nhỏ
là vũ khí của anh. Giờ đây, cả cây kèn lẫn lá quốc kỳ đều đã ướt đẫm máu đào.
Chi đội M 113 của Chuẩn úy Tú không thể vượt qua lớp rào bằng tre
đực của Ấp Chiến Lược nên đành phải dừng lại ngoài ruộng khoai. Cũng may có
nhiều lỗ trâu, bò chui qua rào, nên Biệt Ðộng Quân tiến sát mục tiêu không đến
nỗi khó khăn lắm.
Căn nhà có những cây cau cao có vẻ là chỉ huy sở hành quân của
Việt-Cộng, vì có nhiều đường dây điện thoại và chòi gác bao quanh. Xung quanh
chòm nhà này là vườn tược, với hệ thống giao thông hào chằng chịt. Khu này được
địch bảo vệ bằng những tổ tam tam. Mỗi tổ tam tam có hai AK47 và một B40.
Chúng tôi phải dùng lựu đạn cay xen kẽ với lựu đạn miểng MK2 để
thanh toán từng mắt lưới giao thông hào. Chiếm được đoạn giao thông hào nào,
chúng tôi phải chia người bám trụ, sợ địch phản công giành lại.
Tôi phải vào tần số không lục của chiếc L19 trên trời để xin không
yểm tiếp cận. Sĩ quan điều không tiền tuyến hôm ấy là Thiếu úy Thành, gốc Ðịa Phương
Quân của Tiểu Khu Quảng-Nam; anh quen với gia đình tôi.
Trực thăng võ trang yểm trợ tiếp cận thật hữu hiệu. Chúng tôi tiến
chiếm từng thước đất một sau những tràng đạn trải xuống từ trên không. Cuộc
giao tranh giằng co, kéo dài khoảng hơn nửa giờ mà vẫn chưa ngã ngũ. Có lúc gió
bất chợt đổi chiều, quân bạn cũng khổ vì hơi lựu đạn cay.
Khi cánh quân của tôi vào tới giữa vườn thuốc lá thì tiếng kèn
xung phong của Việt Cộng bỗng nổi lên lanh lảnh từ cuối thôn hướng Tây. Rồi tôi
nghe súng địch rộ lên đồng loạt khắp mọi hướng. Tôi ra lệnh cho đại đội ngừng
lại bố trí tại chỗ, cảnh giác chờ đợi một cuộc phản công của địch.
Mấy phút sau súng địch thưa dần, rồi ngừng hẳn. Tôi chợt nghiệm
ra, tiếng kèn xung phong của Việt-Cộng lại là hiệu lệnh rút lui của chúng!
Tôi yêu cầu máy bay di chuyển tác xạ về những mục tiêu xa hơn,
hướng Tây Bắc.
Khoảng xế trưa, đại đội tôi hoàn toàn kiểm soát được lằn ranh Bắc
trên bản đồ hành quân.
Hướng Bắc đại đội tôi là vùng trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến
Hoa-Kỳ.
Chúng tôi lấy được khá nhiều vũ khí, cả trăm súng AK, và B40.
Trung Ðội 3 tịch thu được một máy truyền tin Trung Cộng, một khẩu đại liên 12.7
ly, và một khẩu 57 ly không giật mà địch đã vùi vội trong đống rơm trước khi
tháo chạy.
Việc cấp bách phải làm của tôi lúc đó là tản thương quân bạn. Tôi
nhờ Chuẩn úy Tú cho một xe M113 chuyển vận giùm những Biệt Ðộng Quân chết và bị
thương ra ngoài đường. Chiếc xe liên tục đi về như con thoi.
Tôi nhìn quanh, kiếm cái máy truyền tin đại đội để báo cáo kết quả
xung phong cho Ðại úy tiểu đoàn trưởng. Tôi không thấy Binh 1 Mai Ðăng Vinh đâu
cả.
Hạ sĩ Phong nước mắt dầm dề, cầm tay tôi, kéo tôi lui về khu vườn
trồng đậu đũa. Thi thể Mai Ðăng Vinh nằm vắt ngang trên lối mòn. Ðầu của Vinh
mất một mảnh sọ bằng bàn tay. Óc Vinh văng vãi trên đất. Ruồi nhặng bu đen hút
máu người chết. Hai mắt Vinh mở trừng trừng. Miệng Vinh há hốc. Tôi nhìn rõ hai
cái răng vàng óng ánh. Ngực Vinh cũng đầy máu.
Cái ống liên hợp của chiếc máy truyền tin PRC10 bị bắn văng đâu
mất. Vì thế suốt giai đoạn chót của cuộc tấn công, tôi không nghe tiếng Ðại úy
chửi thề.
Chuẩn úy Tú gỡ cái băng ca bên hông xe xuống. Tôi và Tú khiêng xác
người đồ đệ của tôi lên thiết vận xa. Tình thầy trò giữa tôi và Vinh chỉ kéo
dài có mười hai ngày. Tôi còn nhớ mãi tiếng nói, tiếng cười của Vinh cho tới
ngày hôm nay.
Bốn mươi năm rồi, anh không quên hai cái răng vàng của em, lúc em
cười. Vinh ơi!
Bên luống đậu, tôi ngồi thẫn thờ, hồi tưởng lại những lần chấm dứt
hành quân trước đây, thầy trò tôi về quây quần trong căn lều nhỏ ngoài ngoại ô
Hội-An.
Có lần tôi đã ngâm bài từ “Lương Châu” của Vương Hàn cho đàn em
của mình nghe. Qua lời bình giải của tôi, những người lính Biệt Ðộng Quân ấy đã
thấy trong ý thơ, cuộc đời của chính họ:
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Vương Hàn)
Dịch:
“Trên chiến địa, ta say mèm, mặc người cười chê.
Vì xưa nay ra trận mấy ai về?”
Chiếc M113 vừa rời điểm tải thương; chiếc xe đem đi những cái
poncho; những cái poncho cuốn gọn những thuộc cấp của tôi vừa nằm xuống…
Trên đồng lúa chiêm xuân, khói vẫn còn mịt mù, nhưng tiếng súng đã
dứt. Tàn quân của địch đang rút chạy về hướng Kỳ-Lam. Có hai cánh quân, một của
Thủy Quân Lục Chiến Hoa-Kỳ, một của Trung Ðoàn 51 Biệt-Lập đang truy lùng
chúng.
Tôi kiểm lại quân số, thấy đại đội mình hụt đi quá nửa.
Trận này, cả Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân có 17 người chết, đại đội
tôi chiếm 13. Số người bị thương của đại đội, vì lâu quá rồi, trong trí tôi chỉ
còn mang máng giữa hai con số 46, hay 64 (?) – Riêng anh Ngữ, lính kèn, thì bị
Việt-Cộng bắn lòi ruột. Sau khi xuất viện, anh không còn thổi kèn được nữa, nên
được giao cho nhiệm vụ giữ kho xăng của tiểu đoàn. Năm 1973 anh Ngữ giải ngũ
với cấp bậc trung sĩ nhất.
Tôi nhủ thầm:
“Ðây mới chỉ là trận đầu tiên trong đời một sĩ quan hiện dịch!”
Chúng tôi được lệnh rút ra đường, chờ đón phái đoàn từ trên xuống
thị sát chiến trường.
Ðại tá Ðàm Quang Yêu, Tư Lệnh Biệt Khu tới thăm trận địa. Ðại tá
xuống vài phút, nói vài lời, rồi Ðại tá bay đi.
Chúng tôi lại chờ Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Khu tới
thăm trận địa. Trung tướng cũng xuống vài phút, nói vài lời, rồi Trung tướng
bay đi.
Khi bắt tay tôi trước lúc lên tàu, Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn nhìn
sững quân phục của tôi. Chắc ông thấy lạ? Áo quần tôi bê bết bùn và máu. Hai
ống quần của tôi tả tơi; chú Phong phải lấy ba, bốn cái kim băng cứu thương gài
nó lại, nếu không, sẽ rất khó coi.
Tôi nghĩ, chắc có phép mầu nào đó che chở cho tôi. Hoặc linh hồn các niên trưởng của tôi đã khôn thiêng phù hộ cho tôi. Nếu không, tôi khó sống sót qua trận này.
20201209 MXQH 08Vương Mộng Long và cháu ngoại Maxwell năm 2006
(nguồn: http://baotreonline.com/)
Bốn mươi năm sau ngày đó, ở một nơi rất xa Hội-An, tôi ngồi nhìn
mưa tuyết rơi chầm chậm. Một khúc phim đời mình đang quay lại rõ nét, từ từ…
Một mùa Xuân có mai vàng, nêu cao, đối đỏ. Một mùa Xuân quê hương
khói súng mịt mù. Một cánh đồng lúa nước, và những đợt xung phong. Bên tai tôi
như còn nghe những tiếng thét “Biệt Ðộng! Sát!” vang rền…
Thằng cháu ngoại choàng tay qua cổ tôi. Nó đòi ẵm.
Tay trái nó vô tình chạm vào cạnh sườn phải của tôi. Tôi giật
mình. Nơi cháu tôi chạm tay là chỗ viên đạn AK đã chui vào, nằm cách trái tim
tôi chừng một đốt tay. Viên đạn nằm đấy đã ba mươi tám năm, kể từ trưa Mùng Một
Tết Mậu-Thân. Một cảm giác tê tê, nhột nhột nơi vết thương cũ khiến tôi bật
cười.
Thấy tôi cười, cháu tôi cũng toét miệng cười theo.
Thằng bé bập bẹ:
“Ong…ong… ong ngại…”
Nụ cười của nó thật là trong sáng, hồn nhiên.
Tôi cầu mong ơn Trời ban cho cháu tôi những mùa Xuân bình yên…
Vương Mộng Long- K20
Xuân Bính-Tuất (2006)
Seattle
No comments:
Post a Comment