Friday, July 24, 2020

20200725 Cong Dong Tham Luan

20200725 Cong Dong Tham Luan

TTV đặc biệt.

Mike Pompeo và bản cáo trạng nảy lửa dành cho ĐCSTQ đối với tương lai toàn thế giới.  

https://www.youtube.com/watch?v=Zb4ekTzhchA

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Jul 22 at 11:06 AM

Hoa Kỳ phá vỡ chiến thuật của ĐCSTQ, đánh thẳng vào yếu điểm

Nhiều chuyên gia phân tích đây là một sách lược hiệu quả, chính là đang khiến Bắc Kinh lo sợ mà phản ứng thái quá.

Ngày càng nhiều quan chức Hoa Kỳ tỏ rõ sự phân biệt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Trung Quốc. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nói rằng ông phản đối “sự khiêu khích” của Hoa Kỳ. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cũng đưa ra cái gọi là sự dung hợp sâu sắc của cả hai (ĐCSTQ và Trung Quốc) là không thể phân tách.

Nhưng một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng, việc Hoa Kỳ phân tách rạch ròi như vậy, chính là để đánh vào điểm yếu của ĐCSTQ và khiến họ phải hoảng sợ.

Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã sử dụng thuật ngữ “ĐCSTQ” để mô tả Trung Quốc sau năm 1949 và liên tiếp nhắc tới nó 7 lần.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã phân biệt rõ ràng ĐCSTQ và Trung Quốc trong hầu hết các bài phát biểu của mình những năm gần đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cũng cho biết vào ngày 18/7: “Một Trung Quốc đang trỗi dậy không làm các nhà lãnh đạo Mỹ lo lắng, nhưng một Trung Quốc đang trỗi dậy dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khiến Mỹ lo lắng“.

Ông tuyên bố rằng Trung Quốc đang hy vọng viết lại trật tự thế giới vốn đã duy trì hòa bình thế giới một cách hiệu quả kể từ Thế chiến II, và không trân trọng các quyền tự do khác nhau có giá trị của Hoa Kỳ cùng các đồng minh. Ông chỉ ra rằng đối thủ chiến lược chính của Hoa Kỳ là Trung Quốc.

ĐCSTQ vừa bổ nhiệm người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân hôm qua (20/5) tại một cuộc họp báo. Ông này cho biết Hoa Kỳ nên “tôn trọng và chấp nhận sự thật rằng ĐCSTQ được người dân Trung Quốc tán thành và ủng hộ“; “không nên nói xấu ĐCSTQ, gây chia rẽ mối quan hệ giữa ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc, cũng như tạo ra sự đối lập về ý thức hệ trên thế giới”.

Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Vương Đan đăng trên Facebook rằng người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã bác bỏ cụ thể điểm này, cho thấy sự tách biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và ĐCSTQ đã đánh vào điểm đau của chính thể này.

Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng đưa ra một bình luận cùng ngày, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “đã tập trung chưa từng có vào ĐCSTQ“, nói rằng “ĐCSTQ đã hòa nhập sâu sắc với xã hội Trung Quốc” và rằng “tấn công chống lại ĐCSTQ từ bên ngoài là tấn công Trung Quốc“.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng ĐCSTQ tự ràng buộc mình với người dân, cố tình gắn đảng với dân tộc và kích động tình cảm dân tộc, để tẩy não và lợi dụng quốc dân. Hoa Kỳ đã sử dụng một chiến lược thông minh, phân biệt ĐCSTQ với người Trung Quốc, chính là khiến ĐCSTQ bị đả kích mà tự thấy khủng hoảng. Ông Vương Đan cũng nói rằng ĐCSTQ muốn kéo Trung Quốc làm lá chắn, vì vậy sách lược này của Hoa Kỳ đã phá vỡ chiến thuật của ĐCSTQ.

Theo Yang Zheng, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch


Vì sao TQ hứng chịu thảm họa lũ lụt nghiêm trọng trong năm nay?

Ngày đăng 21-07-2020 BDn1

http://biendong.net/chuyen-la-dat-viet/35905-vi-sao-tq-hung-chiu-tham-hoa-lu-lut-nghiem-trong-trong-nam-nay.html

Mùa hè năm nay cuộc sống của hàng chục triệu người trên khắp đất nước Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở, tàn phá các thành phố và làng mạc ở hàng chục tỉnh thành.

20200725 CDTL 01

Xe bị lũ cuốn trôi tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc hồi đầu tháng 6.

Trận lũ lụt năm nay là trận lũ lụt lớn nhất “tấn công” Trung Quốc trong nhiều thập niên. Theo thống kê của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc hôm 13/7, những đợt mưa lớn đã đổ bộ 27 trong số 31 tỉnh tại Trung Quốc từ tháng 6, ảnh hưởng tới hơn 37 triệu người, khiến ít nhất 141 người thiệt mạng hoặc mất tích. Thiệt hại về kinh tế cho đến nay ước tính khoảng 86 tỷ Nhân dân tệ (12,3 tỷ USD).

Những trận lũ đầu tiên bắt đầu từ khu vực phía Nam Trung Quốc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu hồi tháng 6. Kể từ đó, những trận mưa lớn đã tàn phá các khu vực rộng lớn tại Trung Quốc, bao gồm tỉnh Giang Tây ở phía Đông, An Huy ở phía Đông Nam, Hồ Bắc ở miền Trung. Cấp độ ứng phó khẩn cấp để kiểm soát lũ lụt đã được nâng tới mức cao nhất tại một số khu vực.

Quy mô của thảm họa rất rộng lớn. Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, mực nước tại 433 con sông đã vượt mức đáng báo động từ tháng 6, trong đó mực nước tại 33 con sông đã tăng tới mức kỷ lục.

Tại một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Giang Tây, nhiều đoạn đê bị sập, nhà cửa bị phá hủy. Tình cảnh này khiến người dân địa phương nhớ đến trận lũ khủng khiếp hồi năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và 15 triệu người mất nhà cửa.

Nguyên nhân lũ lụt nghiêm trọng trong năm nay

Theo SCMP, Trung Quốc thường đối mặt với lũ lụt vào mùa Hè. Tuy nhiên, sự kết hợp của biến đổi khí hậu và hành vi của con người khiến lượng mưa trút xuống liên tục tại một số khu vực trong năm nay kéo dài bất thường.

“Hệ thống áp suất cao cận nhiệt ở Tây Bắc Thái Bình Dương hoạt động rất mạnh trong năm nay. Nó kết hợp với không khí lạnh dẫn tới lượng mưa lớn liên tục tại lưu vực sông Trường Giang”, Song Lianchun, nhà khí tượng học tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, cho biết.

Theo ông Song, một lý do khác khiến tình hình mưa lũ diễn biến bất thường tại Trung Quốc trong năm nay là do tình trạng ấm lên toàn cầu.

“Chúng ta không thể nói rằng, một hiện tượng thời tiết cực đoan là do biến đổi khí hậu trực tiếp gây ra, tuy nhiên nếu quan sát trong dài hạn có thể thấy, tình trạng ấm lên toàn cầu đã dẫn tới sự gia tăng về tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan”, ông Song nói thêm.

Từ năm 1961 đến năm 2018, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng về tần suất của những trận mưa “cực lớn”. Từ giữa thập niên 1990, những trận mưa này ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.

Trong vòng 60 năm qua, số ngày có mưa lớn tại Trung Quốc tăng thêm 3,9% mỗi thập niên.

Ngoài mưa lớn, hành vi của con người cũng khiến tình hình lũ lụt tại Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.

Fan Xiao, nhà địa chất học tại Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, cho biết việc cải tạo đất và xây đập trên các con sông trong nhiều thập niên qua đã làm giảm đáng kể quy mô và lượng nước ở hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây.

Theo nghiên cứu của nhà địa lý David Shankman tại Đại học Alabama, từ năm 1954 tới năm 1998, khoảng 1.300 km đất đã bị cải tạo, làm cho khu vực bề mặt của hồ Bà Dương bị giảm từ 5.160 km xuống còn 3.860 km.

Nhà hoạt động môi trường Zhang Wenbin cho biết, ông đã điều tra các hoạt động cải tạo đất trái phép ở Tuolin - một hồ nước khác ở tỉnh Giang Tây. Ông Zhang nói rằng, một số dự án quanh hồ Bà Dương vẫn diễn ra cho tới năm ngoái, dù đã bị các thanh tra môi trường từ Bắc Kinh yêu cầu dừng lại.

“Còn có nhiều trường hợp tương tự khác”, ông Zhang nói thêm, đồng thời cho biết hồ Tuolin đã bị thu hẹp về quy mô, dẫn tới khả năng chứa nước bị giảm.

Tranh cãi vai trò của đập

Kể từ khi thành lập vào năm 1949, Trung Quốc đã trải qua 2 đợt lũ lụt lịch sử. Trận lũ lụt đầu tiên vào mùa hè năm 1954 dọc sông Trường Giang khiến hơn 30.000 người chết và ảnh hưởng tới 18 triệu người.

Trận lũ lụt thứ hai vào năm 1998, cũng xảy ra ở khu vực sông Trường Giang và khu vực phía bắc và nam Trung Quốc. Đây là đợt lũ lụt khủng khiếp nhất trong những năm gần đây khiến hơn 3.000 người thiệt mạng, 15 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại về kinh tế lên tới 24 tỷ USD.

Tuy nhiên, Song Lianchun, người đứng đầu Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm 15/7 rằng, đợt lũ lụt năm nay không ảnh hưởng tới khu vực rộng lớn trên sông Trường Giang như năm 1998.

“Trận lũ lụt năm 1998 tác động lên toàn bộ lưu vực Trường Giang, nhưng mưa lũ năm nay chủ yếu ảnh hưởng tới vùng trung và hạ lưu của sông, vì thế khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nhỏ hơn”, chuyên gia Song cho biết.

Sau thảm họa năm 1998, Trung Quốc đã tăng ngân sách cho các biện pháp chống lũ.

“Đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng thủy lợi trong 5 năm kể từ năm 1998 lớn hơn tổng mức đầu tư từ năm 1949 đến năm 1999”, Cheng Xiaotao, chuyên gia tại Ủy ban Giảm thiểu Thảm họa Quốc gia Trung Quốc, cho biết.

Ông Cheng cho biết, các hồ chứa được xây dựng trên các con sông lớn tại Trung Quốc sau năm 1998, bao gồm đập Tam Hiệp khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sức ép lũ lụt tại khu vực hạ lưu sông Trường Giang.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về việc liệu các con đập khổng lồ có thể kiểm soát hiệu quả dòng chảy của lũ hay không.

Theo Reuters, giới quan sát đang tranh cãi về vai trò của đập Tam Hiệp, con đập được xây dựng từ năm 2006 để chế ngự sông Trường Giang, khi Trung Quốc đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của đợt lũ lụt năm nay.

“Một trong những lý do chính để xây đập Tam Hiệp là để kiểm soát lũ, nhưng trong chưa đầy 20 năm sau khi hoàn thành, chúng ta chứng kiến mực nước lũ cao nhất kể từ khi (Trung Quốc bắt đầu) thống kê trong lịch sử”, Giáo sư David Shankman tại đại học Alabama (Mỹ) cho biết.

Ông Shankman và một số chuyên gia đặt ra hoài nghi rằng liệu đập Tam Hiệp có thực sự ngăn được lũ lụt nghiêm trọng hay không và có đủ khả năng thực hiện đúng chức năng mà nó được thiết kế hay không.

Fan Xiao, nhà địa chất học Tứ Xuyên, cho rằng đập Tam Hiệp có thể ngăn một phần lũ lụt ở thượng nguồn, nhưng nó chỉ có tác dụng hạn chế đối với việc kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông Trường Giang.

Theo Peter Gleick, thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, một trong những bài học rút ra từ đập Tam Hiệp là không con đập nào, dù to lớn đến đâu, có thể ngăn được những đợt lũ lụt khủng khiếp nhất. Tuy nhiên, ông Gleick cũng nói thêm rằng, hiện chưa rõ liệu tình hình lũ lụt tại Trung Quốc sẽ khả quan hơn hay nghiêm trọng hơn nếu không có đập.

"Điều quan trọng là những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ khiến những rủi ro từ các hiện tượng mưa lũ cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn, điều đó sẽ làm cho những con đập như đập Tam Hiệp không thể ngăn chặn những đợt lũ lớn nhất trong tương lai", ông Gleick nhận định.


Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Jul 22 at 11:05 AM

Lăng mộ gần trăm tuổi của Phan Châu Trinh

Phần mộ  của nhà yêu nước Phan Châu Trinh (quận Tân Bình) được lập năm 1926, do một điền chủ hiến đất xây dựng. 

20200725 CDTL 02

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8240-1594814702.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DblAnXcaGuOAdjkHyIEzgjg&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=mwNJIMO33OVzt5mFonOOog--~D

Lăng mộ nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1872 - 1926) nằm trên đường Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình), trong khu đất rộng khoảng 2.000 m2.

Mộ phần cụ Phan ban đầu là nhỏ, nay được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng, có hai dãy ghế đá hai bên để khách đến thăm viếng nghỉ ngơi. Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6 m, rộng 3 m, nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do Huỳnh Thúc Kháng soạn.

Hiệu là Phan Tây Hồ, sinh tại Quảng Nam trong một gia đình võ quan triều Nguyễn, Phan Châu Trinh từng sang Nhật Bản rồi Pháp để học hỏi, tìm con đường thoát khỏi ách cai trị của người Pháp và nhiều lần diễn thuyết về con đường cứu nước, yêu cầu Pháp phải thay đổi chính sách cai trị ở Việt Nam. 

20200725 CDTL 03

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8228-1594814700.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3D-gGDVsG5qDYG8dlHTqs8tQ&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=Rcz5BE3uAHr58xTtYV1luQ--~D

Mộ phần của cụ Phan nằm giữa, hình chữ nhật. Mặt trước mộ với văn tự đề “Việt Nam chính trị cách mạng gia. Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ. Quốc dân đồng kính tạo”.

Phần đất khu mộ xưa là nghĩa trang Gò Công tương tế, thuộc làng Tân Sơn Nhứt. Khi Phan Châu Trinh mất, một điền chủ đã hiến đất xây mộ. Sau này, những mộ khác trong nghĩa trang được di dời để làm khu di tích như hiện nay. 

20200725 CDTL 04

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8343-2-1594814710.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DsGXrmRqMlwUFlL5gX9Qd3A&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=LSHIrgT6impBWC53.6LD9w--~D

Đền thờ Phan Châu Trinh xây dựng năm 1930 tại khu vực phường Đa Kao, quận 1 ngày nay. Năm 1993 đền này được dỡ bỏ và xây mới cạnh mộ phần. 

20200725 CDTL 05

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8302-1594819092.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DhRF-fmn0gBChgdDkUC2qoA&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=1XRDtG1I34GhZNMksIxa4w--~D

Đền thờ xây dựng mô phỏng theo kiến trúc đền cũ ở Đa Kao với nền hình bát giác, mái ba tầng kiểu cổ điển.. 

20200725 CDTL 06

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8192-1594814699.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DjmZeE-luhwhuCmMkCOwqUg&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=bl6cRc3POnqz6XZLHmOpog--~D

Ngay lối vào đền thờ là bức tượng bán thân bằng đá của Phan Châu Trinh đặt trên hồ nước nhỏ, do UBND TP Đà Nẵng tặng năm 2006.

20200725 CDTL 07

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8285-1594814703.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DNlVQ0RmiW_PrOwGK6yBphQ&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=Mnb39571ay_WRMf4QIcC8Q--~D

Đền thờ rộng khoảng 40 m2, ở giữa là bàn thờ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiên Khu”, nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên. Bên trái bàn thờ là nơi thờ phu nhân và các con của Phan Châu Trinh, bên phải là bia ghi công đức.

20200725 CDTL 08

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8090-1594814693.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DZBFGzbxf3uecGwMyC3dEew&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=o0vBXkJv7j8UFkCdu65DJw--~D

Nhà lưu niệm nằm đối diện mộ, là nơi trưng bày những di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh.

20200725 CDTL 09

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8157-1594814699.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DGmPmznw-Nj_MFI7LBE-d4A&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=_bY8ln3.aKfbRNvCeZff4g--~D

Những di bút, giấy tờ, thư từ, tác phẩm... của Phan Châu Trinh được lưu giữ trong tủ kính. Phần lớn là các bản tài liệu này được sao lưu lại. Nổi bật là các tác phẩm như: "Thư vạch 7 tội của vua Khải Định, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca..."

20200725 CDTL10

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8074-1594814691.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DbImzy_RrSdEbSdJIpyVKYA&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=lJXVCg6dKji.nmbFHXY8yA--~D

Bộ comple của Phan Châu Trinh thường mặc vẫn còn nguyên vẹn trong tủ kính. 

20200725 CDTL 11

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8112-1594814695.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DMlsdwlWdfGVoUB83NaJwVg&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=R_RTF1PA5w.tWoANOYWgew--~D

Trên tường ngoài hình ảnh hoạt động cách mạng còn dành một góc riêng trưng bày những ảnh về đám tang Phan Châu Trinh.Linh cữu được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin (nay là đường Pasteur, quận 1) để đồng bào điếu phúng trong 8 ngày.

Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh được tổ chức rộng rãi ở khắp ba kỳ, trở thành một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ. 

20200725 CDTL 12

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8131-1594814697.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DJfeAkPvYPD4g6hTCMV2FFg&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=_g9I8EnFksqXGXagToUzxQ--~D

Bức ảnh lưu lại cảnh hàng nghìn người tiễn đưa linh cữu Phan Châu Trinh an táng tại nghĩa trang Gò Công tương tế ngày 4/4/1926.

20200725 CDTL 13

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvcdn1-vnexpress.vnecdn.net%2F2020%2F07%2F15%2FCG2A8138-1594814698.jpg%3Fw%3D1200%26h%3D0%26q%3D100%26dpr%3D1%26fit%3Dcrop%26s%3DBfFTzqQ3C01_vVkP6on0tA&t=1595469743&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd8-b90001010800&sig=Nvovn58sZ7oFDLWPHS6MTw--~D

Một số tờ liễn đối do các cá nhân, tổ chức gửi đến trong lễ tang Phan Châu Trinh được cất giữ cẩn thận trong nhà lưu niệm.

Khu lưu niệm Phan Châu Trinh công nhận là di tích lịch sử năm 1994. Mỗi năm, vào ngày 24/3, gia đình đều tổ chức lễ giỗ với sự tham gia của thân quyến.


Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện ở Việt Nam.

(OMG, về VN mình vẫn hay mua nước mía nguyên chất trong bịch nylon đem về , cho an toàn ......😳☹😩😫)

  ************************************************************

Ở VN thức ăn, nước uống làm sẵn đều dùng bao nylon ....

 Những túi nilon gói thực phẩm sản xuất tại Việt Nam có làm bằng nhựa tái sinh rác phế thải ở bệnh viện .

 Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện ở Việt Nam.

Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.

 Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám - chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.

Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng

 Rác thải y tế tại bệnh viện.

 Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp.

Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.

Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”.

Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa...

Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.

Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”.

Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế 

 Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, gỉ sét.

Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt.

Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. 

Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. 

Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất cả rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.

 Sự thật kinh hãi.

Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. 

Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.

Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai. 

Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác thải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…

Trò chuyện với “người trong cuộc”.

Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự.

Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống - dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:

-  Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?

 - Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.

Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?

 - Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.

Người ta mua về làm gì ạ?

 - Nhân viên nữ: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.

 Tức là họ thu mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?

 - Nhân viên nam: Đúng.

 Chứ không phải là họ xử lý rác thải?

 - Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.

Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?

 - Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.

 Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?

 - Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi..

 Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?

 - Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.

- Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.

Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?

 - Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.

Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?

 - Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.

Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?

  - Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều.

Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.

Theo Lao Động

Boris Schucht

Chief Executive Officer, Urenco Ltd

https://www.bloomberg.com/profile/person/17744507

Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO)

http://urenco.com.vn/en/

Công ty cổ phần môi trường đô thị và Công nghiệp 10 

20200725 CDTL 14

http://thainguyentv.vn/urenco-10-noi-ve-viec-nhieu-can-bo-bi-bat-lien-quan-den-formosa-ha-tinh-45992.html

http://urenco10.com.vn/default.aspx

URENCO 10

March 24, 2015 ·

Giám đốc Urenco 10 giới thiệu các công nghệ xử lý chất thải nguy hại với Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải. 

20200725 CDTL 15

https://www.facebook.com/urenco10xulychatthaiytenguyhai/photos/a.417670488401772/417669408401880/?type=3&comment_id=417679745067513&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R%22%7D

Công nghiệp 11 - URENCO 11

http://www.urencodaidong.com.vn/


No comments:

Post a Comment