20200116 Ban tin bien Dong
Xi Jinping's worm
Belt and rail: New Vietnam-China train aims to put
relations on track
20200116 BTBD 01
Tensions Escalate Between Indonesia And China After
Dispute In Maritime Sovereignty; Indonesia Mobilizes Fishermen
In challenging waters, Vietnam to steer Asean
Xi heads to Myanmar to revive multi-billion-dollar
Belt and Road deals
Jan 15 at 10:54 AM
‘Tiền hậu bất nhất’ trong lý do đưa quân đến Đồng Tâm
của Bộ Công an
RFA
2020-01-14
20200116
BTBD 022020-01-14
Hình
ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cơ động đang tiến
về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày
9/1/2020.
.
‘Tiền
hậu bất nhất’ trong lý do đưa quân đến Đồng Tâm của Bộ Công an
00:00/09:14
Thứ
trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khi phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí
hôm 14/1/2020, cho biết, cảnh sát cơ động vào thôn Hoành lúc rạng sáng 9/1 để
‘kịp thời bảo vệ người dân’ trước lời đe dọa của nhóm chống đối.
Thứ
trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sở dĩ rạng sáng Công an Hà Nội đưa
quân vào lập các chốt an ninh trong xã, vì theo kế hoạch, ngày 9/1, tường rào
sẽ xây đến khu vực Đồng Sênh của xã Đồng Tâm. Tường rào này bắt đầu xây từ khu
vực giáp ba xã của huyện Chương Mỹ, kéo dài tới xã Đồng Tâm.
Ông
Quang dẫn nguồn tin từ Bộ Công an thông báo ‘khi đi đến làm nhiệm vụ cách cổng
thôn Hoành khoảng 50 mét, cán bộ của chốt số 16 bị ném quả nổ, bom xăng và bị
phi dao phóng lợn’. Khi bị cảnh sát truy đuổi, hơn 20 người chạy vào các căn
nhà nằm sát nhau của Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, ném chai xăng từ
tầng 2-3 xuống dưới.
Đây
là lần thứ 3 Bộ Công An đưa ra kịch bản khác nhau để nêu lý do đưa lực lượng
cảnh sát cơ động, tấn công vào thôn Hoành, rạng sáng 9/1/2020.
Trả
lời RFA hôm 14/1, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định:
“Tôi
gọi đó là khủng hoảng về truyền thông. Đó là bước khởi đầu để đảng cộng sản
Việt Nam và bộ chính trị phải đối diện cuộc khủng hoảng toàn diện không tránh
khỏi. Và có thể nói, cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện này là tồi tệ nhất
trong suốt 45 năm qua, khởi phát từ Đồng Tâm.”
Theo
nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc Bộ công an đã ra những phát ngôn như vừa nêu, là
một cách tiền hậu bất nhất, điều đó phản ánh một điểm rất dễ thấy, đó là vì họ
nói sai sự thật. Theo ông, một trong những nguyên tắc khi điều tra, đó là luôn
luôn là sự thật, vì khi nói thật thì có nói 100 lần vẫn vậy, vì cốt lõi ở đây
đó là nói láo, nên dẫn đến tình trạng tiền hậu bất nhất.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh, dưới góc độ người dân cho rằng, việc chính quyền cố che đậy
mọi thông tin, để độc quyền đưa tin về sự việc Đồng Tâm là không công bằng, và
cũng vi phạm quyền được thông tin của người dân. Ông nói tiếp:
“Lẽ
ra những chuyện như vậy nên để báo chí tham gia một cách hết sức bình thường,
khi như vậy thì mỗi tờ báo sẽ đưa tin theo tin họ thu thập và theo đánh giá của
họ, thì công chúng sẽ biết sự thật là như thế nào. Còn ở đây thì họ lại che đậy
hết mọi thông tin, dẫn đến việc người dân rất hồ nghi tất cả thông tin của phía
chính quyền đưa ra. So với thông tin ban đầu và thông tin hôm nay họ đưa ra, rõ
ràng người dân họ thấy có sự chênh lệch thông tin. Dưới góc độ người dân thì
tôi cho rằng, không thể chấp nhận một sự việc mà chính quyền độc quyền thông
tin, theo hước đảm bảo việc làm của họ là chính đáng và hợp pháp, đẩy sự thất
lợi về phía người dân Đồng Tâm, như vậy là không công bằng.”
Trước
đó, vào ngày 10/1, trong thông báo đầu tiên trên cổng thông tin Bộ Công An, cơ
quan này nói dân Đồng Tâm tấn công lực lượng chức năng khi đang xây tường rào
sân bay Miếu Môn. Tuy nhiên, Bộ công an đã sai sót với cách lập luận này, vì
việc xây tường rào lúc 4h sáng là không hợp lý và địa điểm đàn áp dân lại là ở
thôn Hoành, cách tường rào sân bay lên đến 3km.
Anh
Trịnh Bá Phương, một dân oan mất đất, người thường xuyên cập nhật thông tin về
tình hình Đồng Tâm, nhận định:
“Tôi
thấy họ đưa một số thông tin, như lực lượng công an bảo vệ xây tường rào ở đất
tranh chấp Đồng Tâm, lúc họ lại nói là đến tuần tra thì bị tấn công… họ dựng
lên những kịch bản mà tôi thấy rất sai sự thật. Lúc khác thì họ lại nói đến để
cưỡng chế, trong khi khu đất cưỡng chế cách nhà cụ Kình vài cây số. Cho nên đây
thật sự là một cuộc đàn áp đẫm máu tấn công nhà cụ Kình, chứ không còn là cưỡng
chế nữa. Họ rất mâu thuẫn lời nói.”
20200116
BTBD 03
Ông
Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, phát biểu tại Hội nghị giao ban báo
chí, hôm 14/1/2020. Courtesy bocongan.gov.vn
Đến
ngày 12/1, qua nhiều kênh thông tin, cơ quan chức năng lại cho rằng dân Đồng
Tâm phá tường rào sân bay Miếu Môn, sau đó chạy vào thôn Hoành. Kịch bản này
ngay lập tức bị dư luận phát hiện là không thấy hiện trường vụ phá hoại tường
rào. Ngoài ra, người dân Đồng Tâm xưa nay luôn ủng hộ quân đội xây tường rào
này, vì tách bạch với khu đất 59 hecta đang tranh chấp.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh đưa ra ý kiến về mặt pháp lý:
“Về
phương diện pháp lý thì một đồng nghiệp của tôi là luật sư Ngô Anh Tuấn, cũng
là người trợ giúp pháp lý cho người dân Đồng Tâm, phát biểu rằng mà tôi muốn
chia sẻ quan điểm của anh ấy, anh ấy cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để đưa
quân xuống khu vực Đồng Tâm. Vì nếu cưỡng chế thì phải có quyết định cưỡng chế,
hay đưa quân bắt người thì phải có quyết định bắt người, hay khám xét nhà ở.
Ngay cả ông trung tướng Quang cũng đã nhìn nhận, khi đưa quân xuống thì hoàn
toàn không có lệnh bắt giữ người, không có lệnh khám xét nhà.”
Theo
Luật sư Đặng Đình Mạnh, trong khi việc lấn cấn giữa chính quyền và người dân là
tranh chấp đất đai, thì giải quyết tranh chấp phải ở đất đai, vì thế việc kéo
lực lượng vũ trang tới nhà dân, tức là khu vực không có tranh chấp, tự tiện
xông vào với các đơn vị vũ trang có vũ khí, thì rõ ràng đây là hành vi trấn áp
dân bất hợp pháp.
Trả
lời RFA hôm 14/1, Luật sư Ngô Anh Tuấn, nói:
“Tôi
cũng vừa đọc tin đó, tôi cũng hơi bất ngờ việc người ta đưa lý do (đưa quân
xuống Đồng Tâm). Trong các vụ án thì cũng có trường hợp người ta đưa thông tin
không đúng, để khỏi ảnh hưởng điều tra, tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi
nghĩ đây là một cách chữa cháy.”
Cũng
tại Hội nghị giao ban báo chí hôm 14/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang
cho biết, trong nửa tiếng trấn áp, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 30 người,
thu 8 lựu đạn tại hiện trường, 38 chai bom xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn,
3 hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa. Ông Kình ném
một quả lựu đạn nhưng không nổ, tay còn cầm một quả khác.
Nhà
báo Nguyễn Ngọc Già, nhận xét thêm:
“Họ
đã không có một kế hoạch thống nhất, mặc dù đây phải gọi là mưu đồ để hãm hại
dân Đồng Tâm. Bởi vì tôi tin rằng, khởi phát một cái việc quá lớn như vậy đối
với một nhân vật như ông Lê Đình Kình thì Bộ chính trị chắc chắn phải lưu tâm.
Điều này cho thấy Bộ chính trị không có sự thống nhất. Phản ánh việc bất nhất
này, là ngay lập tức sau khi tấn công người dân tàn nhẫn và man rợ như vậy, ông
Nguyễn Phú Trong đã ký ngay tặng thưởng huy chương chiến công hạng nhất. Tôi
không tin rằng chuyện này do ông Trọng chủ động mà gần như là hình thức bù nhìn
rồi, tức là nó phản ánh giai đoạn của thời phong kiến suy tàn. ”
Xin
được nhắc lại, tranh chấp đất ở Đồng Tâm bùng nổ vào ngày 15/04/17, khi chính
quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại
đồng Sênh, ở thôn Hoành. Khi đó, người dân Đồng Tâm đã gây chấn động dư luận vì
bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với
Chính quyền thành phố Hà Nội.
Sau
một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội liên tục có những
động thái mà theo người dân Đồng Tâm là toan tính cướp đất của dân như, công bố
bản đồ Đồng Tâm không rõ nguồn gốc, bôi nhọ người lãnh đạo tinh thần của dân
Đồng Tâm, đem quân đội xuống địa phương…
Gần
nhất, vào chiều ngày 4/1/2020, cơ quan chức năng đã huy động một lực lượng quân
đội cùng vũ khí, súng ống, thiết bị các loại, bao gồm cả vũ khí đàn áp bằng âm
thanh có tên Long Range Acoustic Device (LRAD) đến xã Đồng Tâm.
Và
cho đến lúc này, chắc nhiều người chưa hết bàng hoàng về vụ vào sáng sớm ngày
9/1, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến
thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng
cho là chống đối.
Ông
Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ
đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ
động vào sáng sớm ngày 9/1/2020.
Jan 16 at 9:38 AM
Liên minh châu Âu vào cuộc vụ Đồng Tâm
Published 15/01/2020 | By VQ1
20200116 BTBD 04
Bà Virginie
Battu-Henriksson phát ngôn viên EU
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới
cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn
thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp
quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của
Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày
9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại
Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng
an ninh”.
“Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn
tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các
gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm.
“Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối
thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền
Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể
hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng
vũ lực nào”.
Đâu là sự thật:
Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU,
một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ
việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực
lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong.
Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn
Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng
Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Hiện chưa rõ là phía Việt Nam hồi đáp như thế
nào về yêu cầu này, cũng như thứ trưởng nào của Bộ Công an sẽ gặp đại diện của
Liên minh châu Âu.
Hôm 14/1, 5 ngày sau cuộc đụng độ gây tranh cãi,
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có buổi họp báo mà truyền thông trong
nước đăng tải chi tiết, trong đó cáo buộc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, “cầm lựu
đạn”, nhưng không trích dẫn ý kiến của thân nhân người được coi là “thủ lĩnh
tinh thần” của làng Đồng Tâm.
Trong một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội
mới đây, đúng ngày gia đình tổ chức lễ tang cho ông Kình, bà Dư Thị Thành, vợ
ông, kể lại chuyện bà bị “bắt phải khai cầm lựu đạn” lúc bị công an tạm giữ:
“Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi
không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên
kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”. VOA tiếng Việt chưa rõ bà Thành bị
thẩm vấn ở đồn công an nào.
Trấn áp chứ không đàn áp:
Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn
Liên minh châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng “EU cam kết
mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế
giới”.
“EU và Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt
chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách
thức toàn cầu, thương mại và phát triển”, thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có
đoạn. “Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của
EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế”.
Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một
trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều
năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định
Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía
nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”.
Tin cho hay, các hiệp định này cần phải được
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU thông qua trước khi có hiệu lực.
Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước
Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ
quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều
khoản của EVFTA hay không”.
Tin VOA
No comments:
Post a Comment