20200105 Ban tin bien Dong
Dozens arrested after Hong Kong protest taking aim at
Chinese traders
Indonesia Steps Up Sea Patrols to Monitor China
Fishing Boats
Malaysia Stands by Claim to Increase South China Sea
Territory
Ringgit expected to be under pressure next week
MDEC partners Weibo to develop pilot Virtual City
Chinese movement in the Natuna Sea raise concerns in
Indonesia
Chinese embassy in US issues safety warning as
tensions rise over killing of Iran’s military chief Qassem Soleimani
France, Russia and China condemn slaying of Soleimani
as a destabilizing act
US Should Not "Abuse Force": China After
Iran General Qasem Soleimani's Killing
"The dangerous US military operation violates the
basic norms of international relations," Chinese Foreign Minister Wang Yi
said.
Stop abusing power of force, China warns US after
Qassem Soleimani’s killing
Qasem Soleimani and China relationship
US Killing of Iranian General Sends Strong Signal to
Iran’s Key Ally, Chinese Regime, Say Experts
Aftermath of Soleimani killing in US raid: All the
latest updates
China Tells U.S. to ‘Remain Calm’ After Soleimani
Strike, Fails to Mention Iran
1 US service member, 2 DOD contractors killed in
terror attack on US base in Kenya
A decreased reliance on foreign oil made it easier for
the US to kill Iran’s Qassem Soleimani
Will Qassem Soleimani’s Death Activate Sleeper Cells
in America?
Ex-CIA director says Soleimani killing 'bigger than
Bin Laden'
Jan 4 at 12:17 PM
Hoàng đế Duy Tân:
Một khúc đoạn
lịch sử, một chốc lát vĩnh hằng
20200105 BTBD 01
Hoàng đế Duy Tân sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý 1900, là một
trong những bậc quân vương nổi bật nhất của triều đình nhà Nguyễn. Mặc dù chỉ
tại vị 10 năm nhưng ông đã đi vào lòng dân tộc như một vị vua trẻ thông minh
thiên bẩm, có ý chí mạnh mẽ, và đặc biệt là có tấm lòng ái quốc yêu dân.
Dưới đây là một vài
giai thoại thú vị kể về vị hoàng đế từ những ngày niên thiếu cho tới năm cuối
đời, qua đó thể hiện khí phách anh hùng của một bậc đế vương.
7 tuổi: Một ngày lên ngai báu
Sau khi ép Thành Thái – vị hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn thoái
vị, khâm sứ Pháp quyết định đưa một trong số những người con của Thành Thái lên
ngôi.
Hôm ấy, khâm sứ Fernand Ernest cầm danh sách các hoàng tử vào
cung chọn vua, đến lúc điểm danh thì thiếu mất tiểu hoàng tử Vĩnh San. Thì ra
cậu bé đang chui dưới gầm giường bắt dế, áo quần xộc xệch, mặt mày lem luốc.
Thị vệ bèn vội vàng đưa Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Viên khâm sứ trông
thấy tiểu hoàng tử có vẻ ngờ nghệch thì hài lòng lắm, ngay lập tức chọn cậu làm
người kế vị ngai vua.
Nhưng người Pháp không
ngờ là, tiểu hoàng đế mà họ tưởng rằng có thể dễ bề sai khiến kia đã đổi thay
hoàn toàn ngay trong ngày đăng cơ. Cậu bé mới 7 tuổi nhưng lại tỏ ra chững chạc
đường hoàng, nói tiếng Pháp với các quan Tây bằng một vẻ tự tin hiếm có.
Sau này, thầy dạy tiếng Pháp cho nhà vua là tiến sĩ Ébérhardt
cũng nhận xét: “Vị hoàng đế này sẽ là một nhân vật quan trọng”. Còn theo lời
của ông Brieux thuộc Hàn lâm viện Pháp thì: “Cậu vua con nói tiếng Pháp cũng
khá”, nhưng “đôi khi lại thốt ra những câu nói xấc xược”. Những câu nói ‘xấc
xược’ ấy chính là những lần vua thể hiện thái độ cứng rắn và quyết tâm chống
Pháp đến cùng.
8 tuổi: Ta chỉ nhận 200 đồng mà thôi
Năm 1908, ở Trung Kỳ nổ ra vụ kháng thuế, dân chúng chiếm cầu
Tràng Tiền suốt nhiều ngày mà quân Pháp không sao dẹp được. Nhưng khi xe vua
ngự giá ngang qua, mọi người lại kính cẩn lùi sang hai bên đường cho xe
đi.
Vua Duy Tân thấy cảnh dân chúng đói khát đang đòi được giảm
thuế, ngài ứa nước mắt nói với triều thần: “Trong nước hay có loạn là vì dân
thiếu thốn. Lương của ta 500 đồng mỗi tháng, từ nay ta chỉ nhận 200 đồng thôi,
còn 300 đồng ta giao cho các thầy đem giúp dân cứu nước”.
20200105 BTBD 02
Ảnh
chụp vua Duy Tân năm 1907. Bức hoành sau lưng ghi bốn chữ “Tiên cấm trường
xuân”.
12 tuổi: Vương Tam – Tây Tứ
Năm 1912, viên khâm sứ Mahé của Pháp mở chiến dịch ráo riết tìm
vàng. Mahé lấy tượng vàng đúc trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào mộ lăng
vua Tự Đức tìm bảo vật, sau lại cho người đào xới trong cung điện để tìm kho
báu. Vua Duy Tân bèn ra lệnh đóng cửa hoàng cung phản đối người Pháp, sẵn sàng
tuyệt giao với các quan Tây. Cuối cùng, Pháp phải triệu quan toàn quyền Albert
Sarraut từ Hà Nội vào Huế giải quyết, vua mới hạ lệnh cho mở hoàng thành.
Cũng cùng năm ấy, Duy Tân được mời tới dự tiệc ở tòa khâm sứ
Trung Kỳ. Một viên cố đạo Pháp vừa thông thạo tiếng Việt lại rất giỏi chữ Hán
đã đề nghị cùng nhà vua đối chữ.
Viên cố đạo viết vào mẩu giấy hai chữ: “Vương Tam” (王三), ý muốn nói: “Rút
ruột vua, tam phân thiên hạ”. Chữ “Vương” là vua, nếu rút đi nét sổ dọc ở giữa
sẽ tạo thành chữ “Tam”, ngụ ý chia nước ta thành ba kỳ Bắc, Trung, Nam để dễ bề
cai trị.
Vế ra khá hiểm hóc lại xoáy vào nỗi đau của dân tộc, nhưng vua
Duy Tân không nao núng liền phê vào đó hai chữ: “Tây Tứ” (西四), như một lời khẳng
định: “Chặt đầu Tây, tứ hải giai huynh”. Chữ “Tây” gồm chữ “Tứ” cùng với hai
nét dọc và một nét ngang ở trên đầu. Nếu bỏ đi phần đầu sẽ tạo thành chữ “Tứ”,
ý là tứ hải giai huynh, bốn bể đều là anh em, chỉ khi đánh đuổi kẻ xâm lăng mới
có thể có được tình giao hảo bốn phương.
Thoạt trông cứ ngỡ nhà
vua cùng với viên cố đạo đang chén trà đối ẩm, nhưng kỳ thực lại là cuộc đấu
trí thông qua ngôn từ. Và bằng vế đối sắc sảo của mình, vị vua trẻ An Nam đã
dõng dạc thể hiện quyết tâm chống Pháp.
16 tuổi: Lấy giúp tôi, nhưng phải lấy cho trọn bộ!
Năm 1916, vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp cùng
với Việt Nam Quang phục Hội. Kế hoạch bại lộ, vua bị người Pháp bắt giam ở đồn
Mang Cá. Mặc cho cả quan khâm sai và viên toàn quyền hết lời thuyết phục ngài
trở lại ngai vàng, ngoan ngoãn làm một vị vua bù nhìn cho Pháp, nhưng vua vẫn
kiên quyết chối từ. Ngài nói: “Các ông muốn tôi làm vua nước Nam thì phải coi
tôi là vị vua trưởng thành và có quyền tự do hành động”.
Theo báo L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam), vị vua trẻ chỉ
chấp nhận trở lại ngai vàng khi được “nắm giữ đầy đủ các quyền hành của một
quốc vương tự do và vĩ đại”. Quyết định ấy của nhà vua sau này được sử sách
triều Nguyễn mô tả là: ‘Vứt bỏ ngôi báu như chiếc giày rách, dấn thân vào gió
bụi bôn ba’.
Trước ngày vua lên tàu để bắt đầu hành trình đi đày tới đảo La
Réunion ở Ấn Độ Dương, đại diện tòa khâm sứ Pháp đến thăm và hỏi: “Hiện kho nội
vụ vẫn lưu trữ quỹ tiền riêng của nhà vua, vậy ngài có cần lấy ra một ít để
mang theo không?”.
Vua khẳng khái đáp: “Tiền đó là để dành cho ông vua cai trị nước
Nam, chứ không phải của tôi – một người tù. Tôi không cần có tiền riêng”.
Đại diện tòa khâm sứ lại hỏi: “Tôi biết ngài đam mê đọc sách, tủ
sách của ngài chất đầy rất nhiều sách quý. Ngài có muốn lấy một bộ nào đọc cho
khuây khỏa không?”.
Vua vui vẻ gật đầu: “Sách tôi rất thích. Vậy phiền ông lấy giúp
tôi bộ ‘Lịch sử cách mạng Pháp’ (Histoires de la Révolution Française) của
Michelet, nhưng phải lấy cho trọn bộ!”.
Viên đại diện tòa khâm sai mặt biến sắc, không ngờ ngay trước
cuộc đi đày tưởng chừng như vô vọng, vua vẫn nung nấu quyết tâm chống Pháp tới
cùng.
20200105 BTBD 03
Vua Duy Tân năm 1930 (ảnh: Wikipedia).
25 tuổi: Còn nhiều vận hội giữa năm châu
Trong những năm đi đày trên đảo La Réunion, cựu hoàng Duy Tân
sống một cuộc đời thiếu thốn, phải chật vật kiếm sống từng đồng, nhưng vẫn
không ngừng nuôi hy vọng trở về cứu nước: Khi thì ông gửi thư đến báo
L’Humanité bày tỏ nguyện vọng nước Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia độc
lập như mọi quốc gia châu Âu khác, khi lại gửi đơn lên Bộ Thuộc địa Pháp xin
được ân xá, lúc lại tình nguyện gia nhập quân đội để được rời La Réunion, thoát
khỏi cảnh đi đày…
Bên cạnh đó, vua âm thầm học hỏi và nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến
điện, thiết lập một trạm truyền phát tin để theo dõi tình hình chiến sự trên
thế giới. Nhờ đó ông có thể mở toang cánh cửa chật hẹp của hòn đảo heo hút giữa
đại dương, liên lạc được với thế giới bên ngoài.
Năm 1925, nghe tin Khải Định qua đời, vua Duy Tân trên đảo La
Réunion đã ngậm ngùi viết đôi câu đối:
“Ông vội bỏ đi đâu, bỏ tiền, bỏ bạc, bỏ vợ, bỏ con, bỏ thầy tu,
hát bội, bỏ hết trần duyên trong một lúc.
Tôi may còn lại đó, còn trời, còn đất, còn nước, còn non, còn anh hùng, hào kiệt, còn nhiều vận hội giữa năm châu”.
Tôi may còn lại đó, còn trời, còn đất, còn nước, còn non, còn anh hùng, hào kiệt, còn nhiều vận hội giữa năm châu”.
Khác với hai vị vua An Nam cùng buông xuôi chấp nhận kiếp sống
lưu vong là Hàm Nghi và Thành Thái, hoàng đế Duy Tân lại thể hiện một ý chí
mạnh mẽ và niềm tin không bao giờ thay đổi. Đảo La Réunion như chiếc lồng chật
hẹp giam giữ cánh đại bàng muốn được vùng vẫy giữa thiên khung, nhưng vua vẫn
lạc quan tin rằng: Chỉ cần còn sống là vẫn còn cơ hội.
Và quả thực cơ hội ấy cuối cùng cũng đến, vua được phê duyệt vào
bộ binh Pháp, rời khỏi chốn lưu đày, lên đường sang châu Âu. Ngài đã trực tiếp
gặp tướng De Gaulle ở Paris, và cùng ông thảo luận về kế hoạch thống nhất Việt
Nam. Chỉ tiếc là kế hoạch ấy mãi mãi không thể thực hiện, một vụ tai nạn máy
bay đã chôn vùi tất cả, khiến đại bàng vừa mới giang đôi cánh đã phải vùi thân
dưới một nắm tro tàn.
10 năm tại vị, 45 năm cuộc đời, lịch sử không ưu ái dành cho vua
Duy Tân phút huy hoàng trên ngôi báu, nhưng lại khiến ông sống mãi trong lòng
dân tộc Việt. Cuộc đời ông vang vọng hai chữ “Tự do” – niềm khao khát mà cho
tới ngày hôm nay, chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm, không ngừng ngóng chờ. Hai
chữ ấy đã viết nên huyền thoại Duy Tân, mà sau này con trai ông – hoàng thân
Claude Vĩnh San – đã ví như là: “Một khúc đoạn lịch sử, một chốc lát vĩnh
hằng”.
No comments:
Post a Comment