20190315 Bản tin biển Đông
Vietnam! Vietnam! John Ford
https://www.youtube.com/watch?v=lzEkMsbpxgA Phụ đề Việt Ngữ
South China Sea tensions flare as ‘ Vietnam boat claim
rammed and sunk by Chinese ship’
A shadowy group trying to overthrow Kim Jong Un
allegedly raided a North Korean embassy in broad daylight
A big batch of B-52 bombers is flying into Europe amid
heightened tensions with Russia
2 US B-52s fly over South China Sea, second time in a
month: report
Huawei CFO wanted to quit job just before arrest, says
founder
'Bomb cyclone' is more than clickbait
China-US trade war: New Chinese law seeks to address
concerns
'TQ muốn kiểm soát trọn Biển Đông qua bộ
Quy Tắc Ứng Xử có lợi cho họ'
14/03/2019
Tiến Sĩ Patrick Cronin
– Asia Pacific Security Chair,
Hudson Institute. (Photo courtesy of Doanh Vu)
Chia sẻ
Genie Giao Nguyen (Voice of Vietnamese Americans)
Ngày 19/2/2019, Genie Nguyễn của Voice of Vietnamese Americans phỏng vấn Dr. Patrick Cronin về tình hình Biển Đông sau khi ông tham dự cuộc họp với các nước ASEAN tuần trước đó.
Genie Nguyễn: Thưa Tiến Sĩ, được biết ông vừa tham
dự hội nghị tại Đông Nam Á. Xin ông vui lòng chia sẻ nhận định về tình hình
Biển Đông, các khó khăn Trung Cộng gây ra cho Đông Nam Á và Bộ Quy Tắc Ứng Xử
tại Biển Đông giữa Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á và Trung Cộng.
TS Cronin: Tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng cả ở Phi
Luật Tân và Nam Dương. Tại Nam Dương, chúng tôi tham dự một cuộc Hội Thảo với
tất cả các thành viên của ASEAN – Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Thật khó tóm
tắt tất cả các điều thảo luận trong vài phút .
Tôi nghĩ vấn đề Biển
Đông là đề tài chính. Và an ninh hàng hải. Cả hai liên quan đến kinh tế, sự
quan trọng của tất cả mọi thứ từ cá đến tài nguyên biển, đến sự giao thương,
nhưng cũng tối quan yếu cho sự độc lập và chủ quyền của các nước Đông Nam Á.
Tiến Sĩ Dewi Fortuna
Anwar, một trong những trí thức được kính trọng nhất tại Nam Dương, và là một
trong những người sáng suốt nhất tôi biết, diễn tả rất đúng sự thách thức các
nước Đông Nam Á phải đối mặt để bảo vệ quyền tự chủ về chiến lược của mình
trong tương lai. Phải có sự hợp tác với các nước bên ngoài, như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Ấn Độ, nếu Đông Nam Á không muốn bị ép buộc phải chấp nhận một bản
Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông ngược với quyền lợi của họ .
Một trong những quan
tâm tại Đông Nam Á hiện nay là Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật đối với Quy
Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông. Sau nhiều năm cố tình kéo dài thời gian thương thảo
về Bộ Quy Tắc Ứng Xử, bây giờ Bắc Kinh lại hối hả thúc đẩy một Bộ Quy Tắc Ứng
Xử Tại Biển Đông thuận lợi cho mình và theo luật lệ của mình.
Trung Quốc cho thấy
hai ưu tiên then chốt của họ trong bản nháp Quy Tắc Ứng Xử:
1.
Trung
Quốc muốn có quyền phủ quyết các tập dượt quân sự hay chuyển binh của các lực
lượng quân đội bên ngoài khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là quân đội Hoa Kỳ, như các cuộc Diễn Tập Tự Do Hàng Hải của Hoa
Kỳ. Chúng tôi đã thực tập 15 cuộc Diễn Tập Tự Do Hàng Hải này từ năm 2015. Các
cuộc diễn tập này được chia đều ra giữa các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với một
lần tại Scarabrough Shoal. Nhưng nếu Trung Quốc có thể ngăn cản các cuộc Diễn
Tập Tự Do Hàng Hải này, thì họ có thể uy hiếp các lực lượng Hải Quân của các
quốc gia Đông Nam Á một cách dễ dàng, tùy tiện, và họ biết chắc như vậy .
2.
Trung
Quốc muốn kiểm soát sự khai thác tài nguyên và phát triển. Việt Nam có kinh nghiệm này đầu tiên, năm
2014 với giàn khoan dầu Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã ngang ngược đặt trong
hải phận Việt Nam. Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt nạt. Họ sử dụng chiến thuật
đâm tàu. Tôi còn nhớ đã từng thăm một chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm bởi Trung
Quốc, với “chiến lược bắp cải”, khi họ sử dụng nhiều vòng vây hàng hàng lớp
lớp, bắt đầu là những tàu biển có trang bị, giả dạng làm ngư dân, nhưng không
hề có lưới hay dây câu vì họ không thực tâm câu cá. Họ là những lực lượng bán
quân sự, bao quanh họ là lực lượng tuần dương, mà dưới quyền Tập Cận Bình trực
thuộc quyền chỉ huy quân sự, không phải dân sự, và rồi sau cùng là lực lượng
hải quân chính quy của Trung Quốc. Như vậy đây chính là một cách uy hiếp, dọa
nạt, một cách kiểm soát mà Trung Quốc thực thi.
Tôi vừa ở Phi Luật
Tân, và chúng tôi thấy tận mắt họ sử dụng chiến thuật này hôm nay, tại Phi Luật
Tân, tại Thitu và Pegasa, hai đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa. Người Phi đang
tìm cách sửa lại đường bay của họ trên rặng Pegasa. Trung Quốc đã bồi cát với
mức độ chưa từng thấy, rồi quân sự hóa các đảo nhân tạo này, gồm cả 3 đường bay
quân sự vĩ đại tại Trường Sa, mỗi sân bay dài bằng phi trường Changi của
Singapore, phi trường hiện đại nhất Đông Nam Á. Đáng lẽ để yên cho Phi Luật Tân
sửa lại đường bay của họ, Trung Cộng phát động chiến dịch “vòng vây bắp cải”
này, hàng hàng lớp lớp, dân quân ở 2 dặm sát bờ biển, rồi lính tuần dương, rồi
hải quân Trung Quốc, 95 chiến thuyền tụ lại trong tháng 12. 95 chiến thuyền đối
với những người Phi Luật Tân nhỏ bé trên đảo, đó có phải là dọa nạt và uy hiếp
không?
Rồi Trung Quốc nói:
“Chúng tôi muốn viết lại luật lệ”. Đó là những điều họ muốn viết trong Bộ Quy
Luật Ứng Xử. Họ không muốn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào có thể bảo vệ chủ
quyền, độc lập, và được thịnh vượng. Họ muốn các quốc gia Đông Nam Á phải van
lạy Bắc Kinh.
Việt Nam đã luôn đi
đầu trong việc phản đối Trung Quốc, và điều tôi lo sợ, đây là điều đúc kết
chính trong cuộc thảo luận về Biển Đông vừa qua, là Việt Nam sẽ bị cô lập bởi
các nước Đông Nam Á khác, các thành viên của ASEAN - Hiệp Hội Các Nước Đông Nam
Á. Bởi vì Tổng Thống Duterte tại Manila đã bị mua chuộc bởi Trung Quốc, và ông
ta là người thực tế, do đó ông ta sẽ cân nhắc các lựa chọn của mình, và nếu
thấy không thể đánh lại Trung Quốc, thì ông ta sẽ theo Trung Quốc, sẽ bị kéo
theo.
Trong khi ấy, thì Thái
Lan – một đồng minh khác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á lại đang nhận nhiều đầu tư
lớn từ Trung Quốc, và đang sắp có cuộc bầu cử năm nay. Thái Lan cũng đang giữ
chức Chủ Tịch ASEAN năm 2019. Việt Nam sẽ là Chủ Tịch ASEAN năm tới. Như vậy
mọi chuyện có thể được sắp xếp cho năm nay, hay năm tới, và Việt Nam sẽ ở trong
thế vô cùng khó xử, hoặc chấp nhận Bộ Quy Tắc Ứng Xử mà tất cả các thành viên
khác đều đồng ý trừ Việt Nam, hay sẽ bị thất bại trong vai trò Chủ Tịch ASEAN.
Chính vì thế mà chúng
ta cần bảo đảm rằng Việt Nam không bị cô lập và bị rơi vào thế khó
xử kia.
Tôi xin đổi đề tài.
Tổng Thống Trump vừa đến Hà Nội. Ông đã thăm Việt Nam hai lần, trong hai năm,
nhiều hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào. Tổng Thống Trump đã chứng tỏ
sự hỗ trợ của ông cho một bang giao Việt – Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, xây dựng
từ chính quyền trước đến chính quyền này. Đây là một khuynh hướng rất tốt, rất
tích cực và quan trọng cho quan hệ Việt – Mỹ.
Nói chung, tại Đông
Nam Á, tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn, có nhiều cơ hội lắm. Chúng ta cần
có một vị Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Á Châu, một Đại Sứ tại Singapore, một
Đại Sứ tại ASEAN… Nhưng đó chỉ là những điều nhỏ. Tôi nghĩ điều chính là chúng
ta đang đi đúng hướng, và chúng ta cần cùng làm việc với khối dân Đông Nam Á
trẻ trung đầy sức sống này, vì họ chính là trung tâm của một khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở.
Genie Nguyễn: Ông có nghĩ rằng chính quyền Việt Nam đã hợp tác đúng mức với Hoa Kỳ trên các lãnh vực an ninh quốc phòng, hay họ vẫn nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn?
Genie Nguyễn: Ông có nghĩ rằng chính quyền Việt Nam đã hợp tác đúng mức với Hoa Kỳ trên các lãnh vực an ninh quốc phòng, hay họ vẫn nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn?
Dr. Cronin: Tôi nghĩ Việt Nam có chính sách đối nội
khác với chính sách đối ngoại.
Về đối ngoại và an
ninh, chính sách của chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đi sát hơn với Hoa Kỳ,
làm việc với Nhật Bản, làm việc với các nước bên ngoài. Thực ra, họ tiếp tục
chính sách cân bằng các thế lực với rất nhiều nước khác, để Trung Quốc không
thể có quá nhiều ưu thế.
Về chính sách đối nội
thì phức tạp hơn. Chúng ta rất mong được thấy Việt Nam cải thiện một cách
nghiêm túc. Tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải thực tế hơn về sự thay đổi ấy sẽ
diễn ra thế nào. Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai tại Hoa Kỳ muốn thúc giục Việt
Nam thay đổi, nhưng chúng ta thực lòng muốn thấy dân Việt được thịnh vượng, có
tự do, và không bị đẩy vào sự áp đặt như ở Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang
gia tăng sự đàn áp lên dân chúng, không chỉ ở Tân Cương, mà nói thẳng ra là
những trí thức, luật sư nhân quyền, đủ thứ người tại Trung Quốc bị đàn áp.
Chúng ta muốn thấy Việt Nam chuyển đổi ngược với hướng đi của Trung Quốc. Bởi
vì dân chúng Việt Nam rất kỳ diệu. Như chúng ta nghe thấy Tom Rose nói hôm nay,
những người tỵ nạn Mỹ gốc Việt đã đóng góp rất nhiều vào xã hội Hoa Kỳ.
Chúng ta đã chia sẻ
một lịch sử chuyển từ chiến tranh sang bình thường hóa quan hệ rồi trở thành
bạn thân. Chúng ta có thể tiếp tục phát triển tương quan này lên đến mức độ
chiến lược. Việt Nam cần Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất muốn xây dựng quan hệ chiến lược
với Việt Nam. Do đó tôi hy vọng rằng chính sách đối nội và đối ngoại của Việt
Nam sẽ dần dần tương hợp với sự phát triển quan hệ này.
20190315 Cuoc Rut Quan Bi Hùng Tren Quoc Lo 27
CUỘC RÚT
QUÂN BI HÙNG TRÊN QUỐC LỘ 27.
LTS: Những ngày này 42 năm về
trước tại chiến trường Ban Me Thuot đang diễn ra những trận đánh ác liệt...Có
những người lính gan dạ, can trường chiến đấu cho
đến những phút cuối cuộc đời...
......Xế
trưa ngày 15/3/1975 bắt đầu từng tốp vài người lính vội vã từ Ban mê Thuot rút
về hướng Lâm Đồng đi ngang chỗ tôi là xã Hòa Hiệp huyện Cư Kuin bây giờ, có
người may mắn được trực thăng đến bốc đi, có người thì vẫn đi bộ với đầy đủ vũ
khí, đến chiều tối thì có lẽ không còn ai nữa, tiếng động cơ máy bay xa dần,
nhiều nhà dân hai bên đường cũng lên đèn chuẩn bị cho bữa cơm tối trong ngày,
rồi bỗng dưng xuất hiện hai người lính trong bộ dạng rất vội vàng ghé vào nhà
tôi xin nước uống, gặp bữa tôi mời hai anh cùng ăn cơm thì các anh từ chối, tôi
có nói với các anh là với tình hình này thì Ban Me Thuot khó có thể thay đổi,
các anh nên đầu hàng rồi trở về với vợ con, gia đình, nhưng tôi đâu ngờ các anh
nói là thà chết chứ không bao giờ đầu hàng việt cộng, uống nước xong thì 2 anh
ra đi, súng ống trong tư thế sẵn sàng...Hơn 5 phút sau thì khoảng 20 bộ đội bắc
việt cũng vừa đi ngang nhà tôi, bọn họ quát tháo gì đó mà tôi không nghe rõ, mà
hình như họ đang truy đuổi 2 người lính kia thì phải, và rồi điều gì đến cũng
sẽ đến : bắt đầu có tiếng súng nổ cách tôi không xa liên tục trong vòng 15
phút, sau đó thì im dần, cả nhà chúng tôi chỉ biết nấp trong hầm và cầu nguyện.
Đến trưa ngày hôm sau thì tôi mới dám ra khỏi nhà và đi về hướng súng nổ tối
hôm qua cách đó khoảng 2 cây số và dân làng ở đây cho biết có 2 người lính đã
chết cùng với 7 bộ đội, xác bộ đội và người bị thương cũng đã được đưa ngược về
phía Ban me Thuot trong đêm, xác 2 người lính vẫn còn đó, một người nằm sau bụi
tre, cách khoảng trăm mét là một người nằm sau thùng phuy loang lỗ vết đạn, dân
làng không ai dám đem chôn vì sợ bị trả thù...
Mãi sau này tôi mới được biết 3 ngày sau dân làng mới chôn các anh tại chỗ các anh ngã xuống, không bia mộ, chỉ có nắm đất được đắp cao lên. Cách đây mấy năm nghe nói có một vị Cha xứ đia phương đã cải táng đưa 2 anh vào nghĩa địa của làng, trong chiếc túi áo của một anh chỉ còn mảnh giấy mục nát có hàng chữ " Quê quán : ...Hòa. " . Vị cha xứ mới nhờ các nhà thờ ở Tuy Hòa, Ninh hòa, Biên hòa rao trong các buổi lể để tìm thân nhân nhưng không có kết quả...
Mãi sau này tôi mới được biết 3 ngày sau dân làng mới chôn các anh tại chỗ các anh ngã xuống, không bia mộ, chỉ có nắm đất được đắp cao lên. Cách đây mấy năm nghe nói có một vị Cha xứ đia phương đã cải táng đưa 2 anh vào nghĩa địa của làng, trong chiếc túi áo của một anh chỉ còn mảnh giấy mục nát có hàng chữ " Quê quán : ...Hòa. " . Vị cha xứ mới nhờ các nhà thờ ở Tuy Hòa, Ninh hòa, Biên hòa rao trong các buổi lể để tìm thân nhân nhưng không có kết quả...
Thuy Du ghi
theo lời kể của chú VT, một ngày tháng 3/2016 tại Hòa Hiệp.
P/S: Theo phỏng đoán của tôi hai người lính này có thể thuộc đại
đội Thám Báo Trung đoàn 53 được giao nhiệm vụ bảo vệ Phi trường Phụng Dực, sau
5 ngày bám giữ vị trí, đã hết đạn phải dùng AK của địch để chiến đấu và họ cũng
bắn cháy nhiều T54 bằng... B40, B41. Vì họ là đơn vị rất thiện chiến nên bị
cộng quân truy lùng tới cùng.
No comments:
Post a Comment