20190313 Bản tin biển Đông
“Sách Quốc Ngữ, Chử Nước Ta. Con Cái Nhà, Đều Phải Học.”
Subject: Chữ Quốc ngữ chữ nuớc ta ***
***Nguyên văn trong sách
Đồng Ấu (Sách cho trẻ con): “Sách Quốc Ngữ, Chử Nước Ta. Con Cái Nhà, Đều Phải
Học.”
Chữ Quốc ngữ chữ nuớc ta: Từ Alexandre de
Rhodes đến Trương Vĩnh Ký
12/03/201910:47:00(Xem:
1067)
·
https://vietbao.com/p112a291770/chu-quoc-ngu-chu-nuoc-ta-tu-alexandre-de-rhodes-den-truong-vinh-ky
Năm 1625, Alexandre de
Rhodes, tên Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, đi thuyền tới Việt Nam, không ai ngờ
rằng thời điểm này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao của ngôn ngữ Việt. Đó là
sự bắt đầu hình thành của chữ Quốc ngữ. Trong 300 năm, chữ Quốc ngữ đã phải
trải qua bao nhiêu sóng gió rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn được chữ Nôm, chữ
Hán để trở thành chữ viết của người Việt. Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên
tắc ký âm bằng chữ cái Latin (a,b,c,…), nên tương đối đơn giản, tiện lợi, dễ
học, dễ nhớ, đã giúp cho người Việt dễ dàng hội nhập với các nước dùng chữ
Latin hơn so với các nước theo chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn hay
những nước theo chữ Ả Rập. Sự hội nhập nhanh chóng này cũng tác động một phần
không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của một quốc gia. Như hiện nay trong vấn đề
giao dịch qua Internet, chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với các
bộ chữ tượng hình như chữ Hán vừa khó đọc, khó viết và lại thêm khó sử dụng.
Cũng từ đấy, người Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa, mặc dù nước ta đã bị phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Đây có thể nói là
một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao.
Bắt đầu với 8.000 từ
ngữ đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha phiên âm vào thế kỷ thứ 17 với công dụng là
truyền giáo, chữ Quốc ngữ đã không ngừng phát triển để đáp ứng được nhu cầu của
người Việt trước những biến chuyển liên tục của văn hóa, chính trị, kinh tế, xã
hội và nhất là khoa học kỹ thuật. Giờ đây chữ Quốc ngữ đã có chỗ đứng vững vàng
trong ngôn ngữ Việt Nam và đã có hơn 200.000 từ để có thể phiên dịch cuốn tự
điển Anh quốc Oxford Advanced Learner‘s English Dictionary mà không
bị lúng túng vì thiếu chữ, thiếu từ [1]. Một số quốc gia khác cũng có những cố
gắng để dùng phương pháp ký âm bằng chữ Latin, trong đó có nước Nhật
với chữ Rōmaji. Nhưng chữ Rōmaji vẫn còn ở trong tình
trạng sơ khai, người Nhật vẫn chưa bỏ được chữ tượng hình của họ.
Trước chữ Quốc ngữ,
người Việt viết chữ gì?
01
Bài Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do ông Đỗ Văn Xuyền viết bằng chữ Khoa đẩu |
Hịch Khởi Nghiã của
Vua Trưng 39 AD.
Nay Tô Định làm Thái
Thú Châu Giao, tham tài hiếu sắc, hiếp vợ giết chồng, thần dân đều cùng căm giận,
trời đất không thể dung tha.
Ta nay vâng mệnh Trờim
thuận lòng người, dấy nghỉa diệt loài vô đạo họ Tô, hào khí ngất trời, đuổi lũ
ngoại xâm giặc Hán, dựng cờ tự chủ ở nước Nam, trống khua quãt cường vang bốn cỏi.
Hịch văn đến đâu, không
kể thổ hào, trẻ già trai gái, đều nên tự khời nghĩa binh, hay tự chiếm lấy châu
quận, phủ huyện hạt mình, cắt đứt viện trợ quân lương của giặc, sau sẽ chọn quân
tinh nhuệ đến hội tại Hát môn, tiêu diệt giặc Hán.
Hịch nầy truyền ra, cả
nước cùng rõ.
Trích trong cuốn “Honàg
bà phả lục” của La Sơn Phạm Qúy Truật-do Lĩnh Mai Trân Văn Hiến sao lục.
(“Tìm hiểu lịch sử Việt
Nam” trang 141. Nhà XBVHTT, 2001)
Trước khi có chữ Quốc
ngữ, người Việt đã có chữ Khoa đẩu, chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Khoa đẩu hay còn
gọi chữ nòng nọc là chữ Việt cổ xuất hiện trong nền văn hóa
tiền Việt-Mường, được tìm thấy trên các trống đồng, trên đá hay các di vật cổ
xưa để lại. Khoa đẩu có nghĩa là đầu lớn, để chỉ hình tượng của chữ này: đầu
lớn và những nét giống hình con nòng nọc. Đây là loại chữ tượng thanh, ghép
nhiều chữ lại thành từ. Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái
tông nhắc đến tích là thời vua Nghiêu (2000 năm trước Công Nguyên) nước
Việt Thường (vùng Nghệ An – Hà Tĩnh) tặng con rùa ngàn năm trên lưng
có khắc chữ Khoa đẩu: "Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần
qui, bối hữu Khoa đẩu” (nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa
thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu).
Sau khi chiếm được
nước Nam Việt của Triệu Đà, nhà Hán thi hành chính sách Hán hóa dân tộc
Việt. Các thái thú như Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp bắt đốt hết sách vở còn như
tướng Mã Viện (năm 43) thì tìm cách tận thu trống đồng. Người Việt bị bắt
buộc phải dùng chữ Hán thay cho chữ Khoa đẩu và tưởng chừng như chữ Việt cổ đã
bị thất truyền. Nhưng gần đây có ông Đỗ Văn Xuyền đã tuyên bố giải mã
được chữ Khoa đẩu sau 50 năm mày mò tìm kiếm. Ông viết được bằng chữ Khoa đẩu
bài Hịch của Hai Bà Trưng kêu gọi khởi nghĩa (năm 40) [2].
Chữ Hán còn gọi chữ
Nho hay chữ Trung Hoa là chữ tượng hình biểu ý. Người Việt ngày xưa sử dụng hai
thứ tiếng: một là tiếng Hán Việt (đọc chữ Hán theo âm Việt) dành cho giới quan
lại và khoa bảng và hai là tiếng Việt được sử dụng trong dân gian. Về chữ cũng
vậy chúng ta có chữ Hán và chữ Nôm. Để ghi được tiếng nói của mình, người Việt
đã sáng chế ra chữ Nôm. Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ
Hán nhưng lấy âm Hán Việt để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm đã được
hình thành bằng nhiều cách khác nhau, như ghép hai chữ Hán với nhau, thí dụ chữ
„mắt“ ghép từ chữ „mục“ (biểu ý) và „mạt“ (biểu âm) hay mượn âm chữ Hán như chữ
„tốt“ có nghĩa là „binh lính“ (chữ Hán) để ghi từ „tốt“ trong „tốt xấu“ của chữ
Nôm [3]. Có nhiều giả thuyết cho rằng chữ Nôm đã có từ thế kỷ thứ 3. Cũng
có một số giả thuyết khác cho là chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ thứ 8, thời Phùng
Hưng dấy quân khởi nghĩa dành lại độc lập cho Việt Nam (năm 791). Sau khi mất,
Phùng Hưng được tôn vinh là Bố Cái Đại Vương. Bố Cái viết bằng
chữ Nôm là Cha Mẹ. Nhưng đến thế kỷ 13, chữ Nôm mới được chính thức ghi
nhận là xuất hiện qua bài văn “Tế cá sấu” bằng chữ Nôm do Nguyễn
Thuyên được vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) sai làm để đuổi cá sấu.
Những tác phẩm bằng
chữ Nôm còn được lưu truyền đến ngày hôm nay như Truyện Kiều, Chinh Phụ
Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục vân Tiên, Lục Súc Tranh
Công,… cùng những bài thơ của Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thuyên, Bà Huyện Thanh
Quan, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,... Trong đó, Truyện Kiều là một
trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc nhất mà gần như người Việt nào cũng biết.
Đây là một thí dụ để
thấy sự khác biệt giữa chữ Hán và chữ Nôm:
Hai câu trong Chinh
phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, viết bằng chữ Hán:
陌 上 桑 陌 上 桑
妾 意 君 心 誰 短 長
(Mạch thượng tang,
mạch thượng tang
Thiếp ý quân tâm thùy
đoản trường)
viết bằng chữ Nôm do
bà Đoàn Thị Điểm diễn dịch qua thể thơ song thất lục bát:
岸橷撑屹𠬠牟
𢚸払意妾埃愁欣埃
(Ngàn dâu xanh ngắt
một màu
Lòng chàng ý thiếp ai
sầu hơn ai?)
Sau khi chữ Khoa đẩu
bị thất truyền, tưởng như thế người Việt sẽ bị hoàn toàn Hán hóa.
Nhưng không, người
Việt lại một lần nữa mày mò sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói của mình. Cha
ông chúng ta ý thức rất rõ ràng một dân tộc muốn tồn tại phải có chữ viết
riêng.
Alexandre Rhodes
và thời kỳ sáng tạo chữ Quốc ngữ
Vào thế kỷ 17, các
giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam để truyền đạo. Trong đó có giáo
sĩ Alexandre de Rhodes, có tên tiếng Việt là A-Lịch-Sơn
Đắc-Lộ, thuộc dòng Tên (Jésuite) sinh năm 1591 ở Avignon miền
nam nước Pháp. Năm 1625, ông cập bến Hội An ở Đà Nẵng và bắt đầu học tiếng Việt
của một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Trong vòng 20 năm, ông đã bị trục xuất 6
lần. Tuy thế ông vẫn tìm cách trở lại Việt Nam, lúc đến Đàng Trong của chúa
Nguyễn Phúc Nguyên để truyền giáo, lúc đến Đàng Ngoài của chúa Trịnh Tráng.
Cuối cùng vào năm 1645, ông bị chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất ra khỏi Việt
Nam. Năm 1660, tức là 15 năm sau ông mất tại Ispahan ở Ba Tư (Iran). Tác phẩm của
ông để lại là cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La
Dictionarium
annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum. Đây là cuốn tự điển đầu tiên
bằng ba thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và Latin. Ông dùng chữ Latin nhưng lấy âm Bồ
Đào Nha để ghi âm tiếng Việt. Ông còn mượn thêm dấu lấy từ tiếng Cổ Hy Lạp (sắc, huyền, ngã,
…) để dùng cho 6 thanh
điệu của tiếng Việt: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
02
Trang đầu cuốn Phép Giảng Tám Ngày
của Alexande de Rhode, bên trái là
chữ
Latin, bên phải là chữ Quốc ngữ
|
Ngoài ra còn một tác
phẩm nữa của ông cũng không kém phần quan trọng, cuốn Phép giảng tám
ngày (tựa Latin: Catechismus). Đây là tác phẩm văn xuôi viết
bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, sử dụng ngôn ngữ bình dân của người Việt vào thế kỷ
17. Qua cuốn sách, chúng ta có thêm rất nhiều dữ kiện đề nghiên cứu tiếng nói
của người Việt vào thế kỷ đó.
Thật sự Alexandre de
Rhodes không phải là người đầu tiên khai sinh ra chữ Quốc ngữ. Nói đúng
hơn, ông chỉ là người có công lớn trong việc hệ thống hóa ký âm tiếng Việt bằng
chữ Latin và đã phổ biến chữ Quốc ngữ qua việc in cuốn tự
điển Việt-Bồ-La vào năm 1651 tại Roma. Trước đó, vào thế kỷ
16 đã có các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam truyền giáo. Họ đã tìm cách phiên
âm tiếng Việt bằng chữ Latin để cho tiện việc giảng đạo mà không cần phải
biết đọc hay biết viết chữ Hán, chữ Nôm. Nguyên nhân chính là chữ Hán đối
với họ đã khó đọc khó viết, lại thêm vào đó chữ Nôm còn rắc rối hơn
một bậc. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán nên muốn biết chữ Nôm thì phải học chữ Hán
trước và ngoài ra chữ Nôm không được thống nhất nên mỗi người có thể viết theo
một cách khác nhau. Các giáo sĩ dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như
Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa.... là những người đi tiên
phong trong công việc khai sáng ra chữ Quốc ngữ. Francisco de Pina đã từng
mở trường dạy tiếng Việt cho nhiều giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de
Rhodes. Trong lời tựa cuốn tự điển Việt-Bồ-La, Alexandre de
Rhodes viết là ông đã dựa trên hai cuốn tự điển đã bị thất truyền để soạn
cuốn sách của ông: từ điển Việt–Bồ của Gaspar do Amaral và từ
điển Bồ-Việt của Antonio Barbosa.
Rồi hơn 100 năm
sau, giám mục Adran cho ra bộ tự điển Việt-Latin Dictionarium
Anamitico-Latinum (năm 1773) do chính ông biên soạn, được viết bằng chữ Latin,
chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ông còn có tên Việt là Bá Đa Lộc hay còn gọi là
Cha Cả, tên Pháp Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, sinh năm 1741
tại Pháp và mất năm 1799 tại Sài Gòn. Ông cũng là người đã từng giúp
Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn. Nên sau khi mất, ông được nhà Nguyễn sắc
phong cho danh hiệu Bi Nhu Quận công
Tiếp theo đó, năm 1838
giáo sĩ Tabert đã cùng với linh mục Philipphê Phan Văn Minh cho in tại Ấn
Độ cuốn Từ điển Anamitico-Latinum Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị hay còn
được gọi là Tự điển Tabert.
Đáng kể nhất là gần
đây trước 1975, đã tìm thấy được một số tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ của
Philipphê Bỉnh ở Lisabon, thủ đô của Bồ Đào Nha. Người ta chỉ biết Philipphê
Bỉnh sinh tại Hải Dương năm 1759, ngoài ra về tiểu sử của ông thì hình như
không ai rõ [4]. Ông thụ phong Linh Mục dòng Tên năm 34 tuổi và ba năm sau qua
Bồ Đào Nha với sứ mệnh là xin vua Bồ Đào Nha can thiệp với Tòa Thánh La Mã bãi
bỏ lệnh đóng cửa dòng Tên ở Việt Nam. Ông đã ở lại đây đến cuối đời (năm 1832).
Thời gian hơn 30 năm ở Bồ Đào Nha, ông đã viết hơn 21 cuốn sách bằng chữ Quốc
ngữ, có cuốn đã in có cuốn viết tay. Sách ông bao gồm những đề tài có tính cách
biên soạn tự điển, ký sự, nhật ký,… Đặc biệt là tác phẩm du ký Sách sổ
sang chép các việc. Trong cuốn này tác giả viết rất tỉ mỉ trung thực những cái
nhìn của ông về thời đại ông đang sống và nơi ông đi qua. Đây là một cuốn sách
chữ Quốc ngữ do người Việt viết chứ không do một nguời ngoại quốc, nên nó tương
đối rất gần với tiếng Việt bây giờ.
Ở thế kỷ 17, là thời
điểm chữ Việt được khai sáng. Đọc những tác phẩm vào thời kỳ này vẫn còn
thấy nhiều chỗ khó hiểu và tối nghĩa. Tuy mang tiếng ký âm từ tiếng Việt nhưng
nhiều phát âm khác xa với tiếng Việt hôm nay. Trái lại sang thế kỷ thứ 18, chữ
Quốc ngữ đã vào thời kỳ hoàn chỉnh. Với những tác phẩm của Philipphê
Bỉnh đã chứng tỏ chữ nghĩa thời đó đã tiến gần với tiếng Việt ngày nay,
cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của chữ Việt trong một thế kỷ qua.
Nhưng tựu trung chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17 hay 18 vẫn chỉ dùng trong nhà
thờ mục đích để giảng đạo và chưa được truyền bá nhiều ra ngoài. Người Việt với
tinh thần bài ngoại để sinh tồn, nên lúc đó họ đã không chịu tiếp nhận
chữ Quốc ngữ là chữ viết của mình. Phải đến cuối thế kỷ 19, chữ Quốc ngữ mới
thật sự phát triển vượt bực để trở thành đúng như tên của nó đã được đặt „chữ
của một quốc gia“.
Trương Vĩnh Ký và thời
kỳ phát triển chữ Quốc ngữ
Năm 1862, nguời Pháp
sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông của miền Nam Việt Nam và năm 1867 lấy nốt 3 tỉnh
miền Tây còn lại, họ bắt đầu xây dựng nền hành chánh ở Việt Nam rập khuôn
mẫu từ Pháp mang qua. Lúc đầu, chữ Pháp được sử dụng trong mọi văn tự hành
chánh thay cho chữ Hán. Sau này, dần dần chữ Pháp được thay thế bởi chữ Quốc
ngữ. Ngày 1.1.1879 chính quyền thực dân Pháp chính thức ra nghị
định bắt buộc Việt Nam phải dùng „tiếng An Nam bằng mẫu tự
Latin“ trong hệ thống hành chính, với ý định tách người Việt hoàn
toàn ra khỏi ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Thời gian đầu, người
Pháp một mặt thì cưỡng bách một mặt thì vuốt ve để cho người Việt đi học trường
dạy chữ Quốc ngữ. Trường Trung Học Adran (1861 - 1887) lả trường dạy Quốc
ngữ đầu tiên ở Việt Nam được các linh mục mở ở Sài gòn [5]. Sau này vào năm
1954, trường Adran Sài Gòn được chia thành 2 Trường: Trung học Võ Trường Toản
và Trung học Trưng Vương.
Song song với việc mở
trường dạy học, người Pháp còn cho ra tờ Gia Định Báo (1865 - 1897)
là tờ báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 1865 tại Sài
Gòn. Lúc ban đầu tờ báo này chỉ là một công cụ thông tin của Pháp,
từ năm 1869 được giao cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc và Huỳnh Tịnh Của
làm Chủ bút. Từ đó tờ Gia Định Báo mới thật sự khởi sắc, vì đã được
phát triển thêm các mục biên khảo, lịch sử, thơ văn, nghệ thuật…. Tờ báo
này đã góp phần không nhỏ vào việc cổ động học chữ Quốc ngữ, khuyến khích theo
tân học, mở đường cho sự sáng tác các thể loại thơ văn bằng chữ Quốc ngữ và tạo
nền móng cho sự nở rộ của báo chí Việt Nam sau này.
Nói đến Gia Định
Báo, thì không thể không nhắc đến Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) còn có tên là Petrus Ký làm giám
đốc tờ báo. Ông là một con người có kiến thức uyên bác về nhiều mặt, trong
lĩnh vực văn hóa lẫn trong lĩnh vực xã hội, khoa học. Ông dịch sách chữ Hán,
phiên âm ra chữ Quốc ngữ những bản cổ văn Việt Nam như Truyện Kiều,
Lục Vân Tiên, Phan Trần, Lục súc tranh công, Gia huấn ca,… và biên
soạn Chuyện khôi hài, Chuyện đời xưa,… Ông để lại cho hậu thế
một gia tài khổng lồ với 118 tác phẩm, gồm những sách nghiên cứu, sưu
tầm, phiên âm, dịch thuật trong đó có cả chục tác phẩm bằng Pháp văn. Ông
thông thạo 27 ngoại ngữ, được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse. Sự
nghiệp của ông thật là phi thường và hiếm có nhất là trong giai đoạn giao thời
giữa văn hóa Đông Tây ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ông luôn tìm cách cổ
võ cho sự sử dụng chữ Quốc ngữ. Ông viết trên Gia Định Báo ngày
15.4.1867: „Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết“.
03
Đông dương Tạp chí
(1913-1919)
04
Gia Định Báo
(1865 - 1897)
|
03Đến cuối thế kỷ 19
thì chữ Quốc ngữ đã không còn loanh quanh trong khu vực các nhà thờ của các
giáo sĩ người Pháp nữa mà đã đi vào trường học và báo chí. Nhờ sự nở rộ của báo
chí, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Gia Định Báo, đã tạo điều kiện cho
sự xuất hiện nhiều nhà văn tài năng, nhiều tác phẩm giá trị. Đặc biệt là sự ra
đời của cuốn từ điển Đại Nam quốc âm tự vị do Huỳnh Tịnh Của
soạn năm 1895. Đây là cuốn tự điển đầu tiên do người Việt soạn cho người Việt,
đến nay vẫn còn hữu dụng.
Nhận ra được sự lợi
ích của chữ Quốc ngữ, một thứ chữ dễ đọc dễ viết, nên vào đầu thế kỷ 20, một số
trí thức Việt Nam trong đó có Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc,.. đã
đứng ra mở ở Hà Nội trường Đông Kinh nghĩa thục (3.1907 - 11.1907) để đẩy mạnh phong trào
canh tân đất nước. Trường dạy học miễn phí với mục đích chính là khai trí cho
dân. Trường nhanh chóng trở nên nổi tiếng, sau này trở thành một phong trào.
Chủ trương của trường là bỏ lối học từ chương khoa cử, theo tân học thực tiễn,
sử dụng chữ Quốc ngữ trong các hoạt động văn hóa và gíáo dục như in sách giáo
khoa, dịch thuật, báo chí. Truờng cử nguời đi khắp nơi để diễn thuyết, cổ
động cho cải cách, bài trừ hủ tục, và còn ra hai tờ báo Đăng cổ Tùng báo, Đại Việt Tân báo làm
cơ quan ngôn luận cho trường. Mặc dù chỉ sống được một giai đoạn
ngắn, từ tháng 3 năm 1907 đến tháng
11 năm 1907, truờng Đông Kinh nghĩa thục đã tạo một tiếng vang lớn vào thời đó.
Những câu thơ, câu vè đã được trường đặt ra để kêu gọi mọi người bỏ cũ, theo
mới, học chữ Quốc ngữ vẫn còn có giá trị cho đến ngày hôm nay:
... Chữ quốc ngữ là
hồn trong nước
Phải đem ra tính trước
dân ta
Sách các nước, sách
Chi Na
Chữ nào nghĩa ấy dịch
ra tỏ tường...
(Trần Quý Cáp)
(Trần Quý Cáp)
Trong lịch sử phát
triển chữ Quốc ngữ không thể vắng bóng khuôn mặt của Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936). Ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội, làm
chủ bút tờ Đăng cổ tùng báo (3.1907 - 11.1907), là tờ báo chữ
Quốc ngữ đầu tiên ở Hà Nội và cũng là một tờ báo đầu tiên do tư nhân lập
ra. Tờ Đăng cổ tùng báo đã đánh dấu một khúc quanh mới của báo
chí Việt Nam không chỉ đơn thuần hoạt động trong phạm vi văn hóa nghệ thuật mà
còn đi vào trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và đã phản ảnh được cuộc
sống thực tại ở Viêt Nam thời đó. Đứng trước các phong trào Duy Tân, Đông Kinh
nghĩa thục đang bùng nổ, người Pháp đã phải đóng cửa Đăng cổ tùng báo, vì
tờ báo dám cổ vũ cho tự do, dân chủ. Năm 1913 ông cho ra tờ Đông
dương Tạp chí (1913 - 1919) để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng Âu
Tây bằng những tác phẩm của nước ngoài do ông dịch như: Thơ ngụ
ngôn của La Fontaine, Những
người khốn khổ tiểu thuyết của Victor Hugo,…. Ông còn dịch Truyện
Kiều ra tiếng Pháp. Ông thành lập ra hội Trí Tri (Hà Nội), Hội Dịch
sách và là người Việt Nam đầu tiên
gia nhập Hội nhân quyền Pháp. Ngoài ra ông còn hoạt động cho trường Đông
Kinh nghĩa thục. Khi Phan Chu Trinh, người phát động ra phong trào Duy Tân, bị
bắt năm 1908, ông đã cùng với bốn người Pháp ký tên đòi Pháp phải trả tự do cho
Phan Chu Trinh. Cuộc đời ông là một chuỗi dài của ngày tháng cống hiến cho đất
nước, cho văn học, cho báo chí Việt Nam. Ông đã nhắn nhủ lại cho hậu thế: „Nước
Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ“.Nguyễn Văn
Vĩnh và Trương Vĩnh Ký được nhiều người sau này vinh danh là:
„Ông tổ của nghề báo Việt Nam“ [6][7].
Trong công cuộc xây
dựng và phát triển chữ Quốc ngữ, không thể quên được sự đóng góp của Phạm Quỳnh
(1892 – 1945). Ông bút hiệu là Thượng Chi, là một nhà văn hóa, nhà văn và nhà
báo. Ông đã viết rất nhiều bài về văn học, triết học, tùy bút và dịch từ những
tác phẩm của Pháp ra tiếng Việt. Tất cả tác phẩm của ông được đăng trên
tờ Nam Phong tạp chí (1917 - 1934) do ông làm chủ nhiệm và chủ bút. Tạp
chí dã được đánh giá cao về mặt trí thức và tư tưởng. Có người còn ví
rằng Nam Phong Tạp Chí như một bộ bách khoa toàn thư của Việt Nam đầu
thế kỷ 20, chỉ cần đọc đều đặn tạp chí này là đã có một số vốn kiến thức căn
bản mà không cần phải biết chữ Pháp hay chữ Hán. Ông viết nếu chúng ta biết giữ
gìn văn hóa của dân tộc, biết giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thì chúng
ta không sợ bị mất nước: „Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn
thì nước ta còn”.
Năm 1933, văn
học Việt Nam có những chuyển biến rất mạnh mẽ đó là sự ra đời của Tự Lực Văn
Đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,…
khởi xướng. Đây là một tổ chức văn học đầu tiên ở Việt Nam có tuyên
ngôn và tôn chỉ (10 điều). Hoạt động chủ yếu của Tự Lực Văn Đoàn là viết văn,
làm báo và in sách. Họ ra được 2 tờ tuần báo Phong hóa (1932 - 1936)
và Ngày nay (1936 - 1946). Tự lực Văn Đoàn đã đi tiên phong trong
lãnh vực tiểu thuyết mới và thơ mới (thơ tự do). Tiểu thuyết Tự LựcVăn
Đoàn mặc dù mang tính chất lãng mạn nhưng luôn luôn chất chứa tinh thần đấu
tranh chống lại lễ giáo phong kiến, đòi tự do, bình đẳng cho con người. Đây là
một loại tiểu thuyết luận đề, lấy một câu chuyện hư cấu để thể hiện nhân sinh
quan của tác giả.
Kết luận
Năm 1625 là năm
Alexandre de Rhodes đặt chân lần đầu tiên lên Hội An ở Đà Nẵng. Hơn 300 năm
sau, không ai ngờ rằng người Việt lại có một chữ viết hoàn chỉnh, đó là chữ
Quốc ngữ. Một thứ chữ vừa dễ học, dễ đọc, dễ viết và nhờ tính chất này chữ Quốc
ngữ đã đóng góp rất lớn lao vào việc mở mang dân trí, giảm thiểu nạn mù chữ.
Chỉ cần một thời gian ngắn vài tháng là có thể đọc và viết được chữ Quốc ngữ,
trong khi đó chữ Hán phải cần một thời gian lâu hơn, trung bình khoảng 2 hay 3
năm để nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng [5].
Trí thức Việt Nam ở
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã nhìn thấy cái nhu cầu cấp bách của một dân tộc
đang cần có một chữ viết xứng đáng. Sau 1.000 năm Bắc thuộc, dưới chính sách
Hán hóa, người Việt bị mất chữ Khoa đẩu của mình, họ phải viết một thứ chữ là
chữ của người Hán. Không muốn bị đồng hóa như các dân tộc khác, ngưòi Việt đi
tìm một thứ chữ để ghi lại tiếng nói của mình. Mấy thế kỷ liền, họ mày mò tìm
ra chữ Nôm. Tuy thế chữ Nôm chắc chắn không phải là giải pháp hoàn hảo nhất vì
chữ Nôm vẫn dựa trên cơ sở chữ Hán, nên muốn biết chữ Nôm phải biết chữ Hán.
Trải qua bao nhiêu triều đại vua chúa, chữ Nôm cũng không được sử dụng
trong chốn triều đình. Duy chỉ có hai đời vua duy nhất là Hồ Quý Ly và
Nguyễn Huệ định lấy
chữ Nôm thay cho chữ Hán trong các văn kiện hành chính, nhưng tiếc thay
việc ấy không thành. Chữ Nôm khó học, nên chỉ dành cho giới khoa bảng và phần
đông người dân bình thường thì không biết đọc và không biết viết. Trong buổi
giao thời gìữa văn hóa Đông Tây vào cuối thế kỷ 19, chữ Quốc ngữ đã đến kịp
thời. Các trí thức Việt Nam như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,…
đã nhanh tay nắm lấy cơ hội đó, mặc dầu lúc ban đầu phải dựa vào người Pháp để
được viết văn, ra báo. Những tác phẩm biên khảo, bình luận, phóng sự, du
ký, tiểu thuyết, thơ phú của Gia Định Báo, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp
Chí, Tự Lực Văn Đoàn,… đã chứng minh được chức năng toàn diện của chữ Quốc ngữ
làm văn tự cho người Việt.
Nhưng chữ Quốc ngữ
không dừng ở chỗ văn tự cho một dân tộc, nó còn là cái gốc của dân tộc,
như Trần Quý Cáp đã viết „Chữ quốc ngữ là hồn trong nước“. Nguời
Việt thuộc về tộc Bách Việt. Tộc Bách Việt gồm có các dân tộc như U
Việt (ở Chiết Giang), Mân Việt (ở Phúc Kiến), Đông Việt (ở Giang Tây), Nam
Việt (ở Quảng Đông), Lạc Việt (ở Việt Nam), Âu Việt (ở Quảng Đông, Quảng
Tây), Chiêm Việt (đảo Hải Nam),… đã sinh sống từ vùng nam
sông Dương Tử cho đến
Bắc Việt Nam. Sau 1.000 năm bị đô hộ, người Việt vẫn giữ được bản sắc của
mình không để bị đồng hóa, trong khi đó các dân tộc khác thuộc nhóm Bách
Việt đều bị Hán hóa hay bị tiêu diệt. Tại sao? Nhà văn Ngô Nhân Dụng trong
cuốn „Đứng vững ngàn năm“, đã trả lời là nhờ có tiếng nói. Ông đưa
một thí dụ, dân tộc Mãn Thanh một thời rất hùng mạnh vào thế kỷ thứ 17 đã chiếm
được Trung Quốc. Họ có tiếng nói và chữ viết riêng. Sau khi nhà Mãn Thanh sụp
đổ, năm 1911 ở Mãn Châu có chục triệu người nói được tiếng Mãn, năm 2011 thì thế
hệ những người biết nói tiếng Mãn chết dần, không còn được bao nhiêu. Nhà văn
Ngô Nhân Dụng khẳng định „không giữ được tiếng nói thì mất nước“[8].
Như vậy tiếng nói của
một dân tộc quan trọng biết bao nhiêu. Muốn gìn giữ tiếng nói thì phải có chữ
viết để lưu giữ lại tiếng nói. Nên địa vị của chữ viết cũng không kém phần quan
trọng. Vào cuối thế kỷ 19, khi chữ Quốc ngữ xuất hiện và đẩy chữ Hán đi vào
bóng tối, văn học Việt Nam bừng dậy và nở rộ vì thoát khỏi được cái nôi của văn
hóa chữ Hán, trong đầu người Việt không còn bị gò bó vì Tứ Thư Ngũ Kinh, không
còn bị chế ngự bởi các điển tích bên Trung Quốc xa lắc xa lơ. Người Việt đã trở
về tình tự với cội nguồn thật sự của mình:
Tiếng nước tôi! Tiếng
mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca Tiếng Nước Tôi, Phạm Duy)
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca Tiếng Nước Tôi, Phạm Duy)
Lương Nguyên
Hiền
Phiet Pham
To:Ich Hoang,tranvanchi@msn.com,Khoan Le,Tan Nguyen,Ánh Công
Huỳnhand 9 more...
Mar 13 at 10:18 PM
No comments:
Post a Comment