20181114 Bản tin biển Đông
South Korea says 'nothing new' in report identifying
North Korean bases
Vietnam War: End of the Conflict
HCMC seeks foreign talents to work in government
agencies
Trump's tariff battle with China is spurring record
dollar-yuan trading
China may have developed a quantum radar that can spot
stealth planes
China shot down another missile in space
Ông Đăng Chí Hùng là cựu
viên chức ngoại giao cao cấp của chính quyền VC (?), nên ông hiểu VC hơn chúng
ta, Bài này là do Ông Viết về VC rất chính xác.
CHÍNH TRỊ LÀ
NHƯ THẾ ! (Đặng Chí Hùng)
Nước Mỹ không “mù”, lãnh đạo Mỹ
càng không “mù”. Nhưng tại sao nước Mỹ vẫn cứ để cộng sản Việt Nam sống ? Đó
chính là chính trị. Mỹ đang làm ăn với Tàu cộng, mà Tàu cộng đang là ông chủ
của Việt Cộng. Vì thế, Mỹ chỉ nói đến nhân quyền, Mỹ chỉ cần phản đối CSVN vi
phạm mà thôi.
Obama không dứt khoát
như Trump. Đó là điều hiển nhiên.Nhưng chờ
mong Trump xua quân đập tan cộng sản VN cũng là điều không tưởng. Chờ mong
Trump cấm vận kinh tế, cắt vòi bạch tuộc của CSVN cũng là điều khó xảy
ra. Trump là một TT có tài. Nhưng cái tài của ông là để giúp nước
Mỹ chứ không phải lo thay cho người dân Việt Nam. Nước
Việt Nam là của người Việt. Chúng ta không tự lo cho chúng ta thì không có ai
làm điều đó thay cho chúng ta. Chắc chắn, Trump không thích đu dây
với cộng sản Việt Nam, Trump cũng không cho CSVN quá nhiều điều lợi bởi vì
Trump không giống Obama hay Clinton. Tuy thế, Trump sẽ không xóa bỏ cộng sản
giúp được cho người Việt. Bởi vì chính trị là như thế !
Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ
chỉ để xin ăn. Đó là điều không cần bàn cãi mà bất cứ đứa trẻ mới lớn nào
chịu khó đọc kỹ tin tức, suy xét một chút cũng hiểu. Chẳng có thằng CSVN nào theo Mỹ cả. Chúng chỉ làm
tôi mọi cho Tàu và qua Mỹ xin tiền mà thôi. Nói cho đúng, CSVN chỉ
thích những đồng USD xanh biếc của nước Mỹ. Vì thế Phúc đến Mỹ.
Hoàn toàn không có
chuyện Trump mời Phúc. Phúc đã muốn đến Mỹ gặp Trump và nhờ Ted Osius bắc
cầu nối. Báo chí CSVN nói rằng Trump mời Phúc qua là nói láo. Phúc chẳng là cái
gì mà Trump phải mời, phải cầu cạnh qua gặp. Trong
mắt Trump, Phúc hay cái đảng CSVN chỉ là bọn đu dây, tham tiền, độc tài và ngu
dốt không hơn không kém. Nhưng Trump khinh trong bụng mà thôi, vì
chính trị nên Trump vẫn phải tiếp Phúc dù phong cách tiếp đón khinh miệt vô
cùng. Phúc đến Mỹ chẳng có thằng Mỹ nào ra chào đón, chẳng thảm đỏ, chẳng đại
bác. Phúc đến trong im lặng với một nhúm người của đại sứ quán CSVN ra đón Phúc
bước xuống từ một chiếc máy bay chui vào trong một cái garage chật chội. Phúc
biết Mỹ khinh Phúc ra mặt. Nhưng Phúc vẫn cười tươi, vì đó là chính trị và Phúc
đến Mỹ chỉ vì tiền. Bao nhiêu đầu óc, Phúc và đám CSVN đã bị nhồi vào đầu rằng
“Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”…
Trở lại chuyện của chúng
ta, chúng ta đã thấy chính trị là như thế. Trump khinh Phúc nhưng vẫn tiếp
Phúc. Phúc làm tôi mọi cho Tàu nhưng vẫn cố đu Mỹ để kiếm “xèng”. Chúng ta là
người dân thì sao ?
Như đã từng nói, dân
gian Việt Nam có câu “Con có khóc thì mẹ mới cho bú” hoặc “Chẳng ai phù suy,
người đời chỉ phù thịnh”. Cũng bởi vì người dân vô cảm nên Mỹ coi việc người VN
sống trong độc tài CSVN là do họ tự lựa chọn. Mỹ chẳng làm gì hơn cả. Cũng bởi
phong trào đấu tranh chỉ dừng lại ở một nhóm người, không phát triển được lực
lượng, chỉ chăm chú vào đánh bóng cá nhân hoặc làm từ thiện nuôi dân thay cho
CSVN nên Mỹ thấy họ không thể “phù suy” được. Chưa có một lực lượng thật lớn,
chưa có sức mạnh của toàn dân để Mỹ có thể hậu thuẫn chúng ta đứng lên xóa bỏ
cộng sản.
Công việc đó là công
việc của chính chúng ta. Chúng ta không thể dựa vào Mỹ hay bất cứ nước nào như
là một kẻ bề trên giúp chúng ta thoát cộng, chúng ta phải coi Mỹ là một đồng
minh đúng nghĩa. Nước nào cũng có sức mạnh dân tộc. Nước Việt cũng không thiếu
điều đó khi đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước, giữ nước, giữ tiếng nói Việt
Nam. Nhưng nó chưa được kích thích đúng đắn nên nó chưa thể phát huy được hiệu
quả. Chính vì thế, chẳng có ai chịu giúp chúng ta thật sự. Chúng ta có thể thấy
Mỹ, Châu Âu lên tiếng về vài vụ vi phạm nhân quyền của CSVN. Tuy thế, cũng chỉ
dừng lại ở lên tiếng mà thôi. Cuối cùng thì đâu lại vào đó. Người khổ vẫn là
người dân Việt Nam bởi vì chính trị là như thế !
Vai trò đầu tầu của cuộc
đấu tranh này chính là sức mạnh toàn dân. Muốn làm điều đó thì lực lượng nòng
cốt phải là những người đã sớm thay đổi nhận thức. Nhưng muốn có được sự hậu
thuẫn của dân thì phải chịu khó đi vào lòng dân để vận động, truyền đạt ý thức
lịch sử, xã hội cho người dân. Đa phần người dân ở VN không có điều kiện tiếp
xúc Internet, vì thế các nhà đấu tranh cần phải lấy việc tiếp xúc người dân
trực tiếp là điều quan trọng nhất thay vì lên mạng quá nhiều. Nhưng tiếp xúc
với người dân không hẳn là làm từ thiện. Giúp người dân thay đổi nhận thức là
giúp cái cần câu chứ không phải quăng tiền cho họ giống như giúp con cá. Ngoài
ra, làm từ thiện chính là nuôi dân thay trách nhiệm của nhà cầm quyền
CSVN. Dân được giúp đỡ sẽ chẳng cần phải đứng lên phản kháng nữa.
Một điều quan trọng cần
làm đó là thôi ngay những lá đơn xin xỏ cộng sản, kiến nghị với chúng bởi vì
CSVN không có chính danh, chúng ta không cần phải cầu xin cái quyền cơ bản của
chúng ta với bọn cướp chính trị. Ngoài ra, chẳng bao giờ CSVN trả lời những gì
một số người xin xỏ. Vậy thì chẳng có lý do gì phải năn nỉ chúng cả.
Muốn có một sự hậu thuẫn
từ Mỹ hay những nước khác. Trước mắt chúng ta phải tự cứu chúng ta trước thì
mới có người giúp. Nó cũng giống như anh phải có dự án thì mới có người cho vay
tiền đầu tư. Không thể ngồi một chỗ mà chờ mong “sung rụng” xuống cho những ai
lười biếng được. Trách nhiệm cứu dân tộc Việt Nam phải là của tất cả người Việt
còn lương tri với dân tộc.
Phúc cứ đến Mỹ, Trump
vẫn cứ tiếp. Chính trị là như thế. Người dân Việt thì vẫn ngày đêm sống trong
tận cùng đau khổ. Vì vậy, hãy quên ngay những trò chơi chính trị mà người dân
chúng ta luôn ở thế bị động đi. Chúng ta phải nắm lấy cơ hội chính trị sống còn
cho dân tộc chúng ta. Chúng ta phải chuyển từ bị động sang chủ động. Chúng ta
cũng phải quên ngay những buổi hội luận vô bổ chỉ để show cái tôi của cá nhân,
hội đoàn. Chúng ta cũng nên quên ngay những câu nói thao thao bất tuyệt chỉ để
mà hô hào cho chính chúng ta nghe đi. Chúng ta cần nói và làm việc cụ thể chứ
không phải sắm vai diễn phụ trong những ván cờ chính trị.
Đã đến lúc, tinh thần
dân tộc của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và chính đề Ngô Đình Nhu, tinh thần
ái quốc của Ngô Đình Diệm phải được chúng ta phát huy và chuyển nó thành những
hành động thực sự. Chỉ có thế mới giúp dân tộc VN thật sự hồi sinh !
Đặng Chí Hùng
30/05/2017
30/05/2017
Tưởng Nhớ
Đồng Đội
“… Ta đây đó, sống kiếp đời lang bạt
Bạn bè ta: trôi giạt mù khơi
Đồng đội ta: chết dần mất xác
Phận nổi trôi, ta vất vưỡn cuộc đời…”
Bạn bè ta: trôi giạt mù khơi
Đồng đội ta: chết dần mất xác
Phận nổi trôi, ta vất vưỡn cuộc đời…”
Đã 41 năm qua rồi – và còn
xa hơn thế nữa - Bạn bè xa rời, đồng đội thất tán ly tan, mỗi người mỗi ngã,
trôi giạt muôn phương. Chưa kể hết là: chiến hữu đã “ra đi”. Và vĩnh viễn nằm
lại… Nằm trên đất quê hương, trên những rừng già bạt ngàn heo hút. Bên khe
suối, lưng đồi… Anh nằm xuống vội vàng, chưa kịp vuốt mặt anh lần cuối, vùi
nông phần mộ giữa hoang vắng tiêu sơ.
Và sau đó. Trên đường
thoát hiểm, trên đoạn hành trình tìm mảnh đất sống yên thân – và cũng để đi tìm
đồng đội, chiến hữu. Cũng trên đồi, trên núi, trên biển cả mênh mông, trên khắp
mọi nẽo… Rồi cũng phải vùi sâu thân xác dọc đường…
Và rồi, cũng có cơ may gặp
lại. Gặp lại nhau nơi xứ lạ quê người, mang thân “chùm gởi”. Gặp nhau trong xúc
động nghẹn ngào, vui buồn lẫn lộn. Rồi hợp mặt cùng nhau. Bao tin tức, bao nỗi
niềm bên ly cà phê, như thuở nào. Trong những lần nhậu quên thôi bên bờ dậu ven
đường, trong những căn apartment “tạm dung” nơi đất khách, khi một vài anh em
vừa tìm gặp lại… Và cũng một số lần hợp mặt với số đông – trong các ngày Đại
Hội - Những lần hợp mặt để tìm biết tin thêm ai còn, ai mất. Ai còn kẹt lại quê
hương, và cuộc sống ra sao?
Điểm mốc thời gian, thì
“ta” (anh em chúng ta) đã có biết bao lần hợp tan – tan hợp. Biết bao lần với
những uẩn khúc, nỗi nghiệt ngã, thăng trầm. Những chuyến đi, về, rong ruỗi… Tất
cả là bao kỷ niệm - kỷ niệm hiện về qua từng nỗi nhớ miên man.
“Tưởng nhớ đồng đội”!
Chiến hữu, đồng đội thì có biết bao nhiêu chuyện, bao nhiêu điều để mà tưởng
nhớ. Tưởng nhớ trong lòng, tưởng nhớ bằng tâm tưởng, nghĩ về thằng bạn chung
cùng đơn vị, chung chuyến hành quân của ngày xưa - bốn, năm mươi năm đã qua rồi
– những ngày xưa cũ…
Và cái ngày mà hai thằng
“nhóc”, còn non choẹt, dưới mái học đường tập tành chưng diện ăn chơi và… cua
gái. Bị tụi con gái “chọc quê”: mấy anh học trò trốn học, chỉ “dài lưng tốn
vải…” chả làm nên cái tích sự gì giữa thời buổi loạn ly - mọi người đang lên
đuờng chống giặc.
Thế là tức gáy, và tự ái
nổi lên. Rủ nhau đi đầu quân vào “Biệt Kích”…
Tưởng nhớ đến một đám tụi
mình vừa ra trường bở ngở đi tìm về trình diện đơn vị “Lôi Hổ” vì thích cái nón
đỏ với bộ đồ rằn. Và để rồi qua thử thách (khóa) nhãy dù, mang quãy ba lô trang
bị hành quân, nhãy H.34 vào vùng biên giới Việt/ Lào để lần mò tìm địch. Lặn
lội trong rừng, làm bạn cùng đĩa, vắt, rắn rết, thú rừng… Cũng vượt suối, trèo
non, cũng thử thách cùng mọi thứ. Cũng biết đói, khát, cũng lắm gian truân… Và
cũng hiểu thêm được thế nào là trận mạc, là sống chết. Và nhất là: thấm thía về
cái “tình chiến hữu”, “tình đồng đội” thiêng liêng. Cận kề với cái chết trong
kẻ tóc, đường tơ. Mọi thứ, mọi hoàn cảnh, được chia xẻ cùng nhau, ngay cả tinh
thần sẵn sàng hy sinh vì đồng đội.
Nhớ những ngày ẩm ướt mưa
rừng, mưa triền miên không dứt. Cả Toán 6 tên, lưng chừng mé núi dốc đứng, vừa
theo dõi địch, vừa canh giữ cho nhau, và quí từng giấc ngủ. Ngủ trong mọi tư
thế: ngồi trong hốc đá, ngủ trên cành cây, trong bụi rậm, giữa cái lạnh thấu
xương, nước ngập thấm lưng mà vẫn ngủ. Ngủ chập chờn, ngủ nữa mê nữa tĩnh, ngủ
mà vẫn lắng nghe từng tràn đạn nổ, từng bước chân của thú rừng, của địch. Giấc
ngủ cũng có lúc cô miên và mộng mị: mơ thấy dìu em đi trên phố. Mơ thấy người
yêu sụt sùi nhỏ lệ bên anh, mặt, tay băng bó đầy mình, trên chiếc giường trải
dra phẳng phiu trong Quân y viện…
Đêm trường chỉ có gió và
lạnh, ẩm ướt núi rừng, vùng căn cứ địa địch quân. Anh em luôn sát cạnh nhau.
Thèm hơi thuốc lá đến tái tê đầu lưỡi. Chờ lúc hỏa châu lập lòe nổ cháy sáng,
chờ tiếng B.52 gầm rú bên kia đồi, hai đứa trùm poncho mà chia nhau rít vài hơi
thuốc cho vơi cái lạnh. Ngon biết chừng nào từng làn khói len vào khắp cùng phế
quản, châu thân.
Những giọt cà phê giữa núi
rừng là những giọt cam lồ. Trong sương mờ giăng mắc, nhắm nháp hơi cà phê nóng,
(trong chiếc ca đun nước bằng C4) thấm giọng giữa buổi mai, mỗi đứa chia nhau
từng hớp…Khoái cảm vô cùng.
Đời lính cực, đời lính
trải lắm gian truân. Nhưng bao cực khổ và gian truân đã tạo nên tính hào hùng
của người lính. Sức chịu đựng, chiến đấu cùng bao nỗi dạn dày, và nhất là ung
đúc cho một thứ tình thiêng lìêng cao cả - tình đồng đội - Anh em BK, sau những
hành quân núi rừng về hậu cứ, về phố thị, về làng, thì cứ… xả láng.
Một nhóm (5-7 tên) có mặt
khắp cùng mọi nẽo, khăp cả mọi nơi - từ chốn cao sang, cho đến nơi bình dân
nhất – Vui chơi cho quên khổ. Say sỉn cho quên đời. Và bất cứ lúc nào cũng
không quên: “tình đồng đội”. Xẻ chia và bênh vực, bảo bọc, không bao giờ để bạn
lẻ loi.
Trong rừng sống chết không
bỏ, đói khát không rời xa. Thì nơi phố thị, mọi thứ “cam trân” đều chia xẻ.
Quậy quạng, phá phách cũng chỉ một đôi ngày, vài ba đêm ngắn ngủi. La cà cùng
mấy em trong “động”, nơi quán “Bar”, chốn vũ trường… để chứng tỏ “ta” không hẳn
là “rừng rú”… Rồi lại trở về bổn phận, làm tròn sứ mạng với sông núi nước non.
Nhìệm vụ đi… vào lòng đất địch.
Một số (người ta) vẫn cho
là lính Biệt Kích, tính khác biệt, lạ thường: ngổ ngáo, ngang tàng, bất thường,
bất định, chẳng giống ai? Nói thế là bao hàm ý nghĩa tốt lẫn xấu! OK! Cũng
không ngoa. Người Biệt Kích núi rừng cũng chưa bao giờ tự cho mình là “thánh
thiện”, là “hùng”. Anh hùng có chăng là do người đời đặt để: “anh hùng vô
danh”, “anh hùng trong bóng tối”… mọi thứ “anh hùng”.
Những Toán nhỏ (5-7 tên)
len lỏi trong rừng vẫn luôn là bị rượt đuổi, thì sao có thể gọi là hùng? Nhưng
mà gan lì, và bất khuất. Không khuất phục kẻ thù khi đi vào chốn tử sinh, và
không bao giờ hèn nhát trước địch quân. Lỡ sa cơ thất thế, sức cùng lực kiệt,
đành “xả láng”… sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Không hèn nhát dù phải cam vùi thân
giữa nơi núi rừng heo hút. Và ai còn sống trở về, không bao giờ quên “tưởng nhớ
đồng đội” của mình.
“Tưởng nhớ đồng đội”! Một
cụm từ đơn giản mà nghiệt ngã đau thương. Nhớ thì biết bao là nỗi nhớ! Chỉ xin
kể một vài (trong vô số) chuyện:
-Vùng rừng núi thâm u Việt/Lào,
6 anh em hành quân xâm nhập vào hang ổ của một trung đoàn địch. Ba ngày đêm mày
mò lẫn tránh, khám phá tìm ra được cơ sở địch quân. Định điểm cho phi cơ ồ ạt
giội bom, cho B.52 cày xới. Địch tổn thất nặng, và cũng là tạo cho địch một
quyết tâm lùn kiếm, bao vây để tiêu diệt những “con cáo” khốn kiếp (địch báo là
như vậy), truy đuổi tận cùng, quyết tiêu diệt để trả thù. Anh em, trước nguy cơ
vây bủa (mãnh hổ nan địch quần hồ) tả xung hửu đột, 02 đồng đội hy sinh - một
cái giá để đáp đền nợ nước. Đồng đội chết mà không mang được xác. Xác thân vùi
lấp chốn núi rừng. Bây giờ, chỉ còn biết ngậm ngùi, đau thương, và tưởng nhớ.
-Tháng 3 gảy súng (1975).
Thời gian toàn bộ đơn vị SCT(theo lệnh) phải rút bỏ hướng về Nam. Hai (02) Toán
thuộc Sở Công Tác kẹt lại vùng hành quân (trong vùng địch). Anh em đành tự túc
thoát thân. Địch truy đuổi, địch bao vây, sát hại. Một đồng đội bị thương nặng,
không để bạn dìu đi, phải tự kết liểu đời mình, quyết hy sinh để đồng đội còn
kịp vượt thoát. Hy sinh nằm lại, vùi nông thân xác nơi núi rừng. Cũng chỉ còn
biết viết kể, và “tưởng nhớ” hôm nay.
Làm trai với chí “tang
bồng hồ thỉ”. Và người lính thời chinh chiến thường là “sinh khứ bất qui”. Đúng
là như vậy! Một mai ra đi không hẹn ngày trở lại. Các anh đã làm rạng danh nòi
giống, đã viết nên trang sử oai hùng. Vâng! Đó là những hy sinh cao cả, hào
hùng – là “anh hùng” đúng nghĩa. Anh hùng “trong bóng tối”, anh hùng mà không
cần ai biết ai hay, hy sinh dũng liệt đền nợ non sông. Những xác thân vĩnh viễn
vùi chôn mất tăm, mất tích. “Tưởng nhớ đồng đội” – đó là nghĩa cử và tấm lòng
của những người còn lại.
30 tháng 4/1975, là ngày
“đại tang” của toàn dân tộc. Những người thoát hiểm, không hy sinh nơi núi rừng
sâu thẩm âm u, cũng không về mà phải ra đi biền biệt. 30 tháng 4, QLVNCH tan
hàng, bức tử. Trong số này có Biệt Kích/ Nha Kỹ Thuật cũng phải bỏ nước mà đi.
Chúng ta ra đi, một số phải vùi thây nơi biển cả. Ra đi tản lạc bốn phương
trời. Một số chúng ta hôm nay, may mắn sống còn.
Noi quê người xứ lạ, trên
41 năm tìm lại dù chẳng còn lại mấy ai. Một số chết: chết đói, chết trong tù,
chết vì quân địch trả thù man rợ. Chết vì ốm đau bệnh tật, chết vì mọi thứ… Bây
giờ, sau 41 năm, để có một lần tưởng nhớ. Một lần điểm danh đồng đội để biết
thêm ai mất, ai còn. Người quân nhân BK/NKT, mới “hôm qua”, anh còn hiện hửu
cùng anh chị em. Bây giờ, anh đã mất…”Tưởng nhớ đồng đội”, cũng không bao giờ
quên anh em chúng ta vẫn còn đang vất vưỡn chốn quê nhà.
Tàng cây cổ thụ NKT, trải
bao phen phong ba bảo táp. Cành lá xác xơ. Còn lại, gom tụ nhau và “tưởng nhớ”.
Nhánh nhóc còn lại cũng không mấy gì là vững chải, nơi tha phương hợp lại để
cùng tưởng nhớ, tưởng niệm bao đồng đội chiến hữu của mình. Số lượng hiện thời
cũng không mấy là bao. Lần lượt rồi cũng ra đi - Cuộc đời vô định!
Rồi đây, những năm kế
tiếp, cũng là những lần “tưởng nhớ” - Lần luợt vẫn cứ “nhớ”, nhớ mãi không
nguôi. Đại hội NKT lần thứ 13, đánh dấu 13 lần anh em tề tựu về gặp nhau hợp
mặt. Đánh dấu 41 năm lưu lạc nỗi trôi, chiến hữu, đồng đội, nếu ai còn lại, cố
gắng qui về, hoặc là nhắn tin thăm hỏi, cùng biết tin nhau.
Một lần tưởng nhớ - “tưởng
nhớ đồng đội” của chúng ta! Biết đâu? Nào ai biết được: có còn được bao nhiêu
lần (tưởng nhớ) thêm nữa cho mình?
Tháng 5/2016 - Nguyễn Dẩn.
No comments:
Post a Comment