Phi đoàn 530 Skyraiders đánh bomb Napalm ngay trên đầu
căn cứ 960m Charlie.
Phần IV
Ngày hôm sau, 13/04/1972 Thiếu Tá Mễ ra lệnh cho Đại Úy
Hùng Đại Đội Trưởng 112 Dù tái chiếm lại Charlie nhưng nỗ lực của đơn vị Dù nầy
đã thất bại vì quả lực hùng hậu của việt cộng, chúng đã dùng súng cối 60mm,
82mm và DKZ 75 để tấn công đơn vị Dù và đơn vị nầy đã phải triệt thoái vì vấn đề
hoả lực của Dù quá kém. Thiếu đạn dược, thiếu thực phẩm, thiếu nước uống đã khiến
cho các đơn vị Dù lâm vào tình thế cực kỳ nguy hiểm và căn cứ chỉ huy C2 đã phải
dùng vũ khí tịch thu được của việt cộng để chống cự, tử thủ căn cứ.
Sự thiếu thốn tiếp liệu đã ảnh hưởng rất rõ ràng vào
khả năng tổ chức những kế hoạch phản công của Tiểu đoàn 11 Dù vào vòng vây đang
bao quanh căn cứ C2 của việt cộng và đơn vị nầy phải triệt thoái rút lui ra khỏi
căn cứ là điều thấy rất rõ ràng, hiển nhiên. Số lượng tử vong và thưong binh
gia tăng theo những trận mưa pháo, mặc dù tinh thần chiến đấu của lính Dù rất
cao nhưng họ có thể giử được như thế trong bao lâu vói tình trạng thiếu thốn lương
thực, nước uống, đạn dược?
Những thương binh củng như những tử sĩ cần phải được tải
đi càng sớm càng tốt vì thế địa điểm bải đáp tải thương phải an toàn.
Thiếu Tá Mể ra lệnh cho Đại Đội trưỏng Thịnh:
-
“Anh cố gắng tìm một bải đáp ở phía Đông
C2 chừng 100m để dọn bải đáp cho việc tải thương. Đừng đề cho những đứa con của
mình nghỉ là chúng ta bỏ quên họ, hơn nửa chúng ta gần hết đạn dược và nước uống.”
-
“Tuân lệnh thẩm quyền, tôi thi hành ngay.”
Thiếu Úy Thịnh dẩn theo chừng 40 quân nhân Dù xuống núi
hướng vào phiá Đông để giải toả và chuẩn bị bải đáp cho việc tải thương nhưng
những nổ lực của những quân nhân nầy như những đợt xà phòng, nổi lên rồi xẹp xuống
vì họ đã bị việt cộng phục kích bao vây và tấn công cả bốn mặt.
Mặc cho tiếng gào thét luôn mồm của việt cộng: “Hàng sống!
Chống chết!”, những người lính Dù vẩn chiến đấu thật dủng cảm như những con mãnh
sư trong tình trạng tuyệt vọng của giây phút cuối cùng.
Không thể tiến tới. Tuyệt đường rút lui. Đạn trong nòng
súng đạn không còn. Quả lựu đạn cuối cùng củng đã tung ra cho nổ. Giờ chỉ còn một
đáp số cuối cùng là hứng chịu những loạt đạn AK-47 tập bắn của việt cộng. Thiếu
Úy Thịnh ngả lăn ra chết ngay sau khi hứng trọn những băng AK-47 của lũ việt cộng
khát máu. Thiếu Úy Ba phóng đến chỉ để kịp ôm xác vị chỉ huy của mình vẩn còn nóng
hổi những dòng máu đang chảy và củng đã bị bắn gục trên xác của vị chỉ huy của
mình.
Trong công sự phòng thủ của C2, Thiếu Tá Mể với giọng
phẩn uất gọi đơn vị Dù của Đại Đội 111 qua tần số thính thoại:
-
“Có ai còn sống sót không, trả lời?”
-
“Có Khanh sĩ quan tiền pháo đây thẩm quyền!”
Thiếu Úy Khanh là sỉ quan tiền pháo cuả Đại Đội 111 đã đi theo toán quân để gọi
yểm trợ pháo binh khi đơn vị cần.
-
“Khanh! Hảy chỉ huy và hướng dẩn những đứa
con về lại căn cứ. Thằng 114 sẽ bắn yểm trợ dọn đường. Nghe rõ chưa, trả lời?”
-
“Nhận lệnh. Nghe rõ 5/5 thẩm quyền.”
Vị sỉ quan pháo thủ đã gôm những người lính còn lại của
đại đội 111 Dù để phá vòng vây trở lại căn cứ. Trung Sỉ Lung người hạ sĩ quan
nhiều kinh nghiệm nhất của toán đã hướng dẩn toán xông phá được một lổ hỏng của
vòng vây để thoát khỏi cái bẩy xập của việt cộng. Trung Sỉ Lung là người thoát
ra sau cùng nhưng vì chợt nhớ lại vẩn còn thi thể của hai vị sĩ quan vẩn còn
trong vòng vây của giặc cộng nên anh đã quay trở lại để cố mang xác của hai vị
chỉ huy nầy đi. Cố gắng của vị Hạ Sỉ Quan Lung nầy đã trở thành vô vọng vì việt
cộng đã bắn xối xả vào anh để rồi anh củng gục chết ngay trên hai thân xác vị
chỉ huy của mình.
Không bỏ chiến hửu của mình bên trong lòng địch cho dù
là họ đã chết là tâm niệm của đơn vị Dù.
Cao cả thay tình chiến hửu của binh chủng Dù! Sống cùng
sống. Chết cùng chết.
Trước một buổi trưa hai trung đoàn 64 và 66 cùng tung
ra những đợt tấn công trực tiếp bằng pháo liên tục cùng mọi hỏa lực của việt cộng
đổ dồn vào căn cứ C2, căn cứ chỉ huy của toàn khu Charlie.
Thiếu Tá Mễ hét lên:
-
“Tất cả mọi người! ngay cả thương binh, ai
còn có thể bắn được hảy vào những giao thông hào phòng thủ. Ai than thở hay
tránh né, chạy trốn, chính tôi sẽ bắn ngay tại chổ. “Thiên Thần Mũ Đỏ” không biết
đến hai chử hàng giặc! Nếu mọi người để thua trận, chính tôi sẽ cho bomb dội vào
ngay trên đầu căn cứ. Rõ chưa!”
Một khẩu lệnh tuyệt vời miên viễn!
Sáng ngàn đời hừng hực lữa Charlie.
Một khẩu lệnh thiên thu duy nhất.
“Song Kiếm” Tung Hoành Giử Nước Non.
Ngàn năm hậu thế còn ai biết?
“Rãi xuống đầu tôi những tấn bomb!”
Mũ Đỏ Thiên Thần Oai Chiến Địa.
Một chuyến đi xa, một chuyến về.
Lính việt cộng thuộc sư đoàn 320 (F-320) tràn lên tấn
công từng làn sóng biển người, hết đợt nầy tới đợt khác để dứt điểm chiếm lấy căn
cứ C2 bằng mọi giá. Giặc đã phá vở một góc phòng thủ của Dù qua những đợt biển
người tràn ngập những giao thông hào. Mổi lần việt cộng tràn ngập căn cứ đều bị
các đơn vị Dù dưới đất củng như những phi cơ không yểm cùng gunships trên không
đẩy lui ra khỏi căn cứ. Một chiến trường máu lửa khốc liệt mà những người dân Sài
Gòn hay cả dân Miền Nam chưa bao giờ được biết tới, hay tưởng tượng, hay nghỉ tới.
Thiếu Tá Mễ nhìn Đại Úy Hải và ra lệnh:
-
“Gọi không yểm cho rãi Napalms ngay đi Hải!”
-
“Dạ có ngay, thưa Thiếu Tá.”
Đại Úy Hải nhìn lên theo dõi hai chiết A-1E Skyraiders
của không quân Việt Nam thuộc phi đoàn 530th Jupiters Fighter
Squadron đang đánh những đợt bomb ngay trước căn cứ. Ông ta hiểu rằng chỉ có những
phi công mới có thể thấy rỏ hơn ông ta những hướng tiến quân của việt cộng. Hai
chiếc Skayraiders đã thả những đợt bomb cùng bắn những tràn đại liên xuống đầu địch
ở độ cao rất thấp ngay trên những đọt cây. Rãi bomb ở độ thấp như thế nầy rất
chính xác vào mục tiêu. Những quả bomb Napalms nổ tung ngay thành những cột lửa
trúng ngay những đợt biển người đang tiến lên khiến cho lính việt cộng gào thét
lăn nhào bốc cháy không xa những giao thông hào phòng thủ của Dù. Giặc cộng phải
rút lui thế là cuộc tấn công biển người bị phá vở. Tuy nhiên một chiếc
Skyraider đã bị phòng không của việt cộng bắn trúng, phi cơ nầy do Thiếu Úy
Duong Huynh Ky một phi công trẻ nổi tiếng của phi đoàn 530th
Jupiters Fighter điều khiển và vì để giải cứu quân bạn (CAS-Close Air Support) tại
Charlie đang nguy khốn anh đã bay ở độ cao quá thấp, cách mặt đất không hơn
300m, nên khi bị bắn trúng một cánh máy bay bên phải đã vướng vào cành cây khiến
phi cơ bị lật nhào và rơi xuống đất nổ tung, người phi công đã không đủ thời
gian để bung dù ra thoát hiểm. Thế là thân tầu đã gói trọn thân anh thành một
chiếc cầu lửa. Ngọn Lữa Charlie!
Chính sự hy sinh đánh bomb cảm tử của người phi công
can đảm Duong Huynh Ky đã tạo nên khoảng trống thời gian cho quân bạn Dù thoát
nạn. Sự phối hợp cứu nguy sinh tồn của hai quân binh chủng Dù và Không Quân đã
tạo thành keo sơn gắn bó trong suốt cuộc chiến Việt Nam. “Vinh Dự Hy Sinh” để
cho quân bạn thoát hiểm nầy đã được quân binh chủng Dù luôn khắc cốt ghi tâm. Nơi
đâu có Dù, nơi đó có Không Quân. Vỉnh Biệt Anh! Người Hùng “Tổ Quốc Không Gian.”
Binh chủng Dù không những chỉ có keo sơn gắng bó với những
phi công trẻ thuộc những phi đoàn Skyraiders của VNCH mà nó bao gồm cả những
phi đoàn trực thăng bạn của Hoa Kỳ những trực thăng helicopter gunships hay những
phi công Phantom, hay những phản lực cơ loại E… hay F…của không lực Hoa Kỳ USAF
đã từng bao vùng và bảo vệ lẩn nhau từ trên không cho tới diện địa. Chính những
nổ lực cuả Không Quân đã cứu thoát Tiểu Đoàn 11 Dù (còn gọi là Song Kiếm Trấn Ải)
không bị tràn ngập và thoát hiểm.
Chỉ có những chiến sĩ Dù đã tận mắt chứng kiến sự hy
sinh cuả Không Quân VNCH hay USAF không ngại gian nguy lao đầu vào vùng lữa đạn
phòng không tại Charlie của cộng quân ở độ thật thấp để giải cứu quân bạn đã
khiến cho hai binh chủng Dù và Không Quân khắn khích với nhau như cá với nước.
Chính do sự gan dạ và liều lỉnh của những phi công nầy
đã loại bỏ ra ngoài trận chiến Charlie từ 5 đến 9 dàn cao xạ phòng không
AA-sites của việt cộng, tạo thành một cây dù bảo vệ cho căn cứ Charlie.
Theo nguồn tin khai thác tù binh việt cộng sau cuộc
chiến tại Charlie cho biết sự phối hợp hửu hiệu giửa hoả lực của Không Quân và
binh chủng Dù cùng với helicopter gunships đã khiến cho những dàn cao xạ phòng
không của việt cộng rất ngại phải đương đầu với những loại gunships của Hoa Kỳ.
Vào ngày 14/04/1972 chỉ huy cao cấp tiền phương B-3 của
việt cộng quyết định đưa thêm quân vào chiến trường tại Rocket Ridge để mở đường
tấn công
vào bộ chi huy của Sư Đoàn 22 bộ binh tại Tân Cảnh, chính
vì thế mà việt cộng phải nhổ cái gai Charlie đi bằng mọi giá. Lực lượng tấn công
Charlie bây giờ được tăng cường thêm trung đoàn thiết giáp-tank 203 gồm có
T-34, T-85 để trợ lực thêm cho những đơn vị bộ binh cuả việt cộng trong vùng.
T-34, T-85 được trang bị súng phòng không 12.7mm cùng với súng D-10T bắn pháo đạn
100mm dùng chống tank M-48 của VNCH do Hoa Kỳ cung cấp.
Việt cộng phát động những cuộc tấn công liên tiếp bằng
những đợt pháo từ hướng Tây Nam, rồi hướng Tây, và Tây Bắc bằng những đơn vị mới
tăng cường phối hợp với sư đoàn F-320, trung đoàn tank E-203 cùng những đơn vị
bộ binh địa phương khác.
Thiếu Tá Mễ liên lạc với bộ chỉ huy căn cứ Liên Đoàn 2
Dù tại Vỏ Định để báo cáo tình trạng nguy hiểm hiện nay tại Charlie.
-
“Chúng tấn công bằng bộ binh, thưa thẩm
quyền!”
Đại Tá Trần Quốc
Lịch Sĩ Quan chỉ huy của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trực tiếp hỏi Thiếu Tá Mể:
-
“Chúng tấn công từ hướng nào?”
-
“Chúng tấn công Charlie nặng nhất từ hướng
Tây Nam và hướng Tây, thưa thẩm quyền!”.
Tất cả mọi quân nhân của Tiểu Đoàn 11 Dù từ lính cho đến
Hạ Sĩ Quan hay Sĩ Quan đều có mặt tại chiến hào và chiến đấu bên nhau không phân
biệt cấp bậc vì họ không còn chọn lựa nào khác mà phải chấp nhận số phận nghiệt
ngả nầy là củng sống và chết bên nhau.
Đại Úy Liệu Y sỉ của Tiểu Đoàn 11 Dù đang tìm kiếm vũ
khí cho chính mình và ông ta đã bởn cợt với Thiếu Ta Mể rằng:
-
“Tôi chẳng còn bông băng hai kim chích gì
cả, đành phải ôm đại liên M-60mm vậy.”
Duffy, cố vấn Mỷ của tiểu đoàn, thấy Bá Sỉ Liệu dung
Colt .45 để bắn, ông ta hỏi:
-
“Hey! Doc. tại sao lại dùng colt .45 vậy?”
-
“Tôi chỉ còn lại có cây colt.45 nầy thôi,
Duffy!” Bác sỉ Liệu trả lời.
Sau nhiều đợt tấn công việt cộng đã tràn ngập phòng
tuyến vòng ngoài của quân Dù. Bác Sĩ Liệu nhắm colt.45 vào một quân nhân Dù đang
tìm đường chạy vào bên trong căn cứ la to:
-
“Ê! Anh kia chạy đi đâu? Hảy ở lại chiến đấu,
đồ hèn!”
Thiếu Tá Mể hét lên giận dử:
“Nếu Bác Sỉ không bắn anh, chính tôi sẽ bắn anh tại chổ
để anh biết cái chết nó như thế nào, đồ hèn!”
Thiếu Tá Mể cảm thấy buồn cười với câu nói của mình vì
chết là hết, làm sao biết được cái chết nó như thế nào!
Mặc dù sự gặp sự chống trả mảnh liệt của quân Dù, việt
cộng vẩn không giảm bớt những đợt tấn công (có lẻ do thuốc kích thích “Hùng
Binh” của rợ hán).
Đại Úy Hải và Thiếu Tá Mể củng nhìn nhau, cùng hiểu ngầm
với nhau.
-
“Chúng ta gần hết đạn rồi Thiếu Tá! Tôi đề
nghị chúng ta phải rút đi…”
-
“We are nearly out of ammunition, Major! I
suggest, we leave now…”
Thiếu Tá Mể lặng lẽ giở mủ sắt xuống và nhìn qua Thiếu
Tá Duffy, sĩ quan cố vấn Mỷ như ngầm hỏi ý kiến.
-
“Đừng ngần ngại, đó là cách tốt nhất, thưa
ngài…” Duffy trả lời.
-
“No hesitation, the best way, sir…”
Duffy, Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt của Hoa Kỳ đã bị thương
ba lần tại trận địa nhưng vẩn quyết định ở lại với đơn vị 11 Dù, đã hiểu rỏ tình
trạng thê thảm của đơn vị bạn. Đây là lần đầu tiên Duffy đã dùng chử “Ngài-Sir”
đối với một sỉ quan của binh chủng bạn cùng cấp bậc. Điều nầy cho thấy vị sỉ
quan nầy đã chứng kiến sự chiến đấu can trường, đảm liệt của đơn vị 11 Dù đã không
lui bước trước bao nhiêu đợt tấn công tàn khốc của việt cộng.
Cuối cùng, Thiếu Tá Mể quyết định:
-
“Đồng ý! Chúng ta rút. Hải! Bảo thằng 112
phá vòng vây, kế đến là bộ chỉ huy. Đoạn hậu là thằng 114. Đừng quên báo cho thằng
113 bắt tay với chúng ta tại bải đáp.”
Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của Thiếu
Tá Mể đã phải triệt thoái binh trước sức tấn công của kẻ thù.
Tại mặt trận Tết Mậu Thân 1968, chính đơn vị của Thiếu
Tá Mể đã tái chiếm lại Thượng Tứ vả đại đội chỉ còn lại có 30 người sống sót. Lần
nầy Thiếu Tá Mể chẳng còn chọn lựa nào khác là rút lui để bảo tồn lực lượng của
Tiểu Đoàn 11 Dù chỉ vì tình trạng thiếu thuốc men, đạn dược, nước uống, thực phẩm,
những nhu yếu cần thiết cho đơn vị nên đơn vị phải lặng lẽ rút đi trong đêm sau
những đợt tấn công của giặc.
Bắt đầu từ 6 giờ chiều B-52 trải thảm tại hướng Nam và
hướng Đông của Charlie phối họp với từng đợt 3 chiếc (helicopter gunships)
Cobras vào vùng để yểm trợ cho cuộc triệt thoái rút quân của đơn vị 11 Dù.
Có khoảng 100 xác lính Dù đã phải để lại trận địa sau
cuộc chiến. Những thương binh nặng đành phải bỏ nằm lại lặng lẻ trong những hầm
phòng thủ của căn cứ để chờ giặc vào chiếm hy vọng với lòng nhân đạo của giặc họ
vẩn sống còn.
Đau!
Thật đau! giặc cộng thì bao giờ có lòng nhân? Thân phận
chung cuộc của những thương binh nầy chúng ta đã hiểu!
Thiếu Tá Duffy liếc nhìn về bên sau trước khi cho chạm
dây điện cho nổ căn cứ trước khi rút lui.
Quân việt cộng chỉ cách có từ 5m-10m bên sau căn cứ vì
thế những người lính Dù không còn thời gian để suy nghỉ ngoại trừ việc vất vả leo
núi vượt rừng già để thoát khỏi căn cứ Charlie. Mệt. Đuối. Lã người.
“Tôi đã nhận ra bải đáp bên trái của chúng ta, thưa thẩm
quyền...” Đại Úy Hùng, đại đội trưỏng 112 Dù báo cáo với Thiếu Tá Mể bẳng truyền
tin. Thiếu Tá Mể là một sỉ quan đầy kinh nghiệm và tự tin nhưng vẩn không ngớt
lo lắng:
-
“Nếu chúng phục kích tại đây thì kể như
xong…!” Thiếu Tá Mể không dám nghỉ tiếp.
-
“Gọi Duffy cho tôi, Hải!”
Vị cố vấn Mỷ đang đi bên sau Đại Úy Hải và Bác Sĩ Liệu
đi chậm lại bên sau hai người. Miệng mĩm cười khi đi ngang Bác Sĩ Liệu, với ba
lần bị thưong, bốn ngày chiến đấu không ăn, không ngủ nhưng trông Duffy vẩn vững
vàng, khoẻ mạnh như là một khối thép ròng với chiếc mũ vải đi rừng của Lực Lượng
Đặc Biệt Mỷ trên đầu cùng với khẩu M-18 trên tay trông rất tự tin, trầm tỉnh như
không có gì lo lắng.
Bác Sĩ Liệu đưa ngón tay cái lên tỏ lòng ngợi khen khi
Duffy đi ngang.
-
“Anh quả là số 1, Duffy! Vững vàng lắm!”
-
“You are number One, Duffy! Très dur!”
-
“Chào Bác Sĩ!” Duffy mĩm cười.
-
“Hello, Doc!” Duffy smiled.
Thiếu Tá chỉ vào bản đồ:
-
“Duffy, chúng ta đang ở tại đây, thằng 113
ở bên trái, mình tiến tới từ bên phải để bắt tay với hắn. Anh gọi không vận đến
đón chúng ta, đồng ý?”
-
“Duffy, we are here, 113 on the left. We
move up from the right to link up with him. Then you call some slicks to get us
out. Ok?”
Duffy gật đầu.
-
“Tốt, tốt lắm, anh quả là một chỉ huy giỏi!”
-
“Good! Very good! You are the best
commander”
-
“Oh, Anh làm tôi thấy thẹn, Duffy”. Thiếu
Tá Mể mĩm cười mệt mỏi.
-
“Oh! You make me ashamed, Duffy”. Me
laughed tiredly.
Thật thận trọng, hai đại đội 112 và 113 với hai Đại Úy
cùng tên Hùng đã tiến vào hai bên bải đáp.
-
“Rồi! Duffy, chừng nào thì có không vận?”
Thiếu Tá Mể hỏi.
-
“Good! Duffy, for how long from now will
there be slicks for us? Me asked.
-
“Mười phút, thưa Thiếu Tá.” Duffy trả lời.
-
“Ten minutes, Sir!” Duffy replied.
Nhưng chẳng còn thêm 10 phút nào cho đơn vị 11 Dù!
Một trận mưa pháo của sư đoàn F-320 việt cộng trút xuống
đầu của quân Dù ngay trên khu vực bải đáp đón quân Dù. Giặc tấn công tứ phía.
-
“Hàng sống! Chống chết!”. Những tiếng gào
thét áp đảo tinh thần của việt cộng nổi lên khắp mọi phía.
Quân Dù đã tận lực!
Đạn dược đã cạn, khẩu súng trở thành mãnh sắt vụn nặng
nề. Quân Dù đã đánh cận chiến sáp lá cà với việt cộng bằng lưởi lê, hai tay không
cận chiến. Xác quân Dù lẩn lộn với xác việt cộng rãi rác trên bải chiến trường
khi quân số hai bên quá chênh lệch phần thật bại, thua cuộc của quân Dù đã rõ.
Thiên Thần Mũ Đỏ sống oai hùng thì chết củng phải dủng mãnh kiên cường. Không hàng
giặc.
Phần V
Những phút cuối khó quên trong việc giải cứu đơn vị Dù.
Một nhóm nhỏ 35 người của quân Dù vẩn còn xót lại, bao
gồm cả bộ chỉ huy Dù và vị cố vấn Mỷ. Họ vẩn chiến đấu và có thể được không vận
về với sự trợ lực của không lực Hoa Kỳ bao vùng qua đêm, bằng cách đón nhận từng
nhóm 5 người của toán trực thăng helicopter gunships.
Cuộc không vận giải cứu sau cùng gồm có Thiếu Tá Mể,
chỉ huy trưởng đơn vị 11 Dù, Thiếu Tá cố vấn Mỷ Duffy, Đại Úy Hải chỉ huy phó đơn
vị, cùng với Thiếu Úy Long đã trở nên một bi kịch, đau đớn.
Sáng sớm hôm sau, 15/04/1972, Thiếu Tá Duffy trực máy
liên lạc với FAC đang bay bao vùng trên đầu để bảo vệ toán Dù cuối cùng còn lại
nhưng không thể nào đáp xuống để giải cứu toán nầy. Cùng lúc ấy Dennis Watson
phi công của H Troop, 7/17th Air Cavalry (Air CAV), đang bay cùng
Thiếu Tá Gibbs (phi công trưởng của H Troop cùng Dallas Nihsen (xạ thủ đại liên)
đang theo dỏi cuộc điện đàm liên lạc của Duffy với FAC về tình huống hiện tại.
Nhiệm vụ của toán nầy được thay đổi từ bộ chỉ huy bao
gồm 4 chiếc trực thăng Hueys yểm trợ bởi 2 chiếc Cobras cùng vào mục tiêu để đón
quân bạn. Lúc ban đầu mọi việc đều yên ổn. Chiếc thứ nhất bị bắn nhưng không
sao. Chiếc thứ hai rồi chiếc thứ ba hơi khó khăn nhưng tới chiếc thứ tư thì có
vấn đề khi vừa qua khỏi ngọn cây đã bị việt cộng tập trung hỏa lực vào bải đáp
nên phải hủy đi chuyện đón người.
Một điều rất đáng quan tâm trong giây phút cuối đón người
là nhóm phi công Hoa Kỳ chỉ muốn Thiếu Tá cố vấn Duffy là người lên phi cơ đầu
tiên mà thôi. Duffy nhìn những chiến hửu Dù còn lại, những người đã cùng Duff ăn,
ngủ, chiến đấu bên nhau trong suốt hai tuần lễ tại Charlie, Duff nói:
-
“Tôi không thể bỏ các bạn lại một mình. Các
bạn là những chiến hửu thật đúng nghỉa của một chiến hửu cùng sống chết bên
nhau trên chiến trường. Tôi biết rất rõ một khi tôi là người lên phi cơ trước,
sẽ không còn có một chuyến bay nào đến đón các bạn nửa.
Duffy đã nói và giử lời, vẩn ở lại cho đến phút cuối với
những chiến hửu không cùng chủng tộc với mình, cho đến khi người lính Dù cuối cùng
được đón đi ra khỏi trận địa.
Một đồng minh đúng nghiã của một đồng minh!
Một chiến hửu đúng nghiã của một chiến hửu.
Tuyệt vời!
Không còn từ ngữ nào để diễn tả tình chiến hửu sống chết
có nhau trên chiến trường như thế.
Kể từ giây phút đó tên của Thiếu Tá Duffy đã đi vào quân
sử Hoa Kỳ và quân sử Dù của Việt Nam Cộng Hoà.
Bốn sĩ quan cuối
cùng (Mể, Duffy, Hải, Long) băng rừng chạy để cố thoát ra khỏi vòng vây của giặc
cộng. Từ xa họ vẩn còn nghe tiếng thét gào của giặc cộng gọi Thiếu Tá Mể, Đại Úy
hải phải đầu hàng. Duffy báo cho biết hai chiếc Cobras đang vào vùng, lần nầy là
lần cuối cùng.
Họ nhìn lên khi thấy chiếc Huey của Dennis Watson đang
tiến tới và đáp xuống với sự bắn yểm trợ của hai gunships.
Đại Úy Hải là người lên sau cùng nhưng…
Choc...Choc…Choc…
Giật cộng bắn vào phi cơ khi chiếc phi cơ đang nhấc lên.
Đại Úy Hải bị bắn vào chân rơi xuống khỏi phi cơ.
Thiếu Tá Duffy tức khắc nhảy ngay xuống khi phi cơ vẩn
còn đang ở vị trí nhấc lên.
Duffy đã suy nghỉ gì trong lúc đó? Thật là điên! Nhưng
củng thật can đảm!
Sau trận chiến, Thiếu Úy Long nhớ lại:
Từ bên trong phi cơ nhìn xuống Thiếu Úy Long thấy Thiếu
Tá Duffy đang ôm khẩu M-18 đứng kế bên Đại Úy Hải đang nằm dưới đất. Hình ảnh đó
gây nên ấn tưởng sâu sắc cho Thiếu Úy Long và nếu phi cơ vẩn tiếp tục cất cánh
anh ta sẽ nhảy xuống khỏi phi cơ để cùng sống và cùng chết với Duffy.
Chiếc trực thăng lại đáp xuống một lần nửa dưới những
lằn mưa đạn của giặc cộng.
Duffy cố mang Đại Úy Hải vào trong phi cơ và phi cơ cất
lên dưới lằn mưa đạn. Phi cơ bị đạn 9 viên vào thân tàu. Hai loạt đạn vào phòng
lái. Một viên đạn vào phòng máy và ít nhất là một viên bắn vào chong chóng sau đuôi
chỉ cách có 1 inch=25,4cm và một viên chết người. Đó là người xạ thủ Dallas Lee
Nihsen, viên đạn AK-47 có lẽ trúng ngay mạch máu của Dallas khiến máu trào như
suối. Máu anh ta đã đổ lên cả người của Duffy và Hải. Duffy cố chận cầm máu nhưng
vô ích. Dallas hôn mê và đã chết tại bệnh viện Kontum.
Thảm trạng của Dallas chỉ được biết khi phi cơ đáp xuống
bệnh viện Kotum.
Nhiệm vụ của Dallas Lee Nihsen đã chấm dứt vào ngày đó,
ngày 15/04/1972, và người chiến binh nầy đang trên đường bay về căn cứ để chuẩn
bị về lại Hoa Kỳ, nhưng phi vụ bị thay đổi vào giờ phút chót và đây là phi vụ
cuối cùng của người chiến binh không bỏ chiến hửu lại bên sau tuyến giặc.
35 năm sau….
Những người lính Dù già… tỵ nạn vẩn nhắc lại khoảng khắc
để đời trong quân sử Dù về tình chiến hửu vô giá có một không hai đó. Họ củng đã
đến bức tường Vietnam Veterans Memorial Wall hằng năm tại Washington D.C. để tưởng
niệm những chiến hửu của họ đã không về lại với gia đình, trong đó có DALLAS
LEE NIEHSEN tại line 137, Panel02W.
Cao quý thay tình chiến hửu trên trận địa máu lửa và mạng
sống được đếm từng giây, từng phút!
Bên dưới đây là những tài liệu đã được tra cứu cho bài
viết.
PART VI :
To write this article, I have used the
following sources :
● Phan Nhat Nam / « Mua He Do Lua » / Nang Moi
Mien Nam, CA, USA (2003)
● ARVN's General Ngo Quang Truong / « The
Easter Offensive 1972 » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History
(1980)
● ARVN's General Cao Van Vien / « The Final
Collapse » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History (1983)
● ARVN's General Le Quang Luong / « Engels in
Red Hats : who alive, who's died » / Vietnamese in Dallas (2005)
● ARVN's General Lam Quang Thi / « Autopsy:
The Death of South Vietnam » / Sphinx Publishing (1986)
● ARVN's Colonel Trinh Tieu, ex-Head of
Intelligence (S-2) of II Corps 1972 / « Memoires : Front Tan Canh, Kontum, 1972
»
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Victory of
Tay Nguyen Campaign » / Hanoi : People's Army Publishing House (1979)
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Fighting
on the Tay Nguyen Front » / Hanoi : People's Army Publishing House (2004)
● NVA's General Van Tien Dung / « Dai thang
mua Xuan - Our Great Spring Victory » / Hanoi : People's Army Publishing House
(2003)
● US-Army General W.C. Westmoreland / « A
Soldier Reports » / Garden City, N.Y., Doubleday (1976)
● USMC Colonel G.H. Turley / « The Easter
Offensive » / Novato C.A. : Presidio Press (1985)
● USAF General William W. Momyer. / « The
Vietnamese Air Force, 1951 1975, An Analysis Of its Role in Combat » /
Washington D.C. : Office of Air Force History (1975)
● USAF Major A.J.C. Lavalle, ed. / « Air Power
and the 1972 Spring Invasion » / Washington D.C. : Office of Air Force History
(1985)
● Dale Andrade / « Trial By Fire : The 1972
Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle » / New York : Hippocrene Books
(1995)
● Bernard C. Nalty / « Air War over South
Vietnam : 1968 -1975 » / Washington D.C. : Air Force History and Museums
Program (2000)
● www.thebattleofkontum.com of Lt. Col. John G. « Jack »
Heslin (US-Army, retired)
● http://epoetryworld.com (Website of Major John Joseph Duffy, US-Army,
retired)
● http://en.wikipedia.org
● http://www.quansuvn.net <--> -->http://vnmilitaryhistory.net
173rd Border Battles Map 1 Rocket Ridge
173rd Border Battles Map 2
173rd Border Battles Map 3
Battle of the Slopes
Map of Chu Mom Ray Area
Map of 69th Armor TAOR-Rocket Ridge-Charlie
173rd Border Battles Map 1 Rocket Ridge
173rd Border Battles Map 2
173rd Border Battles Map 3
Battle of the Slopes
Map of Chu Mom Ray Area
Map of 69th Armor TAOR-Rocket Ridge-Charlie