Thursday, May 30, 2024

20240531 Cong Dong Tham Luan

20240531 Cong Dong Tham Luan


Thảm kịch trại cải tạo sau năm 1975

https://www.luatkhoa.com/2024/04/tham-kich-trai-cai-tao-sau-nam-1975/

The Vietnamese Boat People: 20 years of the tragedy

https://www.youtube.com/watch?v=91Z2KEreILc&t=57s

"Tịch thu vàng không có nguồn gốc": Chủ trương thật quái đản và bỉ ổi!!

https://bacaytruc.com/index.php/18648-ta-ch-thu-va-ng-kha-ng-ca-ngua-n-ga-c-cha-tr-ng-tha-t-qua-i-a-n-va-ba-a-i-ta-c-gia-trungthuc-vbf

Trọng muốn nhiệm kỳ ‘bốn lần,’ Tô Lâm có để yên?

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/trong-muon-nhiem-ky-bon-lan-to-lam-co-de-yen/#google_vignette

THÊM MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG

https://bacaytruc.com/index.php/18655-them-m-t-cu-c-kh-ng-ho-ng-tac-gi-jb-nguy-n-h-u-vinh-rfavn

Phân tích: Đài Loan dễ phòng thủ nhưng khó tấn công, Trung Quốc đứng trước 5 thách thức nếu muốn khai hỏa

https://bacaytruc.com/index.php/18649-pha-n-ta-ch-a-i-loan-da-pha-ng-tha-nh-ng-kha-ta-n-ca-ng-trung-qua-c-a-ng-tr-a-c-5-tha-ch-tha-c-na-u-mua-n-khai-ha-a-ta-c-gia-ha-ta-ng-ntd

Từ vụ kiện của ArcelorMittal, hé lộ cách mua trọn gói sản xuất của Vinfast

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tu-vu-kien-cua-arcelormittal-he-lo-cach-mua-tron-goi-san-xuat-cua-vinfast/

Thượng phương bảo kiếm và kim bài miễn tử

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/thuong-phuong-bao-kiem-va-kim-bai-mien-tu/#google_vignette

Bình luận lời phát biểu của Tổng bí thư

https://bacaytruc.com/index.php/18646-binh-lu-n-l-i-phat-bi-u-c-a-t-ng-bi-th-tac-gi-nguy-n-dinh-c-ng-tgd

Khi các chức vụ lãnh đạo Ba Đình yên vị, ám kịch bắt đầu!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/khi-cac-chuc-vu-lanh-dao-yen-vi-am-kich-bat-dau/

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành, của sư thầy Thích Minh Tuệ

https://bacaytruc.com/index.php/18587-toan-c-nh-b-t-chi-n-t-nhien-thanh-c-a-s-th-y-thich-minh-tu-tac-gi-namviet-rfavn

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

https://bacaytruc.com/index.php/18642-cach-t-i-ph-m-trung-qu-c-r-a-ti-n-quy-mo-toan-c-u-bien-d-ch-d-d-ng-nh-t-huy-ncqt

Ông Trump cam kết chấm dứt sự dính líu của Mỹ vào “chiến tranh của dân tộc khác”

https://bacaytruc.com/index.php/18643-ong-trump-cam-k-t-ch-m-d-t-s-dinh-liu-c-a-m-vao-chi-n-tranh-c-a-dan-t-c-khac-tac-gi-h-i-dang-vl

Hai thượng nghị sỹ Đảng Dân Chủ yêu cầu Chánh án Roberts thúc bách Thẩm phán Alito rời khỏi các vụ án liên quan đến ông Trump

https://bacaytruc.com/index.php/18634-hai-th-ng-ngh-s-d-ng-dan-ch-yeu-c-u-chanh-an-roberts-thuc-bach-th-m-phan-alito-r-i-kh-i-cac-v-an-lien-quan-d-n-ong-trump-tac-gi-matthew-vadum-bien-d-ch-nguy-n-le-et

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

https://bacaytruc.com/index.php/18625-ng-i-trung-qu-c-noi-gi-v-kenh-dao-phu-nam-techo-tac-gi-baijiahao-bien-d-ch-le-th-thanh-loan-ncqt

Bất an chính trị của Việt Nam cho thấy sự chuyển hướng sang Trung Hoa – và rời xa phương Tây

https://bacaytruc.com/index.php/18631-b-t-an-chinh-tr-c-a-vi-t-nam-cho-th-y-s-chuy-n-h-ng-sang-trung-hoa-va-r-i-xa-ph-ng-tay-tac-gi-bill-hayton-dvv-onl

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

https://bacaytruc.com/index.php/18613-trung-qu-c-ra-quy-d-nh-b-t-ng-i-vi-t-nam-len-ti-ng-nh-ng-khong-ro-rang-ngu-n-bbc

Tô Lâm mất chức bộ trưởng Công An, Ba Đình hỗn loạn!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/to-lam-mat-chuc-bo-truong-cong-an-ba-dinh-hon-loan/#google_vignette

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

https://bacaytruc.com/index.php/18605-qu-c-h-i-vi-t-nam-chinh-th-c-b-u-ong-to-lam-lam-ch-t-ch-n-c-tac-gi-thanh-ph-ng-rfi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

"Tịch thu vàng không có nguồn gốc": Chủ trương thật quái đản và bỉ ổi!!

https://bacaytruc.com/index.php/18648-ta-ch-thu-va-ng-kha-ng-ca-ngua-n-ga-c-cha-tr-ng-tha-t-qua-i-a-n-va-ba-a-i-ta-c-gia-trungthuc-vbf

"Tịch thu vàng không có nguồn gốc": Chủ trương thật quái đản và bỉ ổi!!

Tác Giả : trungthuc

NguồnViet BF

Ngày đăng : 2024-05-27

Kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu. Nghĩa là, vàng không có hóa đơn, chứng nhận của nhà nước là vàng không rõ nguồn gốc, và sẽ bị tịch thu.

Nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ có được mấy mươi năm nay, còn vàng và dân tộc này gắn liền với nhau cả hàng ngàn năm nay, từ bao triều đại vua chúa trước đây, khi triều đại này tiếp nối triều đại kia lên nắm quyền cai trị người dân.

Trong hàng chục triều đại ấy, chẳng có triều đại nào đi đòi hỏi phải chứng minh nguồn gốc của vàng mà thiên hạ có trong tay. Bởi lẽ, họ hiểu rằng, nguồn gốc của vàng chính là giá trị của nó.

Vàng là tài sản của người dân, là lương thực thực phẩm, là phương tiện đi lại, là hàng hóa tiêu dùng, là thuốc men chữa bệnh, là phương tiện trau dồi kiến thức…. vì khi có vàng là có tất cả các thứ đó. Vì vàng không ăn được nên không bị tiêu hao hoặc mất đi, mà được luân chuyển từ người này sang người kia, lưu hành từ đời trước sang đời sau mà vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

Bỗng nhiên, hôm nay nhà nước VN lại tuyên bố cho tịch thu vàng không có nguồn gốc thì liệu có cửa hàng hiệu mua bán vàng nào sẽ dám bỏ vồn để mua vào? Vàng nhẫn, dây chuyền, vòng tay, bông tai… mà không bán được thì khác gì là ...giẻ rách? Từ xa xưa cho đến nay, người dân đi mua vàng thì chỉ biết đưa tiền ra, rồi lấy vàng về cất chứ ai lại đi trình báo nhà nước chứng nhận bao giờ? Thế là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt dành dụm cả đời nay trở thành trắng tay do cái chủ trương "tịch thu vàng không rõ nguồn gốc" này. Đau thật!

A group of people in military uniforms

Description automatically generated

Tịch thu tiền, vàng không rõ nguồn gốc (Báo CA)

Dân đã nghèo, nước đã mạt. Nay, các ngài lại chủ trương hủy hoại hàng vạn tấn vàng của người dân thì thật là quá ư là bỉ ổi, khốn nạn quá!

A group of people in a store

Description automatically generated

Kiểm tra, khám xét tiệm vàng (Báo CA)

Tại Quốc Hội, Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đặt ra câu hỏi cho Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN Nguyễn Thị Hồng như sau:

"Chênh lệch về giá vàng tại Việt Nam so với giá vàng trên thế giới, có lúc lên đến hơn 20 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng trang sức SJC với giá vàng có thương hiệu khác. Đó là các vấn đề gây tâm lý lo lắng bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị của đồng tiền Việt Nam và làm gia tăng lạm phát"

Về thực trạng độc quyền kinh doanh vàng tại Việt Nam, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói từ Hội An qua điện thoại: "Tất cả mọi thứ khi có độc quyền là sẽ dẫn đến tham nhũng, anh có quyền cho người ta độc quyền nhập vàng về bán thì người ta sẽ nâng giá vàng lên kiếm lời để ăn chênh lệch. Rồi người ta có lời rồi thì người ta nộp lại cho anh".

"Khi nào nắm quyền lực thì khi đó sẽ có vấn đề 'power corrupt' (tha hóa quyền lực). Cái độc quyền này sẽ dẫn đến tới thực trạng tham nhũng, không chỉ có vàng mà còn rất nhiều thứ khác nữa như đất đai khi như tôi đã nói với với BBC gần đây".

Quan điểm này cũng được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ.

Bà Lan mô tả rằng, "đương nhiên khi đã được trao sự độc quyền thì người ta không dại gì mà không giành lấy lợi ích rất lớn cho mình".

trungthuc

 

"Tịch thu vàng không có nguồn gốc": Chủ trương thật quái đản và bỉ ổi!!

https://bacaytruc.com/index.php/18648-ta-ch-thu-va-ng-kha-ng-ca-ngua-n-ga-c-cha-tr-ng-tha-t-qua-i-a-n-va-ba-a-i-ta-c-gia-trungthuc-vbf

 

Trọng muốn nhiệm kỳ ‘bốn lần,’ Tô Lâm có để yên?

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/trong-muon-nhiem-ky-bon-lan-to-lam-co-de-yen/#google_vignette

Trọng muốn nhiệm kỳ ‘bốn lần,’ Tô Lâm có để yên?

Saigon Nhỏ trên

Share:

 

 

 

 

A group of people in red robes sitting on a throne

Description automatically generated

Kayla Ng

Con đường tiến tới chức tổng bí thư của Tô Lâm tương đối chông chênh bởi vì ông có khá nhiều kẻ thù khi làm thiên lôi cho Tổng Trọng, từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bắt các bí tư tỉnh/thành, đến việc “đốn người” trong tứ trụ.

CSVN trong 19 tháng tới, từ bây giờ cho tới Đại Hội 14, còn lại bốn người tranh chức tổng bí thư gồm Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường.

Trọng muốn ngồi thêm nhiệm kỳ thứ tư, nhưng lần này ông sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là lần trước ở Đại Hội 13, khi ông phá vỡ luật chơi để ngồi thêm nhiệm kỳ thứ ba. Lúc đó ông úp mở là, có thể không ngồi hết nhiệm kỳ năm năm để tạo hy vọng cho những người chống đối, cho họ ảo tưởng là chỉ cần kiên nhẫn thêm chừng hai năm nữa.

Nhưng bây giờ thì hoàn cảnh đã khác. Có ba chướng ngại lớn mà ông phải đương đầu so với lần trước.

Thứ nhất là sức khỏe của ông càng ngày càng tệ hơn trước đây và điều này ai cũng thấy.

Thứ hai là các phe nhóm đã chờ đợi năm năm, các lãnh tụ của họ đã mỏi mòn và cũng đã lớn tuổi, không thể chờ đợi thêm được nữa.

Thứ ba là họ không còn tin Trọng nữa và có thể ông phải ở trong tình huống “ba chọi một, không chột cũng què.”

Vì thế, từ nay cho đến Tháng Một 2026 có thể sẽ có xì-căng-đan nổ ra cho ông Trọng. Ông có thể bị khui ra vụ Ciputra khi làm bí thư Hà Nội, bởi vụ Võ Văn Thưởng xảy ra 13 năm còn khui ra được (Phúc Sơn 2011) thì chuyện Ciputra (2003-2007) vẫn có thể bị khui ra. Việc ông tiếp tục ngồi lại chỉ là một sự bất ổn chính trị.

Ông Tô Lâm vừa vào trong tứ trụ. Phe công an có năm người trong Bộ Chính Trị nhưng họ rời công an đã lâu, không chặc chẽ như ba người bên quân đội. Hơn nữa, bốn người vừa được đưa vào Bộ Chính Trị không có người nào của phe Tô Lâm. Vì vậy, những cuộc bỏ phiếu trong Bộ Chính Trị thì ông ở thế thua.

Con đường tiến tới chức tổng bí thư của ông tương đối chông chênh bởi vì ông có khá nhiều kẻ thù khi làm thiên lôi cho Trọng, từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bắt các bí thư tỉnh/thành, đến việc đốn người trong tứ trụ…

Khi lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 nhân sự cấp cao do Quốc hội phê chuẩn và bổ nhiệm, được công bố ngày 25 Tháng Mười 2023, Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất.

Qua việc ông trực tiếp bổ nhiệm lãnh đạo công an tỉnh thành, ông có thể đã xây dựng được thế lực trong Bộ Công An nên hồ sơ tham nhũng của các ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương vẫn còn là một thứ sinh tử phù để họ bỏ phiếu ủng hộ ông, cho dù tân bộ trưởng công an là ai.

Nếu không có sức mạnh này thì ông sẽ không thắng nổi.

Hơn nữa, việc tướng công an lên làm tổng bí thư thì chưa có tiền lệ, nó chỉ có tiền lệ bên phía quân đội như trường hợp của Lê Khả Phiêu.

Do ông Lâm không nắm được Bộ Công An, thì từ đây cho đến đại hội, sân sau của ông là tập đoàn Xuân Cầu của gia đình ông Tô Dũng sẽ bị chiếu tướng. Đó là chưa kể vụ bảo kê cho Mobifone mua AVG và nhận hối lộ của Phạm Nhật Vũ, vụ Slovakia truy tố, vụ ăn bò dát vàng Tháng Mười Một 2021.

Trong trò chơi quyền lực của đảng CSVN, có hai vũ khí được sử dụng để chiến thắng, đó là vận dụng cương lĩnh-nghị quyết và sức mạnh bạo lực.

Nhìn qua thế trận thì nếu Tô Lâm chơi game cương lĩnh-nghị quyết thì chắc chắn ông sẽ thua. Ông có thể đi theo bước của người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng.
Phạm Minh Chính – trước khi sử dụng Hiến Pháp 2013 đề nghị Quốc Hội miễn nhiệm bộ trưởng của Tô Lâm thì làm kẻ ngồi hàng rào hay “tọa sơn quan hổ đấu,” nên được lợi thế là không có nhiều kẻ thù. Nhưng lưỡi gươm AIC-Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn còn treo lơ lửng.

Ông Chính có được lợi thế là phe của ông Nguyễn Tấn Dũng hậu thuẫn, ông đang nắm quyền lực số hai trong tứ trụ, cho nên dù không tranh được chức tổng bí thư thì ông cũng có thể thỏa hiệp với một trong ba nguời còn lại để họ thắng tổng bí thư.

Lương Cường, đại tướng, hiện là thường trực Ban Bí Thư. Tuy ông trong quân đội nhưng phục vụ mặt chính trị của đảng và chưa bị điều tiếng gì. Do đảng đang chấp nhận hy sinh sự phát triển kinh tế để giữ vững an ninh đảng trị, kềm chế phía nhà nước đang giàu lên, tham nhũng và tự diễn biến, nên ông Cường có lợi thế hơn ông Chính.

Vì vậy, nếu không có gì xảy ra, từ bây giờ cho tới Đại Hội 14, cán cân có chiều hướng nghiêng về phía ông Cường. Ông có thể đi từ thường trực ban bí thư thẳng lên tổng bí thư như tiền lệ đã xảy ra với Lê Khả Phiêu.

Khuynh hướng của đảng hiện giờ là muốn ổn định chính trị theo nguyên tắc “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” trong bối cảnh nhà nước càng ngày càng bị vuột ra khỏi tầm tay của đảng do đầu tư ngoại quốc càng ngày càng nhiều, tiền ồ ạt vào tay nhà nước, tham nhũng tràn lan, chủ nghĩa xã hội mất hết ý nghĩa, điều mà ông Trọng than thở là “giặc nội xâm” và “tự diễn biến từ bên trong và từ bên trên.”

Để đi theo lối mòn cũ, đảng phải cậy dựa vào an ninh và quân đội. Bộ Chính Trị hiện giờ có 16 người thì hết tám người, tức là một nửa xuất thân từ phía an ninh quân đội, phía đại diện cho nhà nước thì hết sức là yếu ớt và thiểu số, chỉ chừng ba người.

Với những tiền đề như vậy thì có thể nói là ông Lương Cường có lợi thế nhất nếu ông Trọng bước ra khỏi cuộc chơi.

 

Trọng muốn nhiệm kỳ ‘bốn lần,’ Tô Lâm có để yên?

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/trong-muon-nhiem-ky-bon-lan-to-lam-co-de-yen/#google_vignette

 

THÊM MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG

https://bacaytruc.com/index.php/18655-them-m-t-cu-c-kh-ng-ho-ng-tac-gi-jb-nguy-n-h-u-vinh-rfavn

THÊM MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG

Tác Giả : JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồnrfavietnam

Ngày đăng : 2024-05-28

Tôn giáo trong thời kỳ khuynh loát và tham nhũng

Kể từ khi những người Cộng sản manh nha và phát triển rồi cướp chính quyền thành công tại Việt Nam, học thuyết Mác – Lenin được sử dụng làm “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” và là nền tảng tư tưởng cho mọi hành động xã hội.

Để lãnh đạo xã hội theo đường lối Cộng sản quốc tế vạch ra, nhà cầm quyền Việt Nam đã căn cứ học thuyết Mác – Lenin để đề ra cái gọi là tiến hành đồng thời, song song 3 cuộc cách mạng. Đó là những cuộc cách mạng nhằm đưa miền Bắc, rồi sau đó là cả nước “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa xã hội”.

A group of people around a statue

Description automatically generated

Cuộc Cách mạng về quan hệ sản xuất – bằng những cuộc Cải cách, cướp bóc tài sản và nguyên liệu sản xuất xã hội để phân phối lại, thực hiện “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, đặt giai cấp công nhân lên hàng đầu lãnh đạo cách mạng mà đảng là đội quân tiên phong được phát động gần hơn 2/3 thế kỷ trước. Hình thành nền kinh tế tập thể. Nặn ra cái gọi là “Quyền làm chủ tập thể”....

Để cuối cùng là thừa nhận sự thất bại thảm hại, hiện nay nhà nước đang cầu xin các quốc gia thừa nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó là “Cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật” với những lời hò hét, những nhà khoa học minh họa cho các chính sách của đảng để rồi sau cả gần thế kỷ, đất nước chưa làm nổi một con ốc vít đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Còn lại, cuộc “Cách mạng về tư tưởng và văn hóa” là một cuộc tàn sát các tôn giáo với chính sách tận diệt bằng mọi cách, mọi hình thức từ tàn bạo đến tinh vi nhằm để xây dựng một hệ tư tưởng mới, nền văn hóa mới: Văn hóa cộng sản.

Cuộc cách mạng này được tiến hành bằng những phong trào, chương trình hết sức trắng trợn, hầu hết chùa chiền đã bị đập bỏ, hệ thống sư sãi bị đuổi khỏi nơi tu hành, các cơ sở vật chất, chùa chiền bị đập bỏ, bị biến tướng… nghĩa là xóa trắng hệ thống Phật giáo tại Việt Nam nhất là miền Bắc những năm chiến tranh. Những tôn giáo khác bị bách hại cũng không kém.

Thế nhưng, kết quả đến nay, chỉ là tạo ra một thứ văn hóa trang bị cho lớp người dối trá và một số thiếu nhận thức cuồng tín thần tượng. Phần còn lại, là hiện tượng trở cờ đi ngược đường lối của đảng. Điều đó được thể hiện bằng ngay chính bản thân các lãnh đạo đảng, họ đi đầu trong việc tôn sùng thần tượng, mê tín dị đoan và xa rời, thậm chí bỏ hẳn lý tưởng Cộng sản, ùn ùn đua nhau đưa con cái sang các quốc gia tư bản giãy chết.

Đặc biệt, đảng đã thay đổi cách hành động đối với tôn giáo.

A person holding a microphone

Description automatically generated

Từ chỗ tiêu diệt bằng mọi cách, mọi hình thức cho đến khi nhận ra bằng thực tế rằng không thể tiêu diệt được niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân, thì đảng thay việc tiêu diệt trực tiếp, bằng việc thò bàn tay vào lãnh đạo, “thay máu” và làm thay đổi bản chất tôn giáo.

Thực chất, đảng CSVN đang thực hiện chính sách mới: “Liên minh tiêu diệt” đối với mọi tôn giáo.

Tuy nhiên, sách lược này thành công nhất là việc Đảng CSVN thực hành đối với Phật giáo.

Giáo hội của tệ nạn, cúng dường và lừa đảo

Cái gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam được dùng để chỉ một tổ chức được thành lập từ năm 1981 bằng cách gom tất cả 9 hệ phái Phật giáo từ Nam ra Bắc vào một tổ chức để đặt dưới sự “lãnh đạo tuyệt đối” của đảng. Mặc dù mỗi hệ phái có một tôn chỉ, một Giáo lý không giống nhau và cách hành đạo không như nhau. Nhưng để tiện lợi cho việc “quản lý và lãnh đạo”, nhà nước Việt Nam đã lùa tất cả vào một rọ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Và từ đó, cái gọi là Giáo hội Quốc doanh được sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CSVN, bằng những ông sư với hàng mấy chục tuổi đảng, bằng một hệ thống sư sãi và hệ thống quản trị cái gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, mặc dù ngay cả những ông trùm cộng sản cũng đã thừa nhận là chưa hề biết cái Chủ nghĩa Xã hội nó mặt ngang, mũi dọc như thế nào.

Cần phải nói rõ rằng: Trừ một nhóm của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chịu sự sáp nhập vào các hệ phái khác để chịu sự quản lý của nhà nước nên đã tuyên bố hoạt động độc lập dù không được nhà cầm quyền Việt Nam công nhận. Sở dĩ như vậy, bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (Xuất thân từ Phật giáo Ấn Quang) với lịch sử một quá trình đã có nhiều hoạt động phản đối chế độ Việt Nam Cộng hòa và ủng hộ mạnh mẽ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam - một công cụ do Miền Bắc Cộng sản dựng lên trong cuộc xâm lược Việt Nam Cộng hòa. Với những hoạt động của mình trong một quá trình dài được sự ca tụng của nhà nước cộng sản Miền Bắc, nhưng khi đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì nhà nước Cộng sản Việt Nam quyết định loại bỏ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất để trừ hậu họa, lùa tất cả vào một Giáo hội Quốc Doanh.

Và với sự độc lập của mình, thì nhóm Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất là nhóm ít bị chi phối bởi nhà cầm quyền CSVN, thậm chí còn bị đưa vào diện “thế lực thù địch” vì không ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Cũng vì vậy, nhóm này không bị tha hóa như những nhóm đã được quốc doanh hóa nói trên.

Có lẽ, hiếm có thời nào mà Phật Giáo Việt Nam tệ hại như giai đoạn hiện nay, khi mà các diễn đàn mạng xã hội nhức nhối với hiện tượng sư sãi hư hỏng, đốn mạt đến cùng cực.

Có lẽ, ít ai nghĩ rằng hệ thống Phật giáo Việt Nam có thể chứng kiến những vụ việc như thời gian qua trong hệ thống sư sãi cũng như tổ chức của cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có thể không có đủ thời gian và công sức để kể hết những thối tha, bẩn thỉu đã xảy ra trước bàn dân thiên hạ của hệ thống Phật giáo Quốc doanh này.

A person in orange robe speaking into a microphone

Description automatically generated

Ở đó, chứa chấp một hệ thống các sư sãi được cài cắm từ lực lượng an ninh, những nhà sư cộng sản với 50 năm tuổi đảng. Các sư sãi, thượng tọa, đại đức đua nhau ăn chơi hưởng lạc và đua nhau vào tù bởi đủ những tội trạng ít ai ngờ đến như sư chạy án, sư giết người tình ném xác phi tang, sư chơi ma túy, sư trộm chuông chùa… Đó là chưa kể đủ mọi trò bệnh hoạn về cưỡng bức giới tính, trộm cắp trong giới tăng lữ Phật giáo Quốc doanh.

Ở đó các sư sãi tha hồ hò hét “cúng dường” bằng mọi cách, mọi thủ đoạn và đủ kiểu dọa dẫm bằng những trò mê tín, dị đoan lừa đảo những kẻ u mê. Chúng dọa nạt người dân bằng kiếp sau, bằng những nguy cơ, bằng bệnh tật, bằng cách chữa bệnh… thôi thì đủ cả miễn là nộp tiền chẵn, mệnh giá cao cho thầy.

Điều hài hước là họ lừa đảo hết sức trắng trợn bằng hệ thống truyền thông hẳn hoi với sự chuẩn bị hết sức bài bản, công phu mà hệ thống an ninh “có mắt như mù”. Trong khi đó, một câu nói, một comments của người dân trái ý công an là lập tức bị triệu tập, bị bắt, bị phạt không hề bỏ sót.

Không những vậy, thay vì việc đập bỏ tất cả chùa chiền khi xưa, nay hệ thống quan chức kết hợp đại gia lại lấy cả trăm, cả ngàn ha đất dễ dàng để xây chùa to, tượng lớn với mục đích… kinh doanh.

A person in a robe with a crowd of people

Description automatically generated

Thế rồi, bằng mọi trò từ xem ngày, cúng giải hạn cho đến trò gọi là “Oan gia trái chủ” hay “Xá lợi lông của đức Phật” ở chùa Ba Vàng hay “Cúng dường” chùa Phật Quang… với đủ mọi thứ tệ nạn.

Điều nguy hiểm nhất cho hệ thống Phật giáo Việt Nam, đó là sự phát hoại giáo lý nhà Phật từ gốc rễ, từ căn bản. Tất cả mọi điều đều có thể nhân danh Đức Phật, nhân danh Phật giáo nếu có cơ may đem lại tiền, có thể lừa bịp, dọa nạt được dân chúng phải nôn tiền ra thì các Thượng tọa, các đại đức lập tức phát huy bất chấp đi ngược tinh thần, giáo lý nhà Phật.

Đó mới là thảm trạng lớn nhất của Phật giáo Việt Nam dưới thời Cộng sản.

Khủng hoảng

Hẳn nhiên, con người ta, có những lúc u mê thì cũng sẽ có lúc tỉnh táo, cha ông đã dạy rằng: “Cháu lú có chú nó khôn”. Những trò lừa đảo đó chỉ được một thời gian với một số đối tượng. Những sự dối trá, bịa đặt và lừa đảo nhanh chóng bị mạng xã hội phanh phui.

Sau khi hàng loạt sư sãi ra trước tòa án hoặc phơi mặt trên báo chí với đủ mọi tội lỗi như lừa đảo, chạy án, giết người, ma túy… thì lần lượt đám sư được bảo kê như Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích Bảo Chánh… với những mánh mung làm tiền, lừa đảo kêu cúng dường, cúng vacxin hay những trò lừa đảo tập thể ở Chùa Ba Vàng đã bị mạng xã hội vạch trần.

A person walking down the street

Description automatically generated

Những phản ứng dữ dội từ mạng xã hội vẫn vấp phải sự lạnh lùng đến lỳ lợm từ cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng không lạ lắm. Bởi cứ nghiêm, cứ đúng thì các quan chức Giáo hội lấy đâu ra mà ăn, mà chùa to, tượng lớn, mà xe sang, mà ăn chơi trác táng. Người ta còn xác định ra rõ ràng những khoản tiền khổng lồ của những Thượng tọa, đại đức trụ trì các chùa là bao nhiêu, và người ta ngao ngán ngầm hiểu rằng: Tất cả, từ cái mõ cho đến bộ áo cà sa đều là công cụ của một nghề làm ăn và tu… huýt.

Thế nên những tiếng vọng ngoài xã hội không làm mảy may suy suyển chùa chiền.

Bỗng nhiên, như có một luồng sáng, một hiện tượng lạ xuất hiện.

Đó là một thanh niên tự tu hành, không thèm chùa chiền, không cần bất cứ thứ gì ngoài đôi bàn chân và cái ruột nồi cơm điện đi khất thực khắp mọi nơi, từ chối nhận tiền bạc, áo quần, không ăn diện, không hưởng thụ những điều tối thiểu nhất. Anh ta mang tên Thích Minh Tuệ. Anh ta đi tu tập theo đúng yêu cầu của hệ phái Phật giáo mà anh theo đuổi, bất chấp mọi khó khăn.

Và con đường âm thầm của anh đã đi đến 6 năm qua một mình như vậy.

Và như một phát minh, dòng người đổ đi theo anh ta nườm nượp. Người ta kính phục, người ta ngưỡng mộ, người ta thương cảm một nhà tu hành chân chính.

Anh ta xuất hiện như một luồng sáng chiếu vào cõi tối tăm của hệ thống Phật giáo Quốc doanh. Ở đó lúc nhúc những ma tăng, những sự bẩn thỉu mà không ai chấp nhận được ở chốn thiền môn.

Ánh sáng đó, cho thấy nạn ăn chơi, hưởng lạc của giới tăng lữ, giới tu hành hiện nay trong hệ thống quốc doanh, là một sự sa đọa của Phật giáo hiện tại, là không chỉ nguy cơ mà là đại họa cần dẹp bỏ.

Ánh sáng đó, cho thấy hệ thống Giáo lý Phật giáo đã bị xuyên tạc, bị lũng đoạn đến mức tan hoang, đến mức trái ngược, cần được chấn chỉnh.

Và dòng người đổ xô đi theo anh ta càng ngày càng dài với sự ngưỡng mộ thành kính nhất mà ít có một Đại đức, thượng tọa nào có được, dù anh ta chỉ xưng “Con” mà không nhận bất cứ một danh xưng nào.

Lập tức, hệ thống Giáo hội Quốc doanh cũng như Ban Tôn giáo lên tiếng.

Rằng thì anh ta không phải là Phật giáo, không phải là người tu hành vì không thuộc chùa nào, không thuộc Giáo hội nhà nước.

Người dân được trận cười hả hê rằng: Vậy thì những người đàn bà sẽ không là đàn bà vì không nằm trong Hội liên hiệp phụ nữ chăng?

Thế rồi, hàng loạt các nhân vật mà cộng đồng mạng đặt cho những xú danh như ma tăng, thợ tu… như Thích Chân Quang đã lập tức lên tiếng chửi bới thanh niên kia là “Đồ ba trợn”.

Đơn giản, chỉ vì cái lõi nồi cơm điện đã làm bể nồi cơm của Giáo hội Phật giáo Quốc doanh.

A collage of two men

Description automatically generated

Thế nhưng, trong hoạn nạn, người ta mới hiểu được lòng người, một số người tu hành khác, trước hiện tượng Thích Minh Tuệ, đã cổ vũ, ủng hộ và kính phục anh. Trong số đó, có nhà sư Thích Minh Đạo. Thế là lập tức Giáo hội Quốc doanh ra tay kỷ luật buộc phải sám hối và đủ trò bẩn thỉu.

Và ông đã từ bỏ tất cả các chức vụ của mình, bởi ông thấy được cái thối tha, bẩn thỉu ở đó đến mức không thể chấp nhận.

Và cộng đồng mạng lại dậy sóng.

Và Giáo hội Phật giáo Quốc doanh, lại tiếp tục đẩy cuộc khủng hoảng lên cao trào.

27.05.2024
J.B Nguyễn Hữu Vinh

----------

THÊM MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG

https://bacaytruc.com/index.php/18655-them-m-t-cu-c-kh-ng-ho-ng-tac-gi-jb-nguy-n-h-u-vinh-rfavn

 

Phân tích: Đài Loan dễ phòng thủ nhưng khó tấn công, Trung Quốc đứng trước 5 thách thức nếu muốn khai hỏa

https://bacaytruc.com/index.php/18649-pha-n-ta-ch-a-i-loan-da-pha-ng-tha-nh-ng-kha-ta-n-ca-ng-trung-qua-c-a-ng-tr-a-c-5-tha-ch-tha-c-na-u-mua-n-khai-ha-a-ta-c-gia-ha-ta-ng-ntd

Phân tích: Đài Loan dễ phòng thủ nhưng khó tấn công, Trung Quốc đứng trước 5 thách thức nếu muốn khai hỏa

Tác Giả : Hạ Tùng

NguồnNTD Vn

Ngày đăng : 2024-05-27

A group of soldiers holding a flag

Description automatically generated

Các lực lượng vũ trang Đài Loan tổ chức hai ngày diễn tập định kỳ nhằm thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu tại một căn cứ quân sự vào ngày 11/1/2023 ở thành phố Cao Hùng, miền nam Đài Loan. (Ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)

Gần đây, cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan đã tiếp tục gây căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Trước đó, tổ chức tư vấn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) của Mỹ từng công bố một báo cáo chỉ ra, có 5 thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt nếu muốn xâm chiếm quốc đảo này.

Từ góc độ quân sự, một báo cáo do CFR công bố vào đầu năm nay đã chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc sẽ gặp phải khi xâm chiếm Đài Loan.

Đầu tiên, việc vượt qua eo biển Đài Loan đầy rẫy những nguy hiểm.

Eo biển Đài Loan rộng hơn 90 dặm (khoảng 145 km) và có sóng lớn, cộng với hai đợt gió mùa và các kiểu thời tiết khắc nghiệt khác, vậy nên trong năm chỉ có một vài tháng thích hợp cho việc xâm lược từ trên biển. Ngoài ra, việc đưa hàng chục nghìn binh sĩ qua eo biển Đài Loan sẽ cần hàng nghìn tàu và mất hàng tuần. Mỗi một lần vượt eo biển này sẽ mất hàng giờ đồng hồ. Điều này cho phép Đài Loan nhắm mục tiêu vào các tàu và binh sĩ của Trung Quốc cũng như dựng lên các chướng ngại vật tại các địa điểm có khả năng đổ bộ.

Thứ hai, sau khi vượt qua eo biển Đài Loan, “chỉ có một số nơi có thể đổ bộ”.

Bờ biển phía tây của Đài Loan, nơi gần với Trung Quốc nhất, hầu hết là vùng nước nông. Quân đội Trung Quốc sẽ phải thả neo xa bờ. Nếu vậy, tên lửa và pháo của Đài Loan có thể khóa chặt vị trí neo đậu của quân đội Trung Quốc; ngoài ra, bờ biển phía đông Đài Loan đầy vách đá dựng đứng, lực lượng xâm lược cũng không thể leo lên được. Nếu Trung Quốc muốn tiếp cận các trung tâm có số nhân khẩu lớn của Đài Loan, họ chỉ có thể thông qua một số lối đi và đường hầm hẹp nhưng Đài Loan có thể phòng thủ hoặc phá hủy những con đường đó.

Thứ ba, “địa hình núi non hiểm trở” của Đài Loan.

Ngay cả khi quân đội Trung Quốc có thể thiết lập một đầu cầu ở Đài Loan, sau khi đổ bộ, họ cũng sẽ khó tìm được phương hướng ở địa hình núi cao và rừng rậm. Ngược lại, quân đội Đài Loan có lợi thế về địa lý vì ở thế phòng thủ, họ có thể ẩn nấp trong rừng núi và phát động chiến tranh du kích.

Thứ tư, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ rơi vào “yết hầu chiến lược” của Đài Loan.

Cùng với những cân nhắc về chính trị, Trung Quốc cần giành quyền kiểm soát Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Tuy nhiên, việc chiếm được Đài Bắc và thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với hòn đảo này sẽ là điều “cực kỳ khó khăn”. Lý do là vì Đài Bắc thuộc khu vực địa hình bồn địa, được bao quanh bởi núi non và chỉ có một số ít tuyến đường có thể tiến vào thành phố. Quân đội Đài Loan có thể lợi dụng ưu thế này để tấn công quân xâm lược. Ngoài ra, quân đội Đài Loan cũng có thể phá hủy các cảng lớn, đường hầm và đường cao tốc để ngăn chặn quân đội Trung Quốc chiếm thành phố.

Thứ năm, "chiến tranh đô thị tốn kém".

Với địa hình của Đài Loan, hầu hết 23 triệu người Đài Loan sống phân bổ ở một số thành phố, trong đó có 7 triệu người ở Đài Bắc. Vì vậy, nếu Trung Quốc muốn xâm lược Đài Loan, họ sẽ phải tiến hành chiến tranh đô thị và giao tranh trên đường phố, đây sẽ là một “cuộc xâm lược tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc”.

Cuối cùng, bản báo cáo này nêu bật lên rằng Đài Loan có lợi thế Trời ban trên phương diện phòng thủ, điều này khiến việc xâm lược trở nên khó khăn, tốn kém và chứa đầy sự bất định. Tuy nhiên, so với các rào cản tự nhiên như núi non, bến cảng, đường sá và biển cả…, quyết tâm chống quân xâm lược của người dân Đài Loan mới là nhân tố quyết định hơn cả. Nếu đa số người dân Đài Loan quyết tâm chống cự thì cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ gặp nhiều thách thức gay go hơn nữa.

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Đông Phương biên dịch

 

Phân tích: Đài Loan dễ phòng thủ nhưng khó tấn công, Trung Quốc đứng trước 5 thách thức nếu muốn khai hỏa

https://bacaytruc.com/index.php/18649-pha-n-ta-ch-a-i-loan-da-pha-ng-tha-nh-ng-kha-ta-n-ca-ng-trung-qua-c-a-ng-tr-a-c-5-tha-ch-tha-c-na-u-mua-n-khai-ha-a-ta-c-gia-ha-ta-ng-ntd

 

Từ vụ kiện của ArcelorMittal, hé lộ cách mua trọn gói sản xuất của Vinfast

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tu-vu-kien-cua-arcelormittal-he-lo-cach-mua-tron-goi-san-xuat-cua-vinfast/

Từ vụ kiện của ArcelorMittal, hé lộ cách mua trọn gói sản xuất của Vinfast

Saigon Nhỏ trên

Share:

 

 

 

 

A building with a sign on it

Description automatically generated

(Furtech.vn)

Theo Reuters, ngày 20 Tháng Năm, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (US ITC) hôm Thứ Hai cho biết họ đang điều tra đơn khiếu nại của ArcelorMittal (MT.AS) rằng nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast đã vi phạm bằng sáng chế liên quan đến nhôm cường độ cao và thép phủ hợp kim nhôm trên xe nhập khẩu.

ArcelorMittal vào Tháng Tư đã đệ đơn khiếu nại lên US ITC và cũng đệ đơn kiện VinFast lên Tòa án quận của Hoa Kỳ ở California, cáo buộc nhà sản xuất ô tô này vi phạm bằng sáng chế của mình đối với xe VF 8.

ArcelorMittal lần đầu gửi thư cho VinFast vào Tháng Mười Một 2022 khẳng định công ty này đang vi phạm bằng sáng chế, đồng thời cho biết VinFast cũng chưa xin giấy phép cho sản xuất. Công ty cho biết họ tin rằng các sai phạm nằm ở các mẫu VF 3, VF 6, VF 7 và VF 9.

ArcelorMittal đã mua một chiếc xe VinFast VF 8 vào Tháng Năm 2023 và sau đó kiểm định để làm bằng chứng cho vụ kiện vi phạm bằng sáng chế.

VinFast dự kiến ​​mở nhà máy sản xuất Bắc Mỹ đầu tiên tại Bắc Carolina vào năm 2025, nơi sẽ sản xuất các mẫu xe VF 8 và VF 9. Nhưng ArcelorMittal cũng đã yêu cầu tòa án ra lệnh cấm VinFast sử dụng loại thép vi phạm bằng sáng chế trên các xe của hãng Vinfast. Nếu lệnh cấm này có hiệu lực sẽ là thiệt hại rất lớn cho VinFast trong sản xuất và kế hoạch xây dựng nhà máy ở Mỹ.

Bà Hồ Ngọc Lâm, trưởng Ban Pháp Chế Tập đoàn Vingroup kiêm phó tổng giám đốc phụ trách pháp chế Công Ty VinFast cũng khẳng định thông tin trên và cho biết thêm “VinFast mua cấu kiện sử dụng thép mạ nhôm từ nhà cung cấp uy tín. Đây cũng chính là loại thép ArcelorMittal cho rằng họ nắm giữ bằng sáng chế. Tuy nhiên, nhà cung cấp của chúng tôi khẳng định không vi phạm sở hữu trí tuệ của bên thứ ba và cam kết bồi hoàn nếu VinFast bị thiệt hại do bị cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan tới cấu kiện này.”

Bà Lâm tuy không nêu tên chi tiết nhà cung cấp là gì, nhưng theo tìm hiểu thì nhà cung cấp này là Tập đoàn Thép Bảo Vũ Thượng Hải Trung Quốc, hay còn gọi là Baosteel cũng hé lộ thông tin và hình ảnh trên trang Facebook Baosteel hợp tác và bán thép cho VinFast thông qua công ty Baosteel Singapore.

A ship in a port

Description automatically generated

(Hình: FB BaoSteel)

Mối liên hệ với Baosteel với tập đoàn thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal bắt đầu từ năm 2004 khi cùng hợp tác với Nippon Steel để thành lập liên doanh Baosteel-NSC/Arcelor, với cổ phần tương ứng 12%, 50 % và 38 %. Liên doanh này nhằm mục tiêu dẫn đầu trong việc sản xuất và kinh doanh tấm thép ô tô ở công suất tối đa.

Baosteel, NSC và Arcelor đã cùng nhau đầu tư 6.5 triệu NDT để bảo đảm vị trí thống trị trên thị trường và góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc.

A group of men working on a machine

Description automatically generated

(Hình: FB Baosteel)

Nhưng đến Tháng Mười năm 2012, ArcelorMittal quyết định rút ra khỏi liên doanh này và Nippon Steel cũng đã mua lại 12% cổ phần của ArcelorMittal. Và đến năm 2019, Nippon Steel chấm dứt mối liên doanh này với Baosteel do sự cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành thép toàn cầu.

Sau đó, vào 15 Tháng Mười năm 2021, tập đoàn thép Nippon Steel Nhật Bản đã đệ đơn kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại Toyota Motor Corp và Baosteel với tòa án quận Tokyo. Nippon Steel đã đòi mỗi công ty bồi thường thiệt hại 20 tỷ yên ($176 triệu), cáo buộc hai công ty này đã vi phạm bằng sáng chế của mình về các tấm thép từ tính không định hướng được sử dụng trong xe điện.

Đến Tháng Mười Một 2023, Nippon Steel đã hủy đơn kiện với Toyota nhưng vẫn giữ đơn kiện bằng sáng chế với Baosteel và đòi bồi thường 20 tỷ yên, tương đương $134 triệu năm 2023.

Baosteel cho biết rằng họ không đồng ý với đối thủ Nhật Bản và tuyên bố rằng Nippon Steel đã vi phạm bằng sáng chế. Baosteel cho biết họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và sẽ tích cực ứng phó với các vụ kiện cũng như “kiên quyết” bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vụ kiện cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Như vậy, có thể thấy là hãng Baosteel Trung Quốc cung ứng thép cho VinFast đang bị vướng vào khá nhiều vụ kiện bằng sáng chế liên quan đến liên doanh với ArcelorMittal và Nippon cũ. Và mối liên hệ chặt chẽ của các xe điện VinFast với các hãng cung ứng Trung Quốc lớn đến nhường nào.

Trước đây, trong hồ sơ nộp IPO lên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, hãng LongChuan Design đã tiết lộ VinFast là khách hàng lớn với dự án thiết kế, phát triển toàn bộ và chìa khóa trao tay dây chuyền sản xuất VF5 và VF e34. Ngoài ra, công ty Tata Technologies của Ấn Độ trong hồ sơ IPO cũng cho biết VinFast là khách hàng đã thuê phát triển chìa khóa trao tay các dòng xe VF6, VF7, VF8 và VF9.

Có thể thấy rằng VinFast thực tế đã thuê Trung Quốc và Ấn Độ phát triển và bàn giao dây chuyền lắp ráp các dòng xe điện của mình chứ hoàn toàn không phải là “công nghệ thông minh của VinFast dành cho VF e34 là sản phẩm của sự kết nối tinh hoa trí tuệ của gần 2,000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam và thế giới tại các Viện nghiên cứu của Vingroup” như ông Hoàng Chí Trung, tổng giám đốc VinFast Trading Việt Nam cho biết tại lễ ra mắt xe VF e34 ngày 15 Tháng Mười 2021.

Sự phụ thuộc này đã bắt đầu làm thiệt hại cho VinFast khi một loạt các cuộc điều tra về vụ tai nạn cháy xe làm chết bốn người ở Mỹ và vụ kiện sáng chế bản quyền thép sản xuất ôtô liên quan đến BaoSteel này.

Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt khi quyết định “mua trọn gói” một dây chuyền sản xuất mà thiếu hiểu biết việc nghiên cứu và tìm hiểu công nghệ sản xuất.

Từ vụ kiện của ArcelorMittal, hé lộ cách mua trọn gói sản xuất của Vinfast

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tu-vu-kien-cua-arcelormittal-he-lo-cach-mua-tron-goi-san-xuat-cua-vinfast/

 

Thượng phương bảo kiếm và kim bài miễn tử

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/thuong-phuong-bao-kiem-va-kim-bai-mien-tu/#google_vignette

Thượng phương bảo kiếm và kim bài miễn tử

Saigon Nhỏ trên

Share:

 

 

 

 

An old person in a purple shirt

Description automatically generated

Ông Trọng ngày càng yếu đi trên cả hai lĩnh vực, sức khỏe và đồng chí cánh hẩu. (Hình minh họa: Báo Chính Phủ)

Xem phim cổ trang Trung Quốc các hoàng đế thời phong kiến luôn có những ý tưởng củng cố quyền lực của mình và lôi kéo các quan lại cúc cung tận tụy với ngôi chí tôn bằng hai vật phẩm có khả năng răn đe và dụ dỗ quần thần dưới trướng, đó là thượng phương bảo kiếm và kim bài miễn tử.

Để răn đe thì thượng phương bảo kiếm là vật có thể làm cho quan tham run sợ khi đối diện với thanh kiếm đầy quyền lực này. Nó tượng trưng cho vua và khi người cầm nó tuyên lệnh chém đầu ai đó thì sức mạnh ngang với chiếu chỉ vua ban không được quyền từ chối hay phản đối. Thượng phương bảo kiếm thường được trao cho một nhân vật anh hùng, trung cang nghĩa khí để bảo vệ ngai vàng và dùng nó để tăng thêm quyền lực cho người được ban.

Nếu thượng phương là kiếm thì kim bài miễn tử là tấm lá chắn nhằm vô hiệu hóa nó. Chiếc kim bài này khi vua trao cho ai thì người đó dù có bất cứ tội trạng gì ngoại trừ phản quốc đều được miễn tội chém đầu. Kim bài miễn tử thường được trao cho các công thần với đất nước, có công trạng bảo vệ quốc gia xã tắc khỏi một cuộc binh biến hay xâm lược nào đó của kẻ thù. Giống như thượng phương bảo kiếm người mang chiếc kim bài miễn tử đầy quyền lực này có thể tự tin rằng được bảo vệ bởi một chiếu chỉ và không ai có thể vượt qua để xử bản án nặng nhất là chém đầu người cầm nó.

Tưởng đâu chỉ trong thời đại phong kiến mới xuất hiện hai loại vật phẩm này, nhưng tuy sống ở thế kỷ 21 người Việt Nam đang chứng kiến sự hiện hữu của hai loại “thanh kiếm và lá chắn” tại chính quê hương mình, mặc dù thời kỳ bị Bắc phương chiếm đóng đã hơn cả ngàn năm.

Kim bài miễn tử và thượng phương bảo kiếm trong những năm gần đây đang rần rần xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng kể cả mạng xã hội và các nền tảng khác như Tik Tok hay Youtube.

Trước tiên là thượng phương bảo kiếm. Thanh kiếm quý báu này xuất hiện khi ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nhóm lửa cho chiếc lò chống tham nhũng của ông vào năm 2013 thì Thượng phương bảo kiếm được giao cho Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, với ý hướng là toàn quyền sinh sát bất kể kẻ phạm tội có chức tước to đến cỡ nào.

Bắt đầu từ Đinh La Thăng vào năm 2017 với sai phạm từ tập đoàn dầu khí PVN và Thăng bị truy tố ra tòa. Từ đó đến nay đã có tổng cộng 22 ủy viên trung ương đảng bị truy tố và người mới đây phải ra tòa là Mai Tiến Dũng, bộ trưởng Văn Phòng Chính Phủ đã bị thượng phương bảo kiếm chặt đầu, hình thức ở đây là truy tố và lãnh án cho việc làm sai trái của mình.

Có thượng phương bảo kiếm trong tay, Đại Tướng Tô Lâm tỏ ra rất tự tin trong việc ‘chém theo chỉ thị’ của ông Trọng. Tuy nhiên có những người không do ông Trọng ra lệnh nhưng thanh kiếm bén ấy tỏ ra bất kham khi chém cả những tay chân thân thiết của ông tổng bí thư mà không hề sợ sệt hậu quả, bởi cái thanh kiếm này được phép tiền trảm hậu tấu nên người cầm nó rất tự tin vào việc của mình làm.

Nếu ông tổng bí thư có thượng phương bảo kiếm để răn đe đám quan tham thì trong cái thượng tầng lãnh đạo ấy cũng không dại gì làm ngơ để cái đầu của mình bị treo trên giàn lửa từ lò của ông Trọng. Thế là kim bài miễn tử ra đời theo quyết định của đảng, chiếc kim bài này lấy tên theo thời đại ngày nay đó là Quy Định 41. Quy định này được ban hành vào ngày 3 Tháng Mười Một năm 2021 với nội dung “Quy định này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.”

Có nghĩa là đảng sẽ xem xét ai là người được tấm kim bài miễn tử chiếu cố, tuy bị ‘trảm nhưng không chết,’ tức là chỉ bị kỷ luật, mà kỷ luật lại theo Quy Định 22-QĐ/TW năm 2021 trong đó ghi rõ ràng: “Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán; Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.”

Kim bài miễn tử này đã được trao cho Hoàng Trung Hải vào năm 2020, với mức kỷ luật cảnh cáo. Lê Thanh Hải năm 2020 hình thức cách chức bí thư mặc dù ông này đã nghỉ hưu. Nguyễn Văn Bình cũng trong năm 2020 với hình thức cảnh cáo. Trong năm 2023 hai ông phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị thôi chức, đáng nói nhất là mới đây trong năm 2024 hai chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, cũng được xét cho thôi chức cùng với Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cũng cùng biện pháp.

Tất cả đều vi phạm pháp luật trầm trọng và tất cả đều được kim bài miễn tử cho phép thoát khỏi bị chém đầu, tức là phải ra tòa trả giá cho hành vi phạm tội của mình.

Có một điều thú vị là Lê Thanh Hải, người được kim bài miễn tử năm 2020 nhưng bốn năm sau lại bị kỷ luật một lần nữa vì vụ Vạn Thịnh Phát không biết lần này có còn được “ưu ái” như trước đây nữa hay không? Và nếu không thì sau khi “bị kỷ luật” lần thứ hai có còn khăn gói về nhà chờ lần thứ ba?

Phải chăng thanh thượng phương bảo kiếm trong tay Tô Lâm đang lạm dụng quyền lực của mình để vượt qua tầm kiểm soát của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người được xem là hoàng đế của Việt Nam hiện nay? Thật khó có câu trả lời chính xác cho những hành động liên tiếp vừa qua đang khiến cho triều đình hỗn loạn và đình trệ. Hỗn loạn vì hai vị trí hàng đầu không thể trám vào bởi một nhân vật đủ nặng ký và đình trệ vì sự chọn lựa đang bế tắc và cần thời gian cho các phe phái đạt thỏa thuận với nhau.

Thượng phương bảo kiếm đã có khắc tinh nên việc chém giết của Tô Lâm có thể đã tạm đủ để dừng lại. Những bước tiến kế tiếp có thể nhấn bộ chính trị vào cuộc khủng hoảng nhân lực nhưng cũng là cơ hội để người cầm thanh kiếm báu này có thời gian kiện toàn phe cánh của mình chỉ một bước tiến lên ngai vàng thay cho ông Trọng ngày càng yếu đi trên cả hai lĩnh vực, sức khỏe và đồng chí cánh hẩu.

Thượng phương bảo kiếm và kim bài miễn tử

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/thuong-phuong-bao-kiem-va-kim-bai-mien-tu/#google_vignette

 

Bình luận lời phát biểu của Tổng bí thư

https://bacaytruc.com/index.php/18646-binh-lu-n-l-i-phat-bi-u-c-a-t-ng-bi-th-tac-gi-nguy-n-dinh-c-ng-tgd

Bình luận lời phát biểu của Tổng bí thư

Tác Giả : Nguyễn Đình Cống

NguồnTiếng Dân

Ngày đăng : 2024-05-27

Tôi vừa được nghe ngài Tổng bí thư phát biểu trên YouTube, phát đi phát lại đoạn sau: “Tham nhũng chỉ là cái ngọn thôi. Nếu đã có bản lĩnh, đã có đạo đức thật sự vì nước vì dân thì cần gì phải tham nhũng, cần gì đi ăn cắp. Sống cho ngay thẳng, đàng hoàng. Ngày xưa chết còn không sợ, ra trước pháp trường, lên máy chém chả sợ, bây giờ sợ gì. Chỉ có khó khăn, mà cũng tạm thời thôi. Chúng ta có bài học kinh nghiệm 90 năm rồi. Đây là chúng tôi rất thấm thía, muốn gửi đến các đồng chí thôi”.

BÁC NÓI THẤM QUÁ, THAM NHŨNG CHỈ LÀ CÁI NGỌN THÔI, có bản lĩnh làm gì phải tham nhũng phải ăn cắp!

 

Không biết ngài TBT nói đoạn trên ở đâu, nhưng có thể chắc chắn rằng ngài đang nói về một số các ủy viên BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, những người mà ngài đã tốn công sức soạn ra Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-2-2016, về tăng cường trách nhiệm nêu gương.

Việc một số đông cán bộ cao cấp của Đảng bị biến thành củi đốt lò chứng tỏ mặt phải là chống tham nhũng không có vùng cấm, đó là điều tốt. Tuy không có vùng cấm nhưng lại tạo ra vùng tránh. Cũng phạm tội như nhau, với cán bộ cấp thấp thì bị khai trừ và bị xét xử tội hình sự, còn cán bộ cấp cao lại được chấp nhận cho thôi chức vụ. Bên cạnh mặt phải mờ nhạt thì còn có mặt trái đậm đặc là các vị cán bộ cấp cao đã nêu ra những tấm gương xấu xa, bỉ ổi. Không chỉ nhà dột từ nóc mà nhà bị toang cả nóc.

Bây giờ xin bình luận lời của ngài TBT. Trong một đoạn ngắn mà có vài lỗi về ngữ nghĩa. Có lẽ do ngài quá bức xúc khi phát biểu.

Ngài cho rằng tham nhũng chỉ là cái ngọn, vậy cái gì là gốc, trong lúc đó nhiều người thấy rõ rằng tham nhũng là cái gốc sinh ra nhiều tệ hại khác. Không những chỉ tham nhũng tài sản, tiền bạc mà ghê gớm hơn là tham nhũng chính sách. Có lẽ ngài cho rằng gốc là đạo đức, là tinh thần vì nước vì dân, nhưng họ không có những thứ đó, họ mất gốc. Họ đã mất gốc, thế thì thử hỏi ai làm quy hoạch cán bộ, ai là ban nhân sự của Đại hội 13 cơ cấu họ vào những chức vụ cao. Ngài nói: “Có bản lĩnh, có đạo đức… thì cần gì phải tham nhũng”. Tham nhũng là bị cấm, không ai được làm, sao lại đặt ra cần hay không cần tham nhũng.

Ngài bảo ngày xưa chết còn không sợ, bây giờ sợ gì. Nói như thế là không chuẩn, làm cho người nghe hiểu nhầm người ngày xưa và ngày nay là một. Không phải thế, người ngày xưa và người ngày nay khác nhau, hơn nữa nói như vậy có ngụ ý là họ tham nhũng là vì sợ một thứ gì đó. Thật ra thì họ tin rằng không ai có thể phát hiện ra họ tham nhũng, hoặc có phát hiện được cũng chẳng làm gì nên họ mới tham đến như vậy.

Ngài nghĩ rằng nguồn gốc của tham nhũng thuộc đạo đức cá nhân. Điều đó đúng, nhưng quá thiển cận. Ngài không thấy được và không vạch ra được nguyên nhân cơ bản, sâu xa nằm ở thể chế độc tài đảng trị, nằm ở chỗ quy hoạch cán bộ do ngài chủ trương phạm phải những điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ.

Ngài nói, đã có bài học kinh nghiệm của 90 năm rồi. Cứ mỗi lần đại hội đảng, trong báo cáo chính trị thường có “các bài học kinh nghiệm” (báo cáo nào cũng nêu 5 bài). Tôi xem mà không tìm thấy có bài nào liên quan trực tiếp đến việc hạ bệ, xét xử các cán bộ cấp cao của đảng vì thoái hóa đạo đức và tham nhũng rất lớn.

Tôi hơi nghi ngờ, không biết người tung clip này lên YouTube nhằm thâm ý gì, phụ họa theo ngài hay giúp người khác tìm ra các sai sót trong lời phát biểu. Cũng không biết, còn bao nhiêu người phát hiện ra những ý như đã bình luận.

 

Bình luận lời phát biểu của Tổng bí thư

https://bacaytruc.com/index.php/18646-binh-lu-n-l-i-phat-bi-u-c-a-t-ng-bi-th-tac-gi-nguy-n-dinh-c-ng-tgd

 

Khi các chức vụ lãnh đạo Ba Đình yên vị, ám kịch bắt đầu!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/khi-cac-chuc-vu-lanh-dao-yen-vi-am-kich-bat-dau/

Khi các chức vụ lãnh đạo Ba Đình yên vị, ám kịch bắt đầu!

Saigon Nhỏ trên

Share:

 

 

 

 

A person wearing a mask

Description automatically generated

Kayla Ng

Cộng với lần họp bất thường mới nhất của ủy ban Trung Ương đảng CSVN, đã có 16 lần nhóm lãnh đạo cao nhất của Hà Nội phải khẩn cấp triệu tập, vừa để sa thải và vừa tìm người thay thế các vị trí chủ chốt.

Tại phiên họp tuần trước, đơn từ chức của Trương Thị Mai được chấp thuận, hé lộ thêm những tình tiết khủng hoảng nội bộ chưa từng có.

Ông Tô Lâm được giới thiệu với Ban Chấp Hành Trung Ương, với 200 thành viên, để đảm nhận vị trí chủ tịch nước của Việt Nam. Chức danh “mang tính nghi thức” này, cho đến lúc này, được coi là bệ phóng tốt của Tô Lâm, hướng vào chiếc ghế tổng bí thư tiếp theo của đảng CSVN.

Lúc này, Tô Lâm đang chờ một diễn biến tự nhiên khác: Nguyễn Phú Trọng, người đã làm tổng bí thư từ năm 2011, từng là “ông chủ” không thể tranh cãi của đảng từ năm 2016, và phải nằm trong phòng hồi sức tích cực tại bệnh viện Quân Y 108, nay ngày càng ít xuất hiện trước công chúng đang càng lúc càng có nguy cơ không thể ngồi dậy được. Lúc đó, cánh màn nhung sân khấu của chức tổng bí thư sẽ mở ra.

Lò của ông Trọng sẽ còn cháy tới đâu?

Ông Trọng đang ngồi trên lò lửa đốt tham nhũng do chính mình tạo ra, nhưng sức nóng của nó đã kề bên ông. Ông muốn thanh lọc đảng khỏi những đảng viên nhận hối lộ và những đảng viên không còn là người trung thành thực sự. Ông chọn làm điều đó bằng cách sử dụng các thể chế của đảng, không phải của chính phủ. Nhưng khi nhìn lại, sự trơ trọi chung quanh ông lúc này, đang điềm chỉ một suy nghĩ thầm kín đầy nguy hiểm của thành viên ban chấp hành Trung Ương Đảng: Còn ông, và Tô Lâm thì sao?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, tổng kết Tháng Giêng năm 2023 cho thấy gần 200,000 đảng viên (khoảng 1/25) bị kỷ luật trong giai đoạn 2013-2022. Các cuộc khảo sát xác tìm ra một điểm chết người là “chiến dịch chống tham nhũng đã phá vỡ một phần mối quan hệ chính trị-kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.” Đồng thời, có “sự chậm trễ trong quá trình hành chính,” vì các công chức lo ngại rằng họ có thể bị điều tra, nên họ do dự trong việc chịu trách nhiệm các dự án hoặc cấp giấy phép.

Bên cạnh đó, “Bộ Công an… thường được coi là cơ quan thực thi chiến dịch chống tham nhũng, đã được trao quyền rất lớn,” và “các quan chức cấp tỉnh, nhận thức rất rõ rằng việc thăng tiến của họ phụ thuộc vào thành công trong các vụ án chống tham nhũng tại địa phương, và bỏ bê các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế.”

Vào đảng CSVN, để nhận quyền lợi, và tự tìm ra nguồn làm giàu cho mình, nên khi chiến dịch chống tham nhũng, bắt đầu từ hướng tiêu diệt băng nhóm, phe phái trong đảng, nhiều quan chức nhận ra rằng nếu sống không tham nhũng, tiền lương của họ quá thấp so với mức lương trong khu vực tư nhân của Việt Nam, vì vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, không có gì ngạc nhiên khi “có một cuộc di cư ồ ạt khỏi bộ máy quan liêu kể từ năm 2020.”

Chọn an ninh, hơn là phát triển kinh tế!

Hà Nội cũng bộc lộ sự rối rắm trong các chính sách của mình, trong việc vừa thanh trừng nội bộ, vừa bắt bớ những dấu hiệu về một xã hội đang có tiếng nói khác biệt. Việc bắt giữ hàng loạt các nhà vận động môi trường sạch là một ví dụ cụ thể. Khi các đảng viên trung thành chỉ hành động theo lệnh bị loại dần vì tham nhũng, thì Hà Nội chột dạ và hốt hoảng nhìn thấy tiến trình mới trong xã hội đang diễn ra. Từ đó, Bộ Công An được lệnh rà soát, không cho bất kỳ người Việt Nam nào không phải đảng viên tham gia cuộc đối thoại với các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là với nhóm Hoa Kỳ và EC đã hứa cho vay và tín dụng trị giá $15.6 tỷ và chuyên môn.

Gần đây, các nhà đầu tư lớn, lẫn các đối tác Việt Nam đang âm thầm gióng lên hồi chuông cảnh báo khi họ tìm thấy tình hình “chọn an ninh hơn kinh tế,” do đối mặt với một rào cản giấy tờ hành chính dày đặc như những năm 1980.

Một nhà quan sát khác có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam phát hiện ra “một không gian đóng lại cho xã hội dân sự.”

Mùa Hè năm ngoái, Hà Nội tuyên bố quyết định nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ, Úc, Nam Hàn, và một số đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, càng hô hào bắt tay và hữu nghị, người ta càng nhìn thấy tình trạng khủng bố xã hội diễn ra khắp nơi, do nỗi sợ hãi về sự sống còn của chế độ độc tài.

Hà Nội sẽ phải chấm dứt tình trạng đàn áp mọi nơi, nếu không điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài mệt mỏi thất vọng. Các công ty làm ăn chọn Việt Nam, vì nghĩ rằng sẽ không hà khắc và vô lối nhưng Trung Quốc hay Miến Điện, và nếu tình hình này không kiểm soát được, Việt Nam có thể mất đi những con số tăng trưởng kinh tế quan trọng hàng năm.

Chuyện gì xảy ra khi ông Trọng không thể ngồi thêm chiếc ghế tổng bí thư để giữ cho con thuyền của CSVN không chìm vội, và nếu Tô Lâm giành được thêm vị trí này, ai biết được Lâm sẽ là một Kim Jong-un của Việt Nam, hay sẽ là một người thay đổi quan trọng, với sự giơ tay biểu quyết trong riu ríu của gần 500 đại biểu Quốc Hội và 200 thành viên ban chấp hành Trung Ương?

Khi các chức vụ lãnh đạo Ba Đình yên vị, ám kịch bắt đầu!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/khi-cac-chuc-vu-lanh-dao-yen-vi-am-kich-bat-dau/

 

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành, của sư thầy Thích Minh Tuệ

https://bacaytruc.com/index.php/18587-toan-c-nh-b-t-chi-n-t-nhien-thanh-c-a-s-th-y-thich-minh-tu-tac-gi-namviet-rfavn

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành, của sư thầy Thích Minh Tuệ

Tác Giả : namviet

Nguồnrfavietnam

Ngày đăng : 2024-05-19

A person with his hands together

Description automatically generated

Sự kiện vị hành cước tu sĩ Thích Minh Tuệ khởi cuộc hành pháp đơn độc xuyên Việt Nam lần thứ 6, bất ngờ đã trở thành cái gai trong mắt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản dựng lên, vốn nhằm kiểm soát tín ngưỡng theo mô hình của Trung Quốc: tôn giáo - trại lính.

Hình ảnh vị sư gầy gò, khiêm tốn, không nhận cúng dường tiền bạc và chỉ đi theo lối khất sĩ để tu tập đã làm cảm động dân chúng mộ đạo cả nước. Khởi đầu thì có ngày người chặn đường hỏi thăm, rồi đến gửi thức ăn cúng dường... cho đến ngày 15 Tháng Năm, người ta chứng kiến cả trăm người đi bộ theo sư Thích Minh Tuệ để bày tỏ lòng kính trọng, nhiều người dân chạy trước để quét đường, không muốn để tổn thương chân trần của vị sư.

Vấn đề của sư Thích Minh Tuệ, là cách tu thanh bạch, chân chính và khiêm tốn, không nhận tiền của của ông đã bất ngờ tạo thành một sự đối nghịch gay gắt với những lời rao giảng hù dọa Phật tử, hối thúc cúng dường và vạch rõ sự vô nghĩa, se sua của các quan chức Phật giáo nhà nước, hay tự xưng mình là đại đức, hòa thượng... không biết ngượng miệng.

Trên các trang mạng hàng ngày, tràn ngập các video ca ngợi tư cách của ông Thích Minh Tuệ, cùng với các bản video của các tăng sĩ nhà nước, tạo nên nghịch cảnh dở khóc dở cười.

Tức giận và bẽ bàng, ông Thích Chân Quang, sư nhà nước, đã đăng đàn gọi sư Tuệ là 'thằng ba trợn’ nhưng ngay lập tức sự phản ứng của dân chúng đã dữ dội đến mức khiến ông Quang phải vội vã kéo video xuống, và cắt bỏ những phần chửi bới xúc phạm sư Tuệ, nhưng vẫn chậm hơn sự nhận biết của dân chúng.

A person in a robe

Description automatically generated

Thích Đức Thiện

Như để tiếp sức với ông Quang, ngày 16 Tháng Năm, Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh đã phát đi một văn thư, như một loại truy nã tôn giáo, ký tên Thích Đức Thiện, phó chủ tịch, tổng thư ký Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội quốc doanh gửi khắp các cơ quan địa phương, kể cả ban tôn giáo, và A02 của Bộ Công An, tức phân ban chuyên chống phản động của Hà Nội.

Văn bản ghi số 151/HĐTS-VP1, hỏa tốc gửi đi từ Hà Nội, báo cáo rằng “Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban thường trực Hội Đồng Trị Sự đề nghị Ban Trị Sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư, liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.”

Không có chi tiết nào trong văn bản này xác định thế nào thì được xem là tu sĩ, trong quan niệm của Giáo hội quốc doanh, nhưng chính văn bản này khi bị tiết lộ, cũng là cao trào của những nhận thức rõ về cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo tay sai do nhà nước dựng lên từ năm 1981.

Cùng ngay trong chiều ngày 16 Tháng Năm, giới sử dụng mạng Việt Nam đã truy tìm tài sản che giấu của ông Thích Đức Thiện - người ra văn bản đòi công an phải có hành động với sư Tuệ - bằng cách tìm qua số điện thoại và tên thật của ông ta, cho thấy, ít nhất ông Thiện đang có số tiền giữ làm của riêng, từ 5 đến 7 tỷ đồng, từ một vài tài khoản bị tiết lộ.

Nhiều trang đã đưa lại tin tức này, trong đó có trang facebook của nhà báo Hoàng Mạnh Hà. Nội dung bài viết có hướng dẫn cách tìm “lên goolge gõ chữ ‘Thượng toạ Thích Đức Thiện,’ dẫn vào các trang mạng Phật giáo, mình biết được tên thật của thầy là Nguyễn Tiến Thiện, số ĐT là 0912019747, địa chỉ 73 Quán Sứ, Hà Nội.”

Cũng số điện thoại này, khi tìm đến trang Scribd, người ta tìm thấy một file excel. Trong bảng excel, khách hàng Nguyễn Tiến Thiện với số điện thoại và địa chỉ như trên, đang có số dư 2 tỷ đồng từ năm 2020.

Khi tiếp tục tìm với google, lại tìm được bảng dữ liệu, kê 34,500 số điện thoại "Gửi tiết kiệm Hà Nội từ 5 tỷ." Trong bảng này, lại có số điện thoại 0912019747. Tức là số điện thoại của ông Thiện, đang là khách hàng thân thiết có số dư gửi tiết kiệm từ 5 tỷ.

Vài tiếng sau khi có phát hiện về những tài sản bí mật này của ông Thiện, được lan truyền trên mạng, đồng loạt các bài liên quan đều bị đánh sập vào từ 6 giờ 30 phút tối, ngày 17 Tháng Năm. Truy từ các dấu vết ngăn chận các bài viết, cho thấy có hành động có liên quan đến an ninh mạng của Nhà nước Việt Nam.

Thế nhưng, nhiều người nói, ông Thiện đang có chức vụ cao cấp hơn ông Quang, nên tiền không thể ít hơn được, trong khi theo tìm kiếm của dân cư mạng từ tháng trước, tài sản từ kêu gọi cúng dường của Quang, có thể lên đến khoảng 300 tỉ, theo tố cáo từ nhiều trang video, có thể tìm thấy nội dung với từ khóa “kê biên tài sản Thích Chân Quang”.

Hình ảnh của ông Thiện hay ông Quang, chỉ là đại diện nhỏ lẻ của một hệ thống tăng ni được nhà nước Việt Nam nuôi dưỡng, thao túng và dùng làm tay sai trong âm mưu kiểm soát cả Việt Nam bằng tôn giáo - xã hội chủ nghĩa. Những con số tài sản rủng rỉnh đang được đồn thổi trên mạng có thể là không chính xác, nhưng hoàn toàn đối lập với hình ảnh một người tu sĩ nhẫn nại và an nhiên trên con đường hành đạo của mình, mà không hề có bóng dáng tư lợi.

Để ra vẻ là có sự công bằng và xoa dịu công chúng, sau khi phát đi công văn đòi công an phải có hành động với thầy Thích Minh Tuệ, ông Thiện cũng cho loan đi nội dung rằng Giáo Hội nhà nước đã tổ chức buổi làm việc với ông Thích Chân Quang “để kiểm điểm, chấn chỉnh phát ngôn.” Tin báo ngày việc kiểm điểm ngày 17 Tháng Năm, nhưng có lời bàn rằng chuyện đã cũ, và cũng đã xử êm nội bộ từ ngày 19 Tháng Tư.

Ông Thích Đức Thiện là ai mà ra mặt, có nhiều quyền lực như vậy? Hiện ông Thiện là con át chủ bài mới của Ban Tôn Giáo, đang được chuẩn bị cho nhiều nhiệm vụ đối ngoại. Năm 2023, Thích Đức Thiện đại diện cho Phật Giáo, Nguyễn Thanh Lý đại diện cho Công Giáo đã đi sang Hoa Kỳ để “minh oan” cho Hà Nội về vấn đề đàn áp tôn giáo, và kêu gọi Hoa Kỳ hãy bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách SWL (Special Watch List).

Sau sự lồng lộn tức giận của các quan chức tôn giáo cộng sản, sư Thích Minh Tuệ nói mình sẽ ẩn tu để tránh làm phiền mọi người, cũng như có thể khiến những người mộ đạo đi theo gặp rắc rối.

Trong toàn bộ câu chuyện của sư Thích Minh Tuệ, hình ảnh một người tu áo vá, an nhiên với hành trình đạo pháp của mình đã bất chiến tự nhiên thành với cả một hệ thống tay sai tôn giáo điên cuồng muốn hủy diệt hình ảnh thanh bạch truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.

Điều đáng ngạc nhiên, cho thấy giữa chằng chịt các luật lệ, những ngôn luận vuốt đuôi nhà nước với cái gọi là "thế lực thù địch," bẫy rập chực chờ... Tôn giáo chân chính vẫn điềm nhiên đi xuyên qua, mà không mất một chút lực nào.

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành, của sư thầy Thích Minh Tuệ

https://bacaytruc.com/index.php/18587-toan-c-nh-b-t-chi-n-t-nhien-thanh-c-a-s-th-y-thich-minh-tu-tac-gi-namviet-rfavn

 

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

https://bacaytruc.com/index.php/18642-cach-t-i-ph-m-trung-qu-c-r-a-ti-n-quy-mo-toan-c-u-bien-d-ch-d-d-ng-nh-t-huy-ncqt

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

Biên dịch : Đỗ Đặng Nhật Huy

NguồnNghiên Cứu Quốc Tế

Ngày đăng : 2024-05-26

A city skyline with silhouettes of people

Description automatically generated

Thời nay thật khó kiếm một lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc cùng bắt tay hợp tác. Tại thời điểm bài viết này, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến đi tới Trung Quốc, một phần để gây sức ép nhằm thuyết phục Bắc Kinh ngừng bán các vật liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí cho Nga. Ở phía còn lại, Trung Quốc chỉ cần nở một nụ cười lịch sự thôi đã là tốt lắm rồi. Trong bối cảnh đó, thật đáng chú ý khi gần đây hai nước đã quyết định tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực khác: chống rửa tiền. Tháng 4 vừa qua hai bên đã mở một diễn đàn song phương để thảo luận về vấn đề này. Không như ở Nga, đây là một vấn đề lớn đối với cả hai nước.

Nạn rửa tiền có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt vì các mạng lưới ngầm từ Trung Quốc với công nghệ mới có thể rửa sạch tiền bẩn chỉ trong vài phút. Những “ngân hàng” mờ ám này đang đóng vai trò nhà băng cho các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Để trấn áp chúng, Mỹ-Trung cần phải đàm phán với nhau. Giữa một không khí chính trị chật chội, các cuộc thảo luận về nạn rửa tiền đã bị đóng băng suốt nhiều năm qua. Gần đây, một quan chức của bộ tài chính Mỹ cho biết việc nối lại hoạt động này đánh dấu “thay đổi lớn, một bước chuyển biến tích cực lớn.”

Ở Mỹ nạn rửa tiền là một vấn đề nghiêm trọng. Trong 12 tháng tính đến tháng 11 năm 2023, hơn 105.000 người Mỹ đã thiệt mạng do sử dụng ma túy quá liều, chủ yếu do fentanyl và các loại thuốc phiện tổng hợp khác được nhập lậu vào nước này từ Mexico. Các ngân hàng ngầm từ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong cuộc chơi bằng cách cung cấp một giải pháp cho phép các cartel ma tuý Mexico rửa tiền nhanh chóng và với chi phí thấp.

Trong một bài báo xuất bản năm 2021 trên Tạp chí Tình báo Hoa Kỳ, Virginia Kent đến từ Bộ Ngoại giao Mỹ và Robert Gay thuộc Đại học Tình báo Quốc gia ở Maryland đã viết về một “cuộc đảo chính không đổ máu” của các tổ chức xử lý tiền của Trung Quốc, lưu ý rằng trong những năm gần đây, họ đã đã thay thế các ngân hàng ngầm đến từ Mexico. Các tác giả gọi những nhà khai thác Trung Quốc này là “kẻ thù rửa tiền mới và thách thức hơn.”

Chính phủ Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Trong “Đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia” năm 2022, Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh các thực thể tài chính bất hợp pháp từ Trung Quốc, nói rằng những kẻ buôn ma túy đang ngày càng sử dụng kênh này nhiều hơn trong hoạt động rửa tiền. Báo cáo mới nhất của bộ, được công bố vào tháng 2, cho biết các tổ chức Trung Quốc kể từ đó đã trở nên “phổ biến hơn” và hiện nằm trong số “các tác nhân chính” của nạn rửa tiền trên toàn cầu. Các quan chức Mỹ hy vọng rằng diễn đàn chống rửa tiền mới, cùng với một diễn đàn khác do Mỹ và Trung Quốc thành lập trong năm nay nhằm giải quyết nạn buôn bán ma túy, sẽ giúp chống lại chúng.

Các cơ quan chức năng khác cũng đã vào cuộc. Năm 2019, Europol, cơ quan cảnh sát của EU, cho biết hoạt động rửa tiền của các nhóm tội phạm châu Á, đặc biệt là các nhóm Trung Quốc, tạo ra “mối đe dọa ngày càng tăng đối với châu Âu.” Họ nói các băng đảng Trung Quốc “cực kỳ linh hoạt” và đang xử lý “lượng tiền đáng kể” từ nhiều hoạt động tội phạm khác nhau. Hồi tháng 1, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) đã báo cáo về một “cuộc cách mạng” đang diễn ra trong “kiến trúc ngân hàng ngầm” ở Đông Nam Á, liên quan đến mọi thứ từ sòng bạc đến tiền điện tử. Các chi tiết mà báo cáo cung cấp cho thấy các băng đảng Trung Quốc đang đi đầu.

Trung Quốc cũng có lý do để lo lắng. Họ không muốn các ngân hàng ngầm này tạo điều kiện cho hành vi lách luật kiểm soát ngoại hối nghiêm ngặt (tháo vốn, thậm chí bằng các phương tiện hợp pháp, là một vấn đề đau đầu dai dẳng của Trung Quốc). Người Trung Quốc đại lục không được phép gửi hơn 50.000 USD mỗi năm ra nước ngoài. Và đối với nhiều người Trung Quốc giàu có, quy định này thật gò bó.

Người Trung Quốc thường tìm đến các tổ chức tài chính bất hợp pháp không phải để rửa tiền, mà để chuyển một phần tài sản của họ ra nước ngoài. Nhu cầu này sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái. Một số người trong số này là tội phạm, bao gồm cả những quan chức tham nhũng muốn che giấu tiền của của mình khỏi công an Trung Quốc. Họ có lý do để lo lắng: nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, đang tiến hành một cuộc chiến chống tham nhũng. Hồi năm 2022, văn phòng viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết các nỗ lực chống rửa tiền là một phần của “chiến lược quốc gia quan trọng nhằm duy trì an ninh chính trị và tài chính của đất nước.” Theo truyền thông nhà nước, Trung Quốc đang soạn thảo những thay đổi lớn nhất đối với luật chống rửa tiền kể từ khi luật này có hiệu lực vào năm 2007.

Có một số yếu tố đang làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết. Đầu tiên là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng phi chính thức đã tồn tại hàng thế kỷ dựa trên cái thường được gọi là hệ thống phi tiền (tiền bay). Nguồn gốc của nó không liên quan gì đến tội phạm. Nó bắt đầu như một phương thức thanh toán mà không cần phải mang theo tiền mặt đi đường dài. Giống như hệ thống hawala phổ biến ở Trung Đông và Nam Á, phi tiền phụ thuộc vào niềm tin: một khoản tiền trao đổi giữa hai bên ở một địa điểm sẽ được khớp với một giao dịch tương đương ở một địa điểm khác.

Ở Trung Quốc, phi tiền vẫn được sử dụng phổ biến như một cách để giao dịch quốc tế một cách nhanh chóng mà không cần sự can thiệp của ngân hàng. Người lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường sử dụng những phương pháp như vậy để gửi tiền về nước. Việc gần như mọi người Trung Quốc đều dùng WeChat, một ứng dụng nhắn tin thường được liên kết với tài khoản ngân hàng, đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống phi tiền.

Đại dịch opioid ở Mỹ khiến nó phát triển hơn nữa. Một phần trong số hàng tỷ đô la tiền mặt do nhu cầu ma túy tạo ra sẽ được chuyển lậu trở lại các băng đảng ở Mexico, với rủi ro đáng kể. Theo bà Kent và ông Gay, một số được giao cho những kẻ rửa tiền ở Mexico với hoa hồng cao: thường từ 8% đến 12%. Các tổ chức rửa tiền của Trung Quốc cung cấp một lựa chọn rẻ hơn nhiều, thậm chí gần như miễn phí.

Điều này được thực hiện nhờ hệ thống phi tiền và nhu cầu đô la cao của người Trung Quốc. Những kẻ rửa tiền Trung Quốc nhận tiền có nguồn gốc từ ma túy và dùng nó để mua nhân dân tệ với lợi nhuận cao: phi tiền cho phép người mua ở Mỹ gửi số tiền tương đương bằng nhân dân tệ từ tài khoản ngân hàng của họ ở Trung Quốc đến một hoặc nhiều tài khoản ở Trung Quốc do những kẻ rửa tiền kiểm soát. Vì không đi ra khỏi biên giới hai nước, loại hình hoán đổi này cực kỳ khó bị các nhà điều tra Mỹ phát hiện. Các khoản tiền này thường được chia thành số tiền nhỏ hơn nên cũng không thu hút sự chú ý của các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ ở Trung Quốc sau đó sẽ được dùng để mua hàng hóa và gửi đến Mexico để bán lấy peso giao cho các cartel ma tuý. Môi giới Trung Quốc sắp xếp việc giao peso gần như ngay lập tức sau khi nhận được đô la bẩn. Laurence Howland, cựu điều tra viên của cơ quan thuế nước Anh, cho biết: “Họ làm việc rất, rất hiệu quả.”

Những kẻ buôn lậu ở châu Âu cũng đang theo đuổi ý tưởng này. Hồi tháng 10, cảnh sát Ý đã bắt giữ 33 người vì cáo buộc liên quan đến việc rửa hơn 50 triệu euro (53 triệu USD) cho những kẻ buôn bán ma túy. Trong số những người bị bắt giữ có 7 công dân Trung Quốc. Một sĩ quan người Ý phụ trách hoạt động này nói với hãng tin Reuters rằng số tiền mà những kẻ bị cáo buộc rửa tiền xử lý có lẽ lớn hơn nhiều so với số tiền mà cảnh sát bắt được. Cũng trong tháng đó, cảnh sát Ý và Tây Ban Nha đã bắt giữ 78 người vì cáo buộc tham gia vào mạng lưới buôn bán cần sa. Europol cho biết tổ chức này có sự tham gia của các cá nhân thuộc nhiều quốc tịch, bao gồm cả người Albania và người Morocco. Việc thanh toán cho các chuyến hàng ma túy là do các môi giới Trung Quốc phụ trách.

Theo UNODC, các chính phủ ở Đông Nam Á đang đối mặt với “những thách thức chưa từng có” từ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Một ví dụ tiêu biểu là Singapore, đất nước đã bị rung chuyển trong những tháng gần đây bởi vụ bê bối rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. Nó liên quan đến việc thu giữ hoặc phong tỏa hơn 2 tỷ USD được giữ trong tài khoản ngân hàng hoặc dưới dạng tài sản như hàng hoá xa xỉ, ô tô, và vàng. Trong tháng này, một tòa án ở Singapore đã kết án hai trong số mười công dân Trung Quốc (một vài trong số họ còn có hộ chiếu khác) bị bắt vì liên quan đến vụ án. Cặp đôi này bị tuyên án 13 tháng và 14 tháng tù. Một người thậm chí bị tịch thu hơn 120 triệu USD.

UNODC cho biết tội phạm có tổ chức trong khu vực đã phát triển mạnh nhờ sản xuất ma túy tổng hợp ở “mức kỷ lục” ở “Tam giác vàng” trên lãnh thổ ba nước Lào, Myanmar, và Thái Lan. Chúng được phục vụ bởi các mạng lưới ngân hàng ngầm đang phát triển nhanh chóng, sử dụng sòng bạc, nền tảng cá cược trực tuyến, và tiền điện tử để rửa tiền cho những kẻ buôn lậu. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn công dân tiếp cận tất cả những thứ này (ví dụ như cảnh báo rằng đến thăm các sòng bạc ở nước ngoài có thể bị cảnh sát Trung Quốc coi là phạm tội) vẫn chưa giải quyết dứt điểm được vấn đề. UNODC cho biết: “Việc thiết lập một hoạt động casino trực tuyến chưa bao giờ dễ dàng hơn với chuyên môn kỹ thuật và vốn đầu tư hạn chế, bất kể luật cờ bạc quy định ra sao trong một khu vực pháp lý nào.”

Việc kết nối với các nhà môi giới Trung Quốc cũng rất dễ dàng. Các dịch vụ của họ tràn lan trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và WeChat. Các chủ ngân hàng ngầm sử dụng các nền tảng internet để tuyển dụng những người làm “con la tiền,” tức những người cho phép tài khoản ngân hàng của họ được dùng để rửa tiền. Họ thường nhắm tới các sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, những người có thể bị thu hút bởi tiền hoa hồng và không nhận thức được rủi ro. Hồi tháng 12, Europol tuyên bố đã xác định được gần 11.000 con la và 500 nhà tuyển dụng ở 26 quốc gia, dẫn đến việc bắt giữ hơn 1.000 người.

Vào năm 2022, cảnh sát Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống rửa tiền kéo dài 3 năm và cho đến nay đã đưa hơn 2.300 người ra tòa. Nổi bật là một vụ, được công bố vào tháng 12, liên quan đến việc bắt giữ 74 người ở 17 tỉnh bị nghi ngờ xử lý gần 16 tỷ nhân dân tệ (2,1 tỷ USD) trong các giao dịch kiểu phi tiền. Họ bị cáo buộc chuyển tiền qua hơn 1.000 tài khoản ngân hàng, mỗi tài khoản có lưu lượng trung bình hàng ngày là 3 triệu nhân dân tệ. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng. Mỹ cho biết mỗi năm có hơn 150 tỷ USD tiền bất hợp pháp được chuyển qua Trung Quốc.

Thỏa thuận của Trung Quốc với Mỹ để cùng chống rửa tiền đã được bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen công bố trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 4. Bà nói Mỹ “không thể làm điều đó một mình.” Bà cho biết những điểm yếu trong cơ chế quản lý ở Trung Quốc và các nước khác đang giúp đỡ các băng nhóm tội phạm từ buôn người đến lừa đảo. Nhưng ngay cả với ý chí cao nhất trên thế giới, cũng khó có thể kiểm soát được một vấn đề lớn, phức tạp, và dễ dàng che giấu như hoạt động rửa tiền. Đối với các quan chức ở hai quốc gia cảnh giác lẫn nhau và có ít kinh nghiệm thực thi pháp luật chung, điều đó sẽ còn khó khăn hơn./.

Nguồn:, “How Chinese networks clean dirty money on a vast scale.” The Economist, 22/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

https://bacaytruc.com/index.php/18642-cach-t-i-ph-m-trung-qu-c-r-a-ti-n-quy-mo-toan-c-u-bien-d-ch-d-d-ng-nh-t-huy-ncqt

 

Ông Trump cam kết chấm dứt sự dính líu của Mỹ vào “chiến tranh của dân tộc khác”

https://bacaytruc.com/index.php/18643-ong-trump-cam-k-t-ch-m-d-t-s-dinh-liu-c-a-m-vao-chi-n-tranh-c-a-dan-t-c-khac-tac-gi-h-i-dang-vl

Ông Trump cam kết chấm dứt sự dính líu của Mỹ vào “chiến tranh của dân tộc khác”

Tác Giả : Hải Đăng

NguồnViệt Luận

Ngày đăng : 2024-05-26

A person speaking into a microphone

Description automatically generated

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Đảng Tự do tại Washington DC vào ngày 25 tháng 5 năm 2024. (Nguồn ảnh: JIM WATSON/AFP via Getty Images)

Cựu Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (25/5) đã tái khẳng định lời hứa sẽ nhanh chóng kết thúc sự dính líu của Mỹ vào “các cuộc chiến tranh của dân tộc khác”, cụ thể là kết thúc chiến tranh Nga – Ukraine, nếu ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười Một.

Ứng viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa lập luận rằng bằng việc cấp tiền cho “các cuộc chiến tranh của dân tộc khác”, nước Mỹ đang gia tăng khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu và ông hứa sẽ chấm dứt các khoản tiền như vậy.

Phát biểu tại hội nghị quốc gia Đảng Tự do (Libertarian Party) tại Washington DC hôm thứ Bảy (25/5), ông Trump cáo buộc rằng dưới chính quyền hiện tại, nước Mỹ đang biến thành “quốc gia thất bại” và ông hứa hẹn sẽ khôi phục “hòa bình và ổn định” nếu ông quay lại Nhà Trắng.

Ông Trump nêu tên các ưu tiên chính của mình gồm:

- kết thúc khủng hoảng biên giới,

- chấm dứt lãng phí tiền thuế của người dân Mỹ vào chi tiêu cho quân đội nước ngoài, và

- bảo vệ “chủ quyền Mỹ khỏi bị dần dần rơi vào tay của chính phủ toàn cầu”.

“Chúng ta sẽ nói về tự do, thịnh vượng và chủ nghĩa tư bản tại Mỹ”, ông Trump nói trước đám đông người tham dự hội nghị của Đảng Tự do. Ông nói tiếp: “Thậm chí ngay trước khi tôi tới Phòng Bầu dục một thời gian ngắn sau khi tôi thắng cử tổng thống, tôi sẽ giải quyết cuộc chiến tranh khủng khiếp giữa Nga và Ukraine để chúng ta thoát khỏi việc chi tiêu hàng trăm tỷ USD vào cuộc chiến tranh của dân tộc khác, và để chúng ta bắt đầu ngay lập tức cứu hàng nghìn sinh mạng”.

“Tôi cam kết sẽ khôi phục hòa bình và ổn định, đồng thời ngăn chặn con đường của ông Biden hướng tới Thế chiến III”, ông Trump nói tiếp và cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh toàn cầu tiềm tàng sẽ “không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác” bởi vì “vũ khí hàng loạt”. Ông Trump nhấn mạnh rằng ông là “người duy nhất” có thể ngăn chặn được Thế chiến III.

Mặc dù ông Trump không nêu chi tiết cách ông sẽ kết thúc cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, nhưng trước đó ông đã nói với Thủ tướng Hungary Viktor Orban rằng ông đã có “kế hoạch chi tiết” và cam kết sẽ kết thúc cuộc xung đột này “trong vòng 24 giờ”.

“Nếu Mỹ sẽ không cung cấp tiền, người châu Âu sẽ tự nhận thấy không thể cấp tiền cho cuộc chiến tranh này, và sau đó cuộc chiến sẽ kết thúc”, ông Orban nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông vào đầu năm nay. Thủ tướng Hungary nói thêm rằng ông Trump đã chứng minh bản thân ông ta là “một con người của hòa bình”.

Đầu tuần này, Bộ Quốc phòng của chính quyền Biden đã tiết lộ gói viện trợ bổ sung 275 triệu USD cho Ukraine trong bối cảnh Nga đang có bước tiến tại Khu vực Kharkov. Lầu Năm Góc cũng ám chỉ rằng họ có thể bật đèn xanh cho Kyiv sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để thực hiện các cuộc tấn công “vào sâu trong lãnh thổ Nga”.

Tuyên bố đó của Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích gay gắp từ Nga. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói rằng Washington đang không bận tâm gì đến việc khôi phục hòa bình tại châu Âu và “đang làm mọi thứ để kéo dài cuộc xung đột này và gia tăng thương vong cho cả phía Nga và Ukraine”.

Hải Đăng (Theo RT)

Ông Trump cam kết chấm dứt sự dính líu của Mỹ vào “chiến tranh của dân tộc khác”

https://bacaytruc.com/index.php/18643-ong-trump-cam-k-t-ch-m-d-t-s-dinh-liu-c-a-m-vao-chi-n-tranh-c-a-dan-t-c-khac-tac-gi-h-i-dang-vl

 

Hai thượng nghị sỹ Đảng Dân Chủ yêu cầu Chánh án Roberts thúc bách Thẩm phán Alito rời khỏi các vụ án liên quan đến ông Trump

https://bacaytruc.com/index.php/18634-hai-th-ng-ngh-s-d-ng-dan-ch-yeu-c-u-chanh-an-roberts-thuc-bach-th-m-phan-alito-r-i-kh-i-cac-v-an-lien-quan-d-n-ong-trump-tac-gi-matthew-vadum-bien-d-ch-nguy-n-le-et

Hai thượng nghị sỹ Đảng Dân Chủ yêu cầu Chánh án Roberts thúc bách Thẩm phán Alito rời khỏi các vụ án liên quan đến ông Trump

Tác Giả : Matthew Vadum
Biên dịch : Nguyễn Lê

NguồnThe Epoch Times Vn

Ngày đăng : 2024-05-25

Yêu cầu này được đưa ra sau khi có thông tin là một lá cờ thứ hai liên quan đến những người ủng hộ ông Trump đã tung bay tại ngôi nhà bên bờ biển của ông Alito.

A person in a black robe

Description automatically generated

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Samuel Alito chụp ảnh tại Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 23/04/2021. (Ảnh: Erin Schaff / Reuters)

Hôm 24/05, hai thành viên Đảng Dân Chủ cấp cao tại Thượng viện đã gửi một lá thư cho Chánh án John Roberts kêu gọi ông gây áp lực với Thẩm phán Tối cao Pháp viện Samuel Alito khiến ông Alito rời khỏi các vụ án liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020 và vụ xâm phạm an ninh Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/01/2021.

Thẩm phán Alito, một người có tư tưởng bảo tồn truyền thống, từ lâu đã là mục tiêu của Đảng Dân Chủ, nhưng những lời chỉ trích đối với hoạt động của ông tại Pháp viện đã gia tăng kể từ khi ông viết ý bản kiến đa số trong vụ Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson năm 2022, theo đó lật ngược án lệ Roe kiện Wade và trả quyền đề ra quy định phá thai về các tiểu bang.

Ngày càng nhiều người bên Đảng Dân Chủ phàn nàn về Thẩm phán Alito kể từ khi có các bản tin mới đây rằng một lá cờ Mỹ bị treo ngược bên ngoài tư gia của ông và một lá cờ “Appeal to Heaven” từ thời Cách mạng Mỹ được giương lên tại tư gia bên bờ biển của ông. Lá cờ Mỹ treo ngược và lá cờ Appeal to Heaven đã được những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump vay mượn sau vụ ngày 06/01 để làm biểu tượng cho phong trào “Stop the Steal” (Hãy ngừng Đánh cắp [cuộc Bầu cử]) để phản đối những bất thường mà họ cho rằng đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020, cũng như phản đối việc Quốc hội ra quyết định chứng nhận Tổng thống Joe Biden đắc cử.

Cựu Tổng thống Trump, một thành viên Đảng Cộng Hòa, và Tổng thống Biden, một thành viên Đảng Dân Chủ, dự kiến sẽ so tài một lần nữa trong cuộc bầu cử sắp tới vào ngày 05/11.

Đảng Dân Chủ cho rằng những lần treo cờ này là bằng chứng cho thấy Thẩm phán Alito, 74 tuổi, được cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa George W. Bush bổ nhiệm năm 2006, không thể được tin cậy trong việc ra quyết định một cách khách quan.

Bức thư mới từ Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Dick Durbin (Dân Chủ-Illinois) và chủ tịch tiểu ban Sheldon Whitehouse (Dân Chủ-Rhode Island) được đưa ra sau khi họ cáo buộc Thẩm phán Alito có khuynh hướng ủng hộ ông Trump do sự xuất hiện của những lá cờ đó.

Trong thư, họ kêu gọi Chánh án Roberts “ngay lập tức thực hiện các bước thích hợp để bảo đảm rằng Thẩm phán Alito sẽ tự cáo từ” trong hai vụ án mà Tối cao Pháp viện hiện đang thụ lý có ảnh hưởng đến cựu Tổng thống Trump.

Tại Hạ viện Hoa Kỳ, 45 thành viên Đảng Dân Chủ gần đây cũng đã gửi một bức gửi thư cho Thẩm phán Alito, yêu cầu ông cáo từ khỏi “bất kỳ sự tham gia nào vào hai vụ án ông Trump kiện Hoa Kỳ, Fischer kiện Hoa Kỳ, và bất kỳ vụ án nào khác có thể phát sinh từ các sự kiện ngày 06/01 hoặc cuộc bầu cử năm 2020.”

Vụ Trump kiện Hoa Kỳ, được xét xử hôm 25/04, có liên quan đến câu hỏi liệu cựu tổng tư lệnh này có được hưởng quyền miễn truy tố đối với các hành động theo thẩm quyền đã thực hiện khi ông còn đương chức hay không.

Vụ Fischer kiện Hoa Kỳ, được xét xử hôm 16/04, có liên quan đến một cựu cảnh sát bị buộc tội theo một đạo luật cải tổ kế toán vì ông đã tiến vào Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong bốn phút vào ngày 06/01/2021. Vụ án này đang được công chúng theo dõi sát sao vì cựu Tổng thống Trump cũng bị buộc tội theo đạo luật tương tự trong một vụ án lật ngược kết quả bầu cử. Nếu tòa án ra phán quyết bất lợi cho chính phủ Tổng thống Biden thì phán quyết này có thể ảnh hưởng đến hàng trăm vụ truy tố liên quan đến ngày 06/01.

“Chúng tôi đề nghị có một cuộc gặp với ông sớm nhất có thể, với vai trò của ông là Chánh án kiêm chủ tọa của Hội nghị Tư pháp Hoa Kỳ, để thảo luận về các bước bổ sung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đạo đức của Tối cao Pháp viện,” bức thư của hai thượng nghị sỹ nêu rõ.

“Bằng việc trưng bày hoặc cho phép trưng bày những biểu tượng nổi bật của chiến dịch ‘Stop the Steal’ bên ngoài tư gia của mình, Thẩm phán Alito rõ ràng đã tạo ra một hình ảnh thiếu chuẩn mực, vi phạm Quy tắc Ứng xử dành cho các Thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ … mà cả chín thẩm phán đã thông qua hồi năm ngoái.”

“Ông ấy cũng đã gây ra sự nghi ngờ hợp lý về tính công bằng của mình trong một số thủ tục tố tụng, do đó ông ấy cần phải bị tước quyền tham gia khỏi những thủ tục đó theo Quy tắc Ứng xử và luật liên bang,” bức thư nêu rõ.

Thẩm phán Alito đã thừa nhận rằng vợ ông đã treo ngược lá cờ Mỹ bên ngoài tư gia của họ ở Virginia trong một thời gian ngắn, 11 ngày sau vụ xâm phạm an ninh tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Thẩm phán cho biết việc treo cờ không nhằm mục đích bình luận về chính trị quốc gia mà xuất phát từ một mâu thuẫn với hàng xóm.

Rất lâu trước khi những người ủng hộ ông Trump dùng việc treo ngược lá cờ Mỹ sau ngày 06/01 để ủng hộ mục đích của họ, thì việc này đã được biết đến như một biểu tượng của sự khốn cùng hoặc như một hình thức phản đối.

Hôm 22/05, The New York Times đã đưa tin về một vụ việc thứ hai về lá cờ. Hãng truyền thông này đã công bố những bức ảnh chụp lá cờ “Appeal to Heaven” tung bay tại tư gia bên bờ biển của Thẩm phán Alito ở Long Beach Island, New Jersey vào mùa hè năm ngoái. Lá cờ này, còn được gọi là cờ Cây Thông, có từ năm 1775 và đã được những người nổi loạn ngày 06/01 mang theo. Tại thời điểm bản tin này phát hành, Thẩm phán Alito chưa đưa ra bình luận công khai nào về lá cờ tại ngôi nhà bên bờ biển của mình.

Vào tháng 08/2023, vào khoảng thời gian lá cờ được treo ở New Jersey, đơn kháng cáo vụ Fischer kiện Hoa Kỳ đã được ghi vào hồ sơ tại Tối cao Pháp viện.

Lá cờ “Appeal to Heaven” cũng được trưng bày bên ngoài văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) tại Capitol Hill. Một phát ngôn viên cho biết với tờ Times rằng ông Johnson “luôn đánh giá cao lịch sử phong phú của lá cờ này, vì nó được Tướng George Washington sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Cách mạng.”

Bức thư của hai thượng nghị sỹ cũng chỉ trích Quy tắc Ứng xử của Tối cao Pháp viện, nói rằng bộ quy tắc này “đã không khắc phục hoặc ngăn chặn được bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nào, phần lớn là do không có các biện pháp thực thi.”

“Cả Tối cao Pháp viện và Hội nghị Tư pháp dường như thậm chí không điều tra các cáo buộc vi phạm đạo đức của các thẩm phán Tối cao Pháp viện, chứ chưa nói đến đưa ra kết luận hoặc biện pháp trừng phạt nào.”

Cho đến khi tòa án và hội nghị “đưa ra hành động có ý nghĩa để giải quyết cuộc khủng hoảng đạo đức đang diễn ra, thì chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thông qua các dự luật nhằm giải quyết tình hình khủng hoảng này,” bức thư tuyên bố.

Đảng Dân Chủ đang thúc đẩy Đạo luật Đạo đức, thay đổi nhiệm vụ, và Minh bạch Tối cao Pháp viện (SCERT) do ông Whitehouse đề xướng. Dự luật này sẽ tạo ra một hệ thống cho phép công chúng nộp đơn khiếu nại các thẩm phán vì vi phạm quy tắc ứng xử hoặc tham gia vào “hành vi làm suy yếu tính chính trực” của Pháp viện. Dự luật sẽ trao quyền cho một nhóm thẩm phán tòa án cấp dưới điều tra các khiếu nại đối các thẩm phán Tối cao Pháp viện và đưa ra các hành động kỷ luật. Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã thông qua dự luật trong một cuộc bỏ phiếu theo đường hướng đảng phái hồi tháng 07/2023.

The Epoch Times đã liên lạc Chánh án Roberts và Thẩm phán Alito để yêu cầu bình luận.

Nguyễn Lê biên dịch
từ bản gốc 
The Epoch Times

Hai thượng nghị sỹ Đảng Dân Chủ yêu cầu Chánh án Roberts thúc bách Thẩm phán Alito rời khỏi các vụ án liên quan đến ông Trump

https://bacaytruc.com/index.php/18634-hai-th-ng-ngh-s-d-ng-dan-ch-yeu-c-u-chanh-an-roberts-thuc-bach-th-m-phan-alito-r-i-kh-i-cac-v-an-lien-quan-d-n-ong-trump-tac-gi-matthew-vadum-bien-d-ch-nguy-n-le-et

 

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

https://bacaytruc.com/index.php/18625-ng-i-trung-qu-c-noi-gi-v-kenh-dao-phu-nam-techo-tac-gi-baijiahao-bien-d-ch-le-th-thanh-loan-ncqt

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

Tác Giả : Baijiahao
Biên dịch : Lê Thị Thanh Loan

NguồnNghiên Cứu Quốc Tế

Ngày đăng : 2024-05-24

A map of a country

Description automatically generated

Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người.

Sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Đông Nam Á. Mặc dù sông Mê Kông chảy qua Campuchia nhưng nó không đóng vai trò lớn trong giao thông vận tải và hậu cần kinh tế của nước này, bởi tất cả các cửa ra của hạ lưu sông đều nằm ở Việt Nam. Tuy giáp biển nhưng Campuchia không có con sông lớn nào dẫn thẳng ra biển. 33% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia phải đi qua hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam, điều này buộc họ phải chi trả cho Việt Nam một khoản phí quá cảnh tương đối lớn. Hơn nữa, chi phí vận chuyển và lệ phí thông quan của nước này cũng cao hơn Việt Nam gấp mấy lần. Bởi vậy, Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến Campuchia và có thể nói rằng ở một mức độ nào đó, Việt Nam nắm trong tay huyết mạch kinh tế của Campuchia.

Do đó, Dự án kênh đào Phù Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Campuchia. Việc xây dựng kênh đào sẽ kết nối trực tiếp thủ đô Phnom Penh với cửa biển ở phía Nam Campuchia. Theo kế hoạch, dự án này cho phép hai tàu chở hàng 3.000 tấn đi qua cùng một lúc. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả vận chuyển của cảng Phnom Penh và làm giảm chi phí hậu cần mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực dọc tuyến. Sau khi dự án này hoàn thành, tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia phải đi qua ngõ sông Mê Kông của Việt Nam sẽ giảm xuống 10%, điều này sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của Việt Nam đối với Campuchia. Ngoài ra, Chính phủ Campuchia cũng có kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế xung quanh kênh đào để tạo thêm cơ hội việc làm và nâng cao mức độ đô thị hóa.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo được coi là sáng kiến chiến lược quan trọng của Chính phủ Campuchia. Kể từ khi con trai Hun Sen là Hun Manet lên nắm quyền Thủ tướng, dự án này càng được chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Một trong những lý do khiến Hun Sen xúc tiến dự án kênh đào Techo trước khi rời nhiệm kỳ là bởi ông hy vọng nó sẽ củng cố địa vị chính trị của con trai mình ở Campuchia. Điều đáng nói, cái tên “Phù Nam Techo” do chính Hun Sen đặt, nó tượng trưng cho vinh quang lịch sử và sức mạnh quốc gia của Campuchia.

Thông tin từ Internet cho thấy, “Techo” thực chất là phiên âm của một từ có nghĩa là “đô đốc quân sự cấp cao nhất canh giữ một phương” trong tiếng Khmer, tương tự như “Đại thống đốc” thời Trung Quốc cổ đại. Danh từ này có thể bắt nguồn từ hai vị danh tướng sống dưới thời Oudong của Khmer cổ vào thế kỷ 17 – Techo Meas và môn đệ của mình là Techo Yot. Họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ Khmer và chống thù trong giặc ngoài. Hai vị danh tướng này có danh tiếng lẫy lừng trong lịch sử Campuchia và đến nay vẫn có thể chiêm ngưỡng bức tượng đồng được người dân Campuchia dựng lên để tôn vinh họ tại Bến tàu Sisowath ở Phnom Penh.

Cái tên “Phù Nam” cũng khá quen thuộc trong thư tịch cổ Trung Quốc, nó được nhắc đến lần đầu tiên để chỉ một vương quốc cổ nằm ở bán đảo Đông Dương vào thời cổ đại. Lãnh thổ của vương quốc này trải dài ở một số khu vực của Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan ngày nay.

Ý nghĩa lịch sử của hai từ “Techo” và “Phù Nam” cho thấy, Hun Sen không đặt tên cho dự án kênh đào này một cách ngẫu hứng. Ở một góc độ nào đó, ý nghĩa của hai từ này cũng thể hiện chức năng quan trọng của kênh đào Phù Nam Techo đối với Campuchia: Đảm bảo an toàn giao thông ở Phnom Penh, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam và giúp Campuchia khôi phục lại ánh hào quang trong quá khứ.

Hun Sen lựa chọn giao quyền điều hành kênh đào Techo cho công ty Trung Quốc, với mong muốn quyền điều hành sẽ được trao trả cho chính phủ và người dân Campuchia sau 40 đến 50 năm nữa. Hành động này có nghĩa rằng, Campuchia sẽ được hưởng lợi từ nó, chứ không phụ thuộc vào khoản vay của Trung Quốc.

Mặt khác, dự án này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Sau khi dự án hoàn thành, Trung Quốc có thể đi thẳng từ sông Lancang tới sông Mê Kông để đến Thái Lan và Malaysia mà không cần qua Việt Nam, đồng nghĩa với việc vùng nội địa ở Tây Nam Trung Quốc sẽ có thêm một cửa ngõ trực tiếp đi ra biển, điều này cũng giúp bảo vệ sự an toàn của tàu buôn Trung Quốc trên tuyến đường thủy Malacca, đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc với Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác.

Campuchia không có đủ tiềm lực kinh tế nên đã tìm đến Trung Quốc, phía Trung Quốc đồng ý vì đó là vấn đề đôi bên cùng có lợi. Người Campuchia tin rằng, dự án này sẽ khiến Campuchia không còn phải phụ thuộc vào kẻ khác nữa, “kẻ khác” ở đây là Việt Nam. Ngay sau khi được công bố, dự án kênh đào giữa Trung Quốc và Campuchia đã vấp phải sự hoài nghi từ mọi phía. Người Việt Nam không mấy lạc quan về điều này, bởi sự vận hành của kênh đào Phù Nam sẽ làm giảm cơ hội vận chuyển hàng hóa từ Phnom Penh và khiến họ mất đi một lượng lớn phí quá cảnh. Phía Việt Nam đã đề xuất phương án xây đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh nhưng Campuchia không đồng ý. Bên cạnh đó, Mỹ đã phóng đại rằng Trung Quốc sẽ triển khai căn cứ quân sự ở Campuchia và cũng đang cố gắng gieo rắc mối bất hòa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Thông tin về việc Trung Quốc muốn triển khai căn cứ quân sự ở Campuchia đã kích thích sự nhạy cảm của Việt Nam. Nước này đã đồng thời yêu cầu cả Trung Quốc và Campuchia cung cấp toàn bộ thông tin xây dựng của dự án, qua đó đánh giá xem liệu nó có gây thiệt hại cho hệ sinh thái sông Mê Kông hay không, và Việt Nam sẽ chỉ tán thành nếu dự án đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Phải nói rằng đây là một yêu cầu vô lý. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia không liên quan đến nước thứ ba, và hai nước này không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin xây dựng. Mặc dù gần đây, Việt Nam thường xuyên đến thăm Trung Quốc và tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc trong việc xây dựng các dự án đường sắt cao tốc, nhưng Việt Nam và Mỹ cũng có mối quan hệ thân thiết, Mỹ vẫn luôn lôi kéo Việt Nam và các nước ASEAN để tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ASEAN. Bộ Thương mại Mỹ đang thảo luận về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và tăng cường hợp tác với Việt Nam. Vì vậy, khó có thể khẳng định liệu trong tương lai Việt Nam có bị lôi kéo vào cuộc chiến bởi những khoản lợi nhuận của Mỹ hay không.

Mới đây, hai tàu chiến Trung Quốc đã tới Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung “Rồng vàng 2024” diễn ra vào từ giữa đến cuối tháng 5. Đây là cuộc tập trận chung thứ sáu giữa hai nước, nó đương nhiên không nhắm mục tiêu vào một quốc gia cụ thể nào, nhưng ngoài việc tăng cường sự hợp tác sâu sắc hơn giữa hai nước, đây cũng được coi là một cú phản kích đối với những yêu cầu từ phía Việt Nam.

Ngay từ tháng 12 năm ngoái, hai tàu Type 056A của Trung Quốc đã tới Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung Trung Quốc-Campuchia. Tuy nhiên vào thời điểm đó, hai tàu Type 056A này không về nước mà vẫn neo đậu tại căn cứ hải quân Campuchia. Lần này, Trung Quốc tiếp tục cử đi hai tàu chiến, nâng số chiến hạm có mặt tại Campuchia lên con số bốn, đây là lực lượng hải quân đáng kể ở Đông Nam Á.

Sự tham gia của tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận quân sự chung Trung Quốc-Campuchia lần này không chỉ tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước, mà còn truyền đi thông điệp tới thế giới bên ngoài và đánh động một vài quốc gia. Dự án kênh đào này là một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, giúp tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, thế giới bên ngoài không thể ngăn cản dự án này.

Nguồn: Baijiahao, Baidu,
ngày 16/04 và 17/04/2024.
Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

https://bacaytruc.com/index.php/18625-ng-i-trung-qu-c-noi-gi-v-kenh-dao-phu-nam-techo-tac-gi-baijiahao-bien-d-ch-le-th-thanh-loan-ncqt

 

Bất an chính trị của Việt Nam cho thấy sự chuyển hướng sang Trung Hoa – và rời xa phương Tây

https://bacaytruc.com/index.php/18631-b-t-an-chinh-tr-c-a-vi-t-nam-cho-th-y-s-chuy-n-h-ng-sang-trung-hoa-va-r-i-xa-ph-ng-tay-tac-gi-bill-hayton-dvv-onl

Bất an chính trị của Việt Nam cho thấy sự chuyển hướng sang Trung Hoa – và rời xa phương Tây

Tác Giả : Bill Hayton

NguồnDCVOnline

Ngày đăng : 2024-05-25

Sau cuộc tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam, rõ ràng hơn bao giờ hết là giới lãnh đạo theo đường lối cứng rắn mới của họ không quan tâm đến việc đối đầu với Trung Hoa hay là một phần của liên minh “chống Trung Hoa”.

A collage of soldiers in uniform

Description automatically generated

Việt Nam: Duyệt binh kỷ niểm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. © Nhac NGUYEN / AFP

Chỉ trong vài tuần, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã mất tiếng là nước ổn định chính trị đến nhàm chán. Cuộc tranh giành quyền lực kéo dài, ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng trên cả nước, đã dẫn đến việc bất ngờ sa thải cả Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Kết quả của cuộc đấu đá nội bộ này sẽ khiến những người vẫn hy vọng Việt Nam có thể tham gia liên minh “chống Trung Hoa” phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ dẫn đến một sự chuyển hướng sang Trung Hoa và rời xa phương Tây.

Việc sa thải cán bộ cao cấp vào tháng 3 và tháng 5 năm nay diễn ra sau vụ sa thải Chủ tịch nước và phó thủ tướng vào đầu năm ngoái. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan lãnh đạo chính trị tối cao của nó, đã mất bốn thành viên hàng đầu trong một năm rưỡi. Chưa từng có sự hỗn loạn thế này.

Mặc dù sự kiểm soát của ĐCSVN vẫn không bị thách thức nhưng những rạn nứt trong đảng đang hiện ra rõ ràng hơn. Điều này không có nghĩa là đảng sẽ chia rẽ. Những kẻ bại trận được phép rút lui một cách lặng lẽ, miễn là họ nhường lại quyền lực cho đối thủ.

Những gì chúng ta đang thấy là một sự đổi chủ. Những người chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực này là những người theo đường lối cứng rắn: hàng tướng lãnh công can và những người theo chủ nghĩa Lênin giáo điều. Việt Nam có vẻ sẽ đi theo Trung Hoa trong khuynh hướng chính trị hướng nội. Một chỉ thị mới đây (Chỉ thị 24) hướng dẫn cán bộ, đảng viên hạn chế tiếp xúc với những tổ chức nước ngoài. Sẽ có những hậu quả trong một số lĩnh vực, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn.

Giới lãnh đạo mới của Việt Nam dường như tập trung vào sự sinh tồn tại chế độ hơn là chuyển sang tự do hơn nữa. Tất cả điều này diễn ra vào thời điểm Việt Nam có vẻ ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ việc đa dạng hóa đầu tư của phương Tây khỏi Trung Hoa. Đất nước này bây giờ dường như là đang đánh cuộc có nhiều rủi ro hơn. Có vẻ như ban lãnh đạo ĐCSVN sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế vì lợi ích kiểm soát chính trị chặt chẽ hơn.

Viễn cảnh mất đi sự kiểm soát đó là điều khiến những giới lãnh đạo ĐCSVN lo sợ nhất. Trong hơn một chục năm, những người theo đường lối cứng rắn đã cố gắng gạt ra ngoài lề và đàn áp những đảng viên đứng đầu đảng, những người ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhanh hơn là kỷ luật chính trị cứng nhắc. Giống như ở Trung Hoa, điều này đã được thực hiện bằng chiến dịch chống tham nhũng. Mặc dù Việt Nam có vấn đề lớn về tham nhũng – như một số vụ án ồn ào gần đây đã chứng minh – nhưng sự thật là chiến dịch chống tham nhũng gọi là “đốt lò” ở Việt Nam đã trở thành một vũ khí chính trị.

Nạn nhân là những người mà những người theo đường lối cứng rắn coi là không đủ cam kết với vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Họ có thể đã phạm tội “tự tiến hóa”, khuynh hướng của những cá nhân đặt mình lên trên đảng, điều mà những người ôm cứng ý thức hệ cộng sản coi là mối đe dọa nguy hiểm đối với tính hợp pháp của đảng. Đối với họ, đảng luôn phải đặt lên hàng đầu.

Việt Nam hiện có ba người có thể là lãnh đạo tương lai: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Trương Thị Mai. Tuy nhiên, trong văn hoá sô-vanh của nền chính trị Việt Nam, hai người – Chính và Lâm – có thể sẽ là những người dẫn đầu. Cả hai đều là tướng công an. Điều mà hai người này muốn nhiều nhất là an ninh chính trị và cả hai đều nhìn sang Trung Hoa để tìm bản mẫu.

Bất cứ ai thắng trong cuộc đua trở thành tổng bí thư tiếp theo của ĐCSVN, Việt Nam sẽ chuyển sang hướng trở thành một nhà nước công an theo đúng nghĩa đen. Với bộ máy an ninh nắm quyền trong đảng (chứ không phải ngược lại), khuynh hướng đàn áp và kiểm soát ngày càng lớn hơn sẽ được đưa vào hệ thống. Điều này sẽ khiến những nước dân chủ khó hợp tác với Việt Nam hơn. Ban lãnh đạo ĐCSVN sẽ được Nga và Trung Hoa chấp nhận nhiều.

A group of men working on a boat

Description automatically generated

Ngư dân Philippines chuẩn bị ra khơi bất chấp cáo buộc bị Trung Hoa quấy rối ở Biển Tây Philippines. Philippines đã thắng kiện trọng tài mang tính bước ngoặt chống lại Trung Hoa về yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Ảnh của Jes Aznar / Getty Images.

Trong khi Việt Nam có những bất đồng với Trung Hoa, đáng chú ý nhất là về vấn đề Biển Đông, thì đảng cộng sản cầm quyền của hai nước có chung di sản Lênin và những mối quan hệ chính trị đã có từ một thế kỷ trước. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm phổ biến vốn nhìn chung có thái độ thù địch hơn đối với Trung Hoa. Tuy nhiên, ĐCSVN và đối tác Trung Hoa thường xuyên trao đổi ý kiến về cách quản lý dư luận cho tốt nhất.

Khó có nước nào muốn hạ cấp quan hệ với Việt Nam vì đường lối cứng rắn của nước này. Tuy nhiên, họ nên hạ thấp kỳ vọng về những gì họ hy vọng đạt được từ mối quan hệ. Bây giờ rõ ràng hơn bao giờ hết rằng giới lãnh đạo Việt Nam không quan tâm đến việc bắt đầu đối đầu với Trung Hoa hay tham gia vào liên minh ‘chống Trung Hoa’. ĐCSVN đã ‘lợi dụng’ những kỳ vọng của phương Tây về điểm này một cách hữu hiệu trong một thời gian. Với ban lãnh đạo mới, mối quan hệ của ĐCSVN với những đối tác chính trị Trung Hoa sẽ khó che giấu hơn.

Điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Việt Nam rất khó dự đoán. Ở một mức độ lớn, nó phụ thuộc vào những diễn biến toàn cầu, gồm cả cuộc chiến ở Ukraine và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Hoa. Tuy nhiên, môi trường chính sách trong nước cũng là một yếu tố quan trọng. Lo sợ bị mắc kẹt trong chiến dịch chống tham nhũng đã khiến giới chức chính phủ né tránh việc lấy quyết định, trì hoãn những khoản đầu tư tạo việc làm. Suy thoái kinh tế có thể gây ra sự bất bình trong dân chúng và không rõ ĐCSVN sẽ giải quyết sự bất mãn của quần chúng như thế nào.

Một chiến lược là cho hồi sinh lại ký ức thời chiến. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kỷ niệm 70 năm ngày đánh bại quân Pháp ở trận Điện Biên Phủ bằng một cuộc duyệt binh khổng lồ và có thể sẽ còn có nhiều lời nhắc lại gọi lịch sử chiến tranh hơn nữa trong những tháng, năm tới.

ĐCSVN cũng nhận được sự ủng hộ của một tầng lớp đầu sỏ mới trong nước, những người kiểm soát những tập đoàn tư nhân của đất nước. Như những vụ án gần đây chứng minh, người giàu cần phải tuân theo đường lối của đảng nếu không sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng. Nếu đảng bảo họ tạo việc làm thì họ sẽ có rất ít sự lựa chọn. Liệu như vậy có đủ không? Đó là câu hỏi cuối cùng sẽ quyết định sự bền vững của đường lối cứng rắn này.

Tình hình bất ổn chính trị hiện nay ở Hà Nội là khúc dạo đầu cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự tính diễn ra vào tháng 1/2026 sẽ chính thức bầu ra ban lãnh đạo mới. Điều này sẽ tiết lộ liệu sự chuyển hướng vào trong này chỉ là một đốm sáng trước khi điều chỉnh hay là một khuynh hướng dài hạn.

Trên trường quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục thổi phồng cái mà họ gọi là “ngoại giao tre”, uốn mình theo chiều gió nhưng vẫn giữ vững cội rễ. Tuy nhiên, đằng sau khẩu hiệu này, Việt Nam đang quay lưng lại với phương Tây và hướng tới những đối tác độc tài có cùng chí hướng.

Tác giả | Dr. Bill Hayton, Cộng tác viên, Chương trình Châu Á-Thái Bình Dương, Chatham House

Bất an chính trị của Việt Nam cho thấy sự chuyển hướng sang Trung Hoa – và rời xa phương Tây

https://bacaytruc.com/index.php/18631-b-t-an-chinh-tr-c-a-vi-t-nam-cho-th-y-s-chuy-n-h-ng-sang-trung-hoa-va-r-i-xa-ph-ng-tay-tac-gi-bill-hayton-dvv-onl

 

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

https://bacaytruc.com/index.php/18613-trung-qu-c-ra-quy-d-nh-b-t-ng-i-vi-t-nam-len-ti-ng-nh-ng-khong-ro-rang-ngu-n-bbc

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

NguồnBBC

Ngày đăng : 2024-05-23

A person standing at a podium with microphones

Description automatically generated

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt không nêu rõ lập trường về quy định mới của Trung Quốc

Trung Quốc vừa ban hành một quy định mới cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc bắt và giam giữ người nước ngoài "xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm" với thời gian lên tới 60 ngày. Hôm nay 23/5, Việt Nam lên tiếng nhưng không nêu rõ lập trường về quy định trên.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 23/5, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đã được hỏi về quy định mới của Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Việt nhắc lại quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, theo báo Tuổi Trẻ.

"Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng biển, cũng như lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam phù hợp công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp của Việt Nam," ông Việt trả lời.

Ông không nói cụ thể liệu Việt Nam có phản đối quy định mới của Trung Quốc hay không.

Quy định này của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6, trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc vẫn có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.

Khác với Việt Nam, Philippines đã ra tuyên bố sẽ không cho phép cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ ngư dân Philippines bị cáo buộc vi phạm trong các vùng biển của nước này (Philippines).

Manila khẳng định sẽ phản đối bằng ngoại giao nếu Bắc Kinh áp dụng quy định trên.

Trung Quốc hiện đang tuyên bố chủ quyền trên phần lớn các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản ở Biển Đông. Những khu vực này cũng được Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền

Cũng tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về việc Trung Quốc đưa tàu bệnh viện thuộc Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đến Hoàng Sa, ông Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động liên quan vi phạm chủ quyền của Việt Nam."

Thông tin về hoạt động của tàu bệnh viện Trung Quốc được hé lộ hôm 21/5 trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).

Tuy không nói rõ thời gian triển khai, CCTV cho biết đội ngũ bác sĩ của tàu đã khám sức khỏe, chẩn đoán và điều trị, tư vấn tâm lý cho các binh sĩ Trung Quốc đóng quân tại Hoàng Sa.

Theo báo Tuổi Trẻ, có những chuyên gia quốc tế đã cảnh báo rằng đây có thể là "cái bẫy cung ứng nhân đạo" của Trung Quốc "nhằm thúc đẩy các yêu sách vô lý trên Biển Đông".

‘Hành động leo thang căng thẳng trắng trợn’

Theo một bài viết ngày 15/5 trên South China Morning Post (SCMP), dù luật và quy định hiện hành cho phép cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ các đối tượng tình nghi, đây là lần đầu tiên có một quy định nêu rõ quy trình thực thi pháp luật của lực lượng cảnh sát biển đối với việc bắt giữ hành chính.

Quy định mới cho phép cảnh sát biển Trung Quốc - tức hải cảnh - bắt và giam giữ lên tới 30 ngày mà không cần thông qua xét xử đối với người nước ngoài "xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm" lãnh hải hoặc vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Đối với những vụ việc phức tạp, thời hạn giam giữ có thể được kéo dài đến 60 ngày.

Các nhà lập pháp và quan chức Philippines đã lên tiếng phản đối vì cho rằng quy định nói trên sẽ được áp dụng trên Biển Đông.

Ngày 19/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã kịch liệt phản đối hành vi đe dọa bắt giữ của Trung Quốc và cảnh báo: "Những hành động kiểu như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Philippines. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp để luôn bảo vệ công dân của mình."

Trong một tuyên bố vào ngày 18/5, Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez cho biết: "Những tuyên bố đầy hung hăng của Trung Quốc là hành động leo thang căng thẳng trắng trợn ở Biển Tây Philippines."

Biển Tây Philippines là tên gọi mà Philippines đặt cho một khu vực ở Biển Đông, bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

"Trung Quốc phải tôn trọng các phán quyết quốc tế... thay vì đơn phương áp đặt luật lệ và bắt nạt các quốc gia khác."

Ông Romualdez cho biết Quốc hội Philippines "sẽ không chấp nhận bất kỳ vụ bắt giữ công dân hoặc ngư dân Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi".

Trong một bài viết ngày 20/5 trên SCMP, Cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Caprio nói rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để bắt giữ người Philippines vì “theo UNCLOS, [các quốc gia] có quyền tự do hàng hải và hàng không ở tất cả các vùng hải phận quốc tế và đặc quyền kinh tế”.

“Quy định mới này vi phạm nguyên tắc căn bản của UNCLOS. Đây là luật tục quốc tế ràng buộc tất cả các quốc gia, ngay cả những nước không phải là thành viên của UNCLOS [tuân thủ].”

Trung Quốc và Philippines hiện cũng đang có nhiều xung đột trên Biển Đông.

Ngày 30/4, cảnh sát biển Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào một tàu Philippines đang phân phối nhiên liệu và thực phẩm cho ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough.

Ngày 23/3, nhiệm vụ tiếp tế định kỳ tới tiền đồn của Philippines ở Bãi Cỏ Mây đã bị hai tàu tuần duyên Trung Quốc cản trở. Hai tàu này đã bắn vòi rồng vào một tàu tiếp tế dân sự và khiến ba thủy thủ bị thương.

**A cartoon of a person kneeling on a red mat under a bamboo arch

Description automatically generated

Đại Đồng Chí cứ bắt giam thoải mái các ngư dân Việt Nam, Tiểu tiện đồng chí này sẽ mềm dẽo gập mình như Cây Tre trưóc các "tàu lạ" từ phương Bắc đến ! !! (Hình do độc giả BCT gởi tặng)

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

https://bacaytruc.com/index.php/18613-trung-qu-c-ra-quy-d-nh-b-t-ng-i-vi-t-nam-len-ti-ng-nh-ng-khong-ro-rang-ngu-n-bbc

 

Tô Lâm mất chức bộ trưởng Công An, Ba Đình hỗn loạn!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/to-lam-mat-chuc-bo-truong-cong-an-ba-dinh-hon-loan/#google_vignette

Tô Lâm mất chức bộ trưởng Công An, Ba Đình hỗn loạn!

Hiếu Chân – 22 tháng 5, 2024 

 

A person in a military uniform

Description automatically generated

Ông Tô Lâm. (Hình: K. Ng)

Vở tuồng “trò chơi vương quyền” trên sân khấu chính trị Ba Đình đang có những diễn biến bất ngờ và đầy kịch tính, báo hiệu một cuộc hỗn loạn càng lúc càng sâu sắc.

Truyền thông trong nước đưa tin trong phiên họp chiều 21 Tháng Năm, có 468/469 đại biểu Quốc Hội (QH) đã bỏ phiếu đồng ý điều chỉnh chương trình của kỳ họp thứ 7 QH khóa 15, bổ sung thêm nội dung “miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công An với Đại Tướng Tô Lâm.” Diễn biến này bất ngờ, “gây sửng sốt” vì chỉ mới hai hôm trước, ông Bùi Văn Cường, tổng thư ký QH, loan báo kỳ họp này chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công An bởi vì kỳ họp thứ 9 Ban Chấp Hành (BCH) Trung Ương khóa 13 chưa giới thiệu nhân sự để QH “bầu” vào chức bộ trưởng Công An.

Có lẽ nên lật lại những diễn biến chính trong cuộc đấu đá quyết liệt để giành ghế trên thượng tầng chính trị của đảng CSVN để thấy, diễn biến mới nhất và bất ngờ vừa kể trên đang hàm chứa nhiều bất ngờ lớn hơn nữa trong vài ngày tới.

Chỉ trong vòng hai tháng, bộ sậu chóp bu của đảng Cộng Sản (CS) và nhà nước Việt Nam đã có tới ba vị bị đứt gánh giữa đường: ông Võ Văn Thưởng bị mất chức chủ tịch nước ngày 20 Tháng Ba, ông Vương Đình Huệ mất chức chủ tịch QH ngày 28 Tháng Tư và mới nhất là bà Trương Thị Mai mất chức thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương hôm 16 Tháng Năm. Cả ba quan chức chóp bu này đều bị loại vì “có nhiều sai phạm” nhưng không mấy ai biết cụ thể họ đã sai phạm gì. Có điều, cú sụp hầm của ba người này, cộng với ba ủy viên Bộ Chính Trị đã bị loại trước đó (Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh) làm cho cơ quan quyền lực nhất nước bị mất một phần ba, từ 18 ủy viên nay chỉ còn 12 người; và “tứ trụ” bị gãy mất hai trụ.

“Sát thủ” thực hiện những vụ hạ bệ ngoạn mục này không ai khác hơn là ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, kẻ đang nuôi tham vọng chiếm chiếc ghế quyền lực nhất, tổng bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng chưa biết đứt bóng lúc nào vì tuổi cao sức yếu.

Các nhân vật bị Tô Lâm hạ bệ có phần do tội lỗi của chính họ, nhưng cũng có phần do đây là những “đối thủ cạnh tranh” mà ông Lâm phải loại trừ khỏi cuộc đua quyền lực để bảo đảm một mình một ngựa đi tới đỉnh vinh quang. Đánh ngã cùng một lúc hai trong bốn “tứ trụ,” loại cả thường trực Ban Bí Thư và trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, thế lực của ông Tô Lâm lên mạnh như diều gặp gió và cái ghế tổng bí thư béo bở tưởng như sắp vào tay ông Lâm. Nhưng sự đời nhiều khi thật tréo ngoe khi gần tới đích thì ông Tô Lâm lại đối mặt với một đòn hồi mã thương thật cay đắng.

Vụ thanh lọc đội ngũ ở cấp “tứ trụ” và Bộ Chính Trị tất nhiên đã gây ra những tai họa lớn về kinh tế và ngoại giao của đất nước trong thời gian qua. Nó cũng buộc đảng CSVN phải cấp tốc triệu tập hội nghị BCH Trung Ương 9 khóa 13 từ ngày 16 đến 18 Tháng Năm để “lấp chỗ trống.” Hội nghị đã “bầu” bổ sung bốn thành viên mới vào Bộ Chính Trị và “giới thiệu” để QH bầu ông Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch QH và ông Tô Lâm làm chủ tịch nước. Ông Mẫn đã tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, và ông Tô Lâm sẽ nhậm chức vào sáng 22 Tháng Năm. Chỗ trống trong “tứ trụ” như vậy đã được lấp lại, và vở tuồng chuyển sang một cao trào mới, hấp dẫn hơn nữa.

Đáng chú ý là trong bốn ủy viên Bộ Chính Trị mới bầu lên không có ai là thành viên ban lãnh đạo chính phủ và các “đệ tử” mà ông Tô Lâm bảo kê như các tướng Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc (hiện đều là thứ trưởng Bộ Công An) đều không được “bầu” với lý do những người này chưa ngồi đủ một nhiệm kỳ trong BCH Trung Ương.

Hồi Tháng Ba, khi ông Võ Văn Thưởng mất chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã tuyên bố sẽ không ngồi vào chiếc ghế “có dớp” này. Nhưng vấn đề của ông Lâm là do tuổi tác, ông ta sẽ phải về vườn trước đại hội (nếu có) của đảng CSVN lần thứ 14 vào năm 2026; muốn được tiếp tục leo cao thì ông Tô Lâm phải kiếm được một “suất tứ trụ,” tức là dù không muốn Lâm cũng phải ngồi vào chiếc ghế xui xẻo mà ông Thưởng để lại thì mới có cơ may được ưu đãi “trường hợp đặc biệt” tiếp tục làm lãnh đạo khi đã quá tuổi quy định.

Trong hai tháng qua, ông Lâm tìm mọi cách sao cho ông ta vừa có thể làm chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm bộ trưởng Công An, nếu không được như vậy thì cũng phải cố cài đệ tử vào chiếc ghế bộ trưởng Công An để bảo đảm an toàn cho chính ông ta, tránh đi vào vết xe đổ của ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng, hay tệ hơn là chết bất đắc kỳ tử như ông Trần Đại Quang, sếp cũ của ông ta ở Bộ Công An.

Nhưng sau hội nghị BCH Trung Ương 9 vừa qua, kế hoạch đó của ông Tô Lâm bất ngờ bị gãy. Theo thông lệ, bộ trưởng Công An phải do một ủy viên Bộ Chính Trị đảm trách, không có cửa cho các đàn em của ông Lâm từ thứ trưởng lên bộ trưởng.

Có lẽ do ông Tô Lâm phản ứng mạnh, hội nghị BCH Trung Ương đã không giới thiệu được người làm tân bộ trưởng để QH đóng con dấu cao su vào như thông báo hôm 19 Tháng Năm của Tổng Thư Ký QH Bùi Văn Cường. Tình hình bất ngờ thay đổi vào chiều 21 Tháng Năm, khi QH điều chỉnh chương trình kỳ họp, “bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công An” – nghĩa là ông Tô Lâm không thể ngồi một đít hai ghế, không giữ được chiếc ghế bộ trưởng Công An đầy quyền lực mà chuyển sang chiếc ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực.

Chắc chắn chiếc ghế bộ trưởng Công An sẽ do một ủy viên Bộ Chính Trị ngồi vào. Dư luận đồn đoán – có thể đúng hoặc không đúng – ủy viên đó có thể là ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, hoặc ông Trần Cẩm Tú, trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương. Ông Trạc hay ông Tú thì ông Tô Lâm đều gặp khó. Hai ban kiểm tra và nội chính thực chất là những cơ quan “siêu công an,” chuyên điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ và đề nghị trừng phạt các tổ chức đảng và đảng viên cao cấp trước khi cho phép Bộ Công An bắt giữ, truy tố những quan chức đó. Nếu ông Lâm là hung thần của toàn xã hội thì ông Trạc, ông Tú chính là hung thần của đám cán bộ đảng viên. Thêm nữa, nếu được cử làm bộ trưởng Công An thì ông Phan Đình Trạc – từng là giám đốc Công An rồi bí thư Tỉnh Ủy Nghệ An và là một anh chị có số má trong băng Nghệ An do ông Vương Đình Huệ cầm đầu – sẽ làm cho tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm thất điên bát đảo.

Ông Tô Lâm đã hạ bệ ông Thưởng và ông Huệ bằng đòn “hồi tố” hành vi tham nhũng của hai người này liên quan tới các công ty Phúc Sơn và Thuận An xảy ra nhiều năm trước thì ai dám chắc ông Phan Đình Trạc sẽ không dùng chính đòn “hồi tố” đó để triệt hạ ông Tô Lâm qua điều tra các vụ mua bán MobiFone-AVG trước đây hoặc vụ điều tra công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Xuân Cầu (Xuân Cầu Holdings) do các em, các cháu của ông Tô Lâm điều hành. So với các ông Huệ hoặc ông Thưởng, “hồ sơ tội phạm” của ông Tô Lâm hẳn phải dày hơn, trầm trọng hơn – có vụ liên quan tới quan hệ đối ngoại của nhà nước như vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh làm đứt gãy quan hệ với Đức và Slovakia – nên ông Lâm sẽ ăn không ngon (dù ăn thịt bò dát vàng), ngủ không yên khi ghế bộ trưởng Công An do người không thân tín nắm.

Truyền thông loan tin kỳ họp QH thứ 7 hiện đang diễn ra sẽ “bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công An” theo đề nghị của ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, dù không cho biết ai sẽ được ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng Công An sau khi ông Tô Lâm bị miễn nhiệm chức vụ. Liệu đề nghị bất ngờ, làm cho ông Tô Lâm không kịp trở tay của ông Chính, có dẫn tới một vụ “tái đấu” quyết liệt giữa ông Lâm và ông Chính hay không?

Nên để ý, ông Lâm và ông Chính đều từng là thứ trưởng Công An và giành ghế nhau rất gay gắt trước khi ông Chính chuyển sang chính trị làm bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh, còn ông Lâm thẳng tiến lên ghế bộ trưởng. Cả ông Lâm và ông Chính đều có thâm niên phụ trách an ninh và tình báo nên đều nắm nhiều bằng chứng về nhau, sẵn sàng sử dụng để triệt hạ nhau khi cần thiết. Thời gian qua, ông Tô Lâm đã ráo riết săn lùng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) – nhằm mục tiêu triệt hạ ông Phạm Minh Chính mà chưa có kết quả.

Trang BBC nhận định, “với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.” Nói như vậy không sai về lý thuyết, nhưng trong thực tế chính trị Việt Nam, chức vụ thủ tướng là do tập thể Bộ Chính Trị của đảng CSVN quyết định, không phải ông Tô Lâm muốn mà được.

Một cuộc chiến “sống mái” giữa tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm với Thủ Tướng Phạm Minh Chính sẽ là “cao trào” của vở tuồng quyền lực trên sân khấu chính trị Ba Đình do gánh hát có tên đảng CSVN diễn; bà con nhớ đón xem!

Tô Lâm mất chức bộ trưởng Công An, Ba Đình hỗn loạn!

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/to-lam-mat-chuc-bo-truong-cong-an-ba-dinh-hon-loan/#google_vignette

 

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

https://bacaytruc.com/index.php/18605-qu-c-h-i-vi-t-nam-chinh-th-c-b-u-ong-to-lam-lam-ch-t-ch-n-c-tac-gi-thanh-ph-ng-rfi

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

Tác Giả : Thanh Phương

NguồnRFI

Ngày đăng : 2024-05-22

Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 22/05/2024, đã chính thức bầu ông Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Công An, làm chủ tịch nước. Theo báo chí trong nước, trong một cuộc bỏ phiếu kín, Quốc Hội đã thông qua quyết định này với 472 phiếu thuận trên 473 đại biểu.

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc Hội, Hà Nội, ngày 22/05/2024. AP - Nghia Duc

Cuộc bỏ phiếu hôm nay ở Quốc Hội chỉ mang tính hình thức, vì ông Tô Lâm, 66 tuổi, đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong cuộc họp ngày 18/05, chọn làm chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng, đã phải từ chức vào tháng 3 vì bị xem là có những “vi phạm, khuyết điểm”.

Theo hãng tin AFP, dường như đã được dự trù là ông Tô Lâm sẽ vẫn giữ chức bộ trưởng Công An và đây sẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam chủ tịch nước kiêm nhiệm chức bộ trưởng Công An. Nhưng hôm qua, theo đề nghị của thủ tướng Phạm Minh Chính, vào giờ chót, các đại biểu Quốc Hội mới thông qua việc đưa cuộc bỏ phiếu miễn nhiệm bộ trưởng Công An Tô Lâm vào chương trình nghị sự hôm nay.

Vài giờ sau khi bầu tân chủ tịch nước, các đại biểu Quốc Hội, với 100% số phiếu, đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Công An đối với ông Tô Lâm.

AFP trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận định : “Sự do dự về chức vụ bộ trưởng Công An cho thấy các thành viên khác trong ban lãnh đạo đã ngần ngại, không muốn trao chức vụ này cho một trong những người thân tín của ông Tô Lâm. Bản thân ông Tô Lâm cũng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát công cụ chính của chiến dịch chống tham nhũng”.

Trong cương vị bộ trưởng Công An, kiêm phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng, ông Tô Lâm đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là chiến dịch “đốt lò”, do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động. Trong bài phát biểu nhậm chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã hứa sẽ “tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Điểm đáng chú ý là hiện giờ vẫn chưa có người thay thế ông Tô Lâm làm bộ trưởng Công An. Theo báo chí trong nước, tạm thời thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho tướng Trần Quốc Tỏ, thứ trưởng thường trực bộ Công An, điều hành bộ này cho đến khi có tân bộ trưởng.

Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc ở Canberra, đấu đá nội bộ ở Việt Nam có thể sẽ dịu bớt sau khi ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Nhưng cuộc tranh giành chức vụ lãnh đạo số một sẽ lại diễn ra gay gắt trong thời gian tới, vì tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2026 hoặc có thể sẽ phải từ chức vì lý do sức khỏe trước khi hết nhiệm kỳ. Theo giáo sư Thayer, ông Tô Lâm có thể sử dụng vị thế của một trong “tứ trụ” để làm bàn đạp cho việc nắm giữ chức tổng bí thư.

***

Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng

NguồnBBC Tiếng Việt

Ngày đăng : 2024-05-22

A person in a suit and tie standing at a podium with a flag and other people in uniform

Description automatically generated

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước

Sáng 22/5, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.

Nghị quyết bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Thực ra, ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định từ trước. Hôm 18/5, ông đã được Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu cho vị trí chủ tịch nước.

Đáng chú ý, lúc bấy giờ Quốc hội cho biết sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự bộ trưởng Công an thay thế ông tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.

Cụ thể, hôm 19/5, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông báo rằng, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 (diễn ra từ ngày 16 đến 18/5), Trung ương Đảng "chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an", do đó Quốc hội không đưa nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm và phê chuẩn bộ trưởng mới vào kỳ họp lần này.

Thông tin trên đã làm dấy lên tranh luận về tính hợp hiến của việc một người làm chủ tịch nước mà vẫn giữ chức bộ trưởng Công an.

Mãi đến chiều 21/5, khi kỳ họp Quốc hội đã diễn ra được một ngày, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường mới trình bày tờ trình điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 để thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm, người được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu chủ tịch nước.

Trước khi ông Tô Lâm chính thức trở thành chủ tịch nước, Tiến sĩ Bill Hayton đã viết trên trang web của Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) rằng Việt Nam sẽ càng tô đậm ấn tượng về một nhà nước “công an trị”.

Khi đó “Tứ Trụ” sẽ có hai người đi lên từ ngành công an là ông Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tính cả ông Chính và ông Lâm thì Bộ Chính trị có năm nhân vật xuất thân từ công an.

Hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng

Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, tân Chủ tịch nước Tô Lâm đã bắt đầu thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.

Ông Tô Lâm đặt tay trái lên Hiến pháp, tay phải giơ cao, tuyên thệ:

"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó."

Trong phát biểu nhậm chức, tân Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Quốc hội tín nhiệm bầu và giao cho ông trọng trách chủ tịch nước, cảm ơn Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng đã giới thiệu ông cho cương vị chủ tịch nước.

Ông Tô Lâm cũng khẳng định ông ý thức sâu sắc “đây là trọng trách cao cả và nguyện sẽ dốc toàn bộ tâm sức, trí lực để phát triển đất nước theo con đường mà Đảng, Bác Hồ lựa chọn”.

Tân Chủ tịch nước Tô Lâm nói: "Tôi xin hứa thực hiện nghiêm túc đầy đủ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước đã được hiến định."

"Tôi xin hứa, đoàn kết thống nhất trong tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt, không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, đề cao trách nhiệm nêu gương, ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ," tân Chủ tịch nước Tô Lâm nói.

Trong vòng ba năm qua, người dân Việt Nam đã chứng kiến ba lần tuyên thệ nhậm chức của ba chủ tịch nước khác nhau. Trong đó, hai người đã bị miễn nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ do liên quan đến sai phạm, đó là các ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng.

A white triangle with a letter v

Description automatically generated

A person in a military uniform

Description automatically generated


video,'Tứ Trụ' Việt Nam: Vị trí nào cho đại tướng Tô Lâm?

'Bàn đạp' để lên chức tổng bí thư?

Một số nhà quan sát nói với BBC rằng, trở thành chủ tịch nước là "bàn đạp" để ông Tô Lâm có thể củng cố quyền lực, từ đó tiến tới ghế tổng bí thư trong tương lai.

Trước khi ngồi vào vị trí chủ tịch nước, ông Tô Lâm không phải là "Tứ Trụ" cũng như không là thường trực Ban Bí thư.

Nếu ông Tô Lâm từ bộ trưởng công an lên thẳng chức tổng bí thư vào năm 2026, đó sẽ là một sự "vượt cấp", điều chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trường Việt Nam, theo nhận định của một nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội.

Nếu không vào "Tứ Trụ", ông Tô Lâm sẽ phải về hưu vào 2026, sau khi đã làm hai nhiệm kỳ bộ trưởng Công an.

Nhưng một khi đã ở trong 'Tứ Trụ' thì Quy định 214 của Bộ Chính trị có xét "trường hợp đặc biệt".

Giờ đây, khi đã vào “Tứ Trụ”, ông có thể sẽ có suất đặc biệt tại Đại hội 14 để kéo dài sự nghiệp chính trị của mình vào Đại hội Đảng 14, khi ông đã quá 65 tuổi.

Xét các đời tổng bí thư từ sau Đổi mới tới nay, có thể thấy một thông lệ rằng các vị này đều đã nắm chức vụ trong "Tứ Trụ" hoặc là thường trực Ban Bí thư (trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Lê Khả Phiêu).

Thách thức đối với ông Tô Lâm

A group of people sitting at desks

Description automatically generated

Chính trường Việt Nam đang trải qua một thời kỳ biến động chưa từng có

Giáo sư Thayer đánh giá với BBC rằng tham vọng trở thành tổng bí thư của ông Tô Lâm không hoàn toàn thuận lợi, vì có vẻ ông không giành được sự ủng hộ cao từ các đồng chí của mình.

Bằng chứng là trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn hồi năm ngoái, ông Lâm có số phiếu “tín nhiệm cao” khá thấp (kém người đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tới 119 phiếu), trong khi nhận được nhiều phiếu “tín nhiệm thấp”.

Theo chuyên gia này, kết quả phiếu bầu nói trên cho thấy có những người thực sự lo ngại về ông Tô Lâm, nên ông này là một ứng viên gây chia rẽ.

“Đảng Cộng sản Việt Nam thường muốn hướng tới sự ổn định và đồng thuận, điều này gây bất lợi cho ông ta,” Giáo sư Thayer nhận định.

Một điều mà các nhà phân tích cũng chia sẻ, đó là quyền lực của ông Tô Lâm sẽ không được duy trì một khi ông rời Bộ Công an. Đây có thể là một bất lợi của ông mà các đối thủ chính trị có thể tận dụng.

Ông Tô Lâm còn có một số vụ việc mà các đối thủ chính trị có thể khoét sâu vào.

Hồi năm 2021, trong chuyến công tác tới Anh, ông từng có mặt tại bữa tiệc thịt bò dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại London, sự kiện gây chú ý cả trong nước lẫn quốc tế trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid-19.

Vụ này không được truyền thông trong nước đưa tin, cũng như ông Tô Lâm không phải chịu bất kỳ kỷ luật, phê bình công khai nào về mặt đảng và chính quyền. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đánh giá rằng danh tiếng và hình ảnh ông có thể đã bị ảnh hưởng.

Thêm vào đó, nhiều nhà quan sát độc lập và chính trị gia nước ngoài cho rằng ông Tô Lâm có vai trò trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức hồi năm 2017, vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao cho Việt Nam.

Ở cương vị bộ trưởng Bộ Công an, công việc của Tô Lâm không liên quan nhiều đến đối ngoại. Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch nước, ông sẽ đại diện nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại, chẳng hạn đón các nguyên thủ quốc gia hoặc thực hiện các chuyến công du cấp nhà nước đến các quốc gia khác.

Những vụ việc trên sẽ khiến ông bất lợi trong quan hệ đối ngoại khi ông nắm giữ cương vị chủ tịch nước.

Giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, ông Tô Lâm, 66 tuổi, là người thực thi chính trong chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi.

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "trao cho ông Tô Lâm quyền lực để chống tham nhũng và ông Tô Lâm đã sử dụng quyền lực đó để hạ tới 5 hoặc 6 ủy viên Bộ Chính trị".

Việc bổ nhiệm chức vụ chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng hay còn gọi là "đốt lò" ngày một mở rộng.

Vào tháng 3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã trở thành chủ tịch nước thứ hai từ chức trong vòng chưa đầy một năm sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc nhận “trách nhiệm chính trị” về “những vi phạm và thiếu sót” liên quan đến hai vụ án tham nhũng.

Chỉ hơn một tháng sau khi ông Thưởng mất chức, ông Vương Đình Huệ cũng bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội trong một diễn biến được cho là 'chấn động' chính trường Việt Nam.

Chủ tịch nước ở Việt Nam là một trong "Tứ Trụ" của Việt Nam, bên cạnh vị trí tổng bí thư đảng cộng sản, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

Ông Tô Lâm là ai?

Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957 tại Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Sự nghiệp của ông Lâm trong ngành công an Việt Nam đến nay đã kéo dài 5 thập niên.

Ban đầu, ông là học viên của Học viên Đại học An ninh nhân dân vào năm 1974 rồi trở thành cán bộ Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Công an vào năm 1979.

Ông Lâm chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1982, thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào năm 2016, và tiếp tục thêm một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị nữa vào năm 2021.

Tháng 4/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho đến nay.

Ông Lâm được thăng cấp đại tướng vào năm 2019 khi Tổng Bí thư Trọng kiêm thêm chức chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào năm 2018.

Năm 2021, ông Tô Lâm trở thành Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Vào ngày 22/5/2024, ông Tô Lâm được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước.

A white triangle with a black background

Description automatically generated

A person in uniform and sunglasses with a plate of food

Description automatically generated


video, "Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới"

Trong quá trình ông Lâm làm Bộ trưởng Công an, thứ hạng của Việt Nam về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã được nâng lên từ vị trí thứ 113 năm 2016 lên vị trí thứ 83 vào năm 2023.

Dưới thời ông Lâm đứng đầu ngành công an, nhiều nhà hoạt động dân chủ, môi trường đã bị bắt. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ được đánh giá là bị siết chặt.

Ông Tô Lâm được báo Việt Nam mô tả là đã biên soạn và xuất bản "những cuốn sách có ý nghĩa vô cùng to lớn", bao gồm:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2015)

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2017)

- Quần chúng nhân dân – nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2017)

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2017)

- Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (2017)

Chủ tịch nước có quyền gì?

A group of people walking on a street

Description automatically generated

Ông Võ Văn Thưởng (thứ hai từ phải) bị miễn nhiệm chức chủ tịch nước hôm 21/3/2024

Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013, bao gồm một vài điểm chính như sau:

• Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh

• Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ

• Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh

• Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân

• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Bên cạnh đó, chủ tịch nước là người ký các quyết định đặc xá, ân xá cho tù nhân.

Tháng 8/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký các quyết định: đặc xá cho 2.438 người; ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 10 bị án.

Tháng 12/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định ân giảm hình phạt tử hình xuống tù chung thân cho 18 bị án có đơn xin ân giảm gửi chủ tịch nước.

Vị trí này chính thức được coi là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế gần đây thì người đóng vai trò “nguyên thủ quốc gia” trong nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng, chẳng hạn như đối thoại và tiếp các nguyên thủ quốc gia nước ngoài, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

A screenshot of a cell phone

Description automatically generated

Tiểu sử tân Chủ tịch nước Tô Lâm

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

https://bacaytruc.com/index.php/18605-qu-c-h-i-vi-t-nam-chinh-th-c-b-u-ong-to-lam-lam-ch-t-ch-n-c-tac-gi-thanh-ph-ng-rfi

 

 

No comments:

Post a Comment