Monday, December 18, 2023

20231219 CDTL BPSOS

20231219 CDTL BPSOS


Về phiên rà soát nhà nước Việt Nam về vấn đề kỳ thị chủng tộc (29-30/11/2023)

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2076-ve-phien-ra-soat-nha-nuoc-viet-nam-ve-van-de-ky-thi-chung-toc-29-30-11-2023.html

Video Phần 1:

https://webtv.un.org/en/asset/k1o/k1o3do6vzd?fbclid=IwAR0zzSwhYacOi9A7mNhUEsArTNibJUWgmNUvXRLC79v82mLS9tccfFw1YAc

Video Phần 2:

https://webtv.un.org/en/asset/k1h/k1hl8ctrfu?fbclid=IwAR3hgGkKolOzKxnPAleUlrSnuft9ewLTlkCzaYrDP4JVDXv5EuhJJ2qSpvY

Về phiên rà soát nhà nước Việt Nam về vấn đề kỳ thị chủng tộc (29-30/11/2023)

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2076-ve-phien-ra-soat-nha-nuoc-viet-nam-ve-van-de-ky-thi-chung-toc-29-30-11-2023.html

LTS: Bài viết này đã được đăng trên VOA Tiếng Việt ngày 15/12/2023. 

Tác giả: Hải Di Nguyễn

Ngày 29-30/11/2023 vừa qua, tại Liên Hiệp Quốc đã diễn ra phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination).

Là một trong những người đến Geneva tham dự phiên rà soát này, trong phái đoàn của tổ chức Boat People SOS và nhóm kết nghĩa, tôi sẽ chia sẻ lại một số suy nghĩ, nhận định cá nhân về sự kiện này. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F199f8e1d-8070-4017-a8a1-555752174eaf.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1702929233&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cce-340001011600&sig=ftOXiaUN8ecX7ORFURD9Ag--~D

Phái đoàn NGO tại buổi rà soát (từ trái qua): Mục sư Vàng Chí Mình (người H’mông), Hải Di Nguyễn (tác giả bài viết), Loan Võ, H Biap Krong (người Êđê), Putheany Kim (người Khmer Krom), Dược sĩ Trần Bĩnh.

Vấn đề kỳ thị chủng tộc/ sắc tộc ở Việt Nam: các tổ chức nhân quyền nói gì?

Trước phiên rà soát, các tổ chức phi chính phủ có thể gửi cho CERD (Committee on the Elimination of Racial Discrimination, tức Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc, thuộc LHQ) báo cáo về vấn đề kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam.

Hai tổ chức Vietnam Human Rights Network và Defend the Defenders gửi báo cáo chung về vấn đề kỳ thị sắc tộc nói chung ở Việt Nam: chênh lệch về kinh tế và điều kiện giáo dục giữa người Kinh và các sắc tộc khác: chính sách không công bằng với các sắc tộc thiểu số, đặc biệt là đất đai (nguồn sống chính của họ); đàn áp tôn giáo, v.v.

BPSOS gửi ba tài liệu về sự phân biệt của nhà nước Việt Nam với người Thượng và người H’mông: đàn áp một cách hệ thống về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, và đất đai; cưỡng ép bỏ đạo hoặc đuổi khỏi làng; tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân để “trả thù” người Thượng hoặc người H’mông theo đạo Tin lành, đẩy họ vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình; cưỡng đoạt đất; đàn áp biểu tình, bắt bỏ tù và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền, v.v.

Khmers Kampuchea-Krom Federation gửi báo cáo nói nhà nước Việt Nam kỳ thị và không công nhận người Khmer Krom là người bản địa; ép buộc người Khmer Krom phải đặt tên con bằng tên Việt khi làm giấy khai sinh; kiểm soát và đàn áp người theo đạo Phật, cưỡng ép bỏ đạo; không cho họ in sách báo độc lập bằng tiếng Khmer; theo dõi, bắt giữ, tra khảo các nhà hoạt động nhân quyền, v.v…

Ngoài ra, tổ chức Korea Centre for United Nations Human Rights Policy cũng nộp một báo cáo về con cái những phụ nữ Việt sang lấy chồng Hàn Quốc, sinh con, và quay về Việt Nam: không được quốc tịch Việt Nam, nhiều đứa trẻ này không được hưởng một số quyền lợi như bảo hiểm y tế.

Rà soát phần 1 (29/11/2023) 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fe5dc3a3d-4473-4d82-a46b-46b6c28da991.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1702929233&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cce-340001011600&sig=TPg1CP3V3NXzPBGI5smbyA--~D

Ông Y Thông (chụp màn hình từ trang web của LHQ). 

Nhà nước Việt Nam gửi một phái đoàn 26 người đến phiên rà soát.

Trong phát biểu khai mạc, ông Y Thông, trưởng phái đoàn, gần như đọc lại y chang bản báo cáo nhà nước đã gửi cho CERD tháng 12/2021.

Trong phần một của phiên rà soát, phái đoàn nhà nước Việt Nam gần như không nhắc tới những cáo buộc kỳ thị người Thượng, người H’mông, hay người Khmer Krom trong các báo cáo độc lập.

Nhìn chung, họ nói chung chung, như nói mọi người ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự phân biệt; các dân tộc sống đan xen và được giữ tiếng nói riêng; tất cả đều đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau… hoặc nói Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, và nhắc tới hàng loạt luật này luật nọ như quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp; luật chống kỳ thị sắc tộc; luật chống tra tấn…

Khiển trách từ LHQ

Một trong những khoảnh khắc đáng chú ý trong buổi rà soát là khi ông Gun Kut, một trong các thành viên của CERD, thẳng thắn khiển trách nhà nước Việt Nam.

Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới.

Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.

Những lời dối trá từ phái đoàn nhà nước Việt Nam

Trước ủy ban của LHQ, họ nói Hội Cờ đỏ là do người dân yêu nước tự phát, không liên quan đến nhà nước; khẳng định Việt Nam không có cưỡng bức mất tích hay bắt người tùy tiện, mọi thứ đều đúng trình tự; nói ở Việt Nam không ai bị phân biệt; nói Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không cản trở người dân trên mạng, không đàn áp, chỉ xử phạt những “thông tin sai sự thật” và “chia rẽ khối đại đoàn kết” hoặc “tuyên truyền, kích động”; không cản trở tự do đi lại, chỉ xử phạt những người đi hoặc ở lại nước ngoài “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (với án tù có thể lên tới 20 năm); chỉ thu hồi đất cho mục tiêu y tế, công cộng, có đền bù thỏa đáng, và không phân biệt, v.v. 

Rà soát phần 2 (30/11/2023)

Trong phần hai của phiên rà soát, CERD đặt câu hỏi cụ thể về vấn đề phân biệt, kỳ thị với người Thượng, người H’mông, người Khmer Krom; nhắc đến vấn đề chiếm đất, tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân; hỏi về vấn đề tôn giáo và nạn buôn người, đặc biệt với các sắc tộc thiểu số…

Cách trả lời lấp liếm của phái đoàn nhà nước

Nói chung, phái đoàn nhà nước Việt Nam né tránh câu hỏi, nói sang chuyện không liên quan, hoặc trả lời lấp liếm.

Chẳng hạn, khi bà Chinsung Chung hỏi tại sao không công nhận người bản địa, họ nói khái niệm “người bản địa” có từ thời Pháp thuộc—với người Pháp, tất cả người Việt đều là người bản địa—nên Việt Nam chỉ có khái niệm “dân tộc thiểu số” và “dân tộc thiểu số rất ít người”.

Khi được hỏi về vấn đề quốc tịch, vì con cái của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không được quốc tịch Việt Nam và không được hưởng các quyền lợi của công dân, họ lại nói Việt Nam thông thường công nhận một quốc tịch nhưng có một số trường hợp cho phép song tịch, chẳng hạn như trẻ em Việt Nam trở thành con nuôi của người nước ngoài.

Còn về tình trạng trẻ con H’mông không có giấy khai sinh, họ nói đó là do “một số hộ dân di cư tự phát” và “sống bất hợp pháp ở rừng phòng hộ” rồi “tự sinh con” nên không có giấy khai sinh.

Khi bà Sheikha Abdulla Ali Al-Misnad hỏi tại sao phải có hệ thống đăng ký, công nhận tôn giáo và cố ép người theo đạo vào các hội thánh được nhà nước công nhận khi mỗi nhánh, mỗi giáo phái mỗi khác, phái đoàn nhà nước lại nói đó là để chống tà giáo hoặc chống những hội thánh vi phạm “thuần phong mỹ tục” Việt Nam.

Phái đoàn cũng nói người dân có quyền phản biện và tiếp cận công lý, được trợ giúp pháp lý; nói có các chính sách, chương trình nâng đỡ, hỗ trợ cho người thiểu số; nói Việt Nam không có hiện tượng ép bỏ đạo, không có xung đột tôn giáo, không xử lý ai vì lý do tôn giáo, chỉ xử lý người vi phạm pháp luật; khẳng định Việt Nam không có nhục hình, tra tấn, và có tập huấn nhân quyền cho cán bộ; nói Việt Nam có nhiều giải pháp hỗ trợ nạn nhân buôn người, v.v…

Thiếu số liệu

CERD và bất kỳ ai lắng nghe buổi rà soát đều có thể thấy phái đoàn nhà nước Việt Nam nói nhiều về luật và chính sách nhưng thiếu số liệu.

Chẳng hạn, họ nói không thể có 20.000 hộ người H’mông không có hộ khẩu—con số đó quá cao—nhưng không thể trả lời con số họ có là bao nhiêu.

Họ nói Việt Nam làm việc chặt chẽ với chính phủ Campuchia để giải cứu nạn nhân buôn người, nhưng không có dữ liệu về nạn nhân buôn người từ Việt Nam ở Campuchia.

Họ cũng không có câu trả lời khi được hỏi về con số người nhập cư hoặc du học sinh từ Châu Phi.

Kết

Có thể nói, gửi báo cáo cho LHQ cho các phiên rà soát là cách người dân có thể, thông qua LHQ, bắt buộc nhà nước Việt Nam phải trả lời các khiếu nại, cáo buộc về vi phạm nhân quyền—và lần này, về kỳ thị sắc tộc một cách có hệ thống.

Trong cách nhìn của tôi, phái đoàn nhà nước né tránh câu hỏi, lấp thì giờ bằng cách nói nhiều về luật hoặc các chi tiết không liên quan, trả lời lấp liếm, hoặc thẳng thừng dối trá tại LHQ.

Mọi người đều có thể xem phiên rà soát và có kết luận của riêng mình.

Phần 1: https://webtv.un.org/en/asset/k1o/k1o3do6vzd?fbclid=IwAR0zzSwhYacOi9A7mNhUEsArTNibJUWgmNUvXRLC79v82mLS9tccfFw1YAc

Phần 2: https://webtv.un.org/en/asset/k1h/k1hl8ctrfu?fbclid=IwAR3hgGkKolOzKxnPAleUlrSnuft9ewLTlkCzaYrDP4JVDXv5EuhJJ2qSpvY

Bài liên quan: 

Rà soát về kỳ thị chủng tộc: LHQ đã có những báo cáo gì?:

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2054-ra-soat-ve-ky-thi-chung-toc-lhq-da-co-nhung-bao-cao-gi.html

Việt Nam kỳ thị sắc tộc với người Thượng và người H’mông như thế nào?:

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2039-viet-nam-ky-thi-sac-toc-voi-nguoi-thuong-va-nguoi-hmong-nhu-the-nao.html 

 

Tổ chức tội phạm Cao Đài 1997: mạng lưới nhân sự hoạt động ở hải ngoại

Mục đích: Thực thi Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam

BPSOS, ngày 17 tháng 12, 2023

http://machsongmedia.org

Ngày 16 tháng 8, 2023, Toà Án Tiểu Bang Texas, Quận Dallas phán quyết Chi Phái Cao Đài 1997 cùng với thủ lĩnh của nó, Nguyễn Thành Tám, đã cấu kết thành môt tổ chức tội phạm chiếu theo luật Liên Bang Hoa Kỳ. Họ bị phạt phải bồi thường thiệt hại 200,000 USD cho các nguyên đơn.

Thực thi Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ chức tội phạm này đã thiết lập cơ sở hoạt động ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ và một số quốc gia như Canada, Bỉ, Pháp, Úc, Đài Loan, Lào, Campuchia… và đã thu nạp hàng trăm nhân sự hoạt động tại các cơ sở này. Trong bài trước, chúng tôi đã công bố danh sách 16 cơ sở như vậy. Nơi đây chúng tôi công bố danh sách sơ khởi gồm 59 nhân sự cốt cán của tổ chức tội phạm này. Họ được phong chức sắc hoặc chức việc bởi Ông Nguyễn Thành Tám, thủ lĩnh của họ.

Xem: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/12/Danh-sach-nhan-su-o-hai-ngoai-cua-Chi-Phai-1997.pdf  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fbd0d3796-a7d8-4108-98b5-999a3597405b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1702929233&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cce-340001011600&sig=Rq8srga8jlrloo.X_Odn0g--~D

Hình 1 -- Toà Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài dưới quyền cai quản của Ông Nguyễn Thành Tám, thủ lĩnh tổ chức tội phạm Chi Phái 1997 (ảnh Gody.vn)

Danh sách này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và cũng có thể có những thông tin thiếu chính xác. Chúng tôi mong nhận được thông tin từ những người hiểu chuyện, biết việc, hoặc có thể cung cấp chứng cứ.

Xin liên lạc: bpsos@bpsos.org

Toàn bộ lai lịch hình thành Chi Phái 1997 và các chứng cứ về hoạt động tội phạm của nó ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ được cập nhật tại trang Democratic Voice of Vietnam (Tiếng Nói Dân Chủ Việt Nam), là trang mạng tiếng Anh do BPSOS duy trì nhằm đưa thông tin về các vấn đề liên quan Việt Nam đến với quốc tế: https://dvov.org/the-real-cao-dai/.

Bài liên quan:

Danh sách các cơ sở ở hải ngoại của tổ chức tội phám Chi Phái 1997 (cập nhật ngày 10/12/2023)

https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/12/Cac-co-so-cua-Chi-Phai-1997-o-hai-ngoai-Phan-1.pdf 

Lập danh sách các cơ sở ở hải ngoại của tổ chức tội phạm Chi Phái 1997

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2070-lap-danh-sach-cac-co-so-o-hai-ngoai-cua-to-chuc-toi-pham-chi-phai-1997.html


Đài Loan lấy cảm hứng từ chiến lược của Hoa Kỳ, thắt chặt xuất cảng công nghệ cốt lõi sang Trung Quốc

https://www.epochtimesviet.com/dai-loan-lay-cam-hung-tu-chien-luoc-cua-hoa-ky-that-chat-xuat-cang-cong-nghe-cot-loi-sang-trung-quoc_430796.html

 

No comments:

Post a Comment