20231217 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Một
gia đình Hmong 7 người lên đường định cư Hoa Kỳ
Thông
tin cập nhật về Chương Trình Welcome Corps
Ngày 12
tháng 12 vừa qua, gia đình 7 người của Ông Sùng Hoà Lử đã lên đường tái định cư
ở thành phố Minneapolis, Minnesota. Như vậy, tình từ tháng 7 đến nay, đã có 79
người tị nạn Việt Nam do văn phòng luật sư Center for Asylum Protection (CAP)
can thiệp quy chế tị nạn đã lên đường định cư, gồm có (ngoài gia đình Ông Lử):
· 49
đồng bào Hmong đến Hoa Kỳ
· 4
đồng bào Hmong đến Úc
· 17
đồng bào Thượng đến Hoa Kỳ
· 4
đồng bào Thượng đến New Zealand
· 4
đồng bào Khmer Krom đến Hoa Kỳ
· 1
đồng bào Việt (Kinh) đến Úc
Ngoài ra, còn có 8 người tị nạn Campuchia đi Hoa Kỳ và 2 người tị nạn Phi Châu đi Úc; họ đều được các luật sư của văn phòng CAP can thiệp thành công về quy chế tị nạn.
Tất cả những người tị nạn kể trên đều được giúp đỡ hồ sơ xin tị nạn bởi văn phòng CAP, do BPSOS tài trợ hoàn toàn dựa vào đóng góp tài chính của đồng hương người Việt ở hải ngoại. Một số đồng bào còn được giúp đỡ đóng tiền phạt để không phải ở tù vì lý do cư trú bất hợp pháp ở Thái Lan.
Hình 1 - Gia đình Ông Lử trên chuyến bay rời khỏi Thái Lan, ngày
12/12/2023
Theo thống kê của BPSOS, hiện có 74 đồng bào đang trong thủ tục
phỏng vấn hoặc khám sức khoẻ để định cư Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand.
“Đa phần trong số này sẽ lên đường định cư trong vòng 3 tháng tới
đây,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiểm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Tại buổi họp ngày 28 tháng 11 với liên minh Refugee Council USA
(RCUSA), mà BPSOS là một tổ chức thành viên, Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls
Noyes cho biết là trong 3 tháng cuối năm 2023, Hoa Kỳ sẽ nhận định cư 22 đến 24
nghìn người tị nạn, ngang ngửa với tổng số định cư của cả năm 2022.
“Ở mức độ này, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu cho năm 2024 là
400 đồng bào được tái định cư qua chương trình của các chính phủ, mà quan trọng
nhất là Hoa Kỳ,” Ts. Thắng nói.
Theo Ông, BPSOS tiếp tục vận động Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét quy
chế tị nạn và giới thiệu định cư nhanh các người Thượng và người Hmong đang
trong tầm ngắm của nhà nước Việt Nam. Trong mấy tuần qua, 11 người Thượng,
trong đó có 4 thành viên của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, và Ông Lù A Da,
người phối hợp tổ chức Liên Minh Nhân Quyền Hmong, đã bị cảnh sát Thái Lan bắt.
Họ được luật sư của văn phòng CAP can thiệp từ đầu để bảo vệ. Song song, toán
vận động quốc tế của BPSOS đã báo động các giới chức LHQ và Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ cũng như một số toà đại sứ phương Tây ở Bangkok để can thiệp khẩn cấp.
Ngoài ra, khoảng 80 trong số đồng bào được BPSOS giúp lập hồ sơ
định cư theo chương trình bảo lãnh tự nhân của Canada có lẽ cũng sẽ rục rịch
lên đường định cư năm 2024.
Trong khi đó, chương trình tương tự của Hoa Kỳ, Welcome Corps, vẫn
chưa áp dụng cho người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan. Tại buổi họp kể trên, Bà
Julieta Valls Noyes cho biết giai đoạn 2 của chương trình Welcome Corps, khi mà
các nhóm bảo lãnh có quyền chọn người tị nạn mình muốn giúp tái định cư, sẽ
được triển khai vào giữa tháng 12. Thời điểm trước đây của Bộ Ngoại Giao là
cuối tháng 11.
Theo Ts. Thắng, một yếu tố đáng lo là Hạ Viện Hoa Kỳ đang muốn cắt
40% ngân sách định cư tị nạn cho tài khoá 2024. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
mức độ định cư người tị nạn vào Hoa Kỳ.
“Chúng tôi đang phối hợp với các tổ chức trong liên minh RCUSA để
vận động các vị dân biểu và thượng nghị sĩ giữ nguyên ngân sách như năm 2023,”
Ts. Thắng cho biết.
Thông thường Quốc Hội chọn giải pháp thoả hiệp và ngân sách định
cư tị nạn có thể sẽ bị cắt giảm nhưng không đến mức 40%.
Bài liên
quan:
Anh Lù A
Da bị bắt, để lại vợ và hai con nhỏ
Khi cây súng giả và nỏ bắn cá trở thành công cụ tuyên truyền
Hải Di
Nguyễn
Ngày 30/11/2023 vừa qua, khi ở Geneva, Thụy Sỹ đang diễn ra phiên rà soát nhà nước Việt Nam về vấn đề kỳ thị chủng tộc, anh Y Quynh Buondap, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, bị báo chí Việt Nam đưa tin là đang bị truy nã cùng năm người Thượng khác.
Theo VnExpress, họ “bị cáo
buộc liên quan vụ nổ súng, tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu (huyện Cư
Kuin) vào rạng sáng 11/6, sát hại Bí thư xã Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu, 4
công an và 3 người dân; làm hai công an và nhiều người khác bị thương.”
Cùng ngày, trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi cũng đưa tin này cùng với sáu lệnh truy nã và hình ảnh anh Y Quynh Buondap và một người đàn ông khác cầm cái nhìn như khẩu súng.
(Chúng
tôi đã làm mờ các thông tin cá nhân).
Thực tế
là gì?
Ngay sau
khi vụ xả súng ngày 11/6 xảy ra, tổ chức Người Thượng vì Công lý đã ra thông
cáo báo chí, khẳng định mình “không liên quan đến sự kiện bạo lực ở Tây
Nguyên.”
Khi được
phỏng vấn trong tháng 7/2023 về ảnh
hưởng của vụ xả súng đến người Thượng Tây Nguyên, anh Y Quynh Buondap nói
“chúng tôi không liên quan đến bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào xúi giục, thúc đẩy,
âm mưu hoặc tiếp tay cho việc sử dụng bạo lực vì bất kỳ mục đích gì”, và anh
tiếp tục khẳng định mình không liên quan và không ủng hộ hành vi bạo lực, trong
phỏng vấn ngày 29/11, trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam.
Anh nói
“Khoảng 10 người bạn đi chơi Bangkok. Chúng tôi lấy khẩu súng nhựa, bắn đạn
nhựa… Một lần bắn thì mất 200 baht… Sau đó chúng tôi cũng chụp hình chơi. Khi
đó chưa xảy ra vụ khủng bố. Hôm đó là 28/10/2022. Tôi có đăng [hình], sau đó
tôi cũng xóa nhưng tôi không biết là Nhà nước Việt Nam lấy hình này để ghìm tôi
vào việc tham gia vào khủng bố. Rất là vô lý.”
Anh
khẳng định “Từ nhỏ [tới giờ] mình chưa bao giờ cầm súng thật”, và nói thêm “họ
cứ đăng như vậy và làm người khác không hiểu chuyện, cứ nghĩ mình tham gia vụ
khủng bố.”
Anh Y Quynh Buondap gần đây cũng đã trở lại quầy bán súng giả đó ở Khaosan, Bangkok và quay video các khẩu súng nhựa—chúng tôi đã kiểm chứng.
Hình ảnh gần đây khi anh Y Quynh Buondap quay lại chính quầy bắn súng giả đó.
Ảnh chụp từ đoạn video: cho thấy cùng địa điểm với tấm hình trang Krông Pắc Quê Tôi đăng lên, và cho thấy xung quanh là các quầy dịch vụ, giải trí khác.
Ảnh chụp từ đoạn video: có thể thấy đó là súng đồ chơi.
Trong khi đó, chúng tôi cho tới nay chưa thấy bằng chứng từ nhà
nước Việt Nam rằng anh Y Quynh Buondap có liên quan đến vụ xả súng ngày
11/6/2023.
Súng?
Ngoài bức hình anh Y Quynh Buondap cầm súng đồ chơi, trong bài
viết của trang Krông Pắc Quê Tôi cũng có hình anh Y Bhiông Hdrue cầm một cái
nhìn như khẩu súng, dù anh không phải là một trong sáu người đang bị Việt Nam
truy nã.
Theo lời anh Y Quynh Buondap, anh Y Bhiông Hdrue cho biết đó là cái nỏ bắn cá người Thái Lan thường sử dụng. Anh Y Bhiông cũng quay thêm video cho thấy rõ đó là dụng cụ bắt cá, với dây cao su và mũi tên ở phía đầu—chúng tôi đã kiểm chứng.
Anh Y Bhiông Hdrue cầm cùng cái nỏ bắn cá trong bức hình Krông Pắc Quê Tôi đã đăng
Ảnh chụp
từ đoạn video.
Trang
Krông Pắc Quê Tôi là của ai?
Trang
Facebook Krông Pắc Quê Tôi tự giới thiệu là “thông tin về hoạt động kinh tế xã
hội của huyện krông pak”, và mở đầu bài viết trên với dòng chữ “Nhân dân Việt
Nam đề nghị dẫn độ 06 đối tượng FULRO lưu vong chỉ đạo tấn công khủng bố ngày
11/6.”
Tuy
nhiên, anh Y Quynh Buondap nói “Tôi nghĩ đó là do chính công an lập ra, cho dù
mình không có bằng chứng” vì đa phần các bài viết là tin tức, quan điểm của
công an. Trang Facebook này cũng thường xuyên dùng dấu gạch chéo màu đỏ, tương
tự cách truyền thông nhà nước (như VTV) thường làm, với các trang báo độc lập,
nhà hoạt động nhân quyền, và tổ chức XHDS…
Anh cũng cho biết, thông tin anh bị truy nã đã xuất hiện trên trang Facebook này từ ngày 29/11, kèm với bức hình lệnh truy nã, trong khi những tờ báo chính thống như Báo Điện tử Chính phủ, Báo Hà Tĩnh, VnExpress… đưa tin vào ngày 30/11 và không có hình lệnh truy nã.
(Chúng tôi đã làm mờ thông tin cá nhân).
Dù là do công an huyện Krông Pắc lập ra hay do “người dân tự
phát”, trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi cũng sử dụng hình ảnh súng nhựa đồ chơi
và nỏ bắn cá để tuyên truyền, vu khống, và gán ghép những cá nhân trên vào tội
khủng bố.
“Người dân sẽ hiểu khác về mình. Dư luận theo dõi các trang mạng,
họ không hiểu vấn đề, có thể họ cho rằng mình là người khủng bố.”
Anh Y Quynh Buondap lần nữa khẳng định không liên quan cũng không
ủng hộ vụ xả súng ngày 11/6 tại Đắk Lắk.
Người
Tây Nguyên tôn vinh Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12
Hưởng ứng việc nhà nước Việt Nam đề xuất và soạn thảo Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2023, một số hội thánh Tin lành người Thượng ở Tây Nguyên đã tổ chức tôn vinh Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Điểm nhóm Tin lành buôn Chuê (Buôn Čuê), xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Điểm nhóm Tin lành buôn Dhiă, xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk.
Điểm nhóm Tin lành buôn Êa Khit, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Điểm nhóm Tin lành Plei Sao, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Theo anh Y Quynh Buondap, một trong những người đồng sáng lập tổ
chức Người Thượng vì Công lý, “trưởng công an xã Rmah Thọ và Nam cùng hai nhân
viên công an đến nhà bốn người tổ chức 10/12 vào lúc 8 giờ sáng ngày
11/12/2023” và nói đừng để “các tổ chức khủng bố lợi dụng”, nếu không sẽ bị mời
lên làm việc và hội thánh sẽ không được yên ổn sinh hoạt thờ phượng nữa.
Họ cũng nói với ông Jak (sinh năm 1982), người đứng ra tổ chức sự kiện này ở làng Plei Sao, là không được tổ chức ngày 10/12 nữa, hoặc sẽ bị “xử lý theo pháp luật Việt Nam.”
Nhóm Người Thượng vì Công lý tỵ nạn tại Thái Lan.
Công nhân người Thượng làm tại công ty ở tỉnh Bình Phước.
Điểm nhóm Tin lành buôn Tara Puôr, xã Hòa Đông, huyện Krông Pač, tỉnh Đắk Lắk.
Điểm
nhóm Tin lành buôn Krông Buk, xã Krông Buk, huyện Krông Pač, tỉnh Đắk Lắk.
Trang
Facebook Krông Pắc Quê Tôi đăng bài với gạch
chéo qua hình ảnh nhóm Tin lành buôn Tara Puôr và nhóm Tin lành buôn Krông Buk,
gọi họ là “một số đối tượng chống phá trong nước.”
Trang Krông Pắc Quê Tôi cũng gọi tổ chức Người Thượng vì Công lý là “tổ chức phản động” và “tổ chức khủng bố, giết người man rợ, coi mạng người như cỏ rác”, cáo buộc anh Y Quynh Buondap là “đối tượng chủ mưu, kích động cho các đối tượng tham gia tấn công vào 02 trụ sở xã Ea Tiêu và Ea KTur khiến cán bộ và người dân hi sinh, thiệt mạng”—một cáo buộc anh Y Quynh Buondap nói riêng và tổ chức Người Thượng vì Công lý nói chung đã nhiều lần khẳng định là hoàn toàn sai sự thật.
Trang Krông Pắc Quê Tôi không nói họ là do chính quyền lập ra và
quản lý, nhưng anh Y Quynh Buondap cho rằng đó là một trang Facebook của Đảng
và chính quyền địa phương vì cách đưa tin và các bài viết của họ, đặc biệt khi
họ đăng các lệnh truy nã cho sáu người Thượng, bao gồm anh Y Quynh Buondap.
Trang Facebook này cũng thường xuyên dùng dấu gạch đỏ chéo với tất cả những báo
đài độc lập, nhà hoạt động nhân quyền, tổ chức XHDS… như cách truyền thông nhà
nước (chẳng hạn như VTV) thường làm.
Nhiều hội thánh khác ở Tây Nguyên, như Hội thánh buôn Drai Sí, xã
Ea Tar và buôn Sut Mđưng, xã Cư Suê của huyện Cư Mgar, không dám tổ chức ngày
10/12 vì bị đe dọa phạt hành chính.
Anh Lù A Da bị bắt, để lại vợ và hai con nhỏ
Hải Di Nguyễn
Chiều
ngày 7/12/2023 vừa qua, anh Lù A Da thuộc tổ chức XHDS Hmong Human Rights
Coalition đã bị cảnh sát Thái Lan bắt ngay tại cổng nhà, để lại vợ và hai con—9
tuổi và 4 tháng tuổi.
Hai vợ
chồng sang Thái Lan năm 2020 vì bị đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và hiện đang xin
tỵ nạn, chưa có quy chế chính thức của Cao ủy Tỵ nạn LHQ.
Chỉ mới
ngày 29/11/2023—tức một tuần trước đó—trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam về
việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc, anh Lù A
Da đã xuất hiện và phát biểu về
sự đàn áp một cách có hệ thống với cộng đồng người H’mông.
Trong buổi phỏng vấn anh cho biết hàng chục ngàn người H’mông ở Việt Nam không được cấp giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn. “Không có những giấy tờ này, trẻ em không được đi học, người lớn không thể đi làm, người già không được hưởng các chính sách hỗ trợ về sức khỏe như đồng bào người Kinh.”
Vì sao sang Thái Lan tỵ nạn?
Trước đây, anh Lù A Da và vợ, chị Giàng Thị A, sống ở xã Sàn Phàng
Thấp, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Chị Giàng Thị A cho biết họ thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền
Bắc. Năm 2019, anh Lù A Da và hai người bạn có sinh hoạt tôn giáo tại nhà ở
thành phố Lai Châu. Đó là một nhóm “thờ phượng và học Kinh Thánh hàng tuần” cho
các em thanh niên.
“Đang thờ phượng, khoảng 8 giờ sáng, thì công an xông vào nhà và
không cho thờ phượng. Công an đã tịch thu 22 quyển Kinh Thánh rồi đưa mọi người
xuống đồn công an để lập biên bản và ép ký cam kết, còn nếu tiếp tục hoạt động
sẽ bị đuổi khỏi địa bàn thành phố Lai Châu.”
Chị nói “Sau sự kiện đó thì chồng tôi luôn luôn bị chính quyền địa
phương theo dõi. Chồng tôi đi đâu phải báo cho chính quyền địa phương biết.”
Khi họ tới căn nhà đó ở thành phố Lai Châu, họ cũng bị công an tới
đuổi đi.
Vì bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu Kinh Thánh, bị theo dõi gò bó,
hai vợ chồng cùng con gái sang Thái Lan năm 2020.
Công việc cho cộng đồng người H’mông
Tại Thái Lan, anh Lù A Da hiện nay là nhóm trưởng của tổ chức XHDS
Hmong Human Rights Coalition và cộng tác viên của BPSOS—là một trong những cầu
nối giữa BPSOS và cộng đồng người H’mông ở Việt Nam và ở Thái Lan. Theo anh cho
biết, công việc của anh thứ nhất là để kết nối cộng đồng, thứ hai là giúp làm
bài tập trong các khóa huấn luyện về XHDS.
Hmong Human Rights Coalition chính là tổ chức giúp thu thập bằng
chứng và cung cấp thông tin cho các bản báo cáo gửi đến Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị
Chủng tộc (CERD) vừa qua về vấn đề kỳ thị một cách có hệ thống của nhà nước
Việt Nam với người H’mông, đặc biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, đất đai, và giấy tờ
tùy thân, khiến hàng chục ngàn người H’mông ở Tây Nguyên (như ở các tiểu khu
179, 181…) và một số địa phương ở tỉnh Lai Châu… rơi vào tình trạng vô quốc
tịch trên chính đất nước mình.
Chính vì thế, ngày 29-30/11/2023, nhà nước Việt Nam đã phải giải
trình ở LHQ về sự đàn áp của họ với các cộng đồng người bản địa hoặc sắc tộc
thiểu số ở Việt Nam như người H’mông, người Thượng, người Khmer Krom…
Bị bắt như thế nào?
Hình chụp hôm 7/12 (chúng tôi đã làm mờ ảnh để bảo vệ cô con gái 9
tuổi).
Theo chị Giàng Thị A, chiều ngày 7/12/2023, anh Lù A Da bị cảnh
sát Thái Lan tới bắt khi đang rửa xe máy trước nhà.
“Lúc đó tôi đang nấu ăn trong phòng bếp nên không nghe rõ. Lúc tôi
nghe họ nói chuyện rất to và con gái khóc rất to thì tôi xông ra ngoài, tôi
thấy có hai [cảnh sát] đang sắp đưa chồng đi… Con gái muốn đi theo nhưng họ
không cho đi theo.”
Chị nói “Con nói là cảnh sát muốn bắt bố đi, con cứ khóc to, con
ôm bố không cho đi, nhưng họ cứ bắt đi thôi.”
“Lúc đó tôi rất hoảng sợ”, chị nói. “Theo như tôi biết thì chắc
chắn cái này là do chính quyền Việt Nam muốn bắt chồng đưa về Việt Nam. […] Nếu
anh bị trục xuất về Việt Nam thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.”
Chưa đầy hai tuần trước đó, cảnh sát Thái Lan đã bố ráp bắt 11
người Thượng, trong đó có bốn người thuộc tổ chức Người Thượng vì Công lý. Cảnh
sát Thái Lan đã truy tìm đích thân bốn cá nhân này, cho thấy cuộc bố ráp có chủ
đích. Ba thành viên khác của cùng tổ chức cũng bị truy tìm nhưng trốn thoát
được và đã dọn nhà đi nơi khác.
Dấu hiệu trước đó
Sau khi nghe vợ nói có người lạ đến theo dõi, anh Lù A Da lắp máy
quay trong nhà.
Chị Giàng Thị A nói khoảng tháng 8 “có người lạ đến theo dõi nhà”
vài lần và chụp hình.
Vài ngày sau đó, ngày 24/8, cảnh sát Thái Lan đến nhà và hỏi cô
con gái 9 tuổi về anh Lù A Da, khi đó không có nhà.
“Họ đưa hình ảnh của chồng tôi và hỏi đây có phải là bố không. Con
bảo là đúng rồi.”
Sợ hãi, họ rời đi và chuyển đến chỗ ở hiện nay. Họ gần như không dám ra ngoài vì sợ bị bắt.
Cảnh sát Thái Lan để tìm hỏi ngày 24/8/2023.
Chuyện gì sẽ xảy ra?
Cho tới nay, chị Giàng Thị A vẫn chưa được liên lạc với chồng
mình.
Theo luật sư văn phòng CAP (Centre for Asylum Protection) nói với
chị, anh Lù A Da hiện đang ở nhà tù địa phương và sẽ phải nộp 10,000 baht
(khoảng 280 USD), vì nhập cư bất hợp pháp, để được chuyển sang IDC (Immigration
Detention Centre, trại giam của Sở Di trú Thái Lan). Văn phòng CAP đang can
thiệp quy chế tỵ nạn của anh Lù A Da, và theo họ, một khi vào IDC sẽ có cơ hội
đóng tiền thế chân để được tại ngoại.
Chị Giàng Thị A hiện đang sống một thân một mình ở Thái Lan, với
một đứa con 9 tuổi và một đứa 4 tháng tuổi.
Lập danh sách các cơ sở ở hải ngoại của tổ chức tội phạm Chi Phái 1997
Truy
vết việc thực thi Nghị Quyết 36 của đảng cộng sản Việt Nam
BPSOS,
ngày 10 tháng 12, 2023
Ngày 16 tháng 8, 2023, toà án Texas Quận Dallas tuyên án tổ chức Cao Đài do đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam dựng lên năm 1997 với sự cấu kết của kẻ đứng đầu nó là Ông Nguyễn Thành Tám là một tổ chức tội phám chiếu theo luật RICO – luật liên bang Hoa Kỳ nhắm vào các băng đảng mafia có hoạt động xuyên quốc gia. Theo phán quyết của toà án, băng đảng tội phạm “Chi Phái 1997” này phải bồi thường Thánh Thất Cao Đài Mountain View ở Dallas, Texas và 2 tín đồ Cao Đài tổng cộng 200 nghìn Mỹ kim. Bồi thẩm đoàn của phiên toà còn phán quyết Ông Nguyễn Quốc Dũng, một thuộc hạ hoạt động ở Hoa Kỳ của tổ chức tội phạm này, phải bồi thường cho 3 nguyên đơn tổng cộng 3.195 triệu Mỹ kim.
Hình 1
-- Ông Nguyễn Thành Tám, thủ lĩnh của tổ chức tội phạm Chi Phái 1997
Kế hoạch
xâm nhập cộng đồng người Việt ở hải ngoại
Chỉ 3
năm sau khi được dàn dựng lên bởi đảng và nhà nước cộng sản, Chi Phái 1997
triển khai kế hoạch xâm nhập và khống chế các tín đồ Cao Đài ở hải ngoại. Năm
2010, Ông Nguyễn Thành Tám ban 2 huấn lệnh thiết lập 2 cơ sở đầu tiên của Chi
Phái 1997 ở hải ngoại là Thành Phố Boston thuộc Tiểu Bang Massachussetts và
Thành Phố Salt Lake thuộc Tiểu Bang Utah.
“Hai
Huấn Lịnh này được xem như là môt thành công vượt bực của Hội Thánh nói riêng,
và chính sách của chánh phủ VN nói chung. Đó là việc đồng đạo hải ngoại đã bắt
đầu tự động trở về phục tùng Hội Thánh, còn Nhà Nước CHXHCNVN qua Ban Tôn Giáo
Chính Phủ có thể xem như đã thành công thi hành Nghị quyết 36.
Tóm
lại, đây là một biến cố rất quan trọng trong lịch sử Cao Đài Tòa Thánh Tây
Ninh. Huấn Lịnh nói ở đây là bước đầu của Hội Thánh mở rộng vòng tay ra hải
ngoại…” Xem: https://caodai.com.vn/vn/news-detail/hoi-thanh-cong-nhan-chuc-viec-hai-ngoai.html
Tháng 6 năm 2011, Ông Nguyễn Thành Tám bổ nhiệm Ông Trần Quang
Cảnh đại diện Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ. Năm 2012 Ông Cảnh thành lập văn phòng đại
diện và đăng ký với chính quyền California “Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại” như
là tổ chức tôn giáo. Tháng 8 năm 2014, dùng danh nghĩa của tổ chức này, Ông
Cảnh xin Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cấp giấy phép thương hiệu cho tổ chức này nắm
quyền sở hữu danh xưng chung của toàn đạo: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tháng 2 năm
2015, Bộ Thương Mại cấp giấy phép tạm cho họ.
Lọt tròng luật pháp Hoa Kỳ
Với sự tài trợ và yểm trợ của BPSOS, tháng 5 năm 2018, Thánh Thất
Cao Đài Mountain View ở Dallas, Texas nộp đơn yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ huỷ
giấp phép cấp tạm cho tổ chức đại diện Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ. Chi Phái 1997
tung người tấn công, phỉ báng và tìm cách hãm hại Thánh Thất Cao Đài Mountain
View và những cộng sự viên trong công cuộc giành lại danh xưng chung của toàn
đạo.
Tháng 7, 2019, Bộ Thương Mại rút giấy phép cấp tạm. Điều này đồng
nghĩa với cơ quan chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ xác định Chi Phái 1997 không là
Hội Thánh của Đạo Cao Đài như đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam dàn dựng để
che mắt quốc tế và thuần phục nhiều tín đồ Cao Đài ở Việt Nam cũng như ở hải
ngoại.
Ngay trước đó, tháng 6 năm 2019, Thánh Thất Cao Đài Mountain View cùng với 2 tín đồ đứng đơn kiện Chi Phái 1997, Ông Nguyễn Thành Tám, Ông Nguyễn Quốc Dũng và một số kẻ đồng loã về hoạt động tội phạm có tổ chức và tội phỉ báng. Ngày 16 tháng 8, toà đã tuyên án như kể trên.
Hình 2 –
Bài bình luận trên báo Nhân Dân, phiên bản điện tử, ngày 25/11/2023
Đảng và
nhà nước chạy làng
Trong
bài bình luận ngày 25/11/2023, báo điện tử “Nhân Dân”, cơ quan ngôn luận của
đảng cộng sản Việt Nam, đã vô hình trung xác nhận rằng Chi Phái Cao Đài 1997 và
Cao Đài Chơn Truyền 1926 là 2 thực thể pháp lý khác nhau, và rằng Chi Phái 1997
đã xâm nhập hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ:
“Đơn cử,
vụ việc ‘chi phái Cao Đài 1997 và Cao Đài Chơn Truyền 1926’ được Nguyễn Đình
Thắng (đối tượng cầm đầu BPSOS) liên tục chia sẻ trên mạng xã hội trong thời
gian gần đây, thực chất là mâu thuẫn giữa hai tổ chức tôn giáo Cao Đài trên
lãnh thổ Hoa Kỳ.
“Tuy
nhiên, BPSOS lại vu khống Nhà nước Việt Nam khi cho rằng chi phái Cao Đài 1997
(chi phái của Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh tại Hoa Kỳ) ‘do nhà nước
Việt Nam dựng lên’ để ‘diệt đạo Cao Đài ở Việt Nam’ và ‘tấn công’ những người
bảo vệ đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926… tại Hoa Kỳ.” Xem: https://nhandan.vn/viet-nam-dong-gop-tich-cuc-bao-dam-quyen-tu-do-ton-giao-post784058.html
Điều này
cho thấy từ nay đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ lâm thế kẹt nếu tiếp tục
bảo kê cho Chi Phái 1997 dù ở trong hoặc ngoài nước Việt Nam.
Các biện pháp trừng phạt
Khai thác phán quyết ngày 16 tháng 8, 2023 của toà án Texas Quận
Dallas, BPSOS đã và đang phối hợp với một số nhóm tín đồ Cao Đài để thực hiện
các biện pháp trừng phạt sau:
(1) Yêu cầu Bộ Nội An Hoa Kỳ điều tra để trục xuất Ông
Nguyễn Quốc Dũng như đã hành xử đối với Ông Bùi Đình Thi trước đây.
(2) Truy tìm tài sản nổi và chìm của Chi Phái 1997 ở
Hoa Kỳ để siết.
(3) Nhận diện các cơ sở do Chi Phái 1997 cài cắm ở Hoa
Kỳ để theo dõi các hoạt động có thể cấu thành tội phạm xuyên quốc gia chiếu
theo luật RICO.
(4) Nhận diện các thành phần nhân sự cốt cán của Chi
Phái 1997 để điều tra những hành vi tội phạm, nếu có, như rửa tiền, trốn thuế,
gian lận di dân, Medical, Medicare, v.v.
Các cơ sở ở hải ngoại
của Chi Phái 1997
Đến nay, BPSOS đã nhận
diện 15 cơ sở dau đây:
1. Văn Phòng Đại Diện
Hải Ngoại, Orange County, California
18192 3rd Street, Fountain
Valley, CA 92708
2. Liên Họ Đạo Hoa
Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
6329 Arlington Blvd.,
Suite B Falls Church, VA 22044
3. Họ Đạo Santa Ana -
Nam California, Hoa Kỳ
4010 West Hazard Street,
Santa Ana, CA 92703
4. Thánh Thất Cao Đài
San Jose, California
1489 S White Rd, San Jose,
CA 95127
5. Họ Đạo Tampa Bay,
Florida, Hoa Kỳ
701, Leah Jean Lane,
Winter Haven, Florida 33884
6. Họ Đạo Boston,
Massachusetts
158 Spencer Street,
Dorchester, MA 02124
7. Họ Đạo Camden, New
Jersey, Hoa Kỳ
Thiếu địa chỉ
8. Họ Đạo Syracuse,
New York, Hoa Kỳ
Thiếu thông tin
9. Họ Đạo Montréal,
Canada
7161 Rue Saint-Urbain
Montréal, Québec, Canada
10. Họ Đạo Brussels,
Vương Quốc Bỉ
1224 Chaussée d’Alsemberg,
Beersel, Belgium
11. Họ Đạo Paris,
Pháp
143 Rue Nationale, 75013
Paris, France (Khu chung cư)
12. Họ Đạo Cheonan,
Hàn Quốc
4-1 Gungni 1-gil,
Pungse-myeon, Dongnam-gu, Cheonan, Chungcheongnam-do, Korea
13. Họ Đạo Đài Bắc,
Đài Loan
No. 1, Shenzun 1st Road
317, Xinwu District, Taoyuan City, Taiwan 32746
14. Họ Đạo Nonvixay,
Lao
101 lang Nonvixay, Huyen
Lam Mam, Tinh Sekong, Lao
15. Họ Đạo Phnom
Pênh, Camphuchia
284 Mao See Stung, Phnom
Pênh, Camphuchia
Ngoài ra Thánh Thất Cao
Đài Anaheim, California có dấu hiệu nằm trong hệ thống của tổ chức tội phạm Chi
Phái 1997 vì người cai quản nó là Ông Nguyễn Tấn Tạo được Ông Nguyễn Thành Tám
phong chức Lễ Sanh. Nghĩa là thánh thất này bị cầm đầu bởi một nhân sự cốt cán
của tổ chức tội phạm Chi Phái 1997.
Chúng tôi cẩn trọng rằng
rất có thể có những thành viên của các cơ sở ở trên đã không phân biệt được
giữa thực và hư, chính và tà. Hy vọng với phán quyết của toà án mới đây, họ sẽ
tỉnh ngộ và quay đầu.
Kêu gọi hợp tác
Những thông tin
trong danh sách kể trên có thể bị thiếu hoặc sai sót. Chúng tôi mong nhận được
thông tin của đồng hương, đặc biệt các tín đồ Cao Đài, ở trong và ngoài nước để
chỉnh sửa và bổ sung.
Chúng tôi cũng kêu
gọi đồng hương phổ biến rộng rãi bản tin này để mọi người ở hải ngoại cảnh giác
và cùng nhau theo dõi các hoạt động của một đường dây thuộc tổ chức tội phạm
được đảng và nhà nước cộng sản bảo kê nhằm thực thi Nghị Quyết 36 với mục đích
xâm nhập và lũng đoạn cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Chúng tôi kêu gọi nỗ
lực chung của mọi người Việt ở hải ngoại để bảo vệ sự trong sáng và tử tế trong
cộng đồng chúng ta.
Xin gửi thông tin về
cho bpsos@bpsos.org.
Trong vài ngày tới
đây chúng tôi sẽ công bố danh sách các nhân sự cốt cán đang hoạt động ở hải
ngoại của tổ chức tội phạm này.
Bài liên
quan:
Danh
sách các cơ sở ở hải ngoại của tổ chức tội phám Chi Phái 1997 (cập nhật ngày
10/12/2023)
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/12/Cac-co-so-cua-Chi-Phai-1997-o-hai-ngoai-Phan-1.pdf
Một Bùi
Đình Thi thứ 2?
https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2066-mot-bui-dinh-thi-thu-2.html
Vô hiệu
hoá Cao Đài “quốc doanh”: Hoàn tất kế hoạch 5 năm, 3 giai đoạn
No comments:
Post a Comment