20221222 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Mộ của SQ/QLVNCH chết ở Yên Bái
https://m.facebook.com/groups/802061723169611/permalink/9007080079334360/
FDA: Vaccine COVID-19 của Pfizer có liên quan đến tình
trạng đông máu
Thêm báo Mỹ nhận xét tiêu cực về VF8, VinFast thất bại
trong truyền thông?
https://www.voatiengviet.com/a/6881186.html?ltflags=mailer
Hai Đánh Một, Chẳng Chột Cũng Què!
https://bacaytruc.com/index.php/14632-hai-danh-m-t-ch-ng-ch-t-cung-que-tac-gi-l-u-vinh-l
Lịch Vinh Danh Cờ Vàng Qúy Mão- 2023
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
https://vinhdanhcovang.wordpress.com
https://www.youtube.com/watch?v=ed9IUwSQl2c)
Câu chuyện
về một người Hmong từ nạn nhân trở thành người vận động quốc tế
LTS: Chúng tôi giới thiệu bài viết của nhà báo Song Chi trên Diễn Đàn Thế Kỷ về Ông Ma A Dình, một người Hmong đến Thái Lan lánh nạn mới hơn 3 tháng đã tham gia quốc tế vận ở Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo khu vực Đông Nam Á do BPSOS đồng tổ chức.
Hình 1
– Ông Ma A Dình phát biểu tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực
Đông Nam Á, ngày 08/11/2022, Bali, Indonesia
Xem video phát biểu:
https://www.facebook.com/100070703421800/videos/pcb.220757500291029/659966565774855
Trích từ:
https://www.diendantheky.net/2022/12/song-chi-song-trong-tinh-trang-vo-quoc.html
Ma A Dình, sinh năm 1992, là người H'mong. Gia đình anh chạy từ ngoài Bắc vào trú ngụ ở Tiểu khu 179 từ năm 2012. Ngoại trừ Ma A Dình là có giấy tờ từ khi còn ở ngoài Bắc, vợ và các con của anh đều không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào.
Khi còn ở ngoài Bắc Ma A
Dình được đi học đến hết lớp 12 nên thuộc loại “có chữ” ở Tiểu khu, do đó khi xảy
ra chuyện đấu tranh về đất đai, đòi quyền lợi, đòi tự do tôn giáo, dân làng nhờ
anh đứng ra là người đại diện, cùng với vài người khác, gửi thư đến chính quyền,
hoặc liên lạc với bên ngoài nhờ sự vận động của các tổ chức bên ngoài, sự lên
tiếng của quốc tế. Vì vậy mà Ma A Dình và những người đại diện khác liên tục bị
“triệu tập” ra công an xã, huyện, tỉnh để công an hạch hỏi và công an đã có những
lời nói, hành vi có tính chất hăm doa, khủng bố anh, mọi việc làm, đi lại của
anh đều bị công an cho người theo dõi, giám sát. Công an kết tội Ma A Dình
là “thành phần phản động, cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài, cung
cấp thông tin cho bên ngoài, rằng Ma A Dình là người có tội, công an muốn bắt
anh lúc nào cũng được”.
Biết sớm muộn gì cũng bị
bắt, ngày 28.6.2022 Ma A Dình chạy trốn sang Thái Lan, xin tỵ nạn chính trị. Gần
1 tháng sau, ngày 23.7. 2022 đến lượt người vợ đang mang bầu và 5 đứa con của
anh cũng chạy sang Thái Lan. Đứa con thứ 6 được sinh ra trên đất Thái.
Từ khi ra bên ngoài, Ma A
Dình vẫn thường xuyên liên lạc với bà con người H'mong ở nơi anh sống. Cùng một
số người người anh em đã và đang ngày đêm đấu tranh cho quyền lợi của người
Hmong ở Việt Nam, họ thành lập một nhóm truyền thông, hoạt động dưới danh nghĩa
một tổ chức NGO có tên H'mong Human Rights Coalition, và hoạt động trong các
lĩnh vực giải cứu nạn nhân buôn người, đối phó chính sách đàn áp tôn
giáo trên cộng đồng người H'mong, phát triển cộng đồng và dự án người H’mong vô
tổ quốc. Tại Hội Nghị thường niên về Tự Do Tôn Giáo hay Tín ngưỡng khu vực Đông
Nam Á lần thứ 8 (Eighth Annual Southeast Asia Freedom of Religion or Belief
Conference, viết tắt là SEAFORB 8) được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày
7–9.11.2022 vừa qua, Ma A Dình đã đại diện cho đồng bào người H'mong theo đạo
Tin Lành đọc bản tham luận về hoàn cảnh sống của người H'mong theo đạo Tin Lành
tại Tiểu khu 179, dưới sự đàn áp của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Vượt qua những hạn chế về
văn hoá và điều kiện sống, dưới sự giúp đỡ của những tổ chức nhân quyền bên
ngoài như tổ chức BPSOS, cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành đang từng bước
trưởng thành để tự bảo vệ niềm tin và các quyền con người, họ đã biết lên tiếng,
báo cáo về tình trạng của cộng đồng mình cho các tổ chức quốc tế. Nhờ vậy mà
các tổ chức quốc tế đã biết tới họ và tiếp tục giúp đỡ họ ngày một trưởng thành
hơn.
Trong khi đó, với việc vi
phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, mang tính hệ thống, liên tục suốt một thời
gian dài, ngày 2.12.2022 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào “Danh
sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List, viết tắt SWL) Và nếu không thay đổi,
Việt Nam sẽ bị đưa vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt (Countries of Particular
Concern, viết tắt CPC, mà trước đây Việt Nam từng bị và được Bộ Ngoại giao Hoa
Kỷ dỡ bỏ vào tháng 11.2006 chỉ sau 26 tháng mà không thực sự có những tiến bộ
thực chất). Và nếu lại bị đưa vào danh sách CPC, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối
mặt với nhiều biện pháp chế tài, cấm vận.
Yếu Tố Nào Đã Đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo
Dõi Đặc Biệt Vì Đàn Áp Tôn Giáo?
·
Các
tấm gương về nạn nhân làm nhân chứng và vận động quốc tế
Ts. Nguyễn Đình Thắng, 21 tháng 12, 2022
Gần đây, liên quan đến sự kiện Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
đưa vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List, viết tắt là SWL) vì
đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng, tôi đã nhận được nhiều câu hỏi có thể
gom lại như sau:
- Ai, tổ chức nào đã tác động nhiều nhất đến quyết định của BNG
Hoa Kỳ?
- Hệ quả đối với một quốc gia ở trong danh sách SWL?
- Cần làm những gì để khai thác tình thế mới?
Ở đây, tôi trả lời câu hỏi
thứ nhất và sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi còn lại trong những bài sau. Vì
không thể trả lời từng người, tôi xin trả lời chung và cầu mong giới truyền
thông, các tổ chức tôn giáo, các cộng đồng sắc tộc, và những ai quan tâm đến tự
do tôn giáo tiếp tay phổ biến loạt bài này.
Ai? Tổ chức
nào?
Chắc chắn BNG Hoa Kỳ đã nhận thông tin từ nhiều nguồn. Tuy nhiên,
theo tôi, chính các nạn nhân làm nhân chứng và biến mình thành người hành động
đã tác động đáng kể nhất đến quyết định của BNG. Dưới đây là cách tôi phân
biệt:
- Nạn nhân là người có tâm thế tiêu cực, chỉ biết ta
thán và cầu cứu với người khác.
- Nhân chứng là người đủ bản lĩnh để đứng ra tố cáo sự vi
phạm và điểm mặt thủ phạm.
- Người hành động là người chủ động thay đổi thân phận của cộng đồng mình bằng năng lực nội tại kèm với sự hỗ trợ từ ngoài.
Hình 1 – Nữ
Chánh Trị Sự Cao Đài Nguyễn Xuân Mai trong phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam tại Hội
Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ngày 29/06/2022 tại Washington DC (ảnh
BPSOS)
Một ví dụ
Cuối tháng 6 vừa rồi, Bà
Nguyễn Xuân Mai, nữ Chánh Trị Sự Cao Đài ở Vĩnh Long, tham gia Hội Nghị Thượng
Đỉnh ở thủ đô Hoa Kỳ do BPSOS đồng tổ chức. Dịp này bà đã tiếp xúc nhiều giới
chức lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ kể cả Đại Sứ Lưu Động Đặc Trách Tự Do Tôn
Giáo Quốc Tế Rashad Hussain, người có thẩm quyền trực tiếp về quyết định đưa Việt
Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt.
Trước khi Bà Xuân Mai về
nước, nhiều giới chức Hoa Kỳ đã công khai gửi lời chúc an toàn với ngụ ý nhắc
nhở nhà nước Việt Nam là Hoa Kỳ đang theo dõi sát chuyến trở về của nữ chức việc
Cao Đài này.
Tại phi trường Tân Sơn Nhứt,
Bà Xuân Mai bị công an đưa vào phòng riêng để thẩm vấn trong nhiều tiếng đồng hồ.
Công an lục soát toàn thân thể của bà, xúc phạm đến phẩm giá của một phụ nữ là
chức việc Cao Đài. Sự việc được báo cáo ngay cho BNG Hoa Kỳ, LHQ, và Ban Chỉ Đạo
của hội nghị thượng đỉnh. Tất cả đều thể hiện sự bất bình.
Cuối tháng 9, Đại Sứ Hussain cử 2 phụ tá trong toán tiền
trạm đến Việt Nam. Hai vị phụ tá này đã gặp Bà Xuân Mai để lấy thêm thông tin
nhằm báo cáo về BNG trước khi Đại Sứ Hussain đích thân tham gia cuộc đối thoại
nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam vào đầu tháng 11 ở Hà Nội.
Một trong 2 vị phụ tá ấy
khi vừa xong cuộc đối thoại nhân quyền đã bay thẳng từ Hà Nội đến Bali,
Indonesia để tham dự Hội Nghị SEAFORB do BPSOS đồng tổ chức. Tại đây, viên chức
này được 2 đồng đạo của Bà Xuân Mai đến từ Việt Nam báo cáo là bà đã bị chặn tại
phi trường Tân Sơn Nhứt nên không thể cùng đến Bali. Dù
vậy, Bà Xuân Mai cũng đã gửi lời phát biểu bằng video đến các tham dự viên của
hội nghị, trong đó có các giới chức BNG Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế, LHQ, khối ASEAN…
Trong ví dụ này, Bà Xuân Mai đã đến Hoa Kỳ hồi cuối
tháng 6 như một nhân chứng và sau khi trở về, bà trở thành người hành động đối
tác mật thiết với BNG Hoa Kỳ và quốc tế. Không những thế, nhiều đồng đạo của bà
cũng là nhân chứng và người hành động. Khi một người gặp trở ngại thì lập tức
nhiều người khác lên tiếng và hành động thay.
Chính những nạn nhân đã trở thành nhân chứng và người hành động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của BNG Hoa Kỳ, chứ không ai khác.
Hình 2 -- CTS
Nguyễn Xuân Mai cùng với Đại Sứ Lưu Động Cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad
Hussain, ngày 28/06/2022 tại BNG Hoa Kỳ (ảnh BNG Hoa Kỳ)
Chương trình
đào tạo
Muốn biến mình thành nhân chứng thì trước hết nạn
nhân, bao gồm cá nhân từng tín đồ lẫn cộng đồng của họ, phải ý thức được quyền
của mình, biết nhà nước đã cam kết những gì với LHQ, và biết những cam kết quốc
tế nào đã được “luật hoá” vào hệ thống luật quốc gia. Kế đến, họ phải nhận diện
các hình thức vi phạm và biết cách báo cáo vi phạm theo tiêu chuẩn và thủ tục của
LHQ.
Để hỗ trợ cho sự chuyển
hoá này, từ năm 2015 chúng tôi cung ứng các khoá đào tạo ngắn hạn về luật quốc
tế và luật Việt Nam liên quan đến quyền tự do tôn giáo, và cách thu thập và phối
kiểm thông tin về những vụ vi phạm. Đến nay, khoảng 2 nghìn người đến từ hơn
200 cộng đồng tôn giáo và sắc tộc đã được đào tạo. Họ là nguồn thông tin cho
khoảng 500 bản báo cáo vị phạm mà chúng tôi gửi cho LHQ, BNG Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa
Kỳ Về Tự To Tôn Giáo Quốc Tế, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế là đối tác cận
kề của BPSOS.
Để chuẩn bị cho những người
hành động, cũng từ năm 2015 chúng tôi cung ứng khoá đào tạo kéo dài 12 tháng
cho khoảng 400 thành viên cốt lõi của số cộng đồng kể trên. Qua đó, họ được
trang bị các kiến thức và kỹ năng để hội nhập sân chơi quốc tế và rồi phối hợp
với các đối tác quốc tế để đẩy lùi dần chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Qua khoá đào tạo dài hạn này, học viên học cách phân tích vấn đề, tìm giải
pháp, ứng xử trong các tình huống khó khăn, vận động quốc tế, liên kết, truyền
thông, điều hành, đánh giá...
Dĩ nhiên, 12 tháng là thời
gian chỉ đủ để tập sự. Họ cần sự hỗ trợ của các chuyên gia trong những lĩnh vực
chuyên môn mà họ có khi phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập niên để trở thành
thuần thục. Để làm nhẹ gánh cho các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc đang bị bách
hại, chúng tôi hình thành các toán hỗ trợ chuyên về pháp lý, báo cáo vi phạm,
phiên dịch, thông dịch, vận động quốc tế, lập hồ sơ chế tài, truyền thông...
Người hành động không cần trở thành chuyên gia mà chỉ cần biết cách sử dụng sự
hỗ trợ của các toán chuyên môn kể trên.
Hình 3 -- Những
người Việt vận động quốc tế cùng với phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn
Giáo Quốc Tế tại Bali, Indonesia, ngày 09/11/2022 (ảnh BPSOS)
Các thông điệp
gây ảnh hưởng quốc tế
Dưới dây là các video thu tại chỗ lời phát biểu
của một số nạn nhân làm nhân chứng và là người hành động tại các diễn đàn khu
vực và quốc tế.
Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai phát biểu tại
Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ngày 28-30 tháng 6 năm 2022 ở thủ
đô Hoa Kỳ:
https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/725902978739274
Ông Nguyễn Ngọc Diến và
Bà Trần Thanh Tuyết, hai tín đồ Cao Đài chân truyền đã tham gia và phát biểu tại
Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á do BPSOS đồng tổ chức
ngày 7 – 9 tháng 11 năm 2022 ở Bali, Indonesia: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/5863302967065829
Ông Mà A Dình, từ Tiểu
Khu 179, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, sang Thái Lan lánh nạn chưa đầy 6 tháng
thì đã đến Bali để thay mặt tổ chức Hmong Human Rights Foundation lên tiếng cho
hàng chục nghìn đồng bào Hmong không hộ khẩu, không hộ tịch do theo đạo Tin
Lành: https://www.facebook.com/100070703421800/videos/pcb.220757500291029/659966565774855
Ông Vừ Bá Súa, người
Hmong theo đạo Tin Lành ở Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An, vừa đến Thái Lan lánh nạn
được vài ngày cũng đã lên đường đến Bali để tham gia hội nghị kể trên: https://www.facebook.com/hmonghrc.org/videos/932282114418878
Cô Linda, tị nạn ở Thái
Lan và thành viên của tổ chức Vận Động cho Đức Tin và Công Lý ở Việt Nam được
thành lập bởi một số người Công Giáo sau cái chết của LM Trần Ngọc Thanh, trả lời
phỏng vấn tại hội nghị ở Bali: https://www.facebook.com/ductincongly/videos/538549988070488
Video phát biểu của Bà
Nguyễn Xuân Mai tại Hội Nghị Thượng Đỉnh cuối tháng 6 vừa qua đã được gần 600
nghìn lượt xem trong khi các video phát biểu của Ông Dình và Ông Súa tại Hội
Nghị Khu Vực Đông Nam Á mới đây đã có 28 nghìn và 24 nghìn lượt xem. Các video
phát biểu của Ông Diến, Bà Tuyết và Cô Linda thì có khoảng 1 nghìn lượt xem.
Ngoại trừ Ông Súa, họ là
bạn học đồng song trong khoá đào tạo 12 tháng năm 2022 của BPSOS.
Lời kêu gọi
Việt Nam bị đưa vào Danh
Sách Theo Dõi Đặc Biệt của Hoa Kỳ là bước ngoặt quan trọng cho công cuộc đấu
tranh cho quyền tự do tôn giáo của mọi người Việt Nam, bất luận thuộc sắc dân
nào, theo đạo nào. Ý nghĩa của sự kiện này sẽ được phân tích trong bài sau. Nơi
đây, tôi muốn giới thiệu nhân tố đã đóng góp tích cực và hiệu quả nhằm tạo nên
bước ngoặt ấy. Đó là những nạn nhân đã chuyển mình thành những người đi vận động
quốc tế.
Việt Nam bị đưa vào Danh
Sách Theo Dõi Đặc Biệt của Hoa Kỳ là bước ngoặt quan trọng cho công cuộc đấu
tranh cho quyền tự do tôn giáo của mọi người Việt Nam, bất luận thuộc sắc dân
nào, theo đạo nào. Ý nghĩa của sự kiện này sẽ được phân tích trong bài sau. Nơi
đây, tôi muốn giới thiệu nhân tố đã đóng góp tích cực và hiệu quả nhằm tạo nên bước
ngoặt ấy. Đó là những nạn nhân đã chuyển mình thành những người đi vận động quốc
tế.
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Wed, Dec 21 at 10:06 AM
Tại sao Trung Quốc và các nước khác đang
bán USD và mua vàng?
Cát Duyên
Hiện tại, vàng dường như là một phần của chiến lược tự bảo vệ
mình của Trung Quốc trước sự sụp đổ tiềm tàng của việc dự trữ bằng đồng USD.
Ngân hàng Trung ương của các nước có vẻ đang nhìn nhận rằng, triều đại của đồng
USD sắp sửa kết thúc.
Một
số dữ liệu thú vị gần đây nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc chú ý
đến những gì các chính phủ thực sự làm, không phải chỉ là những gì họ nói.
Các
Ngân hàng Trung ương đang ráo riết mua vàng và họ đang sử dụng dự trữ ngoại tệ
bằng USD để tài trợ cho việc này. Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới, các
Ngân hàng Trung ương đã mua hơn 700 tấn vàng từ đầu năm đến hết tháng 10/2022 –
gấp bốn lần so với năm 2021 và nhiều hơn bất kỳ giai đoạn hàng năm nào trong
hơn 50 năm qua – và tốc độ này đang tăng nhanh. Ví dụ, các Ngân hàng Trung ương
đã mua 400 tấn vàng (trị giá khoảng 23 tỷ USD) chỉ trong quý III/2022.
Có
tới 300 tấn (75%) khối lượng trong quý III vẫn chưa xác định được chủ nhân thực
hiện giao dịch (không có Ngân hàng Trung ương nào tuyên bố chịu trách nhiệm cho
các giao dịch mua này) bất chấp đây là một động thái lớn và chưa từng có. Một
hãng truyền thông nổi tiếng của Nhật Bản gợi ý rằng họ biết người mua là ai:
Trung Quốc.
Theo
một báo cáo gần đây của Nikkei Asia, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
(PBC) có thể là người mua bí ẩn của hầu hết nếu không muốn nói là tất cả 300
tấn, có khả năng bao gồm cả việc mua từ kho dự trữ 2.000 tấn của Nga. Đầu tháng
12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nước nắm giữ vàng lớn thứ sáu trên thế giới,
thừa nhận đã mua 32 tấn trong tháng 11. Đây là lần đầu tiên trong hơn ba năm
PBC cung cấp bất kỳ thông tin nào cho công chúng về việc mua vàng của mình,
nhưng xuất hiện sự hoài nghi rằng Trung Quốc vẫn chưa báo cáo con số thực.
Bất
chấp tất cả các lời tuyên bố từ các quan chức chính phủ về việc chống lạm phát,
các Ngân hàng Trung ương đang tích cực chuyển dự trữ ngoại hối của họ sang
vàng. Tại sao họ làm điều đó? Chẳng phải vàng là “di tích man rợ” của quá khứ
xa xưa, một tài sản phi sản xuất không có chỗ trong hệ thống tiền tệ hiện đại
sao? Rõ ràng, các Ngân hàng Trung ương không nghĩ như vậy.
Có
ít nhất hai lý do khiến các Ngân hàng Trung ương bán dự trữ ngoại hối và tích
trữ vàng: thứ nhất, họ biết rằng lạm phát sẽ không biến mất sớm, điều sẽ làm
giảm giá trị của các loại tiền pháp định được giữ làm dự trữ ngoại hối, và có
lẽ quan trọng hơn, họ nhận ra khả năng triều đại của đồng USD có thể sắp kết
thúc. Đối với những quốc gia như Trung Quốc, không gì có thể khiến họ hạnh phúc
hơn.
Nói
một cách đơn giản, Trung Quốc và các đồng minh của nước này đang thực hiện việc
phi USD hóa, bán trái phiếu ngân khố Mỹ ở mức nhanh nhất có thể mà không làm
gián đoạn thị trường đồng thời mua vàng và các tài sản cứng khác [tài sản hữu
hình có giá trị]. Trụ sở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) (còn gọi
là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc), tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/12/2021.
(Ảnh: Andrea Verdelli / Bloomberg qua Getty Images)
Trung Quốc bán trái phiếu kho bạc Mỹ
Thật
vậy, dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy Trung Quốc đã bán 114 tỷ USD trái
phiếu kho bạc Mỹ trong năm qua, chiếm khoảng 11% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ
mà nước này nắm giữ tính đến tháng 09/2021. Trung Quốc dường như đã bắt đầu một
xu hướng. Đồng thời với việc Trung Quốc thoái vốn khỏi USD, các nước láng giềng
của Trung Quốc ở châu Á cũng bận rộn bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Tám thực thể
châu Á đều là người bán bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Tổng cộng, họ nắm giữ 43% tổng số
trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ sở hữu nước ngoài nắm giữ tính đến tháng
09/2021. Kể từ đó, họ đã bán ròng 427,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, chiếm
145% tổng mức giảm ròng 294 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ được nắm giữ ở ngoại
quốc.
Hầu
hết Tây Âu và Trung Đông cũng có bước đi tương tự, mặc dù với số lượng nhỏ hơn,
để không gây sốc quá mức cho đồng minh Mỹ của họ và để đảm bảo trật tự của thị
trường. Mỹ đã có thể ép buộc một số đồng minh của mình mua chứng khoán của
mình. Cả Vương quốc Anh và Bỉ đã mua khoảng 100 tỷ USD mỗi nước, trong khi
Canada đã mua 30 tỷ USD, trung hòa bớt vấn đề đối với Mỹ.
Đây
có phải là dấu hiệu của việc bán ra nhiều hơn sắp tới hay Trung Quốc sẽ tiếp
tục hỗ trợ cho hoạt động vay nợ của một trong những đối thủ cạnh tranh chính
của họ và cũng là một con nợ đang ngày càng gặp khó khăn? Về mặt kinh tế, Trung
Quốc vẫn có lợi khi làm như vậy, bởi vì tài trợ cho các khoản nợ của Mỹ cho
phép Mỹ tiếp tục mua hàng hóa Trung Quốc. Điều này là cần thiết để giữ cho nền
kinh tế Trung Quốc phát triển và ngăn chặn tình trạng bất ổn trong nước, thứ có
thể thách thức vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trung Quốc
vẫn là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ và phải hành động cẩn thận để
không làm giảm giá trị tài sản [trái phiếu Mỹ] mà chính họ đang nắm giữ. Vì
vậy, ĐCSTQ đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan ở đây và khó
có thể sớm giải quyết được nó.
Tuy
nhiên, xu hướng dài hạn là rõ ràng. Trung Quốc muốn rời xa trật tự thế giới do
Mỹ thống trị. Để làm được điều này, Trung Quốc cần phải có một chỗ dựa để bảo
vệ mình khỏi sự sụp đổ trong tương lai của việc dự trữ bằng đồng USD. Hiện tại,
vàng dường như là một phần trong chiến lược của Trung Quốc.
Theo The Epoch Times
Cát Duyên biên dịch
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sat, Dec 10 at 9:37 AM
Tỷ phú Trung Quốc mua đất ở Texas mà không khai báo quyền sở hữu đất ở ngoại quốc được giảm tiền phạt
Ông bà ta đã dạy
"Phi thương bất phú" và "Vi nhân bất phú". Phải lươn
lẹo mới giàu!
Tỷ phú Trung Quốc mua đất ở Texas mà
không khai báo quyền sở hữu đất ở ngoại quốc được giảm tiền phạt
Terri Wu Thứ năm, 08/12/2022
Một tỷ phú Trung Quốc đã mua khoảng 140,000 mẫu đất nông nghiệp
ở quận Val Verde, Texas từ năm 2016 và lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện gió
Blue Hills trên khu đất này gần biên giới Mỹ-Mexico và Căn cứ Không quân
Laughlin, nơi huấn luyện phi công quân sự.
Dự
án điện gió được đề xướng sẽ cho phép chủ sở hữu Trung Quốc này tiếp cận với
lưới điện của Texas và khi cộng đồng biết chuyện, thì sự việc này đã làm dấy
lên mối lo ngại về an ninh quốc gia. Tỷ phú Tôn Quảng Tín (Sun Guangxin) là cựu
sĩ quan của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) — quân đội của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (Trung Cộng) — và là một doanh nhân tự lập nghiệp ở khu vực Tân Cương,
Trung Quốc, một khu vực hiện đang diễn ra cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Trên trang
web chính thức của Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Quảng Hội Tân Cương
(Xinjiang Guanghui Industry Investment Group Co. Ltd.) do ông Tôn thành lập
viết rằng, “Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi nguyên tắc luôn
ghi nhớ Đảng và tuân theo mệnh lệnh của Đảng.” Công ty Quảng Hội cũng cam kết
sẽ “lấy Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho kỷ
nguyên mới làm kim chỉ nam của mình”, ám chỉ giáo điều cá nhân của nhà lãnh đạo
Trung Cộng.
Brazos
Highland Properties LP (Brazos), công ty mà ông Tôn sử dụng để mua đất ở quận
Val Verde, đã không báo cáo quyền sở hữu ngoại quốc cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA). Vào tháng 04/2021, khoản tiền phạt được dàn xếp ở mức khoảng 120,000
USD từ mức 21 triệu USD, đây là số tiền phạt tối đa theo Đạo luật Khai báo Đầu
tư Ngoại quốc vào Nông nghiệp (AFIDA) năm 1978.
AFIDA
yêu cầu một người ngoại quốc phải khai báo bất kỳ việc mua lại hoặc chuyển
nhượng quyền lợi đối với đất nông nghiệp của Hoa Kỳ. Người ngoại quốc này phải
nộp hồ sơ cho Cơ quan Dịch vụ Trang trại (FSA) trong vòng 90 ngày kể từ ngày
giao dịch. Việc không báo cáo sẽ bị phạt dân sự một phần mười của một phần trăm
(tức là 0.1%) giá trị thị trường hợp lý của mảnh đất cho mỗi tuần nộp báo cáo
AFIDA muộn, lên đến 25%.
Trong
bức thư gửi Brazos vào tháng 04/2021, USDA cho biết hồ sơ của Brazos cho nhiều
giao dịch đã trễ tổng cộng 8,017 ngày. Do đó, mức phạt tối đa là 25% sẽ được áp
dụng. Tuy nhiên, theo bức thư này, các điều chỉnh giảm nhẹ hình phạt được đưa
ra dựa trên thời gian vi phạm, phương pháp phát hiện vi phạm, và “các tình tiết
giảm nhẹ liên quan đến vi phạm”. Bức thư không nêu chi tiết những tình tiết
giảm nhẹ này là gì.
“Theo
đó, dựa trên những điều chỉnh giảm nhẹ ở trên, mức phạt dân sự được xem xét đối
với Công ty trên đã được giảm từ 21,060,689.29 USD xuống còn
120,216.38 USD,” bức thư tiếp tục.
Theo
dữ liệu USDA mà ấn phẩm thương mại Agri-Pulse (pdf) có được theo Đạo luật Tự do Thông tin
(FOIA), khoản tiền phạt 120,000 USD đối với Brazos là số tiền cao nhất được
tính cho bất kỳ người vi phạm nào cho đến nay. Khoản tiền phạt đã được nộp vào
tháng 07/2021.
“Brazos
đã cung cấp nhiều tài liệu cho thấy rằng việc họ muộn nộp báo cáo AFIDA về cơ
bản là một sai sót do thiện ý đã được khắc phục rất nhanh sau khi công ty nhận
ra điều đó,” ông Kenneth Ackerman, luật sư và cựu quan chức USDA, người đại
diện cho Brazos trong các cuộc thảo luận với cơ quan này, nói với The Epoch
Times trong một thư điện tử.
USDA
đã không phúc đáp yêu cầu bình luận.
Số tiền phạt giảm khi hoạt động mua đất của
ngoại quốc tăng lên
Theo
USDA (pdf), tính đến ngày 31/12/2020, các nhà đầu tư
ngoại quốc đã nắm giữ khoảng 38 triệu mẫu đất nông nghiệp của Hoa Kỳ, tăng hơn
2.4 triệu mẫu so với cuối năm 2019. Mức tăng trung bình hàng năm là khoảng 0.8
triệu mẫu từ năm 2009 đến 2015, và 2.2 triệu mẫu kể từ năm 2015.
Trong
khi đó, số tiền phạt chậm nộp báo cáo do USDA áp dụng nhìn chung đã giảm xuống.
Từ năm 2000 đến năm 2011, cơ quan này đã báo cáo 331 nhà đầu tư bị phạt 870,000
USD và số tiền phạt 245,818 USD trong số tám khoản phạt từ năm 2012 đến tháng
07/2021. Trong số tám khoản phạt này, chỉ có ba khoản phạt được áp dụng kể từ
năm 2015, bao gồm cả số tiền phạt đối với Brazos và Harvest Texas, LLC, trang
trại tư nhân của ông Tôn.
Một quan chức USDA ẩn danh nói với Agri-Pulse rằng số tiền phạt giảm trong khi hoạt động mua đất nông nghiệp Hoa Kỳ của người ngoại quốc tăng mạnh có thể là do sự tuân thủ tốt hơn trong việc nộp báo cáo cộng với sự thay đổi trong các ưu tiên của USDA. Ông nói thêm rằng cơ quan này tin rằng các hình phạt lớn có thể không khuyến khích việc nộp hồ sơ khai báo.
Bản đồ khu đất nông
nghiệp rộng 140,000 mẫu mà tỷ phú Trung Quốc Tôn Quảng Tín mua lại ở quận Val
Verde, Texas, và vị trí của ba dự án sản xuất năng lượng: Blue Hills Wind, Blue
Star Solar, và Blue Valley Solar)
Nhà máy điện gió Blue Hills
Ủy
ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS) đã thông qua dự án nhà máy điện gió
của ông Tôn với điều kiện đạt được các thỏa thuận giảm nhẹ với Bộ Quốc phòng
vào tháng 07/2021.
Tuy
nhiên, dự án đã bị dừng lại do luật mới của Texas có hiệu lực vào tháng
06/2021. Đạo luật Bảo vệ Cơ sở Hạ tầng của Tiểu bang Ngôi sao Đơn độc (LIPA)
cấm các doanh nghiệp và chính phủ Texas kinh doanh với các tổ chức ngoại quốc
từ Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn, và Iran nếu các giao dịch này cho phép các doanh
nghiệp ngoại quốc quyền truy cập hoặc kiểm soát từ xa vào cơ sở hạ tầng quan
trọng.
Sau
đó, GH America Energy, LLC — một công ty con của Tập đoàn Đầu tư GH America của
ông Tôn tại Hoa Kỳ — đã tìm kiếm các thỏa thuận kinh doanh khác nhau để tiếp tục
dự án đó. Trên khu đất đã mua, ba dự án sản xuất năng lượng — Blue Hills Wind,
Blue Star Solar, và Blue Valley Solar — đã được ghi danh với nhà điều hành lưới
điện Texas là Hội đồng Ổn định Điện năng Texas (ERCOT).
Theo
hồ sơ của ERCOT, dự án Blue Hills Wind thuộc công ty GH America Energy chính
thức đã ngừng hoạt động hồi tháng Tám. Vào tháng Tám, GH America Energy đã hủy
bỏ dự án Blue Star Solar. Dự án Blue Valley Solar của Blue Valley Solar, LLC
vẫn đang tiếp tục, với ngày hoàn thành dự án ước tính vào tháng 12/2025.
Cô
Terri Wu là một phóng viên tự do tại Hoa Thịnh Đốn, chuyên viết cho The Epoch
Times về giáo dục và các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Quý vị có thể gửi lời
góp ý đến cô tại terri.wu@epochtimes.com.
No comments:
Post a Comment