Sunday, December 4, 2022

20221204 Cong Dong Tham Luan

20221204 Cong Dong Tham Luan

 

Lời kể của người tị nạn vừa đến Hoa Kỳ sau 38 năm lưu lạc vì đấu tranh cho tự do tôn giáo

Những cảm nghĩ trong ngày đầu ở Hoa Kỳ

Mạch Sống, ngày 3 tháng 12, 2022

http://machsongmedia.org

Chưa đầy 24 tiếng sau khi đặt chân đến thành phố Portland, Oregon, Ông Thạch Soong trả lời phỏng vấn của Cô Thanh Tâm tại căn phòng khách sạn ở tạm cho đến khi dọn vào căn chung cư được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trong những tháng đầu.

Ông Thạch Soong kể lại con đường gian truân 38 năm trốn tránh, lưu lạc vì đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của đồng bào người Khmer Krom. Sau 3 lần bị bắt ở 3 quốc gia Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, và sau khi đã bị Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đóng hồ sơ, Ông và gia đình may mắn được luật sư của BPSOS can thiệp pháp lý để mở lại hồ sơ và được công nhận tư cách tị nạn.

Sau 8 năm tiếp tục chờ đợi, cuối cùng gia đình của Ông cũng đã đến được vùng đất tự do thật sự.

Xin vào đây để nghe lời kể của Ông Thạch Soong với phần bổ sung của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS: 

https://www.facebook.com/thanhtam.nguyen.52643/videos/682234849929515  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F74c85bdf-8668-47df-940f-4cf6c69353b4.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670201660&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc0001012200&sig=2pm9NVXoEQcjeQ0WnCmZLA--~D

BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100Falls Church, VA 22041

 

BPSOS Applauds US State Department for Placing Vietnam on the Special Watch List

Contact: forb@bspos.org

Washington DC, December 3, 2022 – Boat People SOS (BPSOS) today commended the announcement by US Secretary of State Anthony Blinken that Vietnam will be placed on the Special Watch List (SWL) of countries whose governments practice or tolerate severe religious persecution, but also suggested that Vietnam should be designated a Country of Particular Concern (CPC) for engaging in even more serious and systematic violations of international religious freedom.

Yesterday Secretary Blinken announced that “I am . . . placing Algeria, the Central African Republic, Comoros, and Vietnam on the Special Watch List for engaging in or tolerating severe violations of religious freedom.”

The Frank Wolf International Religious Freedom Act of 2016 created the SWL applicable to countries “engaged in or tolerated severe violations of religious freedom” but not at a level justifying the Country of Particular Concern (CPC) designation.

CPC designation is reserved for countries whose governments either engage in or tolerate “systematic, ongoing, egregious violations of the internationally recognized right to freedom of religion”, such as torture or degrading treatment or punishment.

“While we applaud today’s announcement by Secretary Blinken, we believe Vietnam deserves the CPC designation due to its track record of systematic, ongoing, egregious repression of all religious organizations and churches that refuse to submit themselves to government control,” said Dr. Nguyen Dinh Thang, CEO & President of BPSOS, which has worked to defend religious freedom in Vietnam since 1998.

Thang noted that “the US Commission on International Religious Freedom (USCIRF) is of the same opinion. For the past 16 years, this consultative body created by the US Congress in 1998 has year after year recommended CPC designation for Vietnam.”

Thang added that “[a}ccording to Ms. Xuan-Mai Nguyen, a Chief Administrator with the Cao Dai Religion, who traveled to the United States for the International Religious Freedom Summit in June this year, the SWL designation for Vietnam vindicates the sacrifice of so many victims of religious persecution who reported violations despite threats from the Vietnamese police.”

Thang referred to a statement by Ms. Nguyen that “[w]hen detained and interrogated by the police at the Tan Son Nhat airport upon returning to Vietnam, I told them that they can do whatever they like with my physical body but my spirit is with God and I am not afraid.”

Over the past seven years, BPSOS has trained some two thousand members of persecuted religious and indigenous communities on how to report violations of religious freedom and other internationally recognized human rights. The communities trained by BPSOS have generated over 500 incident reports for submission to the different UN mandate holders, to the US Department of State, to USCIRF, and to other governments that share the US concern about international religious freedom.

Thang added that victims of religious persecution will be particularly encouraged by Secretary Blinken’s statement during his December 2 announcement that “[t]he United States will not stand by in the face of these abuses.”  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ffb9709cd-4976-42fe-af47-4b2f15323ebc.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670201660&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc0001012200&sig=eWVWVy0r53L2PyGldEvChw--~D

Vietnamese advocates for religious freedom with USCIRF Commissioner Stephen Schneck and staff at the Southeast Asia Freedom of Religion or Belief (SEAFORB) Conference, Bali, Indonesia, 8 Nov 2022

BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100Falls Church, VA 22041

 

Cập nhật cuối năm về công tác bảo vệ người tị nạn

Bảo vệ tư cách tị nạn và vận động định cư

BPSOS, ngày 2 tháng 12, 2022

http://machsongmedia.org

Năm 2007, nhà nước Việt Nam gia tăng đàn áp một cách khốc liệt. Số người Việt chạy sang Thái Lan lánh nạn tăng nhiều. Năm 2008, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, và cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Thâm Niên của BPSOS, luân phiên nhau đưa các toàn luật sư đến Thái Lan lập hồ sơ cho đồng bào để xin quy chế tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Năm 2010, khi số người Việt sang tị nạn ở Thái Lan tăng lên đến vài trăm, BPSOS mở văn phòng pháp lý thường trực và thuê luật sư toàn thời để giúp đồng bào xin tị nạn về pháp lý.

Tại sao cần can thiệp pháp lý?

Đối với người đặt chân đến Thái Lan để xin lánh nạn, sự can thiệp trực tiếp của luật sư là tối quan trọng vì 2 lý do:

(1)   Họ cần sự trợ giúp pháp lý để xin Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét tư cách tị nạn. Nếu không có quy chế tị nạn thì họ không thể đi định cư và không được sự bảo vệ của LHQ ở Thái Lan. Họ sẽ hoặc phải sống chui nhủi vô hạn định hoặc phải hồi hương.

(2)   Khi bị cảnh sát Thái Lan bắt, nếu đã có quy chế tị nạn và được luật sư can thiệp ngay thì có triển vọng được thả; nếu đã bị đưa vào trại giam của sở di trú thì luật sư có thể lập thủ tục xin tại ngoại. Người không có quy chế tị nạn sẽ bị giam vô hạn định.

Đó là lý do chúng tôi phải mở văn phòng và có luật sư tại chỗ. Hiện nay văn phòng này có 1 luật sư người Mỹ, 1 luật sư người Na Uy, và 1 luật sư người Thái. Mới đây, có thêm một thực tập sinh toàn thời có bằng cao học luật đến từ Anh quốc. Toán luật sư được sự hỗ trợ của một đội ngũ thông dịch viên và phụ tá.

Từ 2010 đến nay, BPSOS đã hỗ trợ thành công cho khoảng 1500 đồng bào trong tiến trình xin cứu xét tư cách tị nạn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fdfdfda3b-bfff-429c-ab71-3321df359a1b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670202006&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc001b012200&sig=B.eKlJvS6IWBafl6o4Y10w--~D

Hình 1 – Gia đình Ông Thạch Soong, 8 người, đượic anh Y Phic H’dok (bên phải), người tị nạn đến trước, chào mừng khi quá cảnh tại phi trường Los Angeles, Hoa Kỳ, ngày 1/12/2022

Khoảng 800 đồng bào có quy chế tị nạn đã được định cư ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Na Uy... Một con số tương đương đang chờ đợi định cư. Ngoài ra còn nhiều trường hợp đang chờ phỏng vấn với CUTN/LHQ.

BPSOS cũng giúp mở lại một số hồ sơ đã bị đóng (nghĩa là đã hoàn toàn bị từ chối tư cách tị nạn bởi CUTN/LHQ). Trong số này, có cả một số là cựu thuyền nhân trốn cưỡng bức hồi hương năm 1996 và sống lưu lạc ở Thái Lan cho đến ngày được luật sư của chúng tôi lập hồ sơ xin tị nạn trở lại. Một số cựu thuyền nhân này nay đã có quy chế tị nạn và có cơ hội định cư.

Vận động định cư

BPSOS có 2 nỗ lực chính để giải quyết nhu cầu định cư của những đồng bào đã có quy chế tị nạn: (1) giới thiệu hồ sơ đến các chương trình định cư người tị nạn; (2) vận động chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách để nhận thêm đáng kể số người tị nạn ở Thái Lan.

(1)   Giới thiệu hồ sơ

Cách thứ nhất, các luật sư của chúng tôi họp thường xuyên với CUTN/LHQ và đề nghị những hồ sơ tị nạn cần ưu tiên định cư. Vì phần lớn người Việt xin tị nạn ở Thái Lan đã lập hồ sơ với văn phòng pháp lý của chúng tôi, các luật sư này nắm rõ tình trạng của các hồ sơ cần ưu tiên định cư theo tiêu chuẩn của CUTN/LHQ.

Cách thứ hai, đối với một số hồ sơ cần bảo vệ đặc biệt và gấp rút thì chính BPSOS ở Hoa Kỳ hoặc toán luật sư ở Thái Lan giới thiệu trực tiếp với các toà đại sứ của những quốc gia nhận định cư.

Cách thứ ba, chúng tôi giới thiệu hồ sơ tị nạn với các tổ chức Canada dày kinh nghiệm về bảo lãnh tư nhân. Ở Canada có hàng trăm những tổ chức như vậy; từ 1978 đến nay, họ đã bảo lãnh định cư 225,000 người tị nạn. Riêng trong năm nay, một phụ tá của toán luật sư đã giúp lập hồ sơ bảo lãnh tư nhân cho 73 đồng bào tị nạn. Mới đây, chúng tôi tuyển dụng một Mục Sư Tin Lành người Anh để tăng số người tị nạn được bảo lãnh tư nhân vào Canada. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F813b4909-48ef-4f1b-aed6-93a33c13df10.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670202006&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc001b012200&sig=xsNFKL_qBK0cMyTIXhAIEg--~D

Hình 2 – Gia đình của H Jen Knul, người Thượng, gồm 7 người lên đường định cư Canada, phi trường Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2022

(2)   Vận động chính quyền Hoa Kỳ

Giới thiệu hồ sơ cho các chương trình định cư có sẵn sẽ chỉ giúp được số nhỏ hồ sơ. Do đó chúng tôi chủ trương vận động Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu về nhận định cư người tị nạn, tăng đáng kể số tị nạn được định cư định cư từ Thái Lan. Hiện nay có khoảng 700 đồng bào đã có quy chế tị nạn đang chờ mòn mỏi để được định cư; phần lớn đã chờ từ 5 đến 10 năm. Có người lâu hơn, như gia đình Ông Thạch Soong đã phải chờ 18 năm và chỉ vừa đặt chân đến thành phố Portland, Oregon ngày hôm nay.

Trong tài khoá 2022, Hoa Kỳ chỉ định cư được 24,464 người tị nạn trong khi đỉnh số Quốc Hội cho phép là 125,000. Nghĩa là hơn 100 nghìn chỗ định cư tị nạn đã bị bỏ phí. Năm 2021 còn tệ hơn.

Mỗi 3 tháng, BPSOS họp tư vấn với Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes, đặc trách chương trình di dân và tị nạn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua các buổi họp này, BPSOS liên tục kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng người tị nạn ở Thái Lan và đưa ra những đề nghị cụ thể. Tại buổi họp mới đây nhất, ngày 30 tháng 11, Bà Vall Noyes cho biết tuần tới sẽ đến Thái Lan để tìm hiểu tình trạng người tị nạn và tiếp xúc với các giới chức Thái Lan và LHQ. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa01f760c-3932-4873-abd6-0d048de98e3c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670202006&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc001b012200&sig=ZMh9p6wGHBFYtOM99OYgWg--~D

Hình 3 -- Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, tại buổi họp định kỳ với Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes, Giám Đốc Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7/9/2022

Hiện nay chính phủ Hoa Kỳ đang có 2 nỗ lực để tăng số hồ sơ tị nạn được nhận định cư:

(1) rút ngắn thời gian cứu xét hồ sơ, (2) nhận hồ sơ giới thiệu bởi các tổ chức tư nhân thay vì nhất nhất phải qua CUTN/LHQ. Là tổ chức có sự hiện diện tại chỗ ở Thái Lan, BPSOS có khả năng phối kiểm việc thực thi để phản hồi trực tiếp với Bộ Ngoại Giao.

Ngoài ra, trong 2 tuần nữa chính phủ Hoa Kỳ sẽ công bố chương trình bảo lãnh tư nhân. Tuy nhiên, chương trình này rất hạn chế: tư nhân chỉ được bảo lãnh những người tị nạn đã ở trong danh sách đằng nào cũng được chính phủ Hoa Kỳ nhận định cư. Chúng tôi tiếp tục vận động để tháo bỏ hạn chế này.

Đính chính một ngộ nhận

Trong thời gian qua, có người đưa tin khẳng định rằng BPSOS không lo phần định cư người tị nạn. Nói vậy là sai.

BPSOS chủ trương không gây quỹ cả triệu Mỹ kim để định cư vài chục người vào Canada vì đó không phải là cách sử dụng tài nguyên của cộng đồng cách hợp lý và trong tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi chọn cách làm khác, hiệu quả hơn và tiết kiệm cho những đóng góp ân nghĩa của các mạnh thường quân.

Trong 12 năm qua, BPSOS đã giới thiệu và đôn đốc việc định cư cho những đồng bào đã có quy chế tị nạn. Trong tổng số 1,500 đồng bào được hưởng quy chế tị nạn qua sự hỗ trợ pháp lý của BPSOS thì quá nửa đã đi định cư. Riêng trong năm nay 36 đồng bào đã định cư Canada và 20 định cư Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng đã và đang lập hồ sơ định cư Canada cho 73 đồng bào và giới thiệu định cư Hoa Kỳ cho nhiều chục đồng bào khác. Đồng thời, BPSOS liên tục vận động chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách và tăng số người tị nạn được định cư từ Thái Lan.

Thông tin liên quan:

Cập nhật về công tác bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1871-cap-nhat-cong-tac-bao-ve-dong-bao-ti-nan-o-thai-lan.html

Tiến triển trong cuộc vận động định cư đồng bào tị nạn ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1819-tien-trien-trong-cuoc-van-dong-dinh-cu-dong-bao-ti-nan-o-thai-lan.html

 

Hoa Kỳ: Việt Nam trong danh sách theo dõi đặc biệt vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng

·        Bước dẫn đến bị chỉ định là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt

Mạch Sống, ngày 2 tháng 12, 2022

Hôm nay, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt (Special Watch List) vì thực hiện hoặc dung dưỡng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

“Đây là kết quả của công cuộc quốc tế vận kéo dài trong nhiều năm qua,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Đóng góp quan trọng nhất là do chính những nạn nhân; họ đã không quản ngại hiểm nguy để lên tiếng báo cáo vi phạm với quốc tế, trong đó có Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ.”

Theo Ts. Thắng, tiếng nói của các nạn nhân ở nhiều diễn đàn quốc tế đã góp phần không nhỏ cho quyết định này của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, như Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ở thủ đô Hoa Kỳ hồi cuối tháng 6 vừa qua, Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng ở thủ đô Anh Quốc tuần sau đó, Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief, SEAFORB Conference) đầu tháng 11.

Ngay tại Hội Nghị SEAFORB do BPSOS đồng tổ chức ở Bali ngày 7-9 tháng 11 vừa qua, nạn nhân người Hmong bị ép bỏ đạo Tin Lành là Vừ Bá Súa đã có mặt, chỉ sau 3 ngày chạy lánh nạn đến Thái Lan, để trình bày thực trạng đàn áp tôn giáo đang diễn ra ở Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An.

“Lúc ấy vợ và đứa con 6 tháng tuổi của nhân chứng này còn đang lưu lạc ở miền bắc Thái Lan trên đường đến Bangkok,” Ts. Thắng cho biết.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ffb9709cd-4976-42fe-af47-4b2f15323ebc.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1670202006&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1caf-fc001b012200&sig=dvGmRKHaLEtch8Ka9Kxp6w--~D

Hình 1: Đoàn người Việt tại Hội Nghị SEAFORB cùng với các giới chức và viên chức USCIRF, Bali, Indonesia ngày 8/11/2022 (ảnh BPSOS)

Cuộc đối thoại nhân quyền diễn ra ở Việt Nam đầu tháng 11 cũng góp phần không nhỏ cho quyết định của Bộ Ngoại Giao. Trước đó, phái đoàn tiền trạm gồm 2 viên chức của văn phòng tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao đã đến Việt Nam để tiếp xúc hàng loạt các nhân chứng, phần lớn do BPSOS giới thiệu. Liền sau buổi đối thoại, một viên chức trong phái đoàn Hoa Kỳ đã tham dự Hội Nghị SEAFORB để lắng nghe lời tường trình của thêm nhiều nhân chứng.

Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đã liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng. Có tên trong Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt là ngấp nghé ngưỡng cửa cho CPC. Tương tự như Danh Sách Theo Dõi (Watch List) là ngưỡng cửa bị xếp Hạng 3 về buôn người. Năm nay Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3 sau 3 năm trong danh sách theo dõi.

Một phái đoàn của USCIRF cũng đã tham gia Hội Nghị SEAFORB vừa qua và có nhiều cuộc tiếp xúc với nạn nhân làm nhân chứng người Việt đến từ Việt Nam và Thái lan.

“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và bày tỏ sự kính phục đối với các nạn nhân làm nhân chứng,” Ts. Thắng nói. “Sự lên tiếng của họ đã có kết quả cụ thể.”

Ts. Thắng cho biết BPSOS đã lên kế hoạch để tận khai thác thành quả cụ thể này.

Thông tin liên quan:

Tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ: 

https://www.state.gov/religious-freedom-designations-2/ 



No comments:

Post a Comment