Saturday, October 16, 2021

20211016 Cong Dong Tham Luan

20211016 Cong Dong Tham Luan  

 

BPSOS tiếp tục giải cứu thêm nạn nhân

Mạch Sống, ngày 13 tháng 10, 2021

http://machsongmedia.org

Hôm nay, thêm 3 nạn nhân trong số hồ sơ do BPSOS can thiệp đã lên đường hồi hương từ trung tâm bảo trợ xã hội SAKAN ở thủ đô Riyadh, Ả Rập Xê Út.

Nhà nước Việt Nam đã thuê bao chuyến bay của hãng Bamboo Airline để chở khoảng 290 nữ lao động về nước. Tất cả đều làm công việc gia nhân tại tư gia cho các chủ Ả Rập.

“Chúng tôi hoan nghênh việc nhà nước Việt Nam bắt đầu thuê bao chuyến bay để đưa người lao động về nước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Đây là một động thái tích cực đầu tiên trước sự quan tâm ngày càng sâu sắc của quốc tế.”

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F6f25825d-2ade-4840-853c-dc230abd5465.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1634367632&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc2-e6001e01ed00&sig=6qQPTQmGX.CQubUtvkQ9qA--~D

Hình 1. Bốn chị em nạn nhân chuẩn bị ra phi trường, ngày 13/10/2021

Theo hợp đồng thì nhà chủ phải trả tiền vé máy bay hồi hương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhà chủ đã không giữ cam kết và chính người lao động phải tự trả tiền vé, tương đương 1,200 Mỹ kim mỗi người.

Chị Nguyễn Thị Thuý là một trong số nạn nhân được hồi hương chuyến này. Quê ở Ấp Xóm Lò, Xã Tiên Thuận, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh, chị Thuý đến Ả Rập Xê Út làm việc vào ngày 22 tháng 9 năm 2019. Sau gần 2 năm bị gia chủ đánh đập, ngược đãi, ngày 8 tháng 7 vừa qua chị chạy thoát và được cảnh sát đưa vào trung tâm SAKAN. Tất cả hành lý, đồ dùng cá nhân và tiền bạc đều để lại nơi nhà chủ.


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F26b00275-1df8-44a9-bd53-ffa80f5c99bb.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1634367632&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc2-e6001e01ed00&sig=iNliEFbAqta.WVjV2A0_9Q--~D

Một nạn nhân khác là chị H’Waih Êban, người Tây Nguyên ở Buôn Êa Sút, Huyện Cư Mgar, Tỉnh Đắc Lắc. Chị đến Ả Rập Xê Út ngày 16 tháng 1, 2018. Công ty VINAGIMEX nói với chị là chỉ đi lao động 1 năm nhưng trước khi lên đường chị bị ép phải ký hợp đồng 2 năm. Gia chủ thường dùng chổi đánh chị, nhổ nước bọt vào mặt chị, và bắt chị làm việc mỗi ngày từ tờ mờ sáng đến 2 hoặc 3 giờ sáng ngày hôm sau.

Sau khi hết thời hạn hợp đồng, gia chủ tiếp tục giữ chị lại, không cho hồi hương. Ngày 4 tháng 2, 2020 con cái của chị ở Việt Nam làm đơn yêu cầu công ty VINAGIMEX đưa mẹ mình về nước nhưng vô ích. Họ gửi văn thư yêu cầu Bộ Lao Động, Thương Binh, Xã Hội can thiệp nhưng không đến đâu. Trong khi đó ở Ả Rập Xê Út, chị H’Waih đã nhiều lần có ý tưởng tự sát.

Tháng 7 vừa qua, BPSOS lập hồ sơ của chị để chuyển cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và chính quyền Ả Rập Xê Út. Ngày 13 tháng 9, cảnh sát đã giải cứu chị khỏi nhà chủ và đưa chị đến trung tâm SAKAN.

Cô Hoàng Thị A Sin, dân tộc Paco quê ở Thừa Thiên – Huế, là người thứ ba ở trung tâm SAKAN được hồi hương trong chuyến này. Trong suốt thời gian lao động 2 năm, cô không được trả lương. Cho đến khi A Sin đòi tự vẫn thì người chủ đưa cô ra cảnh sát và hứa gửi toàn bộ tiền lương cho gia đình của cô ở Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình cho biết là không hề nhận được đồng nào.

“Với sự can thiệp của cảnh sát, cuối cùng người chủ đã trả đầy đủ tiền lương, vừa kịp để cô hồi hương,” Ts. Thắng nói. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd9574b2f-01d9-4ba5-9d8b-a2ba61c51ff2.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1634367632&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc2-e6001e01ed00&sig=SSNuR.wphaQY7gPPXaaQ7w--~D

Hình 3. Các lao động tại phi trường Riyadh, ngày 13/10/2021

Thực ra, còn một nạn nhân thứ tư cũng được lên danh sách hồi hương nhưng vào phút chót bị trục trặc giấy tờ và phải quay về lại trung tâm SAKAN trong khi hành lý đã được chuyển lên máy bay.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan quốc tế và chính quyền Ả Rập để giải cứu các nạn nhân và sẽ tiếp tục kêu gọi nhà nước Việt Nam đưa công dân của mình về nước,” Ts. Thắng cho biết.

Cách đây 2 hôm, 4 nữ lao động Việt Nam được cảnh sát đưa vào trung tâm SAKAN sau khi họ được giải cứu ở thành phố Najran, sát biên giới với Yemen. Cả 4 đều thuộc số nạn nhân được BPSOS chuyển hồ sơ cho quốc tế và Hội Đồng Nhân Quyền Ả Rập.

Năm 2008, BPSOS thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu, tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA). Đến nay, CAMSA đã giải cứu 5 nghìn nạn nhân ở 24 quốc gia và hỗ trợ giải cứu 6 nghìn nạn nhân người Việt ở Nga.

Bài liên quan:

Thêm Ôsin Việt ở Ả Rập Xê-Út bị hành hung và ngược đãi

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1734-them-osin-viet-o-a-rap-xe-ut-bi-hanh-hung-va-nguoc-dai.html

Thêm nạn nhân buôn người được giải cứu ở Ả Rập Xê Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1752-them-nan-nhan-buon-nguoi-duoc-giai-cuu-o-a-rap-xe-ut.html

 

Buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động

Mạch Sống, ngày 14 tháng 10, 2021

http://machsongmedia.org

PHẦN 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng lộ rõ bản chất của các mẫu quảng cáo đổi đời với chi phí thấp. Vì tin tưởng vào những lời dụ dỗ mà nhiều người đã trở thành nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn người, thậm chí có người đã không thể sống sót để trở về. Do đó, nhận biết được các điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài và dấu hiệu của tội buôn người là một trong các giải pháp để phòng tránh việc trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật Việt Nam có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi làm việc ở nước ngoài như: công ty xuất khẩu lao động phải được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lao động phải hoàn toàn tự nguyện và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Nếu giữa công ty xuất khẩu lao động và người lao động không đạt được các điều kiện tối thiểu trên thì việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là trái pháp luật và có dấu hiệu của tội buôn người.

Theo Nghị Định Thư của Liên Hợp Quốc về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị buôn người, buôn bán người bao gồm ba yếu tố cấu thành:

- Hành động: mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người.

- Phương tiện: sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đưa tiền hoặc lợi ích cho người đang kiểm soát nạn nhân.

- Mục đích: bóc lột mại dâm, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, nô lệ, những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

Điểm chung của các nạn nhân buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động là họ bị bóc lột sức lao động, không tình nguyện và không thể chạy thoát. Trước thực trạng đó, nhiều người đã cầu cứu với công ty đưa họ đi lao động hoặc Đại sứ quán Việt Nam nhưng không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào. Việc giải cứu và đưa nạn nhân về nước an toàn không chỉ là nghĩa vụ của công ty xuất khẩu lao động mà còn là nhiệm vụ của cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ và bảo vệ người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài.

Trước sự im lặng của các cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm như trên, người lao động cần liên lạc cho nhà chức trách tại địa phương, các tổ chức nhân quyền quốc tế và thông báo cho gia đình biết về tình trạng hiện tại để họ thực hiện một tiến trình pháp lý trong nước nhằm buộc các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết.

Các hình thức xuất khẩu lao động sẽ còn tiềm ẩn rủi ro khi mà cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tay cho nạn buôn người. Vì vậy, người lao động cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo của các cá nhân hoặc công ty môi giới và tìm hiểu kỹ về các quy định của pháp luật để biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến tội mua bán người.

Bài liên quan:

Thêm Ôsin Việt ở Ả Rập Xê-Út bị hành hung và ngược đãi

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1734-them-osin-viet-o-a-rap-xe-ut-bi-hanh-hung-va-nguoc-dai.html

Thêm nạn nhân buôn người được giải cứu ở Ả Rập Xê Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1752-them-nan-nhan-buon-nguoi-duoc-giai-cuu-o-a-rap-xe-ut.html

 

Buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động (tiếp theo)

Mạch Sống, ngày 15 tháng 10, 2021

http://machsongmedia.org

PHẦN 2: TỘI MUA BÁN NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), tội mua bán người gồm hai điều luật quy định khác nhau về độ tuổi của nạn nhân. Nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, người phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 150 BLHS. Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi, người phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 151 BLHS.

Theo hướng dẫn tại Nghị Quyết 02/2019/NQ-HĐTP, người sử dụng thủ đoạn đưa người lao động từ đủ 16 tuổi trở lên đi nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của BLHS nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Biết người lao động ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

- Chuyển giao người lao động cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp người lao động để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

Đối với người lao động dưới 16 tuổi, yếu tố lừa gạt hoặc ép buộc không phải là điều kiện bắt buộc của tội phạm. Tội mua bán người dưới 16 tuổi được thực hiện bằng các hành vi: chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp. Mục đích của hành vi là: nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Ví dụ: sau khi nhận tiền của người lao động, người môi giới đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người môi giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hay tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Khi một người phát hiện cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội mua bán người, người này có quyền tố giác tội phạm tại cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhằm kịp thời giải cứu nạn nhân và xử lý những kẻ vi phạm. Với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, việc xử lý những kẻ phạm tội không thể giải quyết triệt để vấn nạn buôn người nếu vẫn còn những người lựa chọn trở thành nạn nhân của tội phạm.

Đối với người lao động dưới 16 tuổi, yếu tố lừa gạt hoặc ép buộc không phải là điều kiện bắt buộc của tội phạm. Tội mua bán người dưới 16 tuổi được thực hiện bằng các hành vi: chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp. Mục đích của hành vi là: nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Ví dụ: sau khi nhận tiền của người lao động, người môi giới đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người môi giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hay tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Khi một người phát hiện cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội mua bán người, người này có quyền tố giác tội phạm tại cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhằm kịp thời giải cứu nạn nhân và xử lý những kẻ vi phạm. Với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, việc xử lý những kẻ phạm tội không thể giải quyết triệt để vấn nạn buôn người nếu vẫn còn những người lựa chọn trở thành nạn nhân của tội phạm.

Bài liên quan:

Buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động 

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1759-buon-nguoi-duoi-danh-nghia-xuat-khau-lao-dong.html

Thêm Ôsin Việt ở Ả Rập Xê-Út bị hành hung và ngược đãi

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1734-them-osin-viet-o-a-rap-xe-ut-bi-hanh-hung-va-nguoc-dai.html

Thêm nạn nhân buôn người được giải cứu ở Ả Rập Xê Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1752-them-nan-nhan-buon-nguoi-duoc-giai-cuu-o-a-rap-xe-ut.html

 

No comments:

Post a Comment