20210408 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Tue, Apr 6 at 11:39 AM
HÔN THÚ... GIẢ
Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật, Trung Hoa, Ấn độ... Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.
Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Pétrus Ký từ 50 năm trước. Ngó
bảng tên “ON LE” trên ngực tôi, anh hỏi:
-Phải anh là Lê văn On học Pétrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm
đệ nhị cấp đây.
Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp
trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.
Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có
nghĩa gì cả. Tôi giải đáp:
-Thằng em kế tao tên là ĐƠ. Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp. Tuy
tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng
vẫn là thằng Ba.
Bá cười thích thú:
-UN! DEUX! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà
lạc quan: Lắm, Sang, Đày, Mạnh, Tươi, Vui, Đẹp...
Thấy hắn thật tình, tôi muốn kể thêm cho hắn nghe:
-Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa?
-Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy
tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be. Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri” và
“kêu be be”.
-Trật lất! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HENRI và ROBERT.
Bá vỗ bàn cười sặc sụa:
-Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ánh đúng tâm
hồn người Nam.
Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour
thăm NASA. Bá mời tôi sang COLORADO chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh
cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.
Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất lạ mắt. Mái gồm mấy chóp
nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu
trắng.
Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ
bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy
ROCKIES, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường
đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.
Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những
người mệt mỏi muốn yên phận.
Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:
-Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.
Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ
người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè
vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.
Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và
Indiana bay về từ 2 ngày trước.
Bàn thờ chị Bá rất đơn giản: một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp
đèn cày.
Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn
thờ. Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,
cha con đứng yên tưởng niệm. Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã
sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài
chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.
Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc
vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu dựa mận bằng thịt heo rừng. Con
trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo
nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt. Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt
ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca-Cola và
Heineken.
Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi
người. Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại.
Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.
Khi khách về hết, Bá kéo tôi vào nhà uống cà-phê, để con cái và bạn chúng dọn
dẹp ngoài vườn.
Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:
-Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp
nhận số mệnh. Nhà tôi nói: “Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện.
Em không buồn tại sao anh buồn?” Có lúc nhà tôi vui đùa: “Sang thế giới bên kia
em sẽ về đón anh sang với em.”
Thân mật cầm tay Bá, tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói:
-Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi. Nhà tôi còn muốn rắc
tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên
thơ “LOVELAND”.
-Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?
-Đâu có được phép. Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.
-Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?
-Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi: “Để nhớ tới hồ Than
thở Đà lạt. Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?”
Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.
Hồi đó học trường Võ bị quốc gia Đà lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh
đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm
gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương
mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm liền
nói:
-Cháu tôi đấy, con của anh tôi.
Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ
gợi ý nên đáp ứng liền:
-Cô làm mai cho cháu đi.
Bà chủ gật đầu cười:
-Chưa gì đã cô cháu rồi.
Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị
Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi
Hà Nội.
Lần đầu tiên gặp Bá, Tràng Thi vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và
nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở
với Bá.
Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng
Thi được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa
nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.
Bữa chơi ở hồ Than thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị tróc
gốc đã lâu năm. Tràng Thi đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay
vào mắt. Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi
mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng. Tuy không
cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn. Để trấn tĩnh, nàng nghĩ được một câu nửa
trách nửa khen:
-Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?
Bá thật tình:
-Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.
-Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?
-Sao không?
-Ai?
-Còn ai vào đây nữa.
Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.
Tràng Thi thi đậu tú tài. Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám
cưới sau khi ra trường. Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định
học chính trị kinh doanh tại Đà lạt.
Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân
đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21. Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học,
chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ. Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài Gòn được
mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá. Bá chỉ xin được phép về Cần thơ
nửa ngày. Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi
đã hiểu thế nào là “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”.
Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngõ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài
đơn vị chiến đấu tới cùng. Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một
Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.
Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở
lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:
-Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?
Rót thêm cà-phê vào ly của anh và tôi, anh nói:
-Do áp lực của quốc tế, phía VN chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi
sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi
không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi mất hôn thú. Nghe nói ở VN bây giờ
người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi làm mất
hôn thú nên con không bảo lãnh được. Bố xin bản sao khác giúp chúng con.” Bố
tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ
của Tràng Thi đã gửi sang Bangkok. Kết quả bất ngờ là Tràng Thi được sang Mỹ
trước bố mẹ và các em tôi một năm.
Chúng tôi cùng cười vui.
Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi:
-Có gì vui kể nghe coi.
-Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi. Tôi hỏi: “Em
về đón anh phải không?” Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo
lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi.” Tôi hỏi “Tại sao?” Nhà tôi
thở dài: “Vì hôn thú giả mạo.”
BQC
Phiet Pham
Mon, Apr 5 at 3:05 PM
16 tấn vàng
Giải oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu
tuan's blog
Thế là cuối cùng thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng
đã được giải oan. Số vàng (16 tấn) ông để lại Việt Nam, nhưng chính quyền mới
thì đem bán số vàng đó. Vậy mà bao nhiêu năm qua, người ta tuyên truyền rằng
ông cựu tổng thống VNCH đem 16 tấn vàng ra nước ngoài! Sự việc nói lên một lần
nữa rằng những tuyên truyền dối trá rồi cũng sẽ có ngày được chứng minh là dối
trá.
Thời đó (1975) 16 tấn vàng trị giá khoảng 120
triệu USD (hay 300 triệu USD hiện nay). Rất nhiều báo chí, phía VNCH cũng như
phía cộng sản, thời đó đều cho rằng ông Thiệu đã đem 16 tấn vàng ra nước ngoài
và sống cuộc sống xa hoa. Đến năm 2006, ngay cả đài BBC cũng đưa tin như thế,
và họ dẫn từ một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh. Biết bao nhiêu lời nguyền rủa
ông Thiệu trong suốt 20 năm. Người ta cáo buộc rằng ông ăn cắp tiền của quốc
dân để sống cuộc đời sung sướng ở hải ngoại. Ngạc nhiên thay, ông cũng chẳng có
đính chính gì trên báo về những cáo buộc đó. Ông là một trong những lãnh đạo
VNCH rất kín tiếng khi ra nước ngoài.
Nhưng theo ông Huỳnh Bửu Sơn (hiện còn ở Việt
Nam), người từng trực tiếp giữ chìa khoá hầm vàng thời đó, nói rõ rằng số vàng
đó để lại nguyên vẹn cho chính quyền mới tiếp quản (2). Thật ra, khi tôi google
thì thấy có một video clip mà trong đó ông Nguyễn Văn Thiệu đã khẳng định rằng
ông không đem theo 16 tấn vàng ra nước ngoài (3). Nay thì chúng ta đã rõ là số
vàng đó được chuyển ra ngoài Bắc, và chính quyền mới đem đi bán (1) để làm gì
thì chưa ai biết.
Đây là minh oan thứ 2 cho ông Thiệu. Lúc tôi
mới ra ngoài này, ông Thiệu bị cộng đồng người Việt nguyền rủa dữ lắm vì trong
một bài phỏng vấn trên báo Đức về thảm nạn người vượt biển ông nói “Tôi không
có dính dáng gì đến họ”. Nhưng mãi đến khi ông Nguyễn Tiến Hưng xuất bản cuốn
sách “Tâm tư Tổng thống Thiệu” thì tôi mới biết câu nói chính xác của ông Thiệu
là “I have nothing to do FOR them” (tôi không làm được gì cho họ), chứ không
phải “I have nothing to do WITH them” (tôi không có dính dáng gì đến họ) như
anh kí giả Đức viết. Sau này, đích thân anh kí giả Đức xin lỗi là anh nghe tiếng
Anh không tốt, nên để cho ông Thiệu bị hàm oan 20 năm trời. Hàm oan chỉ vì chữ
FOR và WITH. (Tiếng Anh phải nói là … lợi hại).
Người ta, ngay cả báo chí trước 1975, nói rằng
ông Thiệu tham nhũng. Nhưng thú thật nhìn lại thì chẳng thấy ông tham nhũng cái
gì. Ngay cả cái nhà của gia đình ông Thiệu (ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận) xem ra rất bình thường chứ chẳng có gì nổi trội (4-5). So với các
quan chức ngày nay thì ông Thiệu xem ra rất liêm chính.
Nghĩ lại, và một cách công minh, chính quyền
VNCH thật ra là một chính quyền khá tốt. Cái chính quyền đó đã xây dựng được
những hạ tầng cơ sở kinh tế đáng phục trong điều kiện chiến tranh, đã tạo được
một nền móng tam quyền tương đối tốt, đã gầy dựng được một hệ thống giáo dục
rất tốt, đã cố gắng giữ toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trớ trêu thay, như John McCain
nói, “the wrong guys won the war”, và số phận của VNCH cũng chỉ đến thế. Đến
khi chính quyền mới tiếp quản thì mọi sự đều thay đổi theo chiều hướng xấu hơn.
Cho đến nay, cái chiều hướng xấu thêm vẫn chưa chấm dứt. Những “minh oan” như
thế này rất cần thiết để người thế hệ sau có cái nhìn công tâm hơn về thành tựu
của chế độ VNCH.
Như chúa Jesus từng nói "The truth will
set you free" (sự thật sẽ giải phóng bạn). Hi vọng rằng nhân ngày
"giải phóng" những sự thật như thế này (1) sẽ giải phóng những ai còn
bị trói buộc bởi cái vòng nô lệ của tuyên truyền và dối trá.
VNTB – Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng: Nội lực cho Cộng Đồng và Tổ chức XHDS Việt Nam
BPSOS - Báo Mạch Sống bpsos@bpsos.org
Ngày 26 tháng 2, 2021
Nguồn: https://vietnamthoibao.org/vntb-noi-luc-cho-cong-dong-va-to-chuc-xhds-viet-nam/
Phóng viên Việt Nam Thời Báo kính chào TS Nguyễn Đình Thắng Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc BPSOS.
Chúng tôi vừa đọc qua
bản Tổng kết các hoạt động hướng về VN năm 2020 của tổ chức BPSOS, qua trang
mạng http://machsongmedia.org trong
đó chúng tôi thấy có đoạn viết:
Chúng tôi xin TS vui lòng cho chúng tôi biết, nếu có thể được:
1/ Số 200 cộng đồng tôn giáo và sắc tộc mà machsongmedia ghi nhận được sự cải thiện đáng kể nói trên có liên quan thế nào với BPSOS.
Xin thưa, trong số đó có 150 cộng đồng đang tham gia chương trình của BPSOS nhằm phát triển nội lực cộng đồng qua các khoá học ngắn hạn và dài hạn để có kiến thức về điều hành và quản lý, qua sự tư vấn pháp lý để đối phó với những thử thách từ chính quyền, qua các diễn đàn để có tiếng nói với quốc tế, và qua sự “kết nghĩa” dài lâu và bền chặt với một nhóm tình nguyện viên bên ngoài, kể cả ở trong nước và ở ngoài nước, để có thể đi đường dài. Đó là các cộng đồng Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Tin Lành Tây Nguyên, Tin Lành Hmong, v.v.
Ngoài ra có khoảng 50 cộng đồng tuy không tham gia chương trình kể trên nhưng đã học kinh nghiệm từ những cộng đồng đã tham gia.
2/ Các cộng đồng đó đã tìm đến sự giúp đỡ của BPSOS hay BPSOS đã tìm đến họ thế nào để giúp đỡ họ.
Đúng hơn, chúng tôi theo công thức vết dầu loang, qua sự giới thiệu của những người đã biết hoặc đã qua chương trình phát triển nội lực cộng đồng của chúng tôi.
Vết dầu ban đầu là số
người Việt tị nạn ở Thái Lan. Từ năm 2008 đến nay, chúng tôi đã hỗ trợ pháp lý
cho vài trăm hồ sơ. Nhiều người tị nạn đã kết nối chúng tôi với cộng đồng của
họ vẫn tiếp tục bị bách hại ở trong nước. Qua hồ sơ tị nạn, họ tin chúng tôi và
chúng tôi cũng biết rõ về họ cho nên việc kết nối khá thuận lợi.
Và cũng có những người Công Giáo ở hải ngoại đã hợp tác với chúng tôi để giúp cho giáo xứ của họ ở trong nước. Sau khi họ thấy cách làm có hiệu quả, họ lại kết nối chúng tôi với những người họ quen biết ở các cộng đồng Công Giáo khác ở trong nước. Tương tự với mọi tôn giáo.
Sau một thời gian thì chính các cộng đồng ở trong nước đã qua chương trình tạo nội lực lại giới thiệu các cộng đồng mới tham gia. Vết dầu cứ loang rộng dần.
3/ Làm sao để các cộng đồng cần đến sự giúp đỡ của BPSOS có thể dễ dàng tìm ra quý vị? Nhất là dối với các cộng đồng yếu kém về mọi mặt mà lại rất cần sự giúp đỡ. Họ ở vùng hẻo lánh, ít người có trình độ kha khá để tìm ra thông tin, thậm chí không có phương tiện liên lạc tối thiểu nhưng lại đang bị áp bức, kềm chế tối đa bởi chính quyền?
Họ có thể liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: bpsos@bpsos.org hoặc qua trang Facebook: https://www.facebook.com/VNAdvocacy.
Chúng tôi có một số tiêu chuẩn để chọn cộng đồng tham gia. Trước hết cộng đồng ấy phải đã từng chứng tỏ quyết tâm bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong khuôn khổ luật nội địa và luật quốc tế. Kế đến họ phải cử ra được một nhóm người bền tâm vững chí, có tinh thần cầu tiến, có tâm thức phục vụ, chịu khó học hỏi, và sẵn sàng cùng học cùng làm chặt chẽ với nhau. Chúng tôi làm việc sâu sát với nhóm người ấy để từng bước phát triển nội lực cho cả cộng đồng.
Khoảng 2/3 số 150 cộng đồng đã tham gia chương trình phát triển nội lực của chúng tôi nằm ở vùng rừng núi; người dân muốn gọi điện thoại có khi phải lặn lội hàng chục cây số mới đến nơi có sóng 3G. Vấn đề là có quyết tâm hay không thôi.
4/ Bây giờ chúng tôi trở lại vấn đề Machsongmedia nói rằng “người hoạt động đơn lẻ tiếp tục bị đàn áp nghiêm trọng vì họ không thể tăng nội lực khi hoạt động đơn lẻ” Xin TS có thể nói rõ về vấn đề này.
Một chiếc đũa rời, dễ bị bẻ gãy. Những người hoạt động theo kiểu ngôi sao đơn lẻ giữa bầu trời mênh mông rất dễ bị triệt tiêu; nhà nước biết rằng đàn áp họ thì tệ lắm là phải chịu nghe quốc tế lên án vài bữa là xong; quốc tế đa đoan, họ lên tiếng cho mình đấy nhưng sau đó phải quay ngoắt sang một sự kiện nóng hổi hơn. Nhiều trường hợp còn chẳng được quốc tế biết đến để lên tiếng. Thế là nhà nước dằn được mặt toàn dân mà không bị thiệt hại nào đáng kể.
5/TS nghĩ sao về trường hợp các thành viên Hôi NBĐLVN, họ hoạt động có tổ chức, có tiếng nói đáng kể trong nước, ngay cả trên quốc tế mà vẫn bị bắt tù với những bản án rất nặng nề?
Theo tôi, Hội NBĐLVN
chỉ là tổ chức trên danh nghĩa. Một tổ chức thực thụ phải có “tính tổ chức” của
một nhóm người có chương trình hành động chung để cùng đạt một mục đích chung;
hoạt động của họ lại còn phải được định chế hoá — người nào việc nấy nhưng bổ
trợ và sẵn sàng điền khuyết cho nhau để bảo đảm tính liên tục. Bằng không thì
mới chỉ là những chiếc đũa rời xếp lại cạnh nhau, chưa thành bó đũa keo sơn gắn
chặt.
Sự gắn bó keo sơn ấy là nền tảng của nội lực. Và phải có nội lực thì mới đón nhận và khai thác được sự hỗ trợ của quốc tế. Người mình có câu, không thể dạy người ốm đánh vật. Không có nội lực thì rất dễ bị triệt tiêu dù có được trợ lực của quốc tế.
6/Chúng tôi được biết một số tổ chức XH dân sự ở VN có liên kết với nhau, như nhóm Anh Em Dân Chủ gồm nhiều hội nhóm, nhưng đã bị bắt và kết án rất nặng với các tội như âm mưu lật đổ chính quyền, họ truy bắt tới người cuối cùng, trường hợp nhà thơ Trần Đức Thạch mới đây. Ý kiến của TS thế nào về các trường hợp này?
Một tổ chức hiệu quả có thể ví như một sinh vật có đầy đủ các nội tạng để bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của chính sinh vật ấy. Cũng thế, một tổ chức vững phải có bộ phận hướng nội để bảo đảm sự trường tồn. Tôi chưa thấy một nhóm người nào tự nhận là hoạt động XHDS ở trong nước mà hội đủ yếu tính của một tổ chức đúng nghĩa.
Cụ thể, chức năng tự bảo vệ là yếu tố tối quan trọng cho một tổ chức hoạt động trong môi trường đầy rủi ro ở Việt Nam. Qua kinh nghiệm trợ giúp tù nhân lương tâm và hỗ trợ pháp lý cho người tị nạn, tôi thấy là không có “tổ chức” nào ở trong nước có bộ phận chuyên bảo vệ nhân sự của chính họ. Khi nhân sự gặp nạn thì mặc ai nấy tự lo, gia đình tự bươn chải. Lẽ ra mỗi “tổ chức” tối thiểu phải có sẵn bản hướng dẫn ứng xử trong những tình huống nguy cập. Nếu một “tổ chức” chưa bảo vệ được cho chính nhân sự của mình thì làm sao tranh đấu hiệu quả được cho ai khác?
Theo định nghĩa, XHDS là tổng hợp của các tổ chức của người dân độc lập với chính quyền, độc lập với các doanh nghiệp, và không tính kể các đơn vị gia đình. Hiểu như thế, các hoạt động thiếu tính tổ chức chưa đúng nghĩa hoạt động XHDS.
7/Vậy thì, theo ý TS, để được như “sự cải thiện đáng kể nơi khoảng 200 cộng đồng tôn giáo và sắc tộc” các tổ chức XHDS cần phải làm gì, làm thế nào để tăng nội lực và không bị chính quyền làm khó dễ, hành hung, cấm đi lại…thậm chí bắt giam?
Trước hết phải có một nhóm người đồng tâm nhất chí và có chương trình hành động chung. Nhóm người này phải được quốc tế quan tâm và sẵn sàng can thiệp ngay từ đầu. Họ phải được đào tạo về cách thức hoạt động có tính tổ chức, nghĩa là có những chức năng chuyên nhưng bổ trợ và sẵn sàng điền khuyết cho nhau. Những kinh nghiệm này cần học và hành, không sinh ra mà tự động biết.
Càng định chế hoá, rủi ro càng giảm vì nếu một người trong nhóm bị bách hại thì công việc vẫn chạy; số người còn lại còn hoạt động hăng hơn để giải cứu đồng đội bị bách hại; họ sẽ dễ dàng huy động quốc tế hơn để can thiệp vụ việc vi phạm nhân quyền. Chế độ không chặn được bước tiến của nhóm mà lại bị quốc tế lên án dài dài. Lợi bất cập hại, họ sẽ phải cân nhắc để không manh động.
Và có định chế hoá rồi thì mới phát triển được nhân sự. Đông người mà thiếu định chế thì chỉ là đám đông ô hợp. Rủi ro càng tăng.
8/ Chúng tôi theo dõi hoạt động bảo vệ nhân quyền đặc biệt quyền tự do tôn giáo của tổ chức BPSOS, chúng tôi biết quý vị đã thu được nhiều thành quả rất trân quý như từng bênh vực thành công nhiều cộng đoàn tôn giáo trên cả nước VN bị áp chế như Cao Đài. Hòa Hảo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo và Tin Lành,… BPSOS từng lên tiếng bênh vực người tù nhân lương tâm, đã từng can thiệp với các cơ quan Liên Hiệp Quốc, đã từng làm việc với chính phủ Hoa Kỳ can thiệp trả tự do cho nhiều tù nhân bị chính quyền VN bắt giam. BPSOS đã rất tích cực trong việc đưa vụ việc của anh em trong Hội NBĐLVN ra trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, chúng tôi thành thật cảm ơn nỗ lực của BPSOS. Nhân đây chúng tôi xin TS nói rõ hơn, nếu được, về sư can thiệp của quý vị và kỳ vọng của quý vị thế nào trong trường hợp này.
Can thiệp cho TNLT và kể cả bảo vệ người tị nạn là chuyện bất đắc dĩ. Chúng tôi xem đó là hoạt động bảo vệ nhân quyền khi chính đương sự chưa tự bảo vệ được những quyền ấy của mình.
Dân chủ hoá đất nước mới là trọng tâm của chúng tôi, để sao chính người dân tự bảo vệ được quyền của mình thay vì trông cậy người khác. Muốn có dân chủ thì phải có XHDS vững mạnh. Muốn có XHDS thì người dân phải hoạt động mang tính tổ chức. Muốn hoạt động mang tính tổ chức thì người dân phải được đào tạo kỹ lưỡng.
Đối với các TNLT thuộc Hội NBĐLVN, vận động quốc tế lên tiếng không khó. LHQ đã lên tiếng. Nghị Viện Âu Châu đã lên tiếng. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng. Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều toà đại sứ Phương Tây ở Hà Nội, và họ đều quan tâm. Chúng tôi có thể sắp xếp để thân nhân của các nhà báo bị án tù tiếp xúc trực tiếp với các toà đại sứ. Nhưng xin đừng quên rằng sự lên tiếng của quốc tế chỉ là trợ lực.
Điều quan trọng là phải phát triển nội lực. Những thành viên còn lại của Hội cần nhanh chóng định chế hoá mọi lĩnh vực hoạt động. Không những thế, thân nhân của các người ở trong tù nên tham gia Hội. Nếu nhà nước bỏ tù 1 người mà hậu quả là thúc đẩy thêm 10 người tham gia, tổ chức không teo đi mà phát triển mạnh hơn, thì rõ ràng là lợi bất cập hại.
Khi giá phải trả chạm một ngưỡng nào đó, nhà nước sẽ phải nghĩ đến giải pháp thoả hiệp. Đó là công thức mà chúng tôi dùng để gỡ cho một số TNLT thoát cảnh lao tù.
Trân trọng cảm ơn TS
Nguyễn Đình Thắng.
Bọn buôn người thả trẻ em qua bức tường biên giới Mỹ-Mexico
Apr 1, 2021
https://saigonnhonews.com/bon-buon-nguoi-tha-tre-em-qua-buc-tuong-bien-gioi-my-mexico/
Bọn buôn người từ Mexico buông tay thả bé gái thứ nhất
từ đỉnh bức tường biên giới xuống phần đất Hoa Kỳ. (Chụp màn hình)
NEW
MEXICO (SGN) – Cơ
quan Tuần Tra Biên Giới Hoa Kỳ ngày 31 Tháng Ba vừa công bố một video cho thấy
hai đứa trẻ được những kẻ buôn người thả vào đất Mỹ.
Hai
bé gái người Ecuador, khoảng 3 đến 5 tuổi, đã được hai người đàn ông từ biên
giới phía Mexico cẩu lên đỉnh tường cao 14 feet (khoảng 4 mét), rồi thả xuống
phần đất của Hoa Kỳ vào giữa đêm. Xong việc, hai người đàn ông chạy người về
phần đất Mexico.
Đây là một thủ đoạn mới giúp trẻ em vượt biên để nhận được sự chăm sóc của chính phủ Hoa Kỳ.
Bọn buôn người tiếp tục đưa bé gái thứ hai lên đỉnh tường, rồi buông tay cho bé rơi xuống phần đất Hoa Kỳ. (Chụp màn hình)Hai
đứa trẻ ngay sau đó đã được đưa đến trạm Hải Quan Và Bảo Vệ Biên giới (CBP) ở
Santa Teresa, New Mexico, ngay trong đêm thứ Ba, 30 Tháng Ba, để được nhân viên
y tế chăm sóc, sau đó được đưa đến bệnh viện địa phương để được khám tổng quát.
CBP cho biết hai bé gái vẫn bị cơ quan quản lý.
CBP
cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư, “vào tối Thứ Ba, một đặc vụ ở Santa
Teresa sử dụng camera hồng ngoại quan sát thấy hai kẻ buôn người thả hai trẻ
nhỏ từ đỉnh của hàng rào biên giới cao xấp xỉ 14 feet.”
Trưởng
đặc vụ tuần tra Gloria Chavez nói:
“Tôi
kinh hoàng trước cách những kẻ buôn lậu này buông rơi những đứa trẻ vô tội từ
hàng rào biên giới vào đêm qua.”
Chavez
cho biết các đặc vụ Mỹ đang làm việc với các nhà chức trách Mexico để xác định
những kẻ chịu trách nhiệm. Ông cho biết thêm:
“Nếu
chúng tôi không phát hiện sớm, hai anh em ruột ở độ tuổi này sẽ phải chịu cái
khắc nghiệt của môi trường sa mạc trong nhiều giờ.”
Xong việc, hai tên buôn người chạy ngược về phần đất Mexico,
bỏ mặc hai đứa bé cho lực lượng tuần tra biên giới Hoa Kỳ giải quyết. (Chụp màn
hình)
Theo
trang Al Jazeera,
hai đứa trẻ được thả ở một khu vực rất xa nơi sinh sống của con người.
“Nếu
CBP không nhìn thấy chúng trên màn hình camera, không biết số phận chúng ra
sao. Rất may CBP đã đón chúng rất nhanh và kiểm tra y tế. Sức khỏe của hai bé
được cho là tốt.”
Hoa
Kỳ đang phải đối mặt với sự gia tăng của người di cư và tị nạn đến biên giới
phía nam của đất nước, phần lớn là người Trung Mỹ chạy trốn khỏi đói nghèo và
bạo lực ở đất nước của họ.
Gần
đây, trung bình có khoảng 500 trẻ em không có người đi kèm vượt biên mỗi ngày.
Theo
Giáo Sư Raul Benitez Manaut của Đại Học Quốc Gia Mexico, sự thay đổi chính sách
nhập cư của Hoa Kỳ đã mang lại cho người nhập cư và người tị nạn hy vọng, làm
tăng số lượng người cố gắng vượt biên. Sự thay đổi này dẫn đến số lượng trẻ em
đến từ các nước Mỹ La Tinh tăng đột biến kể từ ngày ông Biden nhậm chức.
Theo thống kê chính
thức, tính đến cuối Tháng Ba, Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ đã nhận
12,918 trẻ em di cư và tị nạn, trong khi CBP chịu trách nhiệm chăm sóc 5,285
trẻ em khác. [SGN]
https://saigonnhonews.com/bon-buon-nguoi-tha-tre-em-qua-buc-tuong-bien-gioi-my-mexico/
No comments:
Post a Comment