Sunday, April 4, 2021

20210404 Cong Dong Tham Luan

 20210404 Cong Dong Tham Luan

bpsos@bpsos.org 

Cánh tay của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa được nối dài vươn ra hải ngoại

Ban Tôn giáo Chính phủ vừa ký một thỏa thuận liên quan đến hơn năm triệu người Việt hải ngoại.

(Nguồn: https://www.luatkhoa.org/2021/03/canh-tay-cua-ban-ton-giao-chinh-phu-vua-duoc-noi-dai-vuon-ra-hai-ngoai/)

Published 2 days ago on 31/03/2021

By THÁI THANH

20210404 CDTL 01

Ông Vũ Chiến Thắng (trái), Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo Tổ Quốc. Minh họa: Luật Khoa.

Ngày 27/11/2020, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ký một thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một thỏa thuận liên quan đến hơn năm triệu người Việt hải ngoại.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã nói về mục đích của sự hợp tác này một cách rất chung chung, như hỗ trợ hoạt động tôn giáo, nghiên cứu, xây dựng chính sách tôn giáo của người Việt hải ngoại.

Tuy nhiên, một vài hoạt động trong năm 2020 của hai cơ quan này có thể cho bạn thấy một góc độ khác.

“Đấu tranh với những thế lực chia rẽ đồng bào”

Trước khi ký thỏa thuận hợp tác, lãnh đạo của hai cơ quan đã thể hiện một cái nhìn chung về tình hình tôn giáo của người Việt hải ngoại.

Vào tháng 5/2020, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, đã có một bài viết dài đăng trên Tạp chí Cộng sản lên án việc lợi dụng tôn giáo để chống nhà nước.

Vị trưởng ban – đồng thời là một thiếu tướng công an – cáo buộc một số tổ chức người Việt hải ngoại đã lợi dụng các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

“Một số thế lực nước ngoài đã ban hành báo cáo, phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị quyết ‘lên án’ tình hình bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực tôn giáo”, ông Vũ Chiến Thắng viết.

Ông cho rằng các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo như vậy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, và việc đấu tranh với những tổ chức này được xem là một nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc quan trọng.

Hơn một tháng sau, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Đặng Minh Khôi đã đích thân đến trụ sở của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Trong buổi làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, ngoài đề cập đến tình hình sinh hoạt tôn giáo của người Việt hải ngoại, Thứ trưởng Khôi phát biểu: “Vẫn tồn tại các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để bôi nhọ, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng tổ chức tôn giáo trong nước”.

Ông Khôi cũng tuyên bố rằng hai cơ quan nên sớm “xây dựng, thông qua quy chế phối hợp công tác”, đặc biệt là hợp tác về “hoạt động của cộng đồng chức sắc, tín đồ người Việt Nam ở nước ngoài”.

Năm tháng sau, hai cơ quan này đã ký một chương trình phối hợp công tác kéo dài 5 năm (2020 – 2025) nhắm đến hơn năm triệu người Việt hải ngoại.

20210404 CDTL 02

Lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 27/11/2020. Ảnh: Ban Tôn giáo Chính phủ.

Luật Khoa đã trao đổi với ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của tổ chức nhân quyền BPSOS có trụ sở tại Mỹ và là người có thâm niên vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Theo ông Thắng, nhận định của ông trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy nhà nước “vẫn chưa xem người dân ra gì”, nhưng lại rất quan tâm đến áp lực quốc tế vì đụng chạm đến lợi ích của mình.

“Khi các tổ chức nước ngoài, nhắc nhở, đốc thúc hoặc đòi hỏi họ thực thi thì họ cáo buộc rằng đó là lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để gây sức ép về ngoại giao lên Việt Nam. Đúng ra, nhà nước Việt Nam cần tự xét và tự sửa; khi đã cam kết với quốc tế rồi thì họ phải lương thiện, phải thực tâm thi hành đúng và đủ các cam kết ấy”, ông Thắng nói với Luật Khoa.

Người dân biết gì về thỏa thuận hợp tác?

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết hiện nay có 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó khoảng 80% là người có tín ngưỡng, tôn giáo.

Những nhiệm vụ trong chương trình 5 năm này chỉ được Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết một cách rất chung chung.

Về mặt luật pháp, việc hợp tác sẽ giúp xây dựng các chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến tôn giáo của người Việt hải ngoại.

Hai bên cùng thống nhất rằng cần phải đổi mới hơn nữa việc vận động, tuyên truyền chính sách của đảng, nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho người Việt hải ngoại.

Việc hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về hoạt động tôn giáo giữa hai cơ quan. Ngoài ra, từ kết quả hợp tác này, các tổ chức tôn giáo dành cho người Việt hải ngoại cũng sẽ được thành lập.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã thực hiện một số hoạt động liên quan đến tôn giáo của người Việt Nam ở nước ngoài.

Ví dụ như năm 2018, Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập ở Lào. Lễ thành lập ban điều phối này có sự hiện diện của hai cán bộ Ban Tôn giáo Chính phủ, hai thành viên cấp cao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một cán bộ thuộc Cục An ninh Nội địa Việt Nam.

20210404 CDTL 03

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực tham dự sự kiện ra mắt ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào năm 2018. Ảnh: mattran.org

Năm 2019, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng trong chuyến làm việc ở Campuchia đã tuyên bố rằng sẽ xem xét thành lập Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam và Thánh thất Cao Đài tại nước này.

Bài viết của ông Vũ Chiến Thắng trên Tạp chí Cộng sản cũng nên là một nguồn thông tin để người Việt Nam chuẩn bị tinh thần cho các hoạt động trong tương lai của cơ quan này ở hải ngoại.

Trong bài viết đó, vị trưởng ban đã đề ra những hoạt động về tôn giáo ở hải ngoại trong tương lai, như tham gia nhiều hơn các diễn đàn quốc tế để tuyên truyền chính sách tôn giáo của Việt Nam, “kịp thời định hướng dư luận” về các vấn đề tôn giáo “nổi cộm”, “đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc”, chủ động tuyên truyền đối ngoại về tôn giáo…

BPSOS: Chính quyền Việt Nam xâm nhập các cộng đồng tôn giáo ở hải ngoại

Hoạt động hợp tác của Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dựa trên một nghị quyết năm 2004 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng một trọng tâm của nghị quyết này trong thực tế là xâm nhập các cộng đồng tôn giáo của người Việt hải ngoại.

Ông Thắng nêu một ví dụ liên quan đến đạo Cao Đài ở Mỹ. Năm 2009, Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh (còn được gọi là Chi phái 1997) đã công khai thông báo việc một số hội thánh Cao Đài ở thành phố Boston (tiểu bang Massachusetts) và tiểu bang Utah quay về phục tùng Chi phái 1997. Việc này được xem là một thành công của Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc thi hành Nghị quyết số 36.

20210404 CDTL 04

Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh được BPSOS cho là một tổ chức tôn giáo quốc doanh. Ảnh: SBS.

Vào năm 2018, BPSOS đã ngăn chặn một hoạt động khác của Chi phái 1997 tại Mỹ mà họ cho là “tinh vi”.

Theo đó, văn phòng đại diện của chi phái này ở Mỹ xin được giấy phép độc quyền sở hữu danh hiệu “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Nếu được cấp phép chính thức thì bất kỳ thánh thất nào ở hải ngoại muốn dùng danh hiệu này đều phải được Chi phái 1997 cho phép. Năm 2019, sau các can thiệp pháp lý của BPSOS, giấy phép tạm thời về sở hữu thương hiệu này cho Chi phái 1997 đã bị chính quyền Hoa Kỳ hủy bỏ.

Giám đốc điều hành của BPSOS cũng nhận định rằng chính quyền Việt Nam còn tận dụng chính sách thị thực cho người hoạt động tôn giáo để gửi các sư sãi Phật giáo vào Hoa Kỳ.

“Cách đưa người xâm nhập vào Hoa Kỳ như sau. Một chùa Phật giáo có thể bảo lãnh dăm người; sau vài năm số người này bỏ ra ngoài, lập chùa mới và mỗi chùa lại bảo lãnh dăm người nữa. Cứ thế tiếp tục. Chắc chắn đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã không bỏ qua cơ hội này để cài người vào cộng đồng Phật giáo của người Việt ở Hoa Kỳ nhằm thực hiện Nghị quyết số 36”, ông Thắng cho biết.

Việt kiều: Từ phản động trở thành “khúc ruột ngàn dặm”

Hình ảnh những người miền Nam phải rời bỏ đất nước sau 1975 đã thay đổi liên tục trong mắt chính quyền Việt Nam.

Sau ngày 30/4/1975, họ được xem là thành phần “phản động”. Không bao lâu sau, chính quyền lại gọi họ là “khúc ruột ngàn dặm”, “một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc”, mời gọi họ trở về đất nước.

20210404 CDTL 05

Một buổi gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ năm 2015. Ảnh: Tuổi Trẻ.

/Các nghiên cứu được trình bày trong một bài viết của Luật Khoa cho thấy chính quyền đã chủ động cởi mở các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo để kích thích chủ nghĩa dân tộc, kêu gọi người Việt Nam trở về nước từ cuối thập niên 1990.

Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, một nhà nghiên cứu có ảnh hưởng đến các chính sách tôn giáo của Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên đã được cho là có khả năng nuôi dưỡng lòng trung thành với quốc gia. Sau đó, nhà nước thay đổi cách ứng xử với hoạt động thờ cúng tổ tiên, không còn tẩy chay mà biến nó thành truyền thống dân tộc.

Những chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, kích thích tình yêu quê hương đã khiến đông đảo Việt kiều gửi ngoại tệ về cho người thân để làm ăn, cũng như đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Kate Jellema, lượng kiều hối gửi về nước vào năm 2004 vào khoảng 3,2 tỷ đô-la Mỹ, nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Năm 2005, hai nhân vật nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975 là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, về thăm Việt Nam. Vào lúc này, Thủ tướng Phan Văn Khải đã kêu gọi người Việt hải ngoại gác lại sự khác biệt trong quá khứ để đóng góp cho đất nước.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài vẫn được xem là một nguồn nhân lực, nguồn đầu tư kinh tế đáng kể cho Việt Nam. Tuy vậy, chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận đầu tư kinh tế, chứ không chấp nhận sự chỉ trích của cộng đồng này đối với các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.

*** 

Tài liệu nên đọc

*** 

PLAGUE PROFITS: Pfizer executive admits the company wants to profit off vaccines and will soon raise prices

Pfizer Exec Caught Hoping Virus Never Ends So Pharma Can Make Bank-Video

https://www.brighteon.com/bb78e736-9d39-40e9-8e23-2e856b5f9a2d 

https://www.corruption.news/2021-03-30-pfizer-executives-profiteering-coronavirus-pandemic-vaccines.html

Ex Pfizer Vice President Mike Yeadon Blows The Whistle-Video

https://www.brighteon.com/4977e298-f8d0-4e9f-911d-3821efe59f0c

Pfizer plans to raise prices and profit annually from their experimental vaccines after “pandemic” is rebranded as an “endemic seasonal illness”

https://www.corruption.news/2021-03-26-pfizer-plans-profit-annually-from-experimental-vaccines.html 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com 

Fri, Apr 2 at 3:16 PM

Chủ đề: Tầm Quan Trọng của Tấm Card Chích Ngừa Covid-19/Hangon to that COVID-19 vaccination card -- it’s important

Mỹ: Tấm card chích ngừa covid nó quan trọng đến mức nào sau ngày 1 tháng 9 nếu không có giấy này.

Tấm card chích ngừa covid lúc này trở thành tờ giấy rất quan trọng. Sau ngày mở cửa 1 tháng 9, 2021, nếu không có giấy này, có thể các bạn không được dùng các phương tiện công cộng nhất là máy bay hay xuất cảnh. Nơi tôi ở hiện nay, có tấm card này mới được vào ngồi trong nhà hàng, nếu không có chịu khó ngồi phía ngoài.

Nếu các bạn đã hoàn thành việc chích ngừa, lấy phone ra lúc này, chụp lại tấm card, upload trong google hay Apple photo để có thể lấy nó lại dễ dàng khi cần. Việc thứ hai là gởi hình tấm ảnh card này đến bác sỹ của bạn để bác sỹ cập nhật hồ sơ chích ngừa của mình.

20210404 CDTL 06

Một tấm thẻ chứng nhận tiêm chủng tại Bộ y tế và Dịch vụ Dân sinh

Các bạn có Kaiser vào immunization records cập nhật nếu các bạn không chích ngừa từ Kaiser.

 Làm ngay việc này sáng này trước khi làm các việc khác.

Nhân tiện cũng có thể lưu giữ bằng lái xe hay passport luôn trong phone phòng lúc cần thiết.

Hiện nay nhiều nơi đã chấp nhận digital Image thay thế khi cần, điển hình nhất là vé máy bay. Nên nhớ đây là các giấy tờ quan trọng nên lúc nào phone của bạn cũng phải để chế độ bảo mật.

Hang on to that COVID-19 vaccination card -- it’s important

The vaccine card might just be your "ticket back to normalcy," one expert said.

ByDr. Leah Croll

March 23, 2021, 5:06 AM

20210404 CDTL 07

Proof of vaccination may allow us to begin resuming our normal activities in the near future.

Photos that display the COVID-19 vaccination card like a badge of honor have been making the rounds on social media for months, but the card is more than fodder for selfies, it could be your ticket to freedom in the coming months -- so it should be protected as such.

The precious paper card contains vital information including the brand of vaccine you received and the dates you were immunized. According to public health experts, it's crucial to keep that information handy in case you need it to prove your vaccination status, or to streamline possible future booster shots.

Vaccination records can likely eventually be replaced if they are lost or damaged, but it is especially important to take good care of your vaccination records during this pandemic, when the country's health care systems are stretched thin.

"A vaccination card is a tool that people can use to declare that they have some level of protection against COVID," said John Brownstein, Ph.D., an ABC News contributor and epidemiologist at Boston Children's Hospital. "Being able to assess immunity to COVID is a critical part of trying to resume our daily lives."

MORE: AstraZeneca: US data shows vaccine effective for all ages

"What these little cards have the potential to do is to make something like international travel easier by avoiding requirements for quarantine or testing," Amesh Adalja, M.D., FIDSA, an infectious disease specialist and senior scholar at the Johns Hopkins University Center for Health Security, told ABC News.

The logistics around how a "vaccine passport" would work are still up for discussion. "Nothing has been put into place yet," said Adalja.

Even so, the COVID vaccination card is hardly the first of its kind. Some countries, for example, require proof of vaccination for yellow fever, and many public and private schools require that the children enrolled be fully vaccinated.

All vaccinations administered in the U.S. should have a paper trail, but if your vaccine card can help you navigate through our new normal, you may want to treat it with care.

Below, our specialists answer common questions about the COVID-19 vaccination card and how it may be utilized moving forward.

Why is it important to keep your vaccination card?

"It's important for people to have a record of which vaccine they received and when they got their shots," Dr. Krutika Kuppalli, vice chair of the Infectious Diseases Society of America's global health committee and an emerging leader in biosecurity at the Johns Hopkins Center for Health Security, told ABC News. "It's your proof that you got your vaccine."

Although vaccine studies are still ongoing, the vaccine brand and lot number in your card may be relevant when the time comes for a booster dose, she said.

"Whether it's school, entertainment venues or travel, there's going to be an expectation that to resume these activities you have to be retested and enter quarantine or produce proof of immunization," said Brownstein.

What if I lose my card?

It is possible to get a duplicate blank card, but you'll need to fill it out with your vaccination information. Luckily, both the facility and the state where you received your vaccine should keep those records.

According to Adalja, "you should go back to where you got vaccinated," and if that doesn't work, you have another option: call your state's department of health, which also keeps a record.

Every state has an immunization database, explained Kuppalli, but that data is not shared across state lines.

Some national chains, like CVS and Walgreens, also promise to have apps that show vaccination records if you received your vaccines with them.

MORE: Rite Aid apologizes after undocumented immigrants denied COVID-19 vaccine

What should I do with my card once I have it?

Kuppalli suggests that her patients take a picture of the card on their phones. Brownstein agrees, adding that the card should then be stowed away for safe keeping along with other important documents, like social security cards or passports.

Also, because cards have identifying information -- like your name and birth date -- think about concealing that information if you post a selfie with the card online.

Will vaccination records be digital in the future?

Several private companies and organizations are developing secure apps that will use an individual's vaccination records to verify COVID-19 immunity -- rather than having people rely on a fragile piece of paper forever.

International standards will need to be established before a digital "vaccine passport" can be accepted around the world. It's "going to take some work," said Brownstein, but multination organizations like the World Health Organization are thinking through these challenges.

What should I make of online ads claiming to sell vaccination cards?

Public health officials have serious concerns about fraud when it comes to these cards, which is another reason digital verification may be important for the development of vaccine passports.

You should never purchase a vaccination card online -- even seemingly-reputable sources are peddling a fraudulent product.

Is there any reason I wouldn't want a record of vaccination?

Your local public health department already keeps a record of COVID-19 tests and vaccination status under lock and key, so shredding that vaccination card won't earn you any extra privacy.

And in the "new normal" as we emerge from the pandemic, the vaccine card might just be your "ticket back to normalcy," Brownstein said.

Leah Croll, M.D., is a neurology resident at NYU Langone Health and a contributor to the ABC News Medical Unit.

Source: https://abcnews.go.com/Health/hang-covid-19-vaccination-card-important/story?id=76606459

What should you do with your COVID-19 vaccination card?

Author: Jeff Pilz, PharmD

March 12, 2021

20210404 CDTL 08

Editor’s note: As what we know about COVID-19 evolves, so could the information in this story. Find our most recent COVID-19 blog posts here, and learn the latest in COVID-19 prevention at the Centers for Disease Control and Prevention.

Over the past few months, it’s become a badge of pride — that three-by-four-inch card from the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) showing that you’ve received your COVID-19 vaccine and are doing your part to protect yourself and those around you.

But once you have that card, what should you do with it? Do you need to carry it? Is it your only proof of vaccination? Here are the answers to some of the most frequent questions about the COVID-19 Vaccination Record Card.

What should you do with your vaccination card to protect it? Make a copy? Laminate it? Take a picture?

The CDC vaccination card serves two purposes. First, this is a helpful reminder of the need to receive a second dose for patients receiving the mRNA (Pfizer/BioNTech or Moderna) vaccines. Secondly, it acts as an extra record of your COVID-19 vaccination. Make sure to bring your card to your appointment for the second vaccine dose, if applicable. Once you’re fully vaccinated, you should keep the card in a safe location in case you need to reference it later.

Although the CDC vaccine card is not required currently for travel, the card may be necessary to show proof of vaccination to a future employer if you start a new job. As additional COVID-19 variants develop, the CDC vaccination card may also be useful to confirm which vaccine and lot was received should “booster” doses later be required.  

Any secure, dry storage place where you keep other important documents (e.g., medical records, immunization history, passports) may be used. For extra protection — if you have access to a machine — you can laminate your physical card. Since it can be easy to forget or lose paper documents, I definitely recommend taking a picture of the card to store in a smart phone for reference. Just be careful to avoid sharing to a public internet site or posting on social media, as the card contains important personal identifiers such as your name, date of birth and medical record number (MRN).

Should you carry your vaccine card with you or stash it somewhere safe?

At this time, you do not need to carry your CDC vaccination card with you day-to-day. Other than bringing it to your vaccination appointments, you can keep it in a safe location. If you’re planning to travel internationally, confirm whether the card is needed as proof of vaccination for each step of your itinerary. If you absolutely must bring your card while traveling, make sure to keep it on you or store it in carry-on luggage only.

What happens if you lose your card? Can you request another?

CDC vaccine cards are readily available, but any replacement will be blank by default. If you do lose your card and need a replacement, make sure to contact the clinics or health services that administered the vaccine doses to complete the card. The vaccine information is the most important part!

Is your card your only proof of vaccination?

No — there will be a record of your vaccine saved electronically with the health care organization, clinic, pharmacy or county health department that provided your vaccine. Ohio State patients will be able to see their COVID-19-related activity, including testing and vaccinations, in MyChart. Some states, including Ohio, also maintain a central database of immunizations for residents. These electronic systems and databases don’t all share information with one another, so the CDC vaccine card is important to document each vaccine administration for your own records, especially if you received your doses at different locations or from different health care providers.

Would it be possible for someone to steal a vaccine card and present it as their own?

Your CDC vaccine card contains identifying information. When reporting for a vaccine dose, a photo ID will be required to confirm your identity. However, there are always bad actors looking to cause mischief, so it’s best to make sure your card is safe and secure to prevent theft or loss.

Are cards used for any other vaccines?

At this time, the CDC vaccine record card is only used for COVID-19 vaccinations.

Jeff Pilz is a pharmacy manager at The Ohio State University Wexner Medical Center.

Source: https://wexnermedical.osu.edu/blog/vaccine-card


No comments:

Post a Comment