20201101Tran Danh Tai Can Cu Hoa Luc 6
Trận Đánh Tại Căn Cứ Hỏa Lực 6
05 Tháng Tám 201012:00 SA
Vương Hồng Anh
https://hung-viet.org/a1240/tran-danh-tai-can-cu-hoa-luc-6
Hạ tuần tháng 3/1971, Cộng
quân điều động hai trung đoàn chủ lực và tăng cường thêm một tiểu đoàn phòng
không, một tiểu đoàn súng nặng, và một tiểu đoàn đặc công để đánh chiếm Căn Cứ
Hỏa Lực số 6 ở phía Tây Bắc thị xã Kontum. Theo tin tình báo, trong kế hoạch
tấn công này Cộng quân bố trí một trung đoàn bao vây và tấn công căn cứ, trung
đoàn còn lại cùng với đơn vị súng nặng chận đánh quân tăng viện. Lúc trận chiến
xảy ra, lực lượng trú phòng tại căn cứ này do một thành phần Bộ Binh và Pháo
Binh của Sư Đoàn 22 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm trách với quân số chưa đến một
tiểu đoàn. Để giải tỏa áp lực địch, Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu tăng
viện lực lượng tổng trừ bị.
Ban do Benhet Dak Mot Lop
20201105 CCHL6 01http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf
CUỘC ĐỔ
QUÂN CỦA TIỂU ĐOÀN 5 VÀ 6 NHẢY DÙ
Ngày 4 tháng 4/1971, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù với các
Tiểu Đoàn 5, 6, 1 và Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được điều động lên cao
nguyên để tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Bộ tư lệnh hành quân của sư đoàn
này được đặt tại thị xã Tân Cảnh. Sau hai ngày chuẩn bị kế hoạch hỏa yểm và
điều động các đơn vị vào khu vực hành quân, sáng ngày 6 tháng 4/1971, Tiểu Đoàn
5 và 6 được trực thăng vận đổ quân xuống ngay khu vực mà Cộng quân đang bố trí
các cụm súng phòng không. Trước đó vào ngày 5 tháng 4/1971, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù
đã được điều động chận địch ở sườn phía Bắc của Căn Cứ Hỏa Lực 6.
Theo tài liệu của cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc (lúc bấy giờ là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Pháo binh Dù, người trực tiếp điều động kế hoạch hỏa yểm cho cuộc đổ quân), đối chiếu với một số tài liệu khác, diễn tiến về cuộc tấn công này được ghi nhận như sau:
Giờ G, Ngày N của cuộc đổ quân là 8 giờ ngày 6 tháng 4/1971. Lực lượng trực thăng không vận và yểm trợ gồm:
- Bốn mươi lăm (45) chiếc thuộc hai phi đoàn Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và hai phi đoàn Không Lực Hoa Kỳ tại Cao Nguyên.
- Hai (2) chiếc CNC (trực thăng dành cho các sĩ quan chỉ huy).
- Hai (2) phi đội trực thăng võ trang AH-1 Cobra.
- Về Pháo Binh có 8 pháo đội,
trong đó có 3 pháo đội 105 ly của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, bốn pháo
đội 105 ly và một pháo đội 155 ly của Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh.
Để chuẩn bị kế hoạch phối hợp hỏa lực yểm trợ đổ
quân, từ sáng sớm, vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh đã
cùng với vị đại tá chỉ huy liên phi-đoàn trực thăng Hoa Kỳ sử dụng một chiếc
CNC để điều động các đơn vị Pháo Binh và Không Quân. Riêng Đại Tá Trần Quốc
Lịch, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, sử dụng một chiếc CNC khác bay điều
động các cánh quân sau đó.
Đúng 7 giờ 30 phút ngày N (6 tháng 4/1971), dưới
sự chỉ huy của Thiếu Tá Lạc, 8 pháo đội đã bắn loạt đạn vào từng mục tiêu đã dự
định. Trong lúc đó, Không Quân bay vào vùng và oanh tạc đúng theo thời biểu của
kế hoạch yểm trợ hỏa lực từ trên không. Bảy giờ 35 phút, các loạt đạn pháo binh
đầu tiên hiệu quả trên Landing Zone (LZ --bãi đáp cho cuộc đổ quân), những vùng
Cộng quân ngụy trang kín đáo đã bị các loạt đạn này bóc trần lộ diện.
Bảy giờ 50 phút, từng liên đội (2 chiếc) Cobra
của Không lực Hoa Kỳ sà vào khu vực LZ ở cao độ 200 mét, nhưng không gặp một
phản ứng nào của phòng không địch. Theo phân tích của vị tiểu đoàn trưởng Tiểu
Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, các xạ thủ phòng không của đối phương đã lẩn trốn
quanh vị trí do khiếp đảm trước các loạt pháo hỏa tập của pháo binh VNCH tác xạ
tập trung từ chiều ngày 5 tháng 4/1971 đến sáng ngày 6/1971 trước giờ G của
cuộc đổ quân.
Từ trên phi cơ chỉ huy, Thiếu Tá Lạc thấy những
loạt đạn nổ mạnh, nhanh và liên tục xối xả trên bãi đáp. Đó là các loạt đạn của
3 pháo đội Nhảy Dù. Ngay sau đó, ông ra hiệu cho Đại Tá Griffin, chỉ huy liên
phi đoàn trực thăng Hoa Kỳ, cho lệnh phi cơ xuống thấp hơn, trong khi ông đang
điều động trực thăng đổ quân.
TIỂU ĐOÀN
6 NHẢY VÀO KHU VỰC PHÒNG KHÔNG CỦA ĐỊCH QUÂN
Đúng 8 giờ, loạt đạn khói vừa chấm dứt, đoàn
trực thăng võ trang bay cùng với đoàn trực thăng đổ-quân đồng loạt tác xạ ồ ạt.
Các binh sĩ Nhảy Dù của Tiểu Đoàn 6 phóng ra khỏi trực thăng và nhảy xuống trận
địa. Từng toán lính xung phong đến các vị trí phòng không của địch.
Ngay đợt đổ quân đầu với 2 đại đội, đơn vị Nhảy
Dù hoàn toàn vô sự, các trung đội nhảy xuống đầu tiên đã bắt sống 12 Cộng quân
đang cúi đầu tránh pháo, tịch thu 6 súng phòng không. Tiếp đó, từng trung đội
của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bung rộng để kiểm soát khu vực đổ quân. Cuộc đổ quân
đợt hai của Tiểu Đoàn 6 Dù cũng vô sự.
Từ trận địa, Thiếu Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu Đoàn
Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, báo cáo kết quả cho Đại Tá Trần Quốc Lịch, Lữ Đoàn
Trưởng, đang ở trên phi cơ chỉ huy để điều động quân. Theo kế hoạch của vị Lữ
Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2, sau khi hoàn tất cuộc đổ quân, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được
lệnh đánh tạt ngang, không đánh thẳng vào các đơn vị Cộng quân đang bao vây Căn
Cứ Hỏa Lực 6. Đại tá Lịch muốn sau 15 phút đầu tiên, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù phải
chiếm xong những vị trí phòng không của địch.
TIỂU
ĐOÀN 5 NHẢY DÙ ĐÁNH BẬT CỘNG QUÂN QUANH CĂN CỨ HỎA LỰC 6
Tiếp theo hai đợt đổ quân của Tiểu Đoàn 6 là hai
đợt đổ quân của Tiểu Đoàn 5 do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu (tiểu đoàn trưởng) chỉ
huy. Sau khi toàn bộ tiểu đoàn đã nhảy xuống trận địa, Trung Tá Hiếu cho lệnh
xung phong. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tiến quân ồ ạt tấn công địch. Một đại đội đánh
ngay trên đường đi để vào bắt tay với đơn vị trú phòng của Căn Cứ Hỏa Lực 6.
Còn lại 3 đại đội tác chiến và đại đội chỉ huy tiếp tục thọc sâu bên sườn địch.
Do bị đánh từ phía sau, các vị trí súng cộng
đồng của Cộng quân đã không sử dụng được vì đối phương đã đào công sự chiến đấu
hướng vào Căn Cứ Hỏa lực số 6. Bị tấn công bất ngờ và ở trong thế thụ động,
Cộng quân không kịp phản ứng, tháo chạy tán loạn, bỏ lại cả xác một tiểu đoàn
trưởng.
Cùng lúc diễn ra cuộc tấn công của Tiểu Đoàn 5
Dù ở sườn Đông căn cứ, thì tại sườn phía Tây, Tiểu Đoàn 6 Dù đã chạm súng với
hai tiểu đoàn và một đơn vị phòng không của Cộng quân. Vì Cộng quân phải rải 3
tiểu đoàn để bao vây căn cứ, nên chỗ nào đông nhất là cấp đại đội. Nên khi Tiểu
Đoàn 6 Dù từ ngang sườn đánh sang, cấp chỉ huy của đối phương đã bối rối không
kịp sửa lại đội hình.
TRẬN
ĐÁNH 13 NGÀY CỦA LỮ ĐOÀN 2 DÙ
Về cánh quân của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá
Ngô Lê Tĩnh chỉ huy, từ ngày N-một (5 tháng 4/1971), đơn vị này được điều động
sang sườn phía Bắc để chận đường rút lui của Cộng quân. Suốt đêm 5 tháng
4/1971, tiểu đoàn đã thử tung các đợt tấn công nghi binh lên thẳng Căn Cứ Hỏa
Lực 6, giáp mặt với một lực lượng bộ-chiến Bắc Việt. Đơn vị Cộng quân này không
trang bị súng cối như các đơn vị khác, nhưng không hiểu sao đối phương vẫn
tránh khai hỏa. Có thể quân Bắc Việt đang lo ẩn trốn vì Pháo Binh Nhảy Dù và Sư
Đoàn 22 Bộ Binh tác xạ liên tục vào khu vực được chọn làm bãi đáp đổ-quân, và
các vị trí có đặt súng phòng không.
Khai thác cung từ của tù binh, Bộ Chỉ Huy cuộc
hành quân biết rõ kế hoạch phối trí lực lượng của Cộng quân quanh căn cứ 6 như
sau: 3 tiểu đoàn bộ đội bao vây Căn Cứ Hỏa Lực 6, trong đó một tiểu đoàn dàn
quân ở sườn Đông (hướng tiến quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù), 2 tiểu đoàn trải
quân ở sườn Tây (hướng tiến quân của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù). Ngoài ra một đơn vị
phòng không gồm 10 khẩu đội đã án ngữ Đồi 1250 (tiền đồn của Căn Cứ Hỏa Lực 6).
Trong ngày 6 tháng 4/1971, 10 khẩu đội phòng
không của địch quân đã bị tiêu diệt hoàn toàn, trong đó có Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù
đã tịch thu được 6 khẩu còn nguyên vẹn, xạ thủ của 6 khẩu đội này có một số
chết, một số bị bắt tại trận. Bốn khẩu còn lại bị tiêu diệt cả xạ thủ lẫn súng.
Về nhân mạng, phân nửa quân số của trung đoàn Cộng Sản bị chết ngay tại trận
địa, số còn lại tháo chạy.
Cũng theo các tù binh, ngoài trung đoàn chủ lực
Bắc Việt bao vây căn cứ, hai trung đoàn Cộng quân (gồm 6 tiểu đoàn) bố trí dọc
các trục mà họ tiên liệu là lực lượng tăng viện của Việt Nam Cộng Hòa có thể
tiến quân bằng đường bộ để tiếp cứu quân trú phòng tại căn cứ. Cũng cần ghi
nhận rằng cung-từ của tù binh Bắc Việt đã khác với tin tình báo Việt Nam Cộng
Hòa là ban đầu là chỉ có 4 tiểu đoàn Cộng quân bố trí để chận đánh lực lượng
tăng viện).
Sang ngày N+1 (7 tháng 4/1971), các đơn vị Nhảy
Dù tiếp tục bung rộng truy kích Cộng quân. Tuy không có các cuộc đụng độ lớn
nhưng súng vẫn nổ đều đặn. Phần lớn tiếng súng đó do các binh sĩ Dù dùng súng
B-40 và B-41 lấy được của địch bắn phóng theo các đơn vị bỏ chạy. Ngoài ra, các
súng đại liên, thượng liên, trung liên của Cộng quân mà Nhảy Dù tịch thu được
cũng được xử dụng cho hết đạn, để cho nhẹ đi khi mang chiến lợi phẩm về.
Tiếp tục cuộc hành quân truy lùng, một ngày sau
(N+12), các đơn vị Lữ Đoàn 2 Dù tìm được các hố cá nhân được ngụy trang kín
đáo, các hầm chỉ huy đào ngay dưới những khối đá lớn, nên các đợt phi pháo của
Không quân đã không ảnh hưởng đến các công sự kiên cố này.
Sau 13 ngày hành quân, Lữ Đoàn 2 trở về Saigon,
và khoảng 4 tuần sau, Cộng quân lại huy động tấn công Căn Cứ Hỏa Lực số 5 (ở
phía Nam Căn Cứ Hỏa Lực 6) để trả thù cho các đơn vị Cộng quân bị tiêu diệt.
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ
huy lên đường giải tỏa áp lực địch. Riêng Thiếu Tá Bùi Đức Lạc, Tiểu Đoàn
Trưởng Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Dù lại được lệnh trở về đơn vị cũ là Tiểu Đoàn 1
Pháo Binh để chỉ huy tiểu đoàn này yểm trợ cho cuộc hành quân giải tỏa Căn Cứ
Hỏa Lực 5. Người pháo thủ Nhảy Dù này lại vẫy tay chào chiến trường Kontum.
Vương Hồng Anh
Tiểu
Đoàn 11 Nhảy Dù tham chiến Căn cứ Hỏa Lực số 6 ngày 16/4/1971
hoiquanphidung
Phim Tài Liệu
Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù
VNCH tham chiến Căn cứ Hỏa Lực số 6 ngày 16/4/1971.
https://youtu.be/MDaleytwSPE
Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tham chiến Căn cứ Hỏa Lực số 6 ngày 16/4/1971 để giải vây
cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh VNCH. (Tiểu đoàn 5, 6 & 11 Nhảy Dù, Tiểu đoàn 2 Pháo
Binh Nhảy Dù do Đại tá Trần Quốc Lịch làm Lữ Đoàn Trưởng)
Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6
(từ ngày 4 đến 17/4/1971)
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf
Tại chiến trường Hạ
Lào, tất cả các cơ sở tiếp liệu, tiếp vận của địch quân, đều bị QLVNCH dẫm nát,
nếu địch quân muốn phục hồi cũng phải mất thời gian dài, ít nhất là từ 6 tháng
trở lên, nguồn tiếp tế từ Bắc vào Nam bị tê liệt, tan nát, nhưng địch quân muốn
cho thế giới thấy rằng nguồn tiếp tế này không hề bị ngăn trở bởi cuộc hành
quân vào Hạ Lào của chúng ta, nên địch đã mở cuộc tấn công vào Căn Cứ Hỏa Lực
(CCHL) số 6 nằm ở hướng Tây của cứ điểm Tân Cảnh, Kontum. Cuối tháng 3/1971,
mặt trận B3/CSBV do Hoàng Minh Thảo chỉ huy tung ba Trung đoàn chính quy thuộc
Sư Đoàn 968, một Tiểu đoàn phòng không, một Tiểu đoàn súng nặng, và một Tiểu
đoàn đặc công để đánh chiếm Căn Cứ Hỏa Lực 6. CCHL số 6 là một trong một dãy
những cao điểm chạy dài từ Bắc xuống Nam với những Căn Cứ 6, 5, Yankee, Charlie
và Hotel tọa lạc trên dãy núi hình cánh cung Rocket Ridge nằm dọc theo phía Tây
Quốc Lộ 14 khoảng 12km, ở khoảng giữa Tân Cảnh và Kontum.
Theo tin tức tình báo,
BTL/QĐ II ghi nhận cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã xử dụng Trung đoàn chính quy 66
từ mật khu 609 bên Lào đã xâm nhập vào khu vực thung lũng phía Tây Nam của
Dakto và ém quân sẵn tại đây từ thời gian trước, đã nhận được tiếp vận đầy đủ
để bao vây và tấn công căn cứ 6 từ trung tuần tháng 3.
Mat khu 609 CSBV
20201105 CCHL6 04Hai Trung đoàn 31
& 28 còn lại cùng với đơn vị súng nặng chận đánh quân tăng viện. Tất cả
súng phòng không và đại pháo của địch đều được chôn sâu vào sườn núi để trán
h
sự không tập của ta. Lúc trận chiến xảy ra, lực lượng trú phòng tại căn cứ này
do một Tiểu đoàn Bộ Binh và một pháo đội 105 ly của SĐ22BB đảm trách. Căn cứ đã
bị vây hãm suốt 13 ngày liền, việc tiếp tế và tản thương gần như tê liệt, quanh
căn cứ quân địch xử dụng trên 10 khẩu phòng không, đào hầm hàm ếch để phòng
thủ, chống lại hỏa lực của không quân và pháo binh VNCH, đồng thời những hầm
hàm ếch lại rất lợi thế cho địch ẩn núp và chiến đấu với đơn vị đến giải tỏa. Vì
vậy các đơn vị ta tiến quân từ dưới lên đều bị cầm chân không tiến được, để rồi
bị thiệt hại do súng cối và súng 75 ly không giật.
20201105 CCHL6 05
Từ trên cao nhìn
xuống, Căn Cứ 6 hình tam giác màu đất đỏ nằm chơ vơ trên đỉnh, ngay chính giữa
trại, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu phất phơ trước gió, xung quanh căn cứ triền
núi dựng đứng, rừng xanh mọc răng cưa đến ngang lưng chừng núi, tiếp nối tới
đỉnh chỉ là những bãi cỏ vàng cháy xém. Những vết bom đạn pháo kích lỗ chỗ khắp
nơi, những công sự chiến đấu vỡ nát không nhận ra hình thù, còn ngun ngún khói
bốc. Hai khẩu đại bác 105 ly màu đen nổi bật lên trên nền đất đỏ. Sát về phía
Bắc, gần ngay hàng rào phòng thủ là một vòng tròn bãi đáp của trực thăng, ở
giữa một chữ H sơn màu trắng còn nhận ra lờ mờ. Tất cả là hình ảnh của một bãi
chiến trường còn phảng phất mùi tử khí, hiện đang yên nghỉ trong sự căng thẳng,
rình rập, đe dọa. Chung quanh CCHL số 6, các phi cơ quan sát xác định địch quân
có 7 vị trí súng cối và các loại súng nặng, vì thời tiết xấu, Không quân không
thể yểm trợ hỏa lực và cũng không thể tản thương và tiếp tế cho binh sĩ tham
chiến. Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, Tư Lệnh SĐ22BB đã xử dụng 5 đơn vị cấp Tiểu
đoàn Bộ Binh của SĐ22BB, để mở cuộc hành quân Quang Trung 22/1 để bẻ gãy kế
hoạch bao vây của địch và gây tổn thất nặng nề cho Trung đoàn 66 CSBV, nhưng
vẫn chưa giải tỏa được áp lực địch chung quanh căn cứ. Địch quân đang cố gắng
tăng cường thêm quân để dứt điểm CCHL số 6, đơn vị phòng thủ của ta vẫn chiến
đấu kiên cường và còn giữ vững được căn cứ này. Trước tình hình bi đát như thế,
Quân Đoàn II đã yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện lực lượng tổng trừ bị. Và đã
được Bộ TTM gởi tăng viện LĐIIND với 3 Tiểu đoàn 5, 6 & 11ND do Đại tá Trần
Quốc Lịch làm LĐT.
FSB6 hill 1001
20201105 CCHL6 06
http://www.rjsmith.com/173rd-border-battles-1.html
Lực lượng Địch
– 3 Trung đoàn Bộ Binh chính quy 28, 66 & 31. (3 Tiểu đoàn bao vây căn cứ
6, 6 Tiểu đoàn (2 Trung đoàn theo cung từ của tù binh) án ngữ trên các trục lộ
dẫn đến căn cứ 6 theo chiến thuật “đả viện”)
– 1 Tiểu đoàn phòng không có 10 khẩu đội án ngữ trên đồi 1250
– 1 Tiểu đoàn súng nặng
– 1 Tiểu đoàn đặc công.
Lực lượng Bạn
– Bốn mươi lăm (45) chiếc Trực Thăng thuộc hai phi đoàn Không Quân Việt Nam
Cộng Hòa và hai phi đoàn Không Lực Hoa Kỳ tại Cao Nguyên
– Hai (2) chiếc CNC (trực thăng dành cho các Sĩ quan chỉ huy)
– Hai (2) phi đội trực thăng võ trang AH-1 Cobra
– 3 pháo đội 105 ly của Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, bốn pháo đội 105ly và
một pháo đội 155 ly của Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh
– Lữ Đoàn II Nhảy Dù, Lữ Đoàn Trưởng Đại tá Trần Quốc Lịch, Lữ Đoàn Phó Trung
tá Nguyễn Văn Vỹ
• TĐ5ND, Tiểu đoàn Trưởng Trung tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá Lê
Hồng
• TĐ6ND, Tiểu đoàn Trưởng Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh, TĐ Phó Thiếu tá Nguyễn Đình
Ngọc
• TĐ11ND, Tiểu đoàn Trưởng Trung tá Ngô Lê Tỉnh, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá Lê Văn
Mễ
• TĐ2PBND, Tiểu đoàn Trưởng Thiếu tá Nguyễn Văn Lước, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá
Lâm Quang Thường
• Và các đơn vị yểm trợ ĐĐ2QYND, ĐĐ2CBND và Trung Đội 2TTND
Ray's Map Room. Vietnam Areas of
Operation. Topographic Digital Map Images
http://www.rjsmith.com/topo_map.html#borderbattles1
Tri-Border Area Map
http://www.rjsmith.com/tri-border-area-hcmt.html
World Topographic Maps
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/
Vietnam North South Topo map
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/
Vietnam
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/vietnam.html
China 1:250,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china/
China Proper, Southwest 1:250,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china_proper_sw/
Laos Topographic Maps 1:50,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/
Cambodia Topographic Maps 1:50,000
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/
Bản đồ VN từng khu vực
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Địa danh, căn cứ, tọa độ.
https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf
Bản đồ Dak Mot Lop Base 609 CSBV
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf
Bản đồ Dak To
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_to-6538-2.pdf
Phum Kham Dorang Base 609 CS Laos 6437-1
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/txu-pclmaps-oclc-743384338-phum-kham-dorang.jpg
Ban Phiadouang Base 609 CS Laos 6438-2
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/txu-pclmaps-oclc-743384338-ban-phiadouang.jpg
Dak Suk Base 609 CSBV
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_sut-6538-4.pdf
No comments:
Post a Comment