Sunday, October 11, 2020

20201011 Nho Ve Benhet-Map Update

 20201011 Nho Ve Benhet

***

Chúng tôi đã tìm ra bản đồ vùng Benhet xuất bản trong năm 1968 tên vùng địa phương là Dak Mot Lop. Tuy nhiên từ những tài liệu của Hoa Kỳ và VNCH về tọa độ của Benhet, Fire Support Base (FSB), Airfield chúng ta có thể xác định được khu vực của căn cứ nầy. Xin qúy vị nghiên cứu kỷ bản đồ cùng tài liệu dẩn kèm bên dưới sẽ hiểu được khu vực của Benhet năm 1969, nên nhớ chúng ta có Benhet với hai giai đoạn chiến cuộc khác nhau. Một Benhet năm 1969 và một Benhet năm 1970-1975. 

Bản đồ hành quân đã được hiệu đính sau khi so sánh cùng tài liệu của Thái Sơn Vương Mộng Long ĐĐ1-11BDQ, "Dakto và Em".

https://dongsongcu.wordpress.com/2017/02/15/dak-to-va-em/   

***

Bản đồ VN từng khu vực

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

20201010 Benhet Dak_Mot_Lop-6538-3 1968

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf

Tài liệu Hoa Kỳ. 

20201009 NVBH 01

Tài liệu VNCH 

20201009 NVBH 02

Địa danh, căn cứ, tọa độ.

https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf                                    

Dak Mot Lop-Benhet 

20201009 NVBH 03

Vietnam 4th Inf Div 1967 to 1968 

http://www.ivydragoons.org/Gallery/827Whiskey/Ben_Het_1_seige_of_69

173rd Border Battles Map 1 

20201009 NVBH 04

http://www.rjsmith.com/173rd-border-battles-1.html   

Dùng tọa độ tìm trên Google Earth sẻ cho chúng ta hình ảnh rỏ ràng của khu vực Benhet. 

20201009 NVBH 05

Nhớ về Benhet

https://www.thunhan.org/images/file/qtrN0DI_1wgQAK9V/nho-ve-ben-het-ton-nu-mai-tam.pdf

https://www.anhdao.org/images/file/lgdhgwk-1wgQADYe/nho-ve-ben-het-ton-nu-mai-tam-1-.pdf

https://www.thunhan.org/images/file/qtrN0DI_1wgQAK9V/nho-ve-ben-het-ton-nu-mai-tam.pdf

US SF 1961-1971

https://history.army.mil/html/books/090/90-23-1/CMH_Pub_90-23-1.pdf

5TH SPECIAL FORCES GROUP, ACTIVATED 21 SEP 1961, “THE LEGION

https://sofrep.com/specialoperations/5th-special-forces-group-activated-21-sep-1961-the-legion/

Profile: 5th Special Forces Group

https://www.military.com/special-operations/5th-special-forces-group.html

Ben Het Camp

14.688°N 107.661°E

https://en.wikipedia.org/wiki/Ben_Het_Camp

Battle for Ben Het Special Forces A-Camp June 23,1969

https://sofrep.com/specialoperations/battle-ben-het-special-forces-camp-june-231969/

Vietnam Tutorial Maps

https://www.vietnam.ttu.edu/resources/tutorials/maps-tutorial.pdf

US Vietnam FSB

http://www.174ahc.org/images/Vietnam-FSBs-LZs.pdf

20201010 Benhet Dak_Mot_Lop-6538-3

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf

Bản đồ VN từng khu vực

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Benhet và vùng Tam Biên: Việt, Miên, Lào. 

20201009 NVBH 06

 Nhớ về Ben-hét…

Tôn-Nữ Mai-Tâm

Viết theo lời thuật của Hoàng-Mai

Đoạn 1 - Giới Thiệu Mặt Trận Ben-hét

Tiền Đồn Ben-Hét 

20201009 NVBH 07

Ben Hét là địa điểm của Trại Biên Phòng, được thiết lập vào năm 1966. Lực Lượng Đặc Biệt và Dân Sự Chiến Đấu, phần lớn là người sắc tộc trấn đóng ở đây để theo dõi các cuộc chuyển quân của CSBV trên đường mòn Hồ Chí Minh, xuyên qua lãnh thổ Nam Lào, xuống Cam-bốt, rẽ vào Kontum và xuống xa hơn nữa về phía Nam, rồi rẽ vào Lộc Ninh và sâu hơn, xuống Tây Ninh.

Trại, chỉ cách ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào khoảng 7 cây số, là cái gai nhọn đâm vào sườn của lộ trình chuyển quân chính của CSBV. Do đó bằng mọi giá, chúng phải quyết tâm nhổ cho được, để từ đó chúng có thể tiến đánh Dak Tô. Trại Ben Hét đã bị quấy phá và tấn công trong nhiều tháng, và mỗi lúc thì áp lực của địch càng đè nặng lên trại. Ngày 3/3/1969, lực lượng CSBV đã mở trận đánh đầu tiên vào căn cứ Ben Hét, có chiến xa PT 76 và Thiết Vận Xa phối hợp.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 quyết định mở chiến dịch giải tỏa áp lực trong khu vực để bảo vệ trại và ngăn chặn ý định của địch tiến xuống Dak Tô, chỉ cách Trại Ben Het khoảng 20 cây số về hướng Đông Nam. Mặt trận Dak Tô mới là điểm, mục tiêu chính của chiến dịch,

Tăng PT76 của CSBV bị bắn hạ 

20201009 NVBH 08

Vào đầu tháng 3/1969, một lực lượng lớn, chủ lực là 2 Trung Đoàn 66 và 28 CSBV phối hợp với Trung Đoàn 202 Thiết Giáp gồm chiến xa PT-76 và Thiết Vận Xa lội nước BTR-50, và một Trung Đoàn Pháo mở chiến dịch bằng các cuộc tấn công và bao vây căn cứ Ben Hét.

Mỗi ngày chúng rót vào trại nhiều trăm trái đại pháo và hỏa tiễn 122 ly. Quốc lộ 14 từ Kontum dẫn tới Dak Tô cũng bắt đầu bất an. Đường bộ từ Dak Tô dẫn vào trại bị cắt đứt. Việc tiếp tế thực phẩm, thuốc men, và đạn dược đều phải đưa vào bằng những chuyến Caribou. Mỗi lần Caribou vào thì có 2 Phantom F-4 bao vùng và một phi cơ quan sát theo dõi. Khi phát giác được mục tiêu súng cối của địch thì trái khói đuợc bắn xuống đánh dấu cho F-4 oanh tạc để giữ các pháo thủ CSBV không thể ngóc đầu lên để pháo vào trại trong khi Caribou đáp và dỡ hàng xuống. Nhưng sau đó không lâu thì máy bay cũng không thể đáp xuống vì áp lực phòng không của địch quá nặng, và đồ tiếp tế vào trại lúc này phải thả bằng dù.

Cộng quân đào hầm hố trú ẩn vào các sườn núi rất kiên cố nên pháo binh và phi cơ dội bom cũng không dập tắt được pháo và phòng không của địch. Khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và tháng 6, thì khu vực rừng núi này bị mây mù bao phủ gần như suốt ngày.

Lợi dụng thời tiết hạn chế các phi vụ quan sát cũng như phi pháo, lực lượng CSBV nâng áp lực quyết tràn ngập căn cứ được 600 tay súng Việt Mỹ cùng những khẩu pháo 175 ly và 155 ly phòng thủ, dùng để bắn khuấy phá những cuộc chuyển quân trên đường mòn HCM của quân chính quy BV vào khu vực ngã ba biên giới.

Những giao thông hào hình chữ Z để chuyển quân áp sát vào trại được địch quân thực hiện ráo riết. Cộng quân dùng chiến thuật như đã áp dụng tại Điện Biên Phủ. Chúng đào đường hầm sâu dưới mặt đất, chạy luồn qua các lớp hàng rào kẽm gai, thông vào phía trong trại để đột kích từ bên trong. Đường hầm bị phát giác vì đụng vào pháo đài phòng thủ ngoài cùng của trại. Song song với áp lực trên bộ, CSBV dùng loa kêu gọi lính đầu hàng nhưng vô hiệu vì tinh thần chiến đấu của binh sĩ phòng thủ rất kiên cường. Họ dũng cảm chống trả những đợt tấn công của địch quân, và chờ lực lượng tăng viện.

Để giải tỏa áp lực, vào cuối tháng 5/69, Tư Lịnh Biệt Khu 24, Đại Tá Nguyễn Bá Liên, cũng là Tư Lịnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân Đoàn 2 chỉ huy mặt trận Ben Hét, đã tung vào mặt trận này một lực lượng gồm Trung Đoàn 24, 2 Trung Đoàn của Sư Đoàn 22 Bộ Binh được tăng cường lên từ vùng duyên hải, và 3 Tiểu Đoàn BĐQ của Liên Đoàn 2 BĐQ trừ bị của vùng 2 Chiến Thuật.

Suốt mấy tháng, trận Ben Hét bắt đầu từ cuối tháng 5/1969, Biệt Khu 24 luân phiên sử dụng 19 tiểu đoàn Bộ Binh, BĐQ và lực lượng địa phương để đối đầu với các trung đoàn chính quy, trung đoàn chiến xa và trung đoàn pháo của địch, lúc hiện lúc ẩn về phía bên kia ngã ba biên giới. Trong suốt thời gian lâm chiến, Đại tá Tư Lịnh Biệt Khu 24 luôn duy trì việc hiện diện của 9 tiểu Đoàn cùng một lúc, trong khu vực hành quân với quyết tâm xóa sổ các trung đoàn chính quy Bắc Việt.

Trận chiến Ben Hét kết thúc vào đầu tháng 7/69, lực lượng địch quân rút chạy về bên kia ngã ba biên giới. Tổng kết trận chiến, lực lượng Việt Mỹ đã bắn khoảng 150,000 quả pháo, trên 2,000 phi vụ oanh tạc, gần 600 phi vụ thám thính, và 142 thảm của B52 trải ra trong khu vực.

Kết thúc trận chiến Ben Hét với chiến thắng lớn của Biệt Khu 24. Thiệt hại nhân mạng của địch, không kể bị thương, là trên 1,800 chết (chết ở đâu thì chôn ở đó). Và phía lực lượng VNCH có vài trăm chết và bị thương. Sau trận Ben Hét thì tình hình lắng dịu được vài tháng. Lực lượng CSBV rút về bên kia biên giới bổ sung quân số.

Theo lời kể lại của một sĩ quan Bộ Đội miền Bắc. Vào lúc đó, miền Bắc đã tổng động viên. Các em học sinh được huấn luyện cho biết bắn rồi thầy trò dẫn nhau vào chiến trường để "giải phóng Miền Nam". Khi vào tới chiến trường miền Nam thì các thanh niên trẻ này chỉ có một con đường, là tiến về phía trước giành sự sống để hy vọng còn có ngày trở về sum họp với gia đình. Đó là một thực tế đau buồn của thế hệ trẻ thời đó, phải hy sinh cho chủ nghĩa không tưởng của những người trong Bắc Bộ Phủ, tay sai của chủ thuyết bá quyền của Tàu Cộng và Nga sô.

Sau một thời gian tái phối trí và bổ sung lực lượng, những đơn vị chính quy CSBV đã quay trở lại quấy rối và mở các trận đánh quanh tiền đồn Ben Hét. Đại Tá Nguyễn Bá Liên, trong khi bay thị sát mặt trận trong khu vực, phi cơ của ông bị trúng đạn phòng không của địch và ông đã tử trận vào ngày 6 tháng 12 năm 1969, hưởng dương 36 tuổi. Ông được truy thăng Chuẩn Tướng với Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, và sau này được cải táng tại Nghĩa trang Lái Thiêu.

Chuẩn Tướng Nguyễn Bá Liên là một sĩ quan can trường, thanh liêm, chính trực. Ông đã đền nợ nước, và được an nghỉ trong vòng tay Từ Ái của Thiên Chúa, theo đúng với đức tin bền vững của Ông nơi Ngài.

TĐ11 BĐQ là một trong những đơn vị tham dự trận chiến Ben Hét vào cuối tháng 5-1969, đã được BTL Tiền Phương QĐ II cho rút ra trở về hậu cứ nghĩ ngơi sau những ngày quần thảo với các lực lượng chính quy CSBV.

 Anh về rồi, cả bầu trời hoa nở

Vang tiếng ca, khúc nhạc gió du dương

Tim vỡ tung, niềm vui như oà vỡ

Hồn bay bổng, lòng em ngây ngất say…

20201009 NVBH 09

Trở về từ Ben Hét, Hoàng Mai vật vả với cơn sốt rét. Cơ thể của anh bị co giật vì nóng, lạnh bất thường, có lúc mồ hôi vả ra ướt hết áo. Rất nhiều lần kiệt sức nằm lịm người, bỗng nhiên anh vùng bật dậy như cái lò xo, đạp hết mền, hơi thở dồn dập. Thiếu Úy Tâm, Sỹ Quan Trợ Y của Tiểu Đoàn 11 BĐQ, chườm nước đá lên trán anh, nhưng chỉ vài phút sau, anh ngã người nằm xuống, lên cơn lạnh run bần bật, đắp bao nhiêu mền cũng không đủ. Mắt nhắm nghiền, hơi thở dồn dập và ngắn, mắt và da nhuộm vàng, anh lã người, như không còn sức sống.

Thiếu Úy Tâm giải thích:

- …vì các bi- đông đều cạn hết nước, nên những người lính mũ nâu của TĐ 11 BĐQ, đã phải uống nước trong các vũng nhỏ cạnh những xác chết, vì vậy, đa số đều bị nhiễm bệnh, nhất là sốt rét khi trở về. Hoàng Mai cũng không ngoại lệ…

Uyển Nhi thổn thức nguyện cầu:

- Thưa Thiên Chúa kính yêu! Xin nhớ đến con. Chúa đã đặt để anh trong đời sống con, thì xin Ngài cứu anh trong giờ phút nguy hiểm này. Chúa biết rõ con không thể sống thiếu anh… Anh yêu! Hãy chỗi dậy cùng em…

Thiếu Úy Tâm luôn ở cạnh bên, chuyền hết chai nước biển này tới chai nước biển khác. Ông biết việc chăm sóc từng giây phút một của mình rất quan trọng, nên ông trực ở bên anh suốt mấy ngày liền để giúp anh chống lại cơn sốt rét. Ông không thể sơ xuất với mạng sống con người.

Lòng nàng tê dại, bất lực khi chứng kiến cơn vật vã của cơn bệnh mà anh đang chịu. Đã bao lần Thiếu Úy Tâm nhỏ nhẹ:

- Bà đi nghỉ đi, một mình tôi canh chừng cho ông được rồi.

Nhưng làm sao Uyển Nhi có thể rời Hoàng Mai được, khi mạng sống anh như chỉ mành treo chuông!

Nhiều lần nàng ghé sát mặt để xem anh còn thở không! Ép môi lên má anh, nước mắt rơi ướt đẫm mặt anh, nhưng mắt anh vẫn nhắm nghiền không một chút cảm giác, môi khô nứt nẻ, hơi thở đứt quãng. Sự sống và cái chết đang tranh chiến trên thân xác như cạn kiệt của anh. Mắt nhòa ướt, Uyển Nhi nắm chặt tay người yêu như muốn chuyền sức sống:

Anh yêu! Hãy nói với em vài lời…

Khép chặt đôi mi… nhớ lúc rời Huế theo chân người yêu lên Pleiku, cuộc sống vô tư của cô sinh viên thay đổi hoàn toàn vì chiến tranh đang sôi động cao độ. Uyển Nhi luôn sống trong niềm khắc khoải lo âu, làm quen với hình ảnh hàng rào giây kẽm gai kề bên những hào sâu chạy vòng quanh hậu cứ và cư xá, cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa vùng đất đỏ phủ cỏ khô vàng úa, buồn hiu hắt, mà đã bao đêm nàng thức trắng, lòng chùng xuống, nhói đau khi đợi chờ người yêu.

Khu nhà dành cho các sĩ quan được cất riêng biệt, nằm sau lưng hậu cứ TĐ11, xa xa là cánh rừng cùng dãy núi xanh xám, thăm thẳm lạnh lùng. Một vùng rộng mênh mông im vắng, không bóng người qua lại. Nàng chưa bao giờ có dịp ghé thăm khu gia binh, nhưng nghe qua các chú lính kể thì khu này cách cư xá sĩ quan bằng những con đường nhỏ hẹp khó đi. Những khi nghe tin TĐ11 đụng độ với địch quân đâu đó, nàng thấy những người phụ nữ thấp thoáng xa xa chờ đợi để được nghe chút tin tức.

Cô đơn chồng chất cô đơn, nàng còn quá trẻ, chưa quen với chiến tranh nên hay thổn thức lo sợ giữa khung cảnh buồn lắng đọng im vắng.

Nhớ có lần khi anh đang cùng TĐ11 đi hành quân đâu đó, hậu cứ bị địch pháo kích, nàng thấy các người lính ôm súng nhảy xuống hào sâu. Uyển Nhi không biết chuyện gì, nàng đứng ở cửa nhìn. Chú Xui, chú Ca, cùng chú tài xế đầu đội mũ sắt, ôm súng chạy vụt ra khỏi nhà, vừa chạy vừa nói vói lại:

- Cô đội mũ sắt vào đi…

Uyển Nhi ngơ ngác đứng nhìn, vì Hoàng Mai chưa bao giờ nhắc nhở nàng về những chuyện đó. Nàng cũng không biết mũ sắt để đâu… mấy chú lính quýnh quá nên không nhớ đến nàng. May mà không có chuyện gì. Nàng nghe nói trong lần đó Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 2, nằm cách TĐ11 không bao xa, bị trúng pháo kích, khiến nhà Th/Tá Sâm, Liên Đoàn Trưởng, bị cháy. Khi nàng đang lo lắng thì mọi chuyện đã trở lại bình thường, nàng chỉ chờ mong anh sớm trở về… không biết bao lâu nữa…

Dựa đầu nơi hành lang vắng lạnh trước cư xá, ngước nhìn bầu trời đen đầy sao trắng xóa, lòng buồn vời vợi, nàng khẩn cầu xin Thiên Chúa che phủ anh cùng TĐ11 BĐQ được trở về bình yên. Tim nàng se thắt giữa tiếng gió rù rì thổi quanh cư xá.

Anh ơi! Thời gian được gần bên anh thật quá ít, không đủ làm vơi đi những nhớ thương trong lòng.

Có phải chàng từng thủ thỉ bên tai nàng những lời yêu thương đã thấm vào tim, “anh và em sinh ra là để sống bên nhau, không ai có thể chia cách chúng mình được. Nhưng sự chết thì sao, hở anh yêu!” Dù biết trước một khi làm vợ anh, em sẽ có lắm đổi thay. Nhưng, anh biết không, cuộc sống thật vô nghĩa khi thiếu vắng anh?

Bầu trời tối đen, khi nhìn sao băng để ước cho anh được trở về, nàng vẫn thường nghĩ ai đó sẽ rất may mắn khi chợt thấy một ánh sao xẹt ngang trên bầu trời. Nhưng nàng phải ước thiệt nhanh trước khi ánh sao tan thì mới nhận được điều ước đó. Ngồi nơi bậc cấp ở hành lang, gục đầu trên cánh tay ôm chặt đầu gối, nàng nhớ Hoàng Mai cùng bộ áo hoa rừng thơm mùi cây cỏ, nồng mùi đất thường làm nàng ngây ngất… rồi chập chờn thiếp ngủ giữa gió lạnh vi vu thổi.

Làm sao quên được giây phút tim như òa vỡ, khi Trung Sĩ Walker dìu anh bước vào khung cửa với bàn tay trái quấn băng trắng, giữa tiếng reo vui của các chú lính! Không nói nên lời, nàng đã ngã vào vòng tay, ôm chầm lấy người lính dính đầy bụi đường, vàng vỏ. Có thật là anh yêu không, hay chỉ là giấc mơ?

… Rồi anh về… nghiêng nghiêng bóng chiều đổ

Nước mắt tràn, em cứ ngỡ là mơ

Có thật đây là người tình muôn thuở

Hay chỉ là ảo ảnh của tình yêu…

Nay Hoàng Mai đang ở bên nàng với cơn sốt rét kinh hoàng. Nàng thường phải trải qua những đêm dài không ngủ, lo cho tính mạng của chồng. Anh đang phải chiến đấu vật vã để dành sự sống cho chính mình, và cho cả lẻ sống của Uyển Nhi.

Nhìn ra bên ngoài cửa sổ, nàng thương những người vợ lính. Nước mắt dàn dụa, nét mặt căng thẳng, họ đang mong ngóng để có được chút tin tức của người thân. Lòng tràn ngập ưu tư, nàng biết rất rõ chiến tranh sẽ không có ngoại lệ cho một ai, sẽ không có một hứa hẹn vững chắc nào cho bất cứ một mối tình nào của riêng ai, không biết những gì sẽ xảy ra trong những giờ phút sắp đến.

Anh yêu! Anh có tỉnh dậy với em không?

Sau vài ngày, nhờ Thiếu Úy Tâm chăm sóc chu đáo, anh mở mắt và bắt đầu hồi phục. Ánh mắt ngơ ngác dừng lại khi bắt gặp đôi mắt ướt đẫm của nàng. Anh dang tay, Uyển Nhi ngả vào. Vòng tay siết nhẹ đã làm hồn nàng bay bổng, xúc động chen lẫn niềm vui đang ùa đến. Nàng hiểu tử thần đã bỏ đi. Tình yêu thiết tha nàng dành cho anh, đã giúp anh vượt qua lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết. Cũng chính tình yêu đó đã đưa sức sống cùng niềm vui trở lại trái tim khô héo của nàng.

…Anh yêu… em biết chắc sẽ không có điều gì có thể chia cách anh và em được. Em đã hứa trong lòng, và với anh, dù có gì đi nữa, yêu anh, em yêu hết lòng và trọn vẹn, em sẽ mãi là cô vợ ngoan bên anh suốt đời… Nhưng thực tế luôn đầy những chia ly u buồn, chỉ làm em muốn khóc…

Ép bàn tay anh vào má mình, niềm hạnh phúc tràn ngập lòng. Uyển Nhi thổn thức, xót xa thương những góa phụ mới vừa mất đi lẽ sống của họ.

…Rồi đây… sẽ thất vọng biết bao khi nàng lại phải rời xa người chồng yêu, cuộc sống rồi sẽ đầy những chia ly! Nàng còn có thể chịu đựng thêm một giọt cô đơn nào nữa không?

Anh ơi! Khi yêu anh, tình yêu thật hấp dẫn như giọt mật rừng sâu, nhưng khi trải nghiệm tình yêu trong khung cảnh chiến tranh, em mới biết đó là những giọt nước mắt của sự nhớ nhung đợi chờ…

Làm vợ anh, một tiểu đoàn trưởng TĐ11 BĐQ, Uyển Nhi bắt buộc phải chứng kiến những việc xảy ra quanh mình. Có những lúc niềm vui như òa vỡ khi TĐ chiến thắng trở về sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm. Nàng, nhiều lần đã trải qua những ngày mất ăn mất ngủ, hòa lòng cùng những người ở hậu cứ, cùng những giọt nước mắt chan hòa, những đêm thao thức không ngủ khi nghe tin TĐ đang đụng độ mãnh liệt với quân địch.

Khi các anh chiến thắng trở về, hậu phương như bừng lên sức sống. Ngoài trận chiến, các anh là những người hùng làm rạng danh binh chủng mũ nâu; nhưng khi trở về hậu cứ với gia đình, người yêu, thì các anh là những người tình lãng mạn nhất trên đời, đã hâm nóng cả bầu trời. Trăng sao như nhảy múa vui mừng hoà lòng cùng tình yêu nồng cháy của các anh…

Sau trận đánh Ben Hét, màu hoa mai vàng trên cổ áo anh đã đổi sang mai trắng, vì anh đã được thăng thiếu tá. Nhưng Uyển Nhi cũng thoáng ngậm ngùi khi biết chỉ chút nữa thôi, cánh mai trắng kia đã lấy đi mạng sống của người nàng yêu!

Hoàng Mai đưa Uyển Nhi đi thăm Biển Hồ, Pleiku. Lòng nàng dịu xuống, tạm quên những đau buồn lúc xa anh, để tận hưởng những giây phút hạnh phúc bên nhau. Bầu trời trong xanh cùng những áng mây bàng bạc in bóng trải dài như chiếc áo tha thướt phủ kín mặt hồ. Gió vi vu làm cành thông lay động, và những chiếc lá hình kim lóng lánh dưới ánh mặt trời. Nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên như

nàng sơn nữ mộc mạc ngây thơ. Những gợn sóng lăn tăn như đuổi nhau tấp nhẹ vào bờ, nơi có hàng thông vươn ra soi bóng trên mặt nước. Nắm tay Uyển Nhi, anh dắt nàng bước dọc theo bờ hồ thoai thoải. Trời xanh mát, ánh nắng dịu dàng chan hoà. Dựa đầu vào vai anh, tim nàng xao xuyến, hồn rung động. Anh đang ở trước mặt nàng bằng xương và bằng thịt, hình ảnh anh choáng ngợp chiếm ngự mảnh tim nhỏ bé khiến Uyển Nhi như ngừng thở.

Biển Hồ Pleiku 1969

Hãy hôn em giữa màu trắng thủy tinh

Dòng sửa trinh nguyên trải dài lên tóc

Môi anh ấm mùi mật ngọt rừng sâu

Lan tòa tràn dâng tình yêu nồng cháy…

20201009 NVBH 10

Giữa tiếng gió vi vu của rừng thông bao la, anh úp mặt lên mái tóc đen mềm. Cả hai im lặng lắng nghe tiếng gió rì rào, thời gian như ngưng đọng…

Lùa những ngón tay vào mái tóc đen dài, Hoàng Mai thì thầm những lời nhớ nhung âu yếm:

- Anh yêu và nhớ em nhiều lắm. Những lúc cận kề cái chết, anh chỉ nghĩ đến em, thương em. Anh thầm nguyện cầu Ơn Trên gìn giữ cho em. Nhớ em sắp sinh con, lòng anh xốn xang thương em giữa lúc mạng sống anh và những người trong TD11 BĐQ như gần dứt điểm. Anh xót xa thương em vô cùng…

Kỹ niệm về Ben-hét… 

20201009 NVBH 11

Đoạn 2-TĐ11 BĐQ Với Trận Đánh Có Địa Danh

Ben Hét

Hoàng Mai (kính đen) cùng TĐ11BĐQ chuẩn bị nhảy vào mặt trận Ben-Hét…

TĐ11 BĐQ làm lực lượng trừ bị cho Liên Đoàn 2 BĐQ, lãnh nhiệm vụ bảo vệ an ninh vòng đai cho Bộ Tư Lệnh QĐ2. Trong khi hai TĐ22 và TĐ23 đang cùng Liên Đoàn tham gia vào các cuộc hành quân của Biệt Khu 24, nhằm giải tỏa áp lực của các đơn vị CSBV đang đè nặng vào Trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Hét. Trong thời gian này TĐ11 BĐQ chỉ mở các cuộc hành quân nhỏ quanh khu vực Pleiku để bảo đảm không có sự hiện diện của một lực lượng lớn địch quân nào trong khu vực, giữ gìn an ninh cho thành phố Pleiku là nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Nhận được công điện của Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 2 BĐQ, Thiếu Tá Sâm, đang ở tại BCH Liên Đoàn đóng chung với BCH Tiền Phương của Quân Đoàn II, ra lệnh cho TĐ11 BĐQ chuẩn bị vào vùng Ben Hét thay cho TĐ22 BĐQ rút ra về hậu cứ nghỉ dưỡng quân sau nhiều ngày quần thảo với địch quân trong vùng.

Tiểu Đoàn ra lệnh cho các đại đội chuẩn bị 5 ngày lương khô, và sẵn sàng ngay trong đêm nhận lệnh để sáng sớm hôm sau có xe đưa cả tiểu đoàn ra bãi đáp trực thăng, một cánh đồng cỏ hoang cách hậu cứ chừng 10 CS. Đoàn xe rời hậu cứ ra tới địa điểm ấn định từ sáng sớm, nhưng có lẽ chưa đủ số trực thăng cần thiết để có thể đổ quân theo kế hoạch mỗi lần hai đại đội, nên mãi tới hai giờ chiều đoàn trực thăng mới xuất hiện.

TĐ11 BĐQ bắt đầu được bốc vào vùng chiến sự đang diễn ra để thay thế cho TĐ22 BĐQ. Khoảng nửa giờ sau đoàn trực thăng đã vào tới mục tiêu. Rầm rập hết chiếc nọ đến chiếc kia hạ xuống bãi đáp ở sườn đồi vừa mới được khai quang, tạo sự bất ngờ, để địch quân không kịp chuẩn bị điều động quân hoặc điều chỉnh pháo binh vào vị trí này,khi tiểu đoàn đổ quân.

Càng trực thăng vừa chạm đất, tiếng của hai anh xạ thủ đại liên Mỹ hét lên át cả tiếng của động cơ, "Go, go, go!" Nhanh như chớp, mọi người súng trên tay với ba-lô nặng chĩu trên vai, lanh lẹ nhảy xuống chạy tản ra phía trước, hướng vào bìa rừng phòng thủ để bảo vệ cho đoàn trực thăng chở quân tiếp nối phía sau lần lượt hạ cánh.

Pháo của Cộng Quân bắt đầu rót vào vị trí đổ quân, nhưng phần lớn đạn đều tản lạc ra ngoài, nhưng cũng gây trở ngại không ít cho việc đổ quân vì các trực thăng sợ bị trúng đạn. Các trực thăng võ trang hoạt động tối đa, lượn quanh bãi đáp rải đạn đại liên M60 và phóng hỏa tiễn vào những nơi nghi ngờ có vị trí súng cối của địch quân, dẫu vậy cũng không ngăn cản được những trái đạn pháo kích tiếp tục rót vào khu vực.

Những chiếc trực thăng sau khi đổ quân đã nhanh chóng bốc lên rời vùng quay về Pleiku để bốc toán quân kế tiếp. Lần đổ quân thứ hai thì êm thắm hơn, có lẽ địch quân biết có BĐQ dưới đất nên muốn giữ bí mật các vị trí của mình, hoặc chúng đã được lịnh thay đổi kế hoạch mới để đối phó với quân trên bộ.

Mục tiêu ngọn núi 882. 

20201009 NVBH 12

Ngày 25/5/69, cuộc đổ quân hoàn tất vào khoảng gần 3 giờ chiều. Tiểu Đoàn lập tức di chuyển ra khỏi khu vực bãi đáp tiến lên chiếm một cao điểm thì bắt đầu chạm địch. Được báo cáo địch quân đang khai hỏa ở triền núi phía Đông của đồi có cao độ 882.

Hoàng Mai ra lệnh cho 2 đại đội sườn Tây Bắc và Tây Nam bung rộng ra lùng địch. Không đầy nửa tiếng sau thì Trung Úy Vương Mộng Long, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, đích thân lên máy báo cáo có nhiều bóng người mặc đồ xanh chạy lẩn khuất trong bóng cây phía trước. Hoàng Mai ra lệnh tấn công, đồng thời cũng báo về Liên Đoàn chuẩn bị pháo binh yểm trợ.

Trung Úy Long cho đơn vị mở đội hình tấn công, với tinh thần cao độ của đoàn quân mới xung trận, BĐQ xung phong hò hét "sát" khiến địch quân hoảng sợ nhảy ra khỏi hố cá nhân chạy ngược về hướng Đông Bắc, đụng Đại Đội của Đại Úy Nguyễn Lạn đang bố trí tại đó gây tổn thất đáng kể cho địch quân.

Diển tiến trận chiến. 

20201009 NVBH 13

Chưa kịp lục soát khu vực, thì địch quân phản công, trận đánh trở nên cam go. Địch quân, bò lên sườn đồi nơi binh sĩ BĐQ đang gườm súng, cố bám sát BĐQ, miệng hò hét "sinh Bắc tử Nam", như là một thách thức với những tay súng đang gườm chặt chỉ chờ thấy vật gì động đậy là bóp cò. Trận đánh kéo dài hơn 2 tiếng với sự yểm trợ của Pháo Binh từ BTL Tiền Phương. Trong khi đó toán cố vấn Hoa Kỳ cũng gọi phi pháo yểm trợ. Họ cũng phối hợp chặt chẽ với tiền sát viên pháo binh để ra lịnh cho pháo binh ngưng bắn mỗi khi F4 vào vùng chuẩn bị oanh tạc theo hướng dẫn của phi cơ quan sát bay vòng phía trên.

Trận đánh chìm dần theo bóng đêm đang bao trùm núi rừng Ben Hét. Hoàng Mai ra lịnh cho các đại đội lập tuyến phòng thủ đêm, cẩn thận phòng địch có thể quay lại ban đêm tạo bất ngờ. Rất may có vài binh sĩ bị thương nhưng không có người nào nặng, chỉ sơ sài, vì thế họ được băng bó tạm thời chờ sáng gọi trực thăng tải thương. Một đêm tương đối yên tĩnh, chỉ lẻ tẻ vài trái súng cối thỉnh thoảng rơi loanh quanh, không gây thiệt hại nào. Có lẽ địch quân chỉ muốn thăm dò vị trí của TĐ11 mà chúng đụng khi chiều hầu xem Tiểu Đoàn còn ở đó không, và cố gây thiệt hai cho Tiểu Đoàn càng nhiều càng tốt. Ngược lại TĐ11 cũng có những mục tiêu tiên liệu cho pháo binh bắn khuấy phá cầm chừng ban đêm.

Sáng sớm hôm sau, 26/5/69, Hoàng Mai ra lệnh cho hai Đại Đội 1 và 4 bung ra lục soát chiến trường. Một lúc sau tiếng súng bắt đầu nổ, lực lượng địch trong các công sự phòng thủ kiên cố nổ súng khi BĐQ tiến gần. Trận đánh khốc liệt diễn ra. Địch quân có chuẩn bị cho cuộc đụng độ này. Họ cố tình muốn cắt Đại Đội tuyến đầu với phần còn lại của Tiểu Đoàn. Pháo binh và oanh tạc cơ được gọi yểm trợ. Hoàng Mai điều động Đại Đội 2 của Tr/U Quý lên tiếp ứng, chặn đứng mũi tiến công với ý định khóa hậu của địch quân.

Cộng quân cố bám sát BĐQ khiến việc yểm trợ của Pháo Binh và phi pháo không còn hữu hiệu, Hoàng Mai phải xin BCH cho trực thăng võ trang Cobra. Khi Cobra vào vùng, trái khói màu được tung ra. Theo lịnh của toán Cố Vấn, Cobra lượn qua lại vài vòng với đại liên và hỏa tiễn phóng xuống ngay trước phòng tuyến của BĐQ. Nhờ thế, các đại đội mới có thể bò lên được để làm sạch phần còn lại. Trận đánh này kéo dài hơn 5 tiếng, VC rút đi để lại trên hai trăm xác với vô số vũ khi đủ loại.

Tiếng súng tạm êm nhưng tình hình vẫn chưa ổn. Hoàng Mai nghĩ ngay tới việc tản thương để Tiểu Đoàn có thể dể dàng đối phó với địch quân trong những giờ tới. Tuy nhiên việc tìm bãi đáp cho trực thăng là một vấn đề rất khó khăn trong tình thế hiện tại. Địch quân còn lẩn quẩn trong vùng với đại đơn vị, chúng vẫn pháo kích vào vị trí Tiểu Đoàn từng lúc như để cầm chân BĐQ. Điều này cho thấy địch quân có thể đang điều chỉnh pháo rồi dùng trận địa pháo để tiêu hao Tiểu Đoàn trước khi mở những trận tấn công kế tiếp.

Đã hai ngày trực thăng không thể vào khu vực vì áp lực của pháo binh địch.

Dự đoán cao điểm 882 

20201009 NVBH 14

Những khẩu pháo đặt bên kia Ngã Ba Biên Giới tự do nhả đạn theo lịnh của Tiền Sát Viên VC, nhưng phi cơ và pháo binh của ta không được quyền bắn qua bên kia biên giới. Đây là mặt trận do chúng chọn, còn phía VNCH và đồng minh thì vui mừng nghênh chiến. Nhưng tìm được địch mà không đánh thì làm sao tiêu diệt được lực lượng của chúng!

Như để trả thù cho những tổn thất trong hai ngày qua, Cộng Quân pháo hằng loạt vào vị trí Tiểu Đoàn nhưng không gây thiệt hại nào vì mọi người đều có hầm hố cá nhân.

Riêng một chốt của Tiểu Đoàn đặt trên đỉnh cao cách BCH/TĐ khoảng 800m đường chim bay để giữ an toàn cho đơn vị thì phải di tản vì pháo địch đã dội liên tục vào đỉnh đồi nhọn với chu vi chỉ vài chục thước. Hoàng Mai ra lịnh bỏ tiền đồn đó và lệnh cho sĩ quan tiền sát Pháo Binh của Tiểu Đoàn chấm mục tiêu tiên liệu vào đó đề phòng địch quân có thể di chuyển súng lớn lên đó áp đảo Tiểu Đoàn.

Ngày 28/5/69, một ngày tươi sáng của Tiểu Đoàn. Pháo của địch quân lơi dần có lẽ chúng bị thiệt hại nặng vì các đợt oanh tạc của B52. Trong những ngày qua, Tiểu Đoàn đã được lịnh phải xuống hố cá nhân khi B52 bắt đầu "trải thảm" làm rung chuyển cả vùng rừng núi. 

20201009 NVBH 15

Hoàng Mai gọi BCH Liên Đoàn cho tải thương gấp trước khi những đợt pháo kích của địch bắt đầu trở lại. Mọi người đều phấn khởi khi nghe tiếng trực thăng từ xa vọng lại. Các thương binh được chuyển ra gần bãi đáp bên sườn đồi. Hai chiếc Gunship lượn phía trên trong khi chiếc trực thăng tải thương từ từ đáp xuống. Thực phẩm và đạn dược tái tiếp tế cho Tiểu Đoàn được chuyển xuống, các thương binh được khiêng lên.

Chính Trung Tá John S. Daniels, cố vấn trưởng của Liên Đoàn 2 BĐQ, luôn có mặt trong chiếc trực thăng tiếp tế và tản thương. Mỗi lần trực thăng hạ cánh, ông nhảy ra phụ với BĐQ, chuyển đạn dược và thưc phẩm xuống, đồng thời phụ khiêng các thương binh lên. Mặc dù địch vẫn pháo kích nhưng phi công trực thăng và Tr/tá Daniels vẫn quay trở lại để di tản thương binh cho tới người cuối cùng. Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho ông, cùng tất cả những người đã tham dự tải thương và tiếp tế cho TĐ11 BĐQ trong trận đánh này.

Mọi người đều vui mừng với những chuyến tiếp tế, vì trong những ngày qua TĐ đụng trận liên tục khiến đạn mang theo của binh sĩ đã cạn dần. Trực thăng phải quay lại mấy lần để đem hết những thương binh đang chờ trong mấy ngày qua.

Đây là ngày Tiểu Đoàn được lên tinh thần vì đã lo được cho các thương binh để dồn sức lực tiến chiếm các mục tiêu kế tiếp theo sơ đồ hành quân. Vì phải bảo vệ thương binh, mấy ngày qua đơn vị không thể di chuyển xa, giới hạn khả năng di động, nên Tiểu Đoàn đã là mục tiêu cho cối, pháo, và những vụ tấn công thăm dò. Nếu tình trạng này kéo dài, thì có thể Tiểu Đoàn sẽ là món mồi ngon cho lực lượng CSBV khi chúng điều động quân và pháo kịp thời trong vài ngày tới.

Buổi chiều 28/5/69, các trận đụng độ nhỏ xảy ra khi Tiểu Đoàn nhận lịnh di chuyển về hướng Đông Bắc để lùa các đơn vị Cộng Quân về hướng các đơn vị Bộ Binh đang án ngữ. Trên đường di chuyển càng lúc càng có nhiều cuộc chạm súng lẻ tẻ, có lẽ là những tổ báo động của căn cứ đóng quân hoặc bộ chỉ huy của Cộng Quân. Điều này chứng tỏ TĐ11 đang đi vào vùng đóng quân của CSBV.

Trời tối dần, mây bắt đầu che phủ không còn thấy ánh nắng. Tiểu Đoàn không thể tiến xa hơn, Hoàng Mai ra lịnh cho dừng quân ăn tối thật nhanh, và sau đó tiếp tục di chuyển tới một cao điểm để thiết lập tuyến phòng thủ. Các đại đội có kinh nghiệm khi giao chiến với lực lượng địch quân trong các ngày qua nên đã cho binh sĩ đào hố cá nhân cẩn thận và ra lịnh nghiêm nhặt không nhóm lửa và không di chuyển, chỉ nổ súng khi thấy bóng người hay tiếng động để tiết kiệm đạn dược cho những ngày lùng địch kế tiếp vì đây là vùng rừng núi âm u, ít khi thấy ánh nắng xuyên qua, việc tiếp tế không thể thực hiện dễ dàng được.

Ngày 29/5/69, TĐ11 BĐQ phối hợp với TĐ23BĐQ phía bên phải tiến quân theo kế hoạch lùa địch về tuyến án ngữ của Bộ Binh. Tiểu Đoàn di chuyển suốt nhiều giờ cũng không được bao xa., không chỉ phải rẽ cây hay lùm bụi để giữ hướng tiến, nhưng địa hình hiểm trở với mặt đất bùn ướt khiến dễ trơn trợt. Suốt khu vực Tiểu Đoàn phải vượt qua có những suối dốc đứng gần 60 độ nên khi đi xuống thì tuột, té lên té xuống, nhưng khi leo lên cũng không dễ gì, trợt lên trợt xuống, trèo lên được vài bước thì lại trợt xuống lại. Người lên trước nắm tay kéo người đi sau có lúc cả hai cùng rớt xuống đè lên nhau. Binh sĩ mất sức rất nhiều với ba-lô nặng chĩu vì mới được tái tiếp tế, và lại phải ráng giữ cho súng đạn không được dính bùn đất.

20201009 NVBH 16

Khi BĐQ vượt qua được chặng suối cạn chạy ngang, chỉnh đốn lại hàng ngũ để tiến lên rặng núi phía trước, bỏ lại đồi 843 của mấy ngày qua lại phía sau, thì bắt đầu chạm địch và trận đánh trở nên mãnh liệt. 

20201009 NVBH 16B

TĐ11 BĐQ đổi đội hình để nghinh chiến, tiến lên từng tấc đất, cốt đẩy VC ra khỏi hầm hố phòng thủ của chúng. Cuộc chạm súng kéo dài khoảng nửa tiếng nhưng không gây tổn thất nào. TĐ11 tiếp tục di chuyển chưa được một tiếng thì lại chạm súng. Những chốt của địch quân tấn công khuấy phá liên tục, chủ yếu làm giảm sức đề kháng và tinh thần chiến đấu của binh sĩ sau một ngày gian nan vượt qua đoạn đường trơn trợt. Một đêm trôi qua khá yên tịnh, ngoài những tiếng súng lẻ tẻ của địch xa xa như để dò tình hình. TĐ11 chỉ im lặng.

Sáng hôm sau, sau khi cơm nước xong TĐ11 bắt đầu di chuyển song song với TĐ23 BĐQ. Cả hai tiểu đoàn tiếp tục lùa địch theo đúng kế hoạch. Đến trưa tiền quân của TĐ11 bắt đầu chạm địch. Hỏa lực của địch từ phía bên phải khai hỏa dữ dội, TĐ11 không tiến lên được. Địch quân đục núi thiết lập công sự chiến đấu kiên cố, và lại được rừng rậm che phủ nên phi cơ quan sát không thể phát giác, và yểm trợ của phi pháo cũng không hiệu quả nếu không có lực lượng trên bộ. Thình lình hỏa lực của địch bắn ra từ hướng sườn bên phải thuộc cánh quân của TĐ23 BĐQ. Khi được thông báo, TĐ23 BĐQ lên tiếp ứng dùng lựu đạn đánh thẳng vào vị trí then chốt, dập tắt tiếng súng, địch quân phóng chạy biến vào rừng rậm. Hai TĐ BĐQ tiếp tục giữ hướng tiến của mình.

Để việc lục soát được trải rộng hơn, hai TĐ BĐQ được lịnh tách xa nhau nhưng vẫn giữ hướng tiến. Sau đó không lâu, hai tiểu đoàn bị rừng núi che phủ nên không còn liên lạc được với nhau. TĐ11 tiếp tục bị áp lực của địch bởi những cuộc chạm súng nhỏ, chứng tỏ chúng bám sát để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn vào Tiểu Đoàn.

Trời bắt đầu tối dần, Hoàng Mai nhận được ám lịnh từ BCH/LĐ2, phải bảo toàn lực lượng. Hoàng Mai cho TĐ11 BĐQ tiếp tục di chuyển trong bóng đêm, không ngừng nghỉ hầu có thể sớm ra khỏi khu vực đầy bất trắc này. Để có thể giữ an toàn khi di chuyển trong đêm, Hoàng Mai chọn đường thông thủy thay vì đi trên sườn đồi rất dễ bị phát giác. Rừng núi chập chùng khiến tiền sát viên pháo binh của pháo đội B, 6/84th Pháo Binh Hoa Kỳ do Tr/U Robert H. Putman Jr chỉ huy bị lạc, gặp TĐ11 BĐQ họ nhập vào đi theo luôn. Bỗng nhiên lúc này Tiểu Đoàn có thêm 6 tiền sát viên Hoa Kỳ!

Cả đơn vị lặng lẽ di chuyển dọc theo con suối cạn lấp sấp nước vì vài cơn mưa nhỏ trong các ngày qua. Bóng đêm bao phủ Tiểu Đoàn, đoàn quân di chuyển như những bóng ma, tối đến độ cách nhau một thước cũng khó có thể thấy nhau. Tiểu Đoàn di chuyển trong im lặng, vô tuyến vặn nhỏ tối đa dùng bấm ngắt làm ám hiệu, kẻ sau bám sát theo người trước nếu không sẽ bị đứt đoạn. Khoảng chừng gần tiếng sau thì bắt đầu cảm thấy có hơi ấm của người và có tiếng nói rì rầm của nhiều người ở bờ suối bên phải, càng đi thì càng thấy hơi ấm của người nhiều hơn và tiếng rì rầm lại nhiều hơn.

Cảm giác được mình đang đi vào lòng địch, Hoàng Mai, đi với đơn vị đầu, cho bấm hiệu vô tuyến để đoàn quân quay đầu trở lại. Khi đi thì những bước chân bình tĩnh nhẹ nhàng không gây tiếng động, nhưng khi quay đầu để ra khỏi khu vực nguy hiểm thì bước chân có hơi vội vã, có nhiều tiếng động hơn.

…Trung sĩ Walker kể lại: “Chúng tôi, mọi người phải nhón gót đi thật nhẹ qua khỏi nơi đó…”

Thình lình một bàn tay vô hình từ bên bờ suối vươn ra nắm lấy tay trái Hoàng Mai, với giọng Bắc đặc sệt:

- "Anh là ai?"

Hoàng Mai trả lời ngay lập tức, cũng với giọng Bắc Kỳ:

- "Bạn, buông tay tôi ra..."

Chỉ nghe giọng nói nhưng chẳng ai thấy ai, Hoàng Mai lách mình bước tiếp, dẫn theo cả đoàn nối đuôi phía sau...

Ra khỏi đoạn suối có đầy địch quân đang nghỉ ngơi hai bên bờ, Hoàng Mai lịnh cho Đại Đội 1, Tr/U Vương Mộng Long dẫn đường rẽ trái băng lên đồi. Cả Tiểu Đoàn tiếp tục bỏ con suối để leo lên đồi, dù biết rằng di chuyển ở địa thế đó dễ bị phát giác hơn. Khi tới đỉnh đồi, Hoàng Mai ra lịnh cho hai Đại Đội 1 và 4 đổi hướng trái di chuyển dọc theo ngọn đồi vừa mới lên để giữ hướng tiến. Phía sau BCH/TĐ là Đại Đội 2 của Tr/U Quý phải khiêng thương binh nên rất cồng kềnh xoay trở chậm chạp. ĐĐ 3 của Th/U Trần Dân Chủ có nhiệm vụ chận hậu, di chuyển phía sau cùng.

Thình lình tiếng súng bắt đầu nổ dòn dã ở phía bên dưới suối, kéo dài khoảng 30 giây phá tan bầu không khí thinh vắng của màn đêm. Biết là đã bị lộ, Hoàng Mai cho dừng quân bố trí để phòng bất trắc và nghe ngóng. Không nghe động tĩnh gì, kể cả báo cáo của 2 Đại Đội theo sau. Khoảng 15 phút sau, tiếng súng bắt đầu nổ và lần này dữ dội hơn của AK47 và M16 khoảng 2 phút thì im bặt... Đ/U Nguyễn Lạn, ĐĐT/ĐĐ 4 kiêm Tiểu Đoàn Phó, xin Hoàng Mai cho đem một trung đội trở lại tiếp cứu. Hoàng Mai từ chối. Tr/U Vương Mộng Long sau đó cũng muốn đưa một tiểu đội trở lại để tiếp cứu đoàn quân phía sau nhưng Hoàng Mai cũng không chấp thuận.

Không chấp nhận không có nghĩa Hoàng Mai không hiểu và không ngưỡng phục lòng can đảm và tình chiến hữu cao của hai cấp chỉ huy khóa đàn em trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của đơn vị. Quân lực VNCH có rất nhiều cấp chỉ huy có tinh thần quả cảm và trách nhiệm như vậy, và điều đó cũng là tự nhiên đối với những người tình nguyện vào binh chủng BĐQ. Ngay trong Tiểu Đoàn 11, lúc này cũng có những người như thế, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, Đồng Đế, Thủ Đức, Đà Lạt, đang cầm quân đối diện với CS Miền Bắc xâm lược.

Riêng hai vị sĩ quan Lạn, Long, đã không hổ danh là những sĩ quan xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Năm chữ "Tự Thắng Để Chỉ Huy" của mái trường mẹ đeo đuổi theo các anh, cộng với sáu chữ "Tổ Quốc - Danh dự - Trách Nhiệm" của Quân Đội trong sứ mạng bảo quốc an dân đã được hai anh thể hiện vào lúc đơn vị đối diện với tình thế nguy nan nhất! Người kể lại trận đánh muốn tác giả ghi lại điều này để tỏ lòng khâm phục và biết ơn hai anh đã cùng Hoàng Mai chiến đấu trong những giờ phút gay go nhất, trước sự sống và cái chết cho cả đơn vị.

Như đã nói trên, Hoàng Mai đã từ chối lời đề nghị của hai vị ĐĐT để bảo toàn lực lượng của Tiểu Đoàn đang ở giữa lòng địch, đi đâu cũng đụng địch, chúng đông như kiến và trời tối không ai thấy ai. Trong tình thế đó nếu không giữ được đội hình chiến thuật thì không biết việc gì sẽ xảy ra. Hoàng Mai tin tưởng ĐĐ2 và ĐĐ3 ở phía sau, cũng phân tán mỏng lẩn vào bóng đêm để tìm đường thoát ra về hướng đã được ban trong "tiêu lệnh" nếu tình hình bắt buộc. Hoàng Mai ra lịnh cho ĐĐ 4 bố trí

tại chỗ chờ hai đại đội còn kẹt phía sau. Riêng ĐĐ1, Tr/U Long vượt suối phía trước qua bên kia bờ thiết lập đầu cầu cho TĐ qua để sớm ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trong lúc bố trí quân trên đồi thì ĐĐ4 phát giác 3 cột ăng-ten cao ngất ngưởng, và nồi chảo to lớn nấu cho cả trăm người ăn để sắp lớp gần đó. Có thể đây là BCH cấp Tiểu Đoàn hay Trung Đoàn hay cao hơn. Khi ĐĐ1 báo đã thiết lập xong đầu cầu, Hoàng Mai cho BCH/TĐ và ĐĐ4 tiếp tục vượt suối gặp ĐĐ1 bố trí quân chờ liên lạc với hai Đại Đội còn ở phía sau.

Trong lúc di chuyển về phía trước để vượt suối thì nghe tiếng của thương binh CSBV rên rỉ, và tiếng của ai đó từ dưới hầm gần đó vọng lên:

- "ĐM, giờ này còn đi không cho người ta nghỉ!"

Lúc này độ khoảng 2 giờ sáng, ĐĐ1 và ĐĐ4 cùng BCH/TĐ vượt qua bờ suối bên kia một cách êm thắm, mặc dù con suối khá rộng. Đơn vị dừng quân bố trí nghỉ ngơi đôi chút, vài binh sĩ căng pôn-sô để hứng sương uống vì các bi đông đã cạn nước. Hoàng Mai và binh sĩ phần lớn đều đã phải dùng nước từ các vũng nước đọng dơ bẩn, có thể có cả các tử thi của địch quân vùi dập gấp rút đâu đó trước khi họ di tản. Mọi người mệt mỏi chợp mắt với giấc ngủ chập chờn một cách vội vã... Gần 5 giờ sáng, lệnh báo động chuyền ra, địch quân

đang bám theo đuôi, phải chuẩn bị di chuyển gấp. Tiểu Đoàn lặng lẽ nối đuôi nhau đi trong cánh rừng rậm rạp, ẩm ướt, lạnh lẽo của rừng núi cao nguyên. Di chuyển gần một giờ thì ánh sáng lờ mờ của ban mai xuyên qua cánh rừng già. Toán tiền quân báo động, họ vướng vào bó giây điện thoại giăng ngang. 

20201009 NVBH 17

Hoàng Mai ra lịnh cắt giây, và tiếp tục di chuyển vì rõ ràng đây là bộ chỉ huy của một lực lượng lớn. Tiến lên một khoảng ngắn, nhìn xuống thung lung phía trước thì thấy một rừng bạt cá nhân (poncho) màu xanh đất chen lẫn trong những lùm bụi dưới bóng rậm rạp của rừng cây to lớn. Hoàng Mai cho lịnh đổi hướng về bên phải để tiến lên đồi cao thì đụng ngay tiền đồn của địch quân. Để khích lệ tinh thần của binh sĩ, Hoàng Mai đã dẫn một toán quân xung phong tràn lên đồi, vừa khai hỏa M-16 vừa hô to: “Biệt Động Quân, SÁT! Xung phong…”, vì thế địch quân hoảng sợ bỏ vị trí chạy xuống phía bên kia đồi.

Chiếm đỉnh đồi trong chớp nhoáng vì địch quân bị bất ngờ, Hoàng Mai ra lệnh cho hai đại đội bố trí quân. ĐĐ1 hướng Bắc và ĐĐ 4 phía Nam. Hoàng Mai biết mình sắp sửa phải đối diện với những cuộc tấn công ồ ạt của địch quân vì những gì được phát hiện trước đó: bên kia con suối là một BCH cấp lớn của địch quân với 3 cột antene, bên này suối là chùm giây điện thoại vừa mới bị BĐQ cắt đứt, và dưới thung lũng là một rừng poncho của địch quân.

Đúng như dự đoán, chẳng bao lâu địch mở đầu rót súng cối vào vị trí của Tiểu Đoàn. Vì đây là địa điểm của địch quân trước đó, chúng có sẵn tọa độ, nên cối 82 ly và 61 ly liên tục dội vào chính xác. BĐQ nhảy vào các hố bom ẩn núp, BCH Tiểu Đoàn dùng những hố cá nhân của địch để lại để tránh đạn pháo kích đang nổ xung quanh. Phi pháo được gọi để yểm trợ.

Phản lực F4 xuất hiện rất nhanh, có lẽ vì có đơn vị Pháo Binh của Hoa Kỳ trong vùng nên lực lượng không yểm luôn được túc trực, khi có yêu cầu thì họ cất cánh. Tuy nhiên F4 cũng chỉ làm im tiếng pháo trong chốc lát. Khi F4 rời vùng thì pháo lại tiếp tục dội vào đồi của BĐQ. Kế tiếp là những đợt tấn công của bộ binh với B40, B41, đại bác 57 ly, và AK47 bắn xối xả vào phòng tuyến BĐQ. Lực lượng địch vấp phải sức kháng cự dũng mãnh của ĐĐ1 khiến chúng chùn bước. Trong khi ĐĐ4 của Đ/U Lạn bố trí phía sau BCH/TĐ cũng bị tấn công dồn dập. Cộng Quân xử dụng tối đa B40, B41, 57 ly không giật, và đại liên.

BCH/TĐ bị trúng mấy quả B40. Một quả nổ gần chỗ mấy máy truyền tin, Hoàng Mai gục xuống ngay trong hố cá nhân của mình, bất tỉnh vài giây… rồi choáng váng vực dậy, lấy hai bàn tay vuốt mặt xem còn tỉnh không thì thấy hai bàn tay đầy máu. Tưởng rằng đã bị thương ở đầu hay mặt, nhưng khi nhìn lại thì thấy bàn tay trái bị rách một lỗ vì miểng B40.

Cách đó không xa, hai đề-lô Hoa Kỳ cũng bị thương. Khẩu đại liên của Tiểu Đoàn cũng bị loại. Phòng tuyến của ĐĐ4 bị thủng một lỗ, cộng quân tiến gần vào BCH/TĐ cách nhau chỉ vài chục thước, nghe tiếng chặt cây và tiếng người nhưng không thấy nhau vì rừng rất rậm và cây lá chen nhau. Địch quân chặt cây để tạo một đường trống cho việc xử dụng 57ly không giật, vì loại này không thể bắn nếu có vật cản đạn đạo. Phát giác việc này, BĐQ đã dồn hỏa lực vào chỗ xuất phát của 57 ly và tung lựu đạn làm im tiếng B40 và 57ly của hướng đó.

Khoảng 2 tiếng sau, tiếng súng im bặt trên cả hai phòng tuyến của ĐĐ1 và ĐĐ4. Có lẽ địch quân đã tổn thất nặng trong các đợt xung phong vừa qua. BĐQ giữ vững vị trí chờ tiếp viện. Nhưng trong tình thế đó, hình như các đơn vị bạn trong vùng cũng chỉ lo giữ vững vị trí mình.

Trong khi đó Hoàng Mai lại nhận báo cáo liên tục từ phi cơ quan sát đang bao vùng, cho biết có đoàn quân di chuyển từ phía Tây Nam cách vị trí của bạn khoảng một cây số. Nửa tiếng sau lại báo có một đoàn quân từ hướng Nam cách vị trí của bạn hơn một cây số. Sau đó lại có những báo cáo tương tự, nhưng không xác định được đó là bạn hay địch. Ngoài ra, hai lực lượng địch còn bám sát các phòng tuyến của Tiểu Đoàn trong các trận tấn kích trước đó.

Lúc này Hoàng Mai chỉ còn trông cậy vào phản lực cơ F4 yểm trợ, nhưng yếu điểm của F4 là nó bay cao nên hỏa tiễn phóng xuống phải có khoảng cách an toàn với quân bạn. Trong khi đó lực lượng địch thì lại cố bám sát BĐQ để tránh phi pháo.

Hoàng Mai lệnh cho ĐĐ1 tiến về phía tiếng súng của địch đã giảm sau phi vụ oanh kích của F4, nhưng chưa tiến lên được thì đã bị hỏa lực của Cộng Quân bắn xối xả. Tr/U Long rút về lại vị trí phòng thủ. Theo như báo cáo của Trung Sĩ Walker ghi lại thì suốt buổi sáng hôm đó, Tiểu Đoàn đã lãnh khoảng 250 viên súng cối, khoảng 175 viên B40 và 57 ly không giật, không kể súng nhỏ trong các đợt tấn kích của Cộng quân. Suốt ngày Tiểu Đoàn vẫn chịu áp lực của Cộng quân, mục đích để tiêu hao và giữ chân BĐQ tại chỗ chờ điều động thêm lực lượng hầu mở trận đánh dứt điểm Tiểu Đoàn.

Trong lúc này, ngậm ngùi nhớ đến Uyển Nhi, Hoàng Mai đã hướng đức tin mình lên Đấng Chí Cao để xin che chở cho đơn vị, và nếu mình không về được thì xin Thượng Đế bảo vệ và chu cấp cho người vợ quá trẻ và đứa con đầu lòng còn trong bụng mẹ. Khi cầu nguyện xong, lòng Hoàng Mai thanh thản sẵn sàng đối diện với nguy hiểm.

Trời dần tối, kế hoạch phá vòng vây được bàn tính và quyết định sẽ thực hiện khi trời vừa tối, không thể sớm hơn hoặc trễ hơn. Sớm thì khó thoát với lực lượng địch đang vây quanh, trễ thì phi pháo không thể làm việc.

Hoàng Mai lên máy yêu cầu cho phi pháo yểm trợ trong nỗ lực cuối cùng của Tiểu Đoàn. Ông chính thức xin hai phi tuần Sky Raider AD1, vì loại phi cơ này mang nhiều hỏa lực (rockets và bom), bay thấp nên đánh mục tiêu rất chính xác. Theo kế hoạch, sau khi oanh tạc vị trí địch xong thì ĐĐ1 của Tr/U Long chận hậu, ĐĐ4 của Đ/U Lạn mở đường tiến vào thung lũng vừa mới đánh bom và BCH/TĐ sẽ theo sau.

Trời vừa sụp tối, hai chiếc Sky Raider vào vùng. Hoàng Mai lệnh cho Tr/U Long thả trái khói đánh dấu vị trí, và cho Sky Raider đánh rockets 50m trước mặt từ Đông sang Tây. Hai phi tuần lượn qua lại nhiều lần, trút hết hỏa lực mang theo và rời vùng.

Lệnh ban ra, các đơn vị thi hành đúng kế hoạch. Tr/U Long cho đơn vị bắn cầm chừng để địch quân biết BĐQ còn tại chỗ nếu chúng còn bám sát. Lúc này có 5 quân nhân Hoa Kỳ, lạc đơn vị, đi theo Tr/U Long. BĐQ lẳng lặng ra dấu cho nhau rời ngọn đồi tiến về thung lũng. Nếu chạm địch thì đánh mở đường máu cho đơn vị rút ra khỏi khu vực. Trừ toán tiền sát, mọi người phía sau dìu đồng đội bị thương rời ngọn đồi. Kẻ trước người sau biến dần vào rừng rậm trong bóng đêm, không một biến cố nào xảy ra.

Một lúc sau, khi đoàn quân đầu đã rời khỏi khu vực một cách an toàn thì cánh quân chận hậu của ĐĐ1 cũng chuẩn bị rút quân di chuyển theo tiêu lệnh hướng về BCH Tiền Phương Quân Đoàn II. Theo lời kể, trước khi đi, có một số BĐQ bò ra ngoài lượm súng AK và đạn trên xác địch quân vì M16 của họ đã hết đạn từ chập tối, chỉ còn lựu đạn.

Đoàn quân, dọ dẫm bước trong màn đêm, mặc cho gai góc và chướng ngại của cây cối, phải giữ hướng và tránh gây tiếng động để bảo đảm an toàn cho đơn vị. Liên tục trong hai ngày hai đêm liền, Tiểu Đoàn phải đối đầu với địch trong các trận đánh lớn nhỏ ban ngày, còn ban đêm thì di chuyển liên tục để ra khỏi vùng nguy hiểm. ĐĐ1 về tới BCH an toàn lúc khoảng 10 giờ sáng, và sau đó khoảng một tiếng thì Hoàng Mai cùng đoàn quân gồm BCH Tiểu đoàn và ĐĐ4 của Đ/U Lạn cũng về tới trong nỗi vui mừng của mọi người. ĐĐ2 và ĐĐ3 cũng về tới BCH vài giờ sau đó.

Theo lời kể của mấy BĐQ lạc đơn vị, các anh trốn trong bụi khi gặp đoàn quân của bộ đội BV đang tản thương. Họ phải nằm im nín thở gần hai tiếng đồng hồ, chờ cho đoàn tải thương đi. Sau khi gom quân, BCH/LĐ2 BĐQ đã cho Tiểu Đoàn rời vùng để binh sĩ được nghỉ ngơi sau những ngày gian khổ. Sau đó, được biết các đơn vị Bộ Binh của Sư Đoàn 22 đã vào vùng để lục soát và tịch thu rất nhiều vũ khí và đạn dược của địch quân bỏ lại.

TĐ11 BĐQ đã trải qua những ngày bi hùng trong trận chiến, ghi đậm nét kiên cường trong lúc xung trận, can đảm trong nguy nan và những hy sinh, không tránh khỏi, cho Tổ Quốc.

Đúng như lời nhận xét của những cấp chỉ huy tham dự chiến dịch, trong trận đánh vừa qua ở Ben-hét, những người lính mũ nâu đã không kể đến những gian nan nguy hiểm, họ chiến đấu anh dũng để dành phần thắng với nhiều sự hy sinh, gian khổ, giành cái sống bên cạnh cái chết luôn cận kề.Trong một tuần lễ hành quân, LĐ2/ BĐQ đã loại hơn 500 địch quân ra khỏi vòng chiến.

Lời của Trung Tá Daniels, Cố Vấn Trưởng của LĐ2/ BĐQ, người kể lại trận đánh, rất được kính nể vì lòng can đảm, tinh thần trách nhiệm cao, đã theo trực thăng tiếp tế và tải thương, nhảy xuống mặt trận phụ khiêng tiếp đạn dược, khiêng thương binh với BĐQ, dù đó không phải là nhiệm vụ của mình. Ông nói:

- “Họ kiên cường, họ không bỏ cuộc, và cũng vì vậy mà họ đã chiến thắng.”

Lời kể trên đây của người trong cuộc, đã kể lại trận đánh, chỉ là những gì còn trong ký ức của 50 năm về trước, đó là chưa nhắc đến cái nhìn phiếm diện và giới hạn của một cấp chỉ huy cấp Tiểu Đoàn. Do đó câu chuyện kể lại (không phải là phóng sự) này có nhiều thiếu sót, nhưng vì nhu cầu muốn biết về trận chiến Ben Hét của chiến sĩ BĐQ nên người trong cuộc đã cố gắng nhắc lại như một nhân chứng sống. Mong đọc giả rộng lượng và bổ túc nếu có thể.

Kỹ niệm về Ben-hét

Đoạn 3-Tình thời chiến… bèo tan rồi lại hợp…

Tinh cho nhau, biết là bao cho đủ…

Trăng và sao, hoa hạnh phúc đan chen

Bên người yêu dấu, em cảm tạ Trời

Đưa anh về… em yêu anh mãi mãi…

20201009 NVBH 18

Hoàng Mai vuốt tóc người yêu đang thổn thức trên vai anh:

 - Pháo rơi ngay bên cạnh các chiến sĩ BĐQ... Máu chảy tràn ra ướt tai anh. Bao lần anh đưa tay lên vuốt mặt để xem mình còn sống hay đã chết. Nay anh đang ở bên em là sự nhiệm màu từ ơn Trên, anh không tài giỏi hơn ai. Em yêu! Hãy quên những đau thương và vui lên em nhé. Anh yêu em thật nhiều.

Nàng lắng nghe tiếng nói trầm ấm xuyên qua mảnh tim như đang rướm máu của mình, mà cảm thương những gian nan mà anh cùng những người bạn trong đơn vị mũ nâu hứng chịu.

Nước mắt nhạt nhoà, Uyển Nhi, ngước nhìn trời cao, cảm tạ Thiên Chúa về lòng nhân từ Ngài dành cho anh và TĐ11, được sống sót trở về sau một trận chiến kinh hoàng, mà kẻ địch đông hằng hằng lớp lớp, đầy sắt máu, được trang bị với khí giới dư thừa, như muốn nuốt chửng anh và TĐ11 BĐQ.

Khi sức chịu đựng của Uyển Nhi cạn kiệt, nàng hầu như gần gục ngã, mất hết hy vọng, nhưng Thiên Chúa đầy tình yêu thương, Ngài đã gởi anh về bình yên bên nàng giữa một cuộc chiến tàn khốc, khô hạn, đau thương với biết bao người phải hy sinh!

Thưa Thiên Chúa kính yêu, xin cho con được yêu Ngài và nhớ ơn Ngài trong suốt cuộc đời còn lại của con.

Ôm Uyển Nhi trong vòng tay, Hoàng Mai lau nước mắt cho nàng, và kể lại khoảng thời gian sắp phải rời nhà để đi vào lòng địch…

…Xa em lần này, anh thương em nhiều lắm, vì chỉ còn một thời gian ngắn nữa là em sẽ sinh đứa con đầu lòng. Anh biết chiến trận mỗi lúc một rất cam go, những trận đánh mỗi lúc một lớn với hằng hằng lớp lớp người ngập trong ánh lửa chói sáng, khói ngút ngàn. Không ai có thể lường được những gì sẽ xảy ra… một mạng người không thấm gì với một biển người… một biển người sắt máu như đang muốn nuốt chửng những người lính BĐQ của QLVNCH.

Những ngày chuẩn bị cho cuộc hành quân mà anh biết sẽ rất quan trọng và nguy hiểm cho đơn vị TĐ11. Suốt đêm dài thao thức, nhìn em vô tư ôm chặt anh nằm ngủ. Lâu lâu thấy em lại mỉm cười, lòng anh thương em quá thơ ngây…vì yêu anh nên em phải trải qua những phút giây cô đơn, đầy lo sợ, mà phần nhiều em phải ở một mình trong căn nhà nhỏ đợi chờ anh. Không có gì an ủi em ngoài những đồi cỏ khô vàng cháy, những hàng rào giây kẽm gai, cánh rừng với dãy núi xanh xám xa tắp lạnh lùng, cùng bụi đỏ tung mù khi đoàn xe đưa anh đi. Phần nhiều em chỉ yên lặng nhìn anh với đôi mắt nhạt nhòa… anh hiểu em cô đơn lắm, và anh yêu em thật nhiều…

Bao lần anh định nói lời từ giã với em trước khi rời nhà để bước qua bộ chỉ huy, nhưng anh lại thôi, sợ em bị giao động. Anh ôm siết em vào lòng với trái tim tan nát, thương lo cho em.

Ra đi để lại em một mình, lòng anh không chịu nổi, mà biết làm sao hơn! Tổ quốc trên hết, bổn phận các anh dành cho nhau trong cuộc chiến là một tình yêu cao thượng. Tình huynh đệ chi binh, hy sinh tính mạng cho nhau là sự thường tình, để cùng nhau giữ tự do cho đất nước miền Nam của chúng ta.

…Anh cố giữ bình thản, không cho em biết, sợ em hốt hoảng…

Anh biết em cũng chẳng làm được gì ngoài lo âu. Ngậm ngùi thương em, anh lo cho em lắm, mong sớm trở về bên em. Vẫn biết chiến tranh không thiên vị một ai, anh chỉ biết dâng mọi điều lên cho Đấng Tối cao, xin Ngài chăm sóc em.

Anh đã dặn các chú lính, chuẩn bị thức ăn phải thật cẩn thận, vì anh biết lần hành quân này không biết đến bao lâu. Các đồ dùng phải đầy đủ, nhưng điều quan trọng là các chú phải giữ bình tĩnh, êm thắm, để em không gạn hỏi. Khi anh đi, các chú phải im lặng, sinh hoạt coi sóc nhà bình thường, không được bàn tán ồn ào để em không nghi ngờ mà hoảng hốt, lo âu.

Căn nhà thật im vắng với tiếng gió vi vu, vì thế, Uyển Nhi chẳng biết gì, và hằng ngày sống trong cô đơn, chờ đợi anh trở về từng giây phút…

Khép chặt đôi mi… tiếng nói ấm áp mà nàng đã quá yêu kia tiếp tục vang lên bên tai nàng…

Đêm đó khuya lắm, khi em còn ngủ ngon trên giường, anh không ngủ… chỉ nằm nhìn em

…Anh đã suy nghĩ thật nhiều, anh lo cho em, anh thương em lủi thủi một mình, không người thân, không bạn bè bên cạnh… Anh rơi nước mắt khi viết vài dòng để dưới gối cho em, ôm siết em trong vòng tay. Rồi anh bình tĩnh chuẩn bị bình thường như những lần khác, anh rời nhà thật êm lúc hơi quá nửa đêm, hôn em lúc em vô tư còn say ngủ với những lời ậm ự, vòng tay em ôm chặt cổ anh khi mắt vẫn nhắm… Trong tâm anh, lúc đó, lòng anh rối bời, xốn xang…

anh thương em lắm, cứ sợ lỡ anh có chuyện gì… mà em lại quá thơ ngây chưa hề bương chải với cuộc sống. Anh biết trận chiến ở Ben Hét là trận chiến sống còn, không như những lần hành quân trước…

…còn Uyển Nhi cô đơn, ngày ngày đợi anh về, cảm thấy ngày dài vô tận. Nàng hay đứng dựa nơi hành lang trước hiên nhà, nhìn con đường xa tắp sau những hàng kẽm gai, chờ đoàn xe màu đất tung bụi mù trở về. Thắc mắc về chuyến hành quân lần này sao quá lâu hơn thường lệ. Nhưng các chú lính thật khác thường, họ không nói một lời nào! Nàng hay gạn hỏi:

- “Chừng nào Tiểu Đoàn về vậy các chú!”

Các chú chỉ im lặng và trả lời là chưa có tin tức gì, rồi lảng xa như muốn tránh mặt nàng. Hai chú lính giữ nhà cùng chú tài xế hay bỏ qua hậu cứ TĐ phía sau cư xá nhiều hơn mọi lần.

…Cho đến một hôm… bụi tung mù trên con đường đất giữa những hàng kẽm gai trước cư xá, xuất hiện những xe cam nhông màu đất lo lớn tiến vào và ngừng trước cư xá, chở những bọc to và dài màu xanh lá cây, gói xác chết của lính nằm chồng lên nhau. Người run lên, nàng như ngừng thở vì sự việc xảy ra quá đột ngột, vịn chặt hành lang, Uyển Nhi nhìn các chú lính lăng xăng mà tay chân lạnh ngắt.

Như xác không hồn, lòng nhói đau giữa một khung cảnh hổn loạn đầy mùi tử khí, sự đau thương như vượt quá sức chịu đựng, nàng bị quăng vào một thế giới với tiếng nức nở thảm thiết của các bà vợ lính tràn vào, trong khi họ đang cố nhận diện xác người thân. Lòng tê dại, Uyển Nhi đứng yên. Các chú lính lo lắng nhìn nàng. Ông Đại Úy Giáp tiến đến bên nàng, nhỏ nhẹ:

- “Cô nên ra nói vài lời…”

Biết nói gì đây để an ủi những trái tim tan nát kia, khi chính lòng nàng cũng sụp đổ đầy đau thương!

Ôm chặt anh, Uyển Nhi úp mặt trên vai anh, thổn thức, nước mắt rơi ướt đẩm vai áo anh. Nín thở lắng nghe tiếng nói ấm áp của anh yêu, từng lời nói thấm vào lòng, như xuyên qua tim nàng, lòng quặn thắt thương anh thật nhiều, đau với những gì anh đau. Anh là tất cả lẽ sống của nàng.

Rùng mình nàng xót xa nghĩ đến những gian khổ, nguy hiểm mà anh cùng các người lính mũ nâu BĐQ TĐ11 đã trải qua giữa rừng người và rừng bom đạn trong khung cảnh khói lửa vây tứ phía, giữa sự sống và cái chết để quyết dành chiến thắng… mà chỉ trong gang tấc, nàng có thể vỉnh viễn mất đi lẽ sống của mình.

Anh biết không! Ở hậu phương, các anh là những người lính hào hoa, với tình yêu lãng mạn, nhưng ngoài mặt trận, các anh là những người hùng đã không sá gì đến mạng sống của mình, sát cánh chiến đấu bên nhau, để bảo vệ tổ quốc miền Nam VN. Lòng nàng chùng xuống, càng biết ơn các người lính mũ nâu BĐQ TĐ11, và những người lính VNCH. Tình yêu dành cho anh dạt dào trong mảnh tim nhỏ bé của nàng.

Những giọt nước mắt hạnh phúc và đầy lòng cảm tạ dành cho Thiên Chúa. Nàng cám ơn Ngài từ trên trời rất cao, đã nghe và nhậm lời cầu xin của một con người rất nhỏ bé như nàng. Ôi! Làm sao báo đáp lại tình yêu bao la của Ngài!

Chiều buông xuống, ánh nắng tàn dần, một ngày trôi qua êm đềm, Uyển Nhi khép chặt đôi mi, dựa đầu trên vai Hoàng Mai …

Siết chặt Uyển Nhi trong vòng tay của mình, nâng cằm nàng lên, anh nhìn vào đôi mắt đang nhạt nhòa ướt đẫm:

- Em đừng khóc nữa… đừng buồn nữa nghe em… em vui lên đi… anh đã về bên em…anh yêu em…Trời còn thương mình lắm…

Các anh đã trả giá quá đắt bằng chính sinh mạng của các anh để đưa chiến thắng cùng niềm hãnh diện cho miền Nam Việt Nam, cho những người hậu phương –như em- được an bình.

Các anh lính mũ nâu, những người hùng thật sự, đã âm thầm chiến đấu dũng cảm bên nhau, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ cho nhau. Ôi, tình đồng đội cao quý biết bao, khó có ai hiểu được…

20201009 NVBH 19

Siết chặt Uyển Nhi trong vòng tay của mình, nâng cằm nàng lên, anh nhìn vào đôi mắt đang nhạt nhòa ướt đẫm:

- Em đừng khóc nữa… đừng buồn nữa nghe em… em vui lên đi… anh đã về bên em…anh yêu em…Trời còn thương mình lắm…

Các anh đã trả giá quá đắt bằng chính sinh mạng của các anh để đưa chiến thắng cùng niềm hãnh diện cho miền Nam Việt Nam, cho những người hậu phương –như em- được an bình.

Các anh lính mũ nâu, những người hùng thật sự, đã âm thầm chiến đấu dũng cảm bên nhau, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ cho nhau. Ôi, tình đồng đội cao quý biết bao, khó có ai hiểu được…

Cuộc chiến bi hùng ghi nhiều kỷ niệm

Trên bàn tay, khắp cơ thể anh yêu

Thịt cùng da gởi vào đất đây đó

Nằm rải dài trên mảnh đất quê hương…

Người lính mũ nâu, hiên ngang khí phách

Trách nhiệm chỉ huy, anh đặt lên cao

Tình đồng đội, dám hy sinh tất cả

Sống chết bên nhau, gian nan không hề…

Cám ơn các anh chiến sĩ BĐQ, đặc Biệt Trung Úy Đại Đội Trưởng Vương Mộng Long, và Đại Úy Nguyễn Lạn, TĐ Phó TĐ 11 BĐQ, đã chiến đấu sát cánh bên người chồng rất yêu dấu của Uyển Nhi… Cám ơn Trung sĩ Terry K. Walker đã đưa chàng về tận Cư Xá Sĩ Quan, để giao người yêu tận tay nàng…

Trong vòng tay khép chặt của Hoàng Mai, Uyển Nhi thổn thức:

- …đời còn quá nhiều điều em cần phải biết ơn … Tình yêu em dành cho anh vô bờ bến, nhưng không bao giờ đủ với sự hy sinh của anh và đồng đội dành cho tổ quốc…

Tiếng nàng lại chùng xuống trong nước mắt:

Chúng mình đã trải qua con đường mang tên nước mắt, chia ly và đau thương… nhưng tình yêu em dành cho anh luôn thắm thiết như ngày nào em mới yêu anh. Trong tim em, nơi nào cũng tràn ngập hình ảnh người em yêu…

Các anh đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc thân yêu. Tình huynh đệ chi binh mà các anh dành cho nhau thật cao thượng đáng quý, xương máu các anh đã đổ ra để giữ an toàn khi tổ quốc lâm nguy, thật không có điều chi có thể so sánh được. Những người hậu phương, xin được tri ân và quý trọng các anh.

Rất nhớ…

(Viết theo lời thuật của Hoàng Mai)

 

No comments:

Post a Comment