Sunday, February 9, 2020

20200209 Ban tin bien Dong

20200209 Ban tin bien Dong

Trước khi dịch 2019-nCoV lan tràn ra ngoài Vũ Hán, hằng triệu dân tầu đã đi khắp nơi trên thế giới. Vùng đất đầu tiên đến là Việt Nam. Thế mà cho đến nay lũ chồn hôi giặc hồ vẩn chối bay bảy là không có dịch bệnh hay người chết. Sự ngu xuẩn nầy sẽ giết chết nền kinh tế Việt Nam cùng dân Việt.

More than two dozen people quarantined in Danang, Vietnam to be tested for Wuhan coronavirus
Latest cases of coronavirus confirmed in Vietnam, Saudi Arabia, Scotland

Where Did They Go? Millions Left Wuhan Before Quarantine
Was the new coronavirus created by China or the United States?
Coronavirus live updates: China’s international profile could diminish, Fitch says as death toll tops 900
Virus Fallout from Singapore Conference Spreads Across Europe


Mach Song bpsos@bpsos.org
Feb 8 at 8:43 PM
BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Nóng: 2 TNS yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam

* Một bước tiến quan trọng trong Chương Trình Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản

Mạch Sống, ngày 8 tháng 2 năm 2020



Hai thượng nghị sĩ có ảnh hưởng vừa lên tiếng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp cho các công dân bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt tài sản mà không bồi thường thoả đáng.

"Chúng tôi khuyến khích Bộ Ngoại Giao nêu lên với chính phủ Việt Nam việc điều đình một thoả thuận bồi thường thứ hai cho những công dân Hoa Kỳ đã không được bồi thường một cách chính đáng từ thoả thuận năm 1995," theo văn thư đề ngày 3 tháng 2 của Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hoà, Texas) và TNS Marco Rubio (Công Hoà,
Florida) gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, thì đây là một bước tiến quan trọng trong chương trình "Công Dân Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" do BPSOS khởi xướng cuối tháng 8 năm 2017. Tên chính thức tiếng Anh của chương trình này là Vietnam Property Restitution Project (VPRP).

"Khi nhận được văn thư của 2 Thượng Nghị Sĩ nặng ký này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ phải có câu trả lời," Ts. Thắng nói.

20200209 BTBD 01
Ý nghĩa đối với chính quyền Hoa Kỳ

Tháng 5 năm 2018, BPSOS đã họp với văn phòng của BNG Hoa Kỳ chuyên trách việc đòi tài sản cho công dân và cung cấp cho họ 10 hồ sơ tiêu biểu với đầy đủ giấy tờ, chứng cớ.
Tuy nhiên, văn phòng này không có thẩm quyền quyết định về chính sách can thiệp hay không. Quyền ấy thuộc về Ngoại Trưởng.

"Đó là lý do chúng tôi vận động 2 vị Thượng Nghị Sĩ này gửi văn thư chung đến Ngoại Trưởng Pompeo", Ts. Thắng giải thích.

TNS Rubio là người có thẩm quyền hàng đầu ở Quốc Hội về chính sách đòi bồi thường tài sản cho công dân Mỹ; Ông đã can thiệp thành công cho nhiều hồ sơ người Mỹ gốc Cuba, gốc Guatemala, v.v. TNS John Cornyn là vị thượng nghị sĩ quyền lực đứng thứ hai ở Thượng Viện Hoa Kỳ.

Ý nghĩa đối với người Việt

Theo Ts. Thắng, khi BPSOS phát động chương trình đòi tài sản, có người hoài nghi rằng làm sao được. Có những khổ chủ về Việt Nam làm đơn xin lại tài sản hoặc đóng tiền chạy chọt nhưng không đến đâu. Họ kết luận rằng có làm cũng vô ích.

"Vô ích là phải vì chẳng khác nào nạn nhân tự đặt mình dưới quyền phán xét của kẻ cướp," Ts. Thắng nói. "Cách làm của chúng tôi là dùng luật pháp Hoa Kỳ; chúng tôi tuyệt nhiên không dính dấp gì đến nhà nước Việt Nam".

Bức thư của 2 vị Thượng Nghị Sĩ kể trên chỉ ra rằng Hoa Kỳ có chính sách can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ luật Hoa Kỳ

Năm 1949 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật bảo vệ tài sản của công dân khi bị một quốc gia khác tịch thu mà không bồi thường một cách hiệu quả, nhanh chóng và công bằng. Để chấp pháp, Bộ Tư Pháp đã lập ra Uỷ Hội FCSC (viết tắt của "Foreign Claims Settlement Commission).

Đến nay Uỷ Hội FCSC đã giải quyết trên 660,000 hồ sơ đòi bồi thường của công dân Hoa Kỳ, và quyết định là 43 quốc gia liên can phải trả tiền bồi thường lên đến nhiều chục tỉ Mỹ kim. Nhà nước Việt Nam đã từng ở trong số quốc gia này và năm 1995 đã phải bồi thường 208 triệu Mỹ kim cho 192 công dân Hoa Kỳ.

Việc gì sẽ diễn ra?
"Ngay trước mắt, chúng tôi sẽ yêu cầu BNG nghiên cứu và giải quyết 10 hồ sơ mà họ đang nắm," Ts. Thắng nói. Đây là các hồ sơ tiêu biểu đã được 2 hãng luật sư hợp đồng với BPSOS lọc lựa và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Việc giải quyết các hồ sơ này sẽ chỉ là tiền lệ làm đòn bẩy cho cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ trong tương lai.

BNG Hoa Kỳ có thẩm quyền và trách nhiệm can thiệp trực tiếp cho các công dân bị chiếm đoạt tài sản bởi một chính phủ ngoại bang. Tuy nhiên, họ chỉ có khả năng can thiệp số lượng nhỏ hồ sơ. Trong khi đó số hồ sơ của người Mỹ gốc Việt có thể lên đến vài chục nghìn, hoặc nhiều hơn.

Muốn giải quyết số lớn hồ sơ, Quốc Hội phải ra luật để lập ra chương trình đòi tài sản Việt Nam (Vietnam Claims Program) lần 2 và cấp ngân sách cho Uỷ Hội FCSC tuyển dụng nhân viên chuyên trách.

Những trường hợp nào hội đủ điều kiện?

Luật International Settlement Claims Act (ICSA), ban hành năm 1949, giao cho Hành Pháp nghĩa vụ bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ khi bị chiếm đoạt bởi ngoại bang. Như thế, luật này chỉ áp dụng cho những người đã có quốc tịch Hoa Kỳ khi tài sản bị chiếm đoạt. Nhiều người Việt thắc mắc là, khi nhà cửa, đất đai và những tài sản khác bị chiếm đoạt thì họ đâu đã là công dân Hoa Kỳ? Họ ngộ nhận giữa "quản lý" và "quốc hữu hoá".

Trong phần lớn trường hợp, khi một gia đình đi kinh tế mới, đi vượt biên, rời Việt Nam theo chương trình ODP... sau năm 1975 hoặc thậm chí di cư vào Nam năm 1954, bất động sản của họ mới chỉ bị nhà nước quản lý. Ngay cả một số người phải ký giấy giao nhà thì đó cu~ng chỉ là giao nhà cho nhà nước quản lý. Quản lý nghĩa là trông nom hộ chứ không có nghĩa là nắm quyền sở hữu.

Trong thập niên 1990, chính phủ Việt Nam có ra một số quyết định về quốc hữu hoá các nhà, đất và cơ xưởng tư nhân mà họ đang quản lý nhưng không được thực thi đồng nhất, tạo nên tình trạng nhiễu nhương, hỗn tạp. Để giải quyết, năm 2003 Quốc Hội Việt Nam ra nghị quyết quốc hữu hoá tất cả các tài sản đang bị quản lý bởi nhà nước. Lúc ấy tuyệt đại đa số người Việt ở Hoa Kỳ đã là công dân Mỹ và tài sản của họ, ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, được luật ICSA năm 1949 bảo vệ.

Những nạn nhân mới

Ngoài Nghị Quyết năm 2003, nhà nước Việt Nam còn chiếm đoạt tài sản của công dân Mỹ gốc Việt bằng Luật Đất 13/2003/QH11.

Chẳng hạn, năm 2010, khi chính quyền Thành Phố Đà Nẵng xua công an và dân phòng đến cướp đất của người dân ở Giáo Xứ Cồn Dầu; họ không ngờ rằng nhiều gia đình có sổ đỏ trên bất động sản thực ra chỉ là được sở hữu chủ đã định cư Hoa Kỳ cho ở nhờ.
Chẳng hạn, năm 2012, khi chính quyền Tỉnh Phú Yên đánh chiếm khu du lịch sinh thái Bia Sơn của nhóm Phật Giáo Ân Đàn Đại Đạo, họ đã tịch thu tài sản có vốn đầu tư của 4 công dân Hoa Kỳ, lên đến ¼ triệu Mỹ kim, dù không hề có cáo buộc hình sự nào đối với những người này.

Liên quan thế nào đến thoả thuận bồi thường năm 1995?

Khi Việt Nam đồng ý trả 208 triệu Mỹ kim tiền bồi thường cho 192 công dân Mỹ năm 1995 thì 2 bên ký thoả thuận là Hoa Kỳ sẽ "xoá nợ" cho Việt Nam, nghĩa là không bắt Việt Nam bồi thường cho thêm các trường hợp khác đã xảy ra trước ngày đặt bút ký.
Có người diễn giải sai rằng Hoa Kỳ sẽ vĩnh viễn không bao giờ can thiệp cho công dân bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt tài sản. Làm vậy là Hành Pháp Hoa Kỳ vi phạm luật ICSA năm 1949.

Như đã giải thích, phần lớn tài sản của người Mỹ gốc Việt bị tịch thu sau thời điểm 1995. Đó là lý do 2 TNS Cornyn và Rubio kêu gọi cho một chương trình đòi bồi thường đợt 2.

Khía cạnh nhân quyền

Chương trình VPRP không chỉ giúp các công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản mà còn có tác dụng "bom tấn" về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam.

Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và được bảo vệ thông qua các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia

thành viên của Liêp Hợp Quốc.


Khi người Mỹ gốc Việt đòi nợ, dù hành động thuần tuý vì lợi ích riêng, họ đang khẳng định quyền này từ vị thế một công dân Hoa Kỳ. Hành động của họ có tác dụng chứng minh rằng chính sách "sở hữu toàn dân" của Việt Nam đi ngược lại các nguyên tắc giao dịch quốc tế.

Khi phải tôn trọng quyền của người Việt có quốc tịch Mỹ thì sẽ khó ăn khó nói cho nhà nước nếu không tôn trọng cu~ng quyền ấy của chính công dân - nghĩa là người Việt có quốc tịch Việt.

Những bước kế tiếp

Theo Ts. Thắng, sự lên tiếng của TNS Cornyn và TNS Rubio là bàn đạp quan trọng để BPSOS đẩy mạnh và xa hơn nữa Chương Trình VPRP, qua 3 nỗ lực tiến hành song song:
(1) Vận động các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ khác lên tiếng với Ngoại Trưởng Pompeo: Văn thư của 2 TNS Cornyn và Rubio mở đường cho các TNS khác lên tiếng theo để bảo vệ cho quyền lợi của cử tri người Mỹ gốc Việt. BPSOS sẽ tuần tự phối hợp những người đã nộp hồ sơ để vận động các vị TNS theo từng tiểu bang một.

(2) Vận động Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1383: Dự thảo luật này có hẳn một điều khoản kêu gọi Hành Pháp can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam. Tuy điều khoản này chỉ mang tính khuyến cáo chứ không phải luật bắt buộc chấp hành, HR 1383 sẽ mở đường cho Quốc Hội thông qua luật đưa Việt Nam vào chương trình đòi tài sản của Uỷ Hội FCSC.

(3) Đẩy mạnh truyền thông: Hiện nay khoảng 750 hồ sơ đã ghi danh với Chương Trình VPRP. Tuy con số này vượt xa số hồ sơ được Uỷ Hội FCSC đòi Việt Nam bồi thường tài sản trước đây, BPSOS ước lượng số trường hợp người Mỹ gốc Việt bị ảnh hưởng có thể là 50,000 - 100,000, vượt xa tất cả các nhóm dân khác trong lịch sử can thiệp của Uỷ Hội FCSC. Tuy nhiên, hãy còn rất ít người trong hoàn cảnh này biết về Chương Trình VPRP của BPSOS.

Nguồn thông tin

Những ai muốn tìm hiểu thêm thông tin về Chương Trình VPRP, luật ICSA năm 1949 của Hoa Kỳ, hoặc các chỉ dẫn để ghi danh, xin vào trang http://doitaisan.org.

Các câu hỏi chung phần lớn được giải đáp trong phần Hỏi & Đáp ở trang mạng kể trên.

Những ai có câu hỏi riêng, xin liên lạc: taisan@bpsos.org.


*****

Bản dịch tiếng Việt văn thư của TNS John Cornyn và TNS Marco Rubio gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo


Ngày 3 tháng 2, 2020

Ngài Mike Pompeo

Ngoại Trưởng
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, N.W.
Washington, D.C. 20520


Thưa Ngoại Trưởng Pompeo:

Chúng tôi viết để bày tỏ mối quan ngại về việc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không bồi thường thoả đáng cho các công dân Hoa Kỳ mà tài sản ở Việt Nam đã bị chiếm đoạt vô luật bởi chính phủ Việt Nam.

Như Ngài biết, nhiều người Mỹ gốc Việt nguyên thuỷ đến Hoa Kỳ sau khi bị buộc phải chạy thoát sự bách hại bất chính và bạo lực từ nhà nước Việt Nam. Những người Mỹ can trường này đã phải chứng kiến chính quyền đánh cắp và trục lợi từ tài sản riêng của họ. Năm 1995, chính quyền Việt Nam cung cấp 200 triệu Mỹ Kim để đáp ứng các đòi hỏi bồi thường tài sản của người Mỹ trước ngày 28 tháng 1, 1995, nhưng, bi thảm thay, nhiều người Mỹ gốc Việt đã không nhận được bồi thường khi đất đai của họ bị chiếm đoạt. Để chỉnh sửa sự bất công này, chúng tôi khuyến khich Bộ Ngoại Giao nêu lên với chính phủ Việt Nam việc điều đình một thoả thuận bồi thường thứ hai cho những công dân Hoa Kỳ đã không được bồi thường một cách chính đáng từ thoả thuận năm 1995. Khi Hoa Kỳ nỗ lực để làm sâu đậm thêm quan hệ song phương với nhà nước Việt Nam, chúng ta phải duy trì quyết tâm cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng xuống dốc và bảo đảm công lý cho các nạn nhân của họ.

Cảm ơn sự lãnh đạo và quan tâm của Ngài cho vấn đề quan trọng này, đang ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ở khắp đất nước của chúng ta.

Chân thành,

John Cornyn                   Marco Rubio
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ     Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ



Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Liên Âu: Hoãn biểu quyết EVFTA và IPA
* Việt Nam phải ngưng đàn áp tôn giáo để được tự do mậu dịch với Liên Âu
Ngày 9 tháng 2 năm 2020



Hai ngày trước khi Nghị Viện Âu Châu biểu quyết về Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Liên Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Ước Bảo Vệ Đầu Tư (IPA), 26 tổ chức quan tâm đến tự do tôn giáo cùng lên tiếng với 700 nghị sĩ Âu Châu, yêu cầu hoãn biểu quyết cho đến khi nhà nước Việt Nam chứng minh sự tuân thủ nghiêm chỉnh những cam kết trong các công ước LHQ mà họ đã ký kết.


Thư chung này chỉ ra là chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các cam kết với Liên Hiệp Quốc dù đã nhiều lần nhận được các khuyến nghị:



"Cả Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam lẫn Uỷ Ban Chống Tra Tấn của LHQ đều đưa ra danh sách dài các khuyến nghị cho Việt Nam sau cuộc kiểm điểm gần đây về Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Chống Tra Tấn. "



Để minh hoạ, thư chung dẫn chứng một số trường hợp vi phạm được các định chế nhân quyền LHQ nêu lên trong các cuộc kiểm điểm mới đây dành cho Việt Nam. Thư chung cu~ng nêu tình trạng nhà nước Việt Nam hăm doạ và trả thù những ai báo cáo vi phạm cho LHQ, theo báo cáo ngày 9 tháng 9 năm 2019 của Tổng Thu Ký LHQ.


20200209 BTBD 02
Nghị Sĩ Âu Châu Peter van Dalen và Ts Nguyễn Đình Thắng tại sự kiện bên lề Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Quốc  Gia, ngày 04/02/2020 (ảnh BPSOS)


Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, mục đích trên hết của thư chung này là giúp cho các nghị sĩ Âu Châu hiểu rõ về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh nhiều quốc gia thuộc khối Liên Âu vừa tham gia Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, một sự kiện được Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo công bố ngày 4 tháng 2 vừa qua.



"Đối với nhiều nghị sĩ Âu Châu, có thể đây là lần đầu tiên họ được báo động về thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam," Ts. Thắng nói. "Không những thế, nhiều tổ chức quan tâm đến tự do tôn giáo ở Âu Châu cu~ng chưa biết gì nhiều về tình hình ở Việt Nam; đây là cơ hội để lôi kéo họ đứng chung với chúng ta."



Trong thông điệp gửi các tổ chức thân hữu ở Âu Châu, Ts. Thắng cho biết, quan trọng không kém, là đặt vấn đề trách nhiệm trước khi các nghị sĩ Âu Châu bỏ phiếu chuẩn duyệt EVFTA và IPA ngày Thứ Ba 11 tháng 2 tới đây.



"Hễ sau này xảy ra bất kỳ sự vi phạm nào ở Việt Nam, chúng tôi sẽ có lý do để nhắc nhở các nghị sĩ ấy về trách nhiệm lên tiếng và can thiệp", Ts. Thắng giải thích.



Tuần qua tại một sự kiện ở Thủ Đô Hoa Kỳ, Ts. Thắng trao đổi trực tiếp điều này với Ông Peter van Dalen, Nghị Sĩ Âu Châu đại diện Hoà Lan và cu~ng là trưởng khối các nghị sĩ quan tâm đến tự do tôn giáo ở Nghị Viện Âu Châu. Ông van Dalen hứa sẽ bàn với các đồng viện trong khối về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam để có sự lên tiếng đồng loạt trước phiên bỏ phiếu.



Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Brussels - Liên Âu, diễn đàn của các quốc gia quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo quốc tế, đã đứng ra thu thập chữ ký cho bức thư chung do BPSOS khởi xướng.



Song song, một số tổ chức vẫn hợp tác với BPSOS về lĩnh vực tự do tôn giáo cu~ng huy động hệ thống nhân sự của riêng họ để tiếp xúc Nghị Viện Âu Châu. Các tổ chức này gồm có Christian Solidarity Worldwide, Alliance Defending Freedom International, Jubilee Campaign, FORUM-ASIA, ASEAN Parliamentarians for Human Rights, International Christian Concern, v.v.



"Bất luận kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 11 tháng 2 tới đây, chúng tôi đang gieo mầm tại Nghị Viện Âu Châu và đang tập hợp một lực lượng vận động ở khu vực Liên Âu", Ts. Thắng nói. "Năm nay công cuộc quốc tế vận của BPSOS sẽ được đẩy mạnh thêm ở khu vực này."



Ngoài 26 tổ chức còn có 3 cá nhân đại diện cho các mạng lưới khác nhau cu~ng ký tên chung. Ngoài 700 vị nghị sĩ Âu Châu, văn thư còn được gửi đến Ông Jan Figel, Đặc Sứ Liên Âu về tự do tôn giáo.



Kèm với thư là một phụ đính gồm nhiều dẫn chứng về các vi phạm nghiêm trọng bởi nhà nước Việt Nam đối với ngay cả các công ước quốc tế mà họ đã ký.



Ngày 4 tháng 2, BPSOS đã ký văn thư cùng 27 tổ chức khác để gửi các thành viên của Nghị Viện Âu Châu. Thư chung này do tổ chức Human Rights Watch khởi xướng.












Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Feb 9 at 9:39 AM
 ----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: BAN THÔNG TIN Liên Mạng Người Việt Tự Do Toàn Cầu
Đến: HỘP THƯ LIÊN MẠNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TOÀN CẦU
Đã gửi: 12:32:32 PST, Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020
Chủ đề: Fwd: Fw: Kêu gọi mọi người chuyển Lá Thư này đến các Dân-biểu Âu-châu - Merci de transférer cette Lettre à tous les Députés Européens!

Kính Chuyển để Thông Tin

Ban Thông Tin
Liên Mạng Người Việt Tự Do Toàn Cầu

FYI, lettre aux députés de l'Union Européenne avant le vote du Mardi prochain, le 11 Février 2020 concernant EVFTA.
----- Forwarded Message -----
Sent: Friday, February 7, 2020, 07:46:40 a.m. MST
Subject: Kêu gọi mọi người chuyển Lá Thư này đến các Dân-biểu Âu-châu - Merci de transférer cette Lettre à tous les Députés Européens !

Kêu gọi mọi người chuyển Lá Thư này đến các Dân-biểu Âu-châu,
cũng như chuyển email này đến Thân-hữu sống tại Âu-châu để nhờ họ chuyển đến các Dân-biểu

Merci de transférer cette Lettre à tous les Députés Européens !

liste des Euro-députés originaire de votre pays: nous vous l’enverrons à votre demande...
danh-sách các Dân-biểu Âu-châu gốc quốc-gia mình đang sống: chúng tôi sẽ gửi đến Quý Vị nếu Quý Vị mong muốn...

Liège, le 04 février 2020.
Madame la Députée Européenne,
Monsieur le Député Européen,

Lors de la prochaine session de février 2020 à Strasbourg, Vous allez prendre part aux votes pour la ratification ou le refus de l’accord EVFTA avec le Vietnam.

Nous, Européens d’origine vietnamienne, sommes persuadés que vous avez bien soupesé les arguments qui guideront votre vote.
Nous souhaitons cependant partager avec vous les souhaits du Peuple Vietnamien :
1.   Le Peuple Vietnamien compte sur votre lucidité, votre honnêteté, lors des votes concernant les futures relations avec ce régime dictatorial...
2.   Le Peuple Vietnamien retiendra chaque vote, afin que, une fois libéré du joug communiste, IL s’adressera à la Cour Pénale Internationale pour intenter un procès pour “crimes contre l’Humanité”...

En effet :
1.    Le régime avec lequel vous allez décider de collaborer, ou non, est un régime communiste, qui, par définition, est :
1.1.        dictatorial, c’est-à-dire qui n’est pas un Etat de Droit, qui ne respecte pas les Droits de l’Homme et qui ne respecte pas les conventions qu’il signe (notamment le récent massacre de la famille de M. LÊ Dinh Kinh à Dông Tâm, mais aussi le kidnapping de M. TRINH Xuân Thanh l’année dernière, en plein centre de Berlin…)
1.2.        corrompu : les bénéfices provenant du commerce et des investissements au Vietnam seront, comme toujours, réservés aux apparatchiks du Parti Communiste… le Peuple Vietnamien n’en recevra que des miettes…
1.3.        incompétent : le Vietnam est actuellement classé parmi les 10 pays les plus pauvres de la planète, car ses dirigeants pratiquent l’obscurantisme pour mieux juguler les aspirations de liberté du Peuple Vietnamien
2.    l’argument de certains, comme quoi « il vaut mieux collaborer avec ce régime, pour l’empêcher de tomber dans les bras des Chinois » révèle :
2.1.        soit, la ….parfaite… ignorance de leur(s) auteur(s) concernant ce dossier…. C’est …. grave… pour un(e) élu(e) européen…
2.2.        soit, un mensonge éhonté pour « se dédouaner » de la complicité criminelle avec un tel régime
2.3.        car, vous devriez le savoir, le régime communiste vietnamien est déjà, et depuis longtemps, complètement inféodé au Parti Communiste chinois (cfr leur réaction, hier, à la crise du virus Corona…)

En conclusion :
1.    Avec ce message, nous espérons vous avoir apporté des arguments qui guideront votre vote
2.    et qui vous éviteront de dire « oh…. Je ne le savais pas…. »
3.    de vos votes dépendra l’avenir du Peuple Vietnamien… IL en prendra compte, assurément…

En vous souhaitant un vote lucide et honnête, nous vous prions d’agréer nos salutations distinguées.


Liège, February 04, 2020.

To Madam Member of the European Parliament
and Mister European Deputy,

In the next session in February 2020, in Strasbourg, you will take part in the votes for the ratification of the EVFTA agreement with Vietnam.

We, Europeans of Vietnamese origin, are certain that you have carefully weighed the arguments that will guide your vote.

Nevertheless, we would like to share with you the wishes of the People of Vietnam:
1.   The People of Vietnam count on your lucidity, and your honesty, during the votes concerning the future relations with this dictatorial regime ...
2.   The People of Vietnam will withhold each vote, so that, once liberated from the Communist yoke, The People will apply to the International Criminal Court to institute a trial for "crimes against Humanity" ...


In fact:
1.    The regime with which you will decide to aid or not, is a communist regime, which, by definition, is:
1.1.        Dictatorship: Meaning that is not a rule of law, does not respect human rights and does not respect all the treaties that were signed (in particular the recent massacre of the family of Mr. LÊ Dinh Kinh in Dông Tâm, and of course, the kidnapping of Mr. TRINH Xuân Thanh last year, right in the center of Berlin…)
1.2.        Corruption: The profits from trade and investment in Vietnam will, as usual, be shared among the Communist Party members, while the People of Vietnam will pick up only crumbs ...
1.3.        Incompetence: Vietnam is currently ranked among the 10 poorest countries in the world because its leaders practice obscurantism policy to easily suppress the freedom aspirations of the People of Vietnam.
2.    the argument of some that "it is better to collaborate with this regime to prevent it from falling into the arms of Red China", reveals:
2.1.        a perfect example of their total ignorance of this dossier. It is serious for the European Elected Officials consider that it is
2.2.        a despicable lie to clear out their criminal complicity with such a regime
2.3.        because you should know, the Vietnamese communist regime is already, and for a long time, completely subservient to the Chinese Communist Party (i.e. their reaction last week to the crisis of the Corona virus…)

In conclusion:
1.    With this message, we hope we have brought you arguments that will guide
your vote
2.    and, which will avoid you saying “oh…. I did not know…. "
3.    Your vote will affect the future of the People of Vietnam ... The People will certainly be concerned ...

Wishing you a lucid and honest vote, please accept our best regards.

Lê Hữu Đào

"Ce qui m'effraie, ce n'est pas l'oppression des méchants; c'est l'indifférence des bons"
Martin Luther King

No comments:

Post a Comment