Wednesday, May 8, 2019

20190506 Bản tin biển Đông


20190506 Bản tin biển Đông


Magnitude 7.2 Earthquake Reported in Papua New Guinea
China Considers Canceling Trade Talks with U.S., WSJ Says
Hàn Quốc dừng tuyển lao động tại 10 tỉnh của Việt Nam
The night the US bombed a Chinese embassy
Pew! Pew! Pew! Laser-armed warships no longer science fiction
How Chinese Spies Got the N.S.A.’s Hacking Tools, and Used Them for Attacks
Ngô An Chi, họa sĩ gốc Việt duy nhất vẽ cho công ty lớn nhất nhì thế giới
Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử.
Vũ Linh: Các Tổng Thống Mỹ và Việt Nam (Phần I)
Vũ Linh: Các Tổng Thống Mỹ và VN (Phần 2)

Just How Bad a South China Sea War Could Get

Ngô An Chi, họa sĩ gốc Việt duy nhất vẽ cho công ty lớn nhất nhì thế giới
Đằng-Giao/Người Việt
May 4, 2019
 
01
“Project An Chi:” Hai mẹ con sống hạnh phúc ở miền quê. (Hình: Ngô An Chi cung cấp)
ALHAMBRA, California (NV) – Cô Ngô An Chi, 26 tuổi, hiện đang là một trong ba họa sĩ chính vẽ phim hoạt họa cho Hasbro, Inc., một công ty lớn nhất nhì thế giới chuyên sản xuất phim và đồ chơi với doanh thu hằng năm ở mức $5.12 tỷ; và là họa sĩ Việt Nam duy nhất của công ty này.
“Tụi con đang làm phim hoạt họa cho truyền hình có tên chung chung là ‘Transformer, the animated show.’ Con không được nói rõ hơn vì phim chưa được phát hành. Bây giờ, con chỉ có thể nói là phim rất công phu, do hàng trăm người cùng làm việc,” cô họa sĩ chính người Việt duy nhất của Hasbro nói.
Thích vẽ, luôn muốn sáng tạo
Là con gái đầu lòng của hai kiến trúc sư, An Chi lớn lên, đinh ninh mình sẽ thành kiến trúc sư như cha mẹ. “Con nhớ, có lần mẹ con nói, ‘Làm kiến trúc sư cực lắm. Con nên học trang trí nội thất, nhẹ nhàng hơn.’ Lúc đó con nghĩ mẹ nói cũng hợp lý, nhưng con chưa biết con sẽ làm gì trong tương lai,” An Chi kể.
Thích vẽ là thú vui của đa số trẻ em ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng với An Chi, vẽ không là một thú vui của một giai đoạn mà là niềm đam mê của một đời.
Niềm đam mê hội họa của An Chi không mãnh liệt và ồn ào. Ngược lại, sự ham muốn này nhẹ nhàng và dịu dàng, y như cá tính cô bé ít nói này.
02 
Họa sĩ Ngô An Chi cười vui sướng vì được vẽ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Cô hồi tưởng: “Ngay từ hồi tiểu học, con thường bị thầy cô sắp vô ‘thành phần lười học’ vì con hay vẽ truyện bằng tranh trong giờ học rồi gởi cho bạn bè. Các bạn trong lớp thích đọc truyện của con lắm.”
Ở nhà, cô cũng bị cha mẹ la rầy vì chỉ mải mê vẽ mà không làm bài tập.
Tất cả hình ảnh do cô bé “nhiều chuyện” này vẽ đều từ trí tưởng tượng của cô. Cô không hiểu vì sao vẽ lại không tốt, nhưng cô không thể dẹp bỏ sự ham thích vẽ và lòng ham muốn sáng tạo được.
03
“Project An Chi:” Vì nghịch cảnh, hai mẹ con đưa nhau lên Sài Gòn. (Hình: Ngô An Chi cung cấp)
Đầu cô đầy ắp những hình ảnh sống động và đẹp đẽ nên cô phải chia sẻ với người khác. Cô không biết mình vẽ có đẹp hay không. Cô chỉ mơ hồ biết mình phải vẽ.
Mỗi lần vẽ, cảm giác thích thú len lén đến trong lòng An Chi. Rồi hết năm này đến năm khác, An Chi cứ cặm cụi vẽ. Hình ảnh cô vẽ phức tạp hơn và câu truyện cô muốn kể có nhiều tình tiết hơn.
 04 
“Project An Chi:” Đêm thao thức nhớ quê. (Hình: Ngô An Chi cung cấp)
Họa sĩ chính trẻ nhất của Hasbro
Rồi năm lên lớp Tám, An Chi rời Việt Nam, qua sống ở San Diego, California.
“Học ở Mỹ, trong trường có nhiều ‘project,’ con tham gia phần vẽ và được nhiều người thích lắm. Bên này, con không bị la vì vẽ trong giờ học nữa vì ai cũng nghĩ con chuẩn bị cho ‘project,’” An Chi cười lém lỉnh.
Vẫn chưa dám có ý nghĩ mình sẽ trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, cô bé “ngứa tay” này chỉ thực sự biết chắc 100% là mình có một niềm đam mê tha thiết cho hội họa năm đầu học ở đại học Orange Coast College (OCC). 
05
Cuối tuần, cô vẽ riêng cho mình. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
“Học lớp minh họa ở đại học, con thích lắm, và lúc đó con mới biết mình có khiếu vẽ,” cô khoe. “Lúc này ba mẹ tuy không ngăn cản, nhưng rất lo cho con sẽ không tìm được việc làm với nghề vẽ.”
Sau hai năm ở OCC, khẳng định được sở thích và sở trường của mình, An Chi học thêm bốn năm chuyên ngành ở “ArtCenter College of Design” ở Pasadena, California.
Biết rằng Hasbro là một công ty rất khó xin việc, An Chi vẫn tự tin vào khả năng mình và nộp đơn. Cô kể: “Ông ‘Art Director’ của phân xưởng phim hỏi con có chịu làm ‘part time’ không, con chịu.”
 06 
New Orleans ban ngày qua nét vẽ An Chi. (Hình: Ngô An Chi cung cấp)
Cô được phân công phải hoàn tất một số bản vẽ trong một tháng. Ba ngày sau, cô giao bài. Rồi họ giao công việc mà trung bình phải mất ba tháng, An Chi lại nộp ngay trong một tuần mà không có bất cứ chỗ nào cần phải sửa chữa cho hoàn chỉnh cả.
“Rồi con được nhận chính thức,” cô sung sướng nói.
Ngô An Chi hiện là họa sĩ Việt Nam duy nhất của công ty Hasbro. Và ở tuổi 26, cô là người trẻ nhất trong ba họa sĩ chính. “Hai người kia, ai cũng gấp đôi tuổi con,” cô cho biết. 
07
New Orleans ban đêm qua nét vẽ An Chi. (Hình: Ngô An Chi cung cấp)
Được vẽ cho Hasbro cả ngày, An Chi lại còn có những chương trình riêng cho mình. Những khi chờ máy tính làm việc, cô lại hí hoáy vẽ tiếp. “Con đang vẽ câu truyện một cô bé theo mẹ từ quê lên Sài Gòn sinh sống. Ở đây, cô học được bao nhiêu điều mới lạ và gặp phải vô số hiểm nguy rình rập,” An Chi tiết lộ một phần kịch bản của mình.
Nỗi vui vô cùng của An Chi, dĩ nhiên, là được vẽ cả ngày. “Nhiều khi con thấy có gì hơi ‘bất công’ khi con được làm điều mình đam mê mà lại được trả nhiều tiền nữa,” cô cười.
Nhưng cô bé “ngứa tay” lại còn một niềm vui nữa. “Ba mẹ con hết lo cho con rồi,” cô hãnh diện nói. (Đằng-Giao)
—–
Liên lạc tác giả: 
ngo.giao@nguoi-viet.com

Hasbro, Inc. là chữ viết tắt từ tên nguyên thủy Hassenfeld Brothers, một công ty Hoa Kỳ chuyên sản xuất đồ chơi, trò chơi và làm phim về những món đồ chơi của mình.
Hasbro là công ty sàn xuất đồ chơi lớn nhất thế giới về giá trị thị trường chứng khoán và thứ ba về doanh thu hằng năm ở mức $5.12 tỷ. Vài sản phẩm của Hasbro là Monopoly, G.I. Joe, Furby, Transformers, Nerf, My Little Pony, Twister và the Power Rangers.
Về chương trình truyền hình, Hasbro sản xuất “Family Game Night” cho đài Discovery và bây giờ, “Transformer.”


Xung đột tại biển Đông đã quá cận kề như thế nào!
Published: 05/05/2019 | By: VQ1
Tàu chiến Hoa Kỳ trên Biển Đông
Bài báo “Just How Bad a South China Sea War Could Get” (Xung Đột tại Biển Đông Đã Quá Cận Kề Như Thế Nào) đăng trên Tạp Chí The National Intertest của 2 tác giả Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell.
Kerry K Gershanneck: là  Giáo Sư, 
học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Là cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trước đây ông là Giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng tại Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Chulachomklao ở Thái Lan, đồng thời Nhà Nghiên Cứu  cao cấp của CPG tại Đại học Thammasat (Bangkok) và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.
James E. Fanell: Nguyên là Hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ. Hiện là Uỷ Viên Chính Phủ tại Trung Tâm Chính Sách An Ninh Genève, Thụy Sĩ. Ông từng là một sĩ quan tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trưởng Phòng Tình Báo cho Hạm Đội 7 Thái Bình Dương, là sĩ quan tình báo cao cấp về Trung Quốc tại Văn Phòng Tình Báo Bộ Hải quân.
Bài báo mở đầu: Thus, China began its war for the South China Sea (Nhu vậy, Trung Cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông)
Mặc dù các tuyên bố của Trung Cộng về lãnh hải tại Biển Đông là phi lý bất hợp pháp, nhưng với quan niệm Đại Hán cực đoan, Bắc Kinh ngày càng ra mặt thúc đẩy tấn công sách nhiễu các chiến hạm Hoa Kỳ hoạt động hợp pháp tại đây.
Trung Cộng đang đeo đuổi mục tiêu chiến tranh, và họ sẽ đạt được điều họ muốn. Nhưng đó sẽ là một cuộc chiến mà hệ quả của cuộc chiến đó sẽ không còn giới hạn ở ngoài khơi biển Đông, mà đây sẽ là một cuộc chiến có thể kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh.
Một sĩ quan của quân đội Trung Cộng gần đây đã hô hào các tàu Hải quân Trung Cộng đâm thẳng và đánh chìm các chiến hạm Hoa Kỳ khi các chiến hạm này đang tiến hành tuần tra hàng hải theo luật quốc tế tại biển Đông. Một tướng lãnh khác của Trung Cộng kêu gọi đánh chìm hai hàng không mẫu hạm (HKMH) của Hoa Kỳ tiêu diệt mười ngàn thủy thủ trên các HKMH này để buộc Hoa Kỳ phải “cút khỏi” vùng biển Đông đang tranh chấp.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, đại tá Không quân Trung Cộng Dai Xu, Giám đốc viện Hợp tác và An toàn Hàng hải của Trung Cộng nói: “Nếu chiến hạm Mỹ đột nhập vào “vùng biển Trung Quốc” một lần nữa, tôi đề nghị nên gửi hai tàu chiến: một để ngăn chặn nó và một để đâm vào nó”.  Lời tuyên bố hung hăn hiêu chiến của đại tá Dai Xu được công bố tại một diễn đàn tiếng tăm của tuần báo Global Time của Trung công.
Sau đó, một sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung Cộng đã kêu gọi đánh chìm hai HKMH của Hoa Kỳ từ xa. Trong bài phát biểu vào ngày 20 tháng 12 năm 2018, Đô đốc Luo Yuan, Phó viện trưởng Học viện Khoa học quân sự Trung Cộng, đã khẳng định rằng sức mạnh chủ yếu để Trung Cộng có thể đảm bảo quyền bá chủ của mình tại biển Đông là khả năng có thể sử dụng hỏa tiễn đạn đạo đánh chìm HKMH của Hoa Kỳ, gây thiệt hại càng lớn về nhân mạng cho Hoa Kỳ càng tốt.
Khi lên tiếng kêu gọi tiêu diệt mười ngàn thủy thủ Hoa Kỳ trên HKMH, Đô đốc Luo phát biểu như sau: “Điều mà Hoa Kỳ lo sợ nhất là thương vong. Khi 10 ngàn thủy thủ của Hoa Kỳ trên HKMH bị thiệt mạng, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ hãi mất hồn như thế nào.”
Rất nhiều chuyên gia có thể cho rằng sự hiếu chiến như vậy từ một số các sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Cộng, không thể coi đó là phản ánh đối sách chính thức của Trung Cộng, mà đây có thể đơn giản chỉ là nhận định riêng trong lãnh vực thông tin nhận xét về chiến tranh, nhưng những lời bào chữa đánh giá như vậy là rất ngụy biện. Không một ai trong số các sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Cộng tuyên bố hung hăng kích động chiến tranh vô cớ bị cảnh cáo trừng phạt công khai, và kế hoạch nguy hiểm mà họ tuyên bố đang được thực hiện ngày càng lộ rõ dần tại biển Đông.
Cụ thể có thể thấy ngay là vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, khu trục hạm Lan Châu đã đâm thẳng vào và chỉ cách chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ bốn mươi lăm thước khi chiến hạm này băng qua các rạn san hô tại biển Đông. Chỉ huy chiến hạm Decaturth đã khôn khéo điều khiển tàu chuyên mình tránh được va chạm với tàu chiến Trung Cộng trong đường tơ kẻ tóc. Phát ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ gọi thái độ liều lĩnh này của Hải quân Trung Cộng là “thiếu chuyên nghiệp và không an toàn” nhưng hành động liều lĩnh này của Trung Cộng cần phải gọi cho chính xác là “hung hăng hiếu chiến, cố tình muốn gây tử vong.”
Kế hoạch mà họ tuyên bố còn thể hiện qua việc đe dọa và đâm chìm nhiều tàu của Việt Nam cũng như truy đuổi các tàu đánh cá của Phi ra khỏi vùng biển đánh cá của Phi.
Đài Loan cũng là mục tiêu thôn tính của Bắc Kinh như biển Đông. Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng tiến chiếm Đài Loan vào năm 2020. Do bá chủ biển Đông, Trung Cộng nay có thể tấn công từ eo biển Ba Sĩ ( cực bắc của Phi).
Tất nhiên, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông là phi lý. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực về biển đảo tại The Hague đã đưa ra phán quyết tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông của Trung Cộng là bất hợp pháp.
Nhưng đối với Bắc Kinh, họ Tập vì đang đeo đuổi giấc mơ “Trung Hòa hồi sinh vĩ đại”, thì việc độc bá vùng biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên là cần thiết bất kể là có đi đến chiến tranh thế giới đi nữa.
Chuyện nhỏ có thể hóa to bùng nổ chiến tranh
Cựu trung tướng Wallace C. Gregson của Hoa Kỳ nói đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ chỉ vì một sự kiện nhỏ nhoi xảy ra.
Ông nói: “Vào năm 1914, trong một hoàn cảnh mà đại thế chiến được coi là không cách gì có thể xảy ra, một công nhân đã ám sát Công tước Ferdinand và vợ ông. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc chiến tàn sát bất ngờ chưa từng thấy. Có hơn tám triệu quân nhân đã chết vì cuộc chiến này, và có lẽ khoảng 13 triệu thường dân bỏ mạng.”
Bốn nền đế chế lớn Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman cũng vì cuộc chiến này mà hoàn toàn sụp đổ.
Gregeson nhân xét theo kinh nghiệp binh nghiệp Thủy quân Lục chiến của mình như sau: “Ngày nay, biển Đông là khu vực tiềm tàng nguy hiểm bùng phát chiến tranh cao nhất trên toàn cầu. Các tuyên bố hiếu chiến và hành động hung hăng tựa sẽ ví như rơm khô, chỉ chực chờ một tia lửa để phát hoỏ để rồi đem đến những hậu quả tan thương không thể nào tưởng tượng được.”
Trung Cộng sẽ tạo ra chiến tranh thế giới mới thông qua đối đầu dẫn đến xung đột một cách nhầm lẫn như thế nào?
Hoàn cảnh năm 2019: Thế giới đoàn kết lại chuẩn bị đối đầu với Trung Cộng
Vào năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục đeo đuổi tham vọng “Đại Hán”, quyết tâm thôn tín Đài Loan và bành trướng lãnh hải. Họ Tập tiến hành áp lực chính trị và sức mạnh quân sự để đạt được tham vọng này.
Mặc dù vào năm 2014, họ Tập đã hứa sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung Cộng vẫn xây dựng các căn cứ Không quân và công sự phòng thủ ở các đảo nhân tạo này và triển khai chiến hạm đến các đảo nhận tạo như Fiery Cross, Mischief Reef và Subi Reef. Hiện giờ tại biển Đông, Trung Cộng cho Hải quân , Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Lực lượng Dân Quân Hàng hải quấy rối sách nhiễu tất cả các tàu đánh cá và tàu tuần tra của bất kỳ quốc gia nào đi ngang qua vùng.
Tuy nhiên, các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu từ từ quay sang đối đầu với sự sách nhiễu của Trung Cộng tại biển Đông.
Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tập trận chung tại biển Đông vào đầu năm 2019, Bắc Kinh đã buộc phải cảnh giác. Cuộc tập trận Hải quân giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ theo sau cuộc tuần tra hàng hải đầu tiên của Hải quân Anh ngay tại quần đảo Hoàng Sa tranh chấp vào tám tháng trước, đã được (Bắc Kinh) theo dõi sát. Luân Đôn cam kết Vương quốc Anh sẽ tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải trong khu vực để chống lại ý đồ tăng cường sức mạnh và quân sự hóa biển Đông của Trung Cộng.
Tất nhiên, Bắc Kinh chỉ trích gay gắt các hành động này của Vương quốc Anh. Thật sẽ bất lợi cho Bắc Kinh khi Liên minh châu Âu (EU) và NATO gia tăng mối bận tâm của mình tại biển Đông, cũng như gia tăng trừng phạt chế tài trước các hoạt động tài chánh trái luật của Trung Cộng trên toàn cầu.
Tổng thư ký NATO là Stoltenberg liên tục khẳng định mối quan ngại của NATO về tình hình ở biển Đông và Nam Trung Quốc, cũng như bày tỏ thái độ phản đối của NATO đối với các hành động bành trướng lãnh hải đơn phương của Trung Cộng đã khiến căng thẳng trong vùng gia tăng. Quan điểm này của NATO là lý do tại sao NATO gia tăng chi phí quân sự để hiện đại hóa khá năng tác chiến của mình trong tương lai.
Cụ thể là NATO muốn gia tăng khả năng tác chiến của lực lượng viễn chinh nhằm giúp các nước trong vùng biển Đông quân bình sức mạnh quân sự của Trung Cộng. Tuy vậy, Trung Cộng bác bỏ mọi cáo buộc của NATO đối với mình và không lo lắng mấy đến sức mạnh quân sự của NATO, vốn đã lộ ra nhiều nhược điểm trong suốt thời kỳ tham chiến ở Afghannistan sau vụ khủng bố 9/11 tại Hoa Kỳ.
Các giới chức cấp cao của EU lặp đi lập lại mối quan ngại về hành vi coi thuờng công pháp quốc tế của Trung Cộng tại biển Đông. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng nay được NATO coi là mối đe dọa trực tiếp đối với nền an ninh của cộng đồng Âu Châu (EU), và do đó, EU tập trung tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh (hàng hải) cùng các nước trong vùng. EU ra sức tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của mình, tăng ngân sách quân sự và ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng quốc phòng, củng cố khả năng tác chiến vừa nhanh vừa mạnh của lực lượng viễn chinh NATO, đồng ý với sáng kiến của Pháp là tạo ra khả năng can thiệp quân sự viễn chinh vừa nhanh vừa mạnh.
Để khiến thái độ và mối bận tâm ngày càng tăng của châu Âu trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng tại biển Đông được tôn trọng, vào tháng Ba, Pháp đã gửi HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một nhóm chiến đấu gồm ba tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế vào khu vực này.
Trung Cộng hiện đang phải đối mặt với một liên minh vừa đoàn kết, vừa tiếp tục lớn mạnh do càng ngày càng có nhiều quốc gia tham dự với cam kết cùng quyết tâm duy trì tự do hàng hải trên thế giới.
Khi sự hiếu chiến trên biển và thái độ hù dọa chính trị của Trung Cộng trở nên khốc liệt hơn, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam bắt đầu yêu cầu thế giới giúp đỡ.
Chính phủ Philippines thời Duterte chính thức yêu cầu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ theo dựa trên các nguyên tác của Hiệp ước phòng thủ Hổ tương. Vào năm 1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo Philippines đã bàng hoàng khi thấy chính phủ Hoa Kỳ khoanh tay đứng ngó lãnh hãi Phi bị Trung Cộng lấn chiếm mà không làm gì cả theo tinh thần của hiệp ước Hỗ Tương này. Tuy nhiên, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, rằng bất kỳ cuộc tấn công hay khiêu khích vũ trang nào vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp trả đũa dựa theo điều IV của Hiệp ước phòng thủ Hỗ Tương giữa Hoa Kỳ và Phi; rõ ràng, giới cố vấn an ninh quốc gia mới (xung quanh Trump) đã thấy được tầm quan trọng trong việc cũng cố (niềm tin) liên minh mà trong quá khứ, điều này bị xem nhẹ. Hải quân Hoa Kỳ đã nhanh chóng gia tăng sự hiện diện của mình tại vùng biển đặc quyền kinh tế thuộc Philippines trong thời gian gần đây.
Trong một động thái khác nhằm cũng cố sức mạnh liên minh, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản Nhật Bản đã mở rộng các hoạt động hỗn hợp giữa HKMH, tàu ngầm và các vụ bay tuần tra tấn công. Hành động này của Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh rằng biển Đông vẫn là tài sản chung của cộng đồng thế giới, chứ không phải là hồ cá ao vườn của Trung Cộng và biển Đông sẽ không phải là nơi hoạt động an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo của mình như Trung Cộng lầm tưởng. Các cuộc tập trận chung này đã khiến nhiều quốc gia trong vùng, vốn trước giờ vẫn sợ hãi Bắc Kinh nay lên tinh thần, đoàn kết phản đối chống lại sự hiếu chiến của Trung Cộng.
Trong khi đó, Canberra (thủ đô Úc) kêu gọi giải quyết hòa bình trước tình hình ngày càng căng thẳng, nhưng vẫn khẳng định rằng Úc sẽ không ngồi yên khoanh tay ngó Trung Cộng bành trướng khắp Biển Đông. Máy bay trinh thám P-8A Poseidon của Không quân Úc bay tuần tra biển mỗi ngày theo chiến lược “Operation Gateway”, tạm gọi là chiến dịch “Giữ Cửa”. Tỏ thái độ cương quyết hơn, Úc bắt đầu công khai hình ảnh hoạt động Hải quân trái phép cũng như chỉ trích các hoạt động trái phép này của Trung Cộng tại vùng biển Đông.
Ấn Độ, ngày càng lo ngại về việc Trung Cộng mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương, đã tăng cường hợp tác Hải quân với các cường quốc trong vùng như: Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bốn quốc gia này bắt đầu lên kế hoạch liên kết cho các hoạt động quân sự hàng hải của mình.
Năm 2020: Đối đầu- Dằn mặt và Chiến tranh
Trung Cộng vẫn thường tiết lộ thông tin cho thấy rằng Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải ở tư thế sẵn sàng để chuẩn bị tiến chiếm Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2020. Cũng dựa trên các nguồn thông tin này, họ Tập cũng ra lệnh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, quân đội Trung Cộng phải đủ khả năng khống chế toàn bộ biển Đông. Hai mục tiêu tiến chiếm Đài Loan và biển Đông được họ Tập nêu lên như hai mục tiêu chiến lược hàng đầu, liên hệ chặt chẽ cho sức mạnh quốc phòng Trung Cộng. Cũng theo các nguồn này, Biển Đông sẽ là mục tiêu bị Trung Cộng tiến chiếm trước.
Họ Tập đã ra lệnh là sau ngày 21 tháng 1 năm 2020, năm tàu nạo vét xây dựng đảo lớn từ đảo Hải Nam phải được triển khai , cùng với các tàu và thiết bị phụ trợ liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông trước đó đến vùng biển đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon của Phi 124 dăm, vốn là vùng biển mà Phi tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế đã bị Trung Cộng chiếm đóng trái phép kể từ năm 2012. Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo của các nước khác cách nhanh chóng phát hiện sự di chuyển thiết bị và Hải quân của Trung Cộng tiến đến vùng này.
Một hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Hoàng Nham sẽ giúp cho quân đội Trung Cộng lập căn cứ quân sự cho Không quân và Hải quân để chắn ngang đường hải lộ của Hoa Kỳ đi cào eo biển Ba Sĩ. Ngoài ra, căn cứ này cũng sẽ tạo điều kiện cho Trung Cộng tấn công Đài Loan từ phía Nam công phía nam (*).
Đáp lại, vào cuối ngày 24 tháng Giêng, Hoa Kỳ và Phi đã đồng ý cùng nhau tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh vùng biển Hoàng Nham. Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương mới của Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt các hành động chuẩn bị, bao gồm cả việc ra lệnh cho lực lượng Hạm đội VII của Hoa Kỳ hiện diện thường trực cách mười hai hải lý vùng biển này.
Hiện nay, Trung Cộng đã cho tràn vào hàng trăm tàu đánh cá, tàu Cảnh sát biển và tàu Dân quân biển vào vùng này tương tự như vào cuối năm 2018 khi muốn ngăn chặn Phi cũng cố đảo. Trung Cộng làm như vậy vừa nhằm đe dọa các nước nhỏ trong vùng, vừa khiến Hải quân các nước trong liên minh lúng túng không thể hành động vì các tàu tràn vào của Trung Cộng vẫn được coi là tàu dân sự (**), các chiến hạm Hải quân không thể nổ súng vào tàu dân sự nên buộc phải rút ra khỏi vùng tranh chấp. Trong một cuộc đối đầu quân sự, các tàu đánh cá dân sự xen kẽ tàu tuần tra nhỏ dễ gây bối rối và đánh lạc hướng giới chỉ huy Hải quân liên minh, nhưng lại đủ khả năng cung cấp hay báo cáo liên tục tình hình tại chổ cũng như cùng cấp thông tin tọa độ của các chiến hạm Hoa Kỳ về cho Hải quân Trung Cộng, giúp hỏa lực của Trung Cộng thêm chính xác khi cần khai hỏa.
Vào ngày 26 tháng 1, Trung Cộng đã tuyên bố thiết lập vùng Kiểm Soát Không Phận ở biển Đông và một lực lượng Không -Hải quân đảm trách trách nhiệm bảo vệ không phận này bao gồm một HKMH, mười lăm chiến hạm và mười tàu ngầm tấn công hiện diện thuờng trực ở phía nam từ đảo Hải Nam. Đồng thời, Không quân Trung Cộng cũng đã đều chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đến Hải Nam và các căn cứ dọc theo bờ biển phía đông nam của mình, bao gồm nhiều phi đội Su-27 và FB-7, có khả năng tấn công trên biển. Lực lượng hỏa tiễn với nhiều trung đoàn hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ lục địa đối diện Đài Loan ở phía đông nam Trung Cộng cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng tác chiến.
Theo yêu cầu của Bắc Kinh, các lực lượng Hải quân và Không quân Nga ở Quân khu Viễn Đông được đặt trong tình trạng báo động cao độ. Bắc Kinh và Liên bang Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn và tinh vi xuyên suốt gần một thập kỷ qua. Trung Quốc hy vọng Nga nhận thấy sự tham gia quân sự của Nga có thể sẽ khiến Hoa Kỳ chùn tay khi tham chiến tại biển Đông. Mặc dù Nga đã gửi tin ngầm nhắn tới Hoa Thịnh Đốn là họ sẽ không tham gia hay vào dự vào phe nào trong cuộc chiến tại biển Đông, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã bắt đầu kế hoạch dự phòng trường hợp Nga có dự phần tham chiến.
Khắp nơi trên toàn cầu, thông qua tổ chức “Mặt trận thống nhất” hiện diện ở các thành phố lớn, Bắc Kinh đã cho giật dây tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ kêu gọi phản chiến vì hòa bình. Đồng thời, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng cũng như các hoạt động phá hoại mạng khác tại các quốc gia liên minh đối đầu với mình nhằm gây khó khăn hay cản trở các hoạt động Hải quân của những quốc gia này tại biển Đông.
Nhưng các chiến dịch các biện pháp răn đe hù dọa áp lực chính trị của Bắc Kinh đã thất bại. Hoa Thịnh Đốn đã từ bỏ chính sách xoa dịu hợp tác kéo dài gần bốn thập kỷ qua đối với Trung Cộng, quyết tâm chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự.
Đối với Hải quân và Không quân Nhật Bản, Hoa Kỳ giao cho Nhật Bản phải ở trong tình trạng sẵn sàng tác chiến thường trực. Máy bay tiêm kích đã được triển khai tới khu vực và các chiến hạm đã được điều động đến phía nam quần đảo Ryukyu của Nhật. Các lực lượng bộ binh Nhật cũng được đưa đến khu vực Nansei Shoto, và được trang bị hỏa tiễn chống hạm.
Nhận thức rõ mối đe dọa từ Trung Cộng ở biển Đông đối với mình, Đài Bắc đã đặt lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động khẩn cấp, và bắt đầu có những chuẩn bị cho dân sự phòng thủ.
HKMH tán công USS Ronald Reagan, đã đi về phía đông Okinawa với một nhóm chiến hạm hộ tống và một nhóm HKMH thứ hai đã ra khơi từ San Diego. Hai phi đội oanh kích cơ tàng hình F-22 đã được triển khai tới Thái Bình Dương, một phi đội đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa và chiếc còn lại tới đảo Guam. Cùng lúc này, oanh tạc cơ B-2 được triển khai tới đảo Guam.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhanh chóng thiết lập một loạt các tiền đồn trên các đảo nhỏ và bắt tay vào tập luyện đổ bộ trải rộng khắp khu vực. Được trang bị hỏa tiễn phòng không và chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến sẽ đóng góp đáng kể vào việc phá vỡ chiến lược sự vây hãm và phong tỏa tại biển Đông của Trung Cộng. Bộ binh Hoa Kỳ cũng bắt đầu được điều động đến vùng biển Đông trải dài khắp các căn cứ của Hoa Kỳ đến Nhật Bản.
Vào ngày 28 tháng Giêng, Bắc Kinh đã tuyên bố toàn bộ các Vùng Kinh tế Độc quyền ven biển (EEZs) tại biển Đông là khu vực thuộc Trung Cộng và quân đội nước ngoài không được quyền xâm nhập, cũng như đồng thời xác định tất cả không gian biển theo Bản đồ Lưỡi Bò là thuộc chủ quyền của mình và không cho phép phi cơ nước ngoài lai vãng, không có trường hợp ngoại lệ nào được cho phép phi cơ bay ngang.
Vào ngày 29 tháng Giêng, quân đội Trung Cộng đã bắt đầu lặp lại màn video game chiến sự về sự kiện đối đầu giữa chiến hạm Lan Châu của Trung Cộng và chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 9 năm 2018. Không còn có ảo tưởng hay nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã biết rõ: sẽ có nổ súng và thương vong khi đe dọa liên minh đi vào biển Đông.
Nhưng họ Tập và giới lãnh đạo chóp bu bao xung quanh minh tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ run chân tháo lui như đã xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp xấu tệ, xung đột xảy ra, Trung Cộng tự tin rằng lực lượng của họ sẽ đủ khả năng đánh bại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi những gì xảy ra khiến thế chiến thứ Nhất bùng nổ, làm gần hai mươi hai triệu người chết, dẫn đến các đế chế Áo-Hung, Nga, Đức và Ottoman tan vỡ.
Giống như vụ ám sát khiến Thế chiến I bùng nổ, nguyên cớ khiến cuộc chiến ở biển Đông bùng nổ cũng sẽ rất nhỏ nhoi, nhưng diễn biến và hậu quả cũng sẽ khốc liệt dữ dội không kém:
Một tàu đánh cá treo cờ Trung Cộng, với một tàu hộ tống của Lực lượng (quân dân) bảo vệ bờ biển , đã bám theo chiến hạm tuần dương USS Chancellorsville có trang bị hỏa tiễn. Bất chấp loa phóng thanh từ chiến hạm Chancellorsville liên tục cảnh báo rằng đang có nguy cơ va chạm, hai tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục trực tiếp hướng về chiến hạm Hoa Kỳ.
Sau khi cố gắng tìm đủ mọi cách để né tranh va chạm mà không thành, chiến hạm Chancellorsville đã bắn bốn phát súng cảnh cáo từ khẩu đại bác 5ly phía trước mũi.
Chỉ trong vài phút, tàu khu trang bị hỏa tiển Lan Châu (DDG-170), hoạt động cách đó 100nm tính theo đường chim bay, đã bắn một loạt bốn tên lửa hành trình chống hạm tầm xa YJ-62.
Thế là, Trung Cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.
NATO ngay lập tức viện dẫn Điều 5 của Hiệp ước Washington và lập tức điều đồng lực lượng của mình tới Biển Đông và Biển Hoa Đông để hỗ trợ đồng minh. EU cũng nhanh chóng tham gia, khởi xướng các cuộc tham vấn để kêu gọi các nước Âu châu tham chiến để bảo vệ, chống lại sự xâm lược của Trung Quốc theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu tại các vùng lãnh thổ Pháp Châu Á-Thái Bình Dương.
Trên toàn cầu, các quốc gia đều hy vọng rằng họ sẽ không bao giờ phải lựa chọn phe trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, cuối cùng rồi đã đến lúc buộc phải quyết định chọn phe.
Trung Cộng đã khởi màn cho cuộc thế chiến thứ Ba.
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
'Quocviet V' via Conduongvui 
To:THQDV@yahoogroups.com,conduongvui@googlegroups.com,LucLuongQuocDanVietNam@googlegroups.com,vnnb@vietnamdaily.com,doimoimagazine@yahoo.comand 48 more...
May 5 at 11:28 PM

No comments:

Post a Comment