Sunday, May 5, 2019

20190504 Bàn tin biển Đông


20190504 Bàn tin biển Đông



Hồi ký của Kissinger viết về TT Nguyễn văn Thiệu 1981
COI PHẦ̀N ANH NGỮ PHIÁ DƯỚI
(Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. From page 309 to page 315. The translation of Xuan Khe).
Mỹ có tiếp tục chừng chừ với Hà Nội như đã từng với Bắc Việt nam 1973 ?
Kissinger viết về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1981, Kissinger ghi lại trong hồi ký nhận xét của ông về cá nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian ông Thiệu viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1973 :
  "…Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lãnh thổ. 
Đây không phải là điều sai của ông nhưng công luận Hoa kỳ thì lại không chấp nhận….
  …Chúng ta biết rằng Băc Việt sẽ gia tăng sức ép, nhưng chúng ta đã không gia tăng lực lượng chống trả và quốc hội chúng ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu chúng ta vượt quá giới hạn…
  …Ông Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.. 
Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà là địch quân trước mắt
  … Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà Nội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…
  Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này.Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông, nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa Kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận, những điều khoản rất hòa bình chúng ta đã đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm.
Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta
Rõ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi.
 Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo tàn của chế độ CS…
  Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn còn những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973…
  Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông. Ông nổi bật với thỏa ứớc 1973 trong đó Hà Nội phải từ bỏ những đòi hỏi về chính trị từ bao lâu nay mà quay lại cho vấn đề ngưng bắn còn tốt hơn chúng ta mong đợi, tuy còn bấp bênh theo kỳ vọng của ông…
… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm ( nguyên văn: terrible loneliness ) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ.
 Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…
  … Thực sự, chẳng còn gì nhiều để bàn thảo thêm nữa . Ông chẳng hề kêu van về công chuyện chúng ta bỏ lại cho ông và ngay cả cái dã tâm từ phía Hà Nội. Nhưng ông đưa ra một một sự kiện thưc tế trước mắt chúng ta là vi phạm từ phía Bắc Việt. Về riêng tư TT Nixon có bảo đảm với ông-cũng như TT đã từng công bố vào hôm 15 tháng Ba và vài nơi khác – rằng TT sẽ chống lại những vi phạm trắng trợn đó bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. Cùng một lúc TT(tức Nixon) vừa năn nỉ vừa dọa dẫm ông Thiệu bắt miền Nam phải thi hành những điều khoản của hiệp định đề ra. ..
  Khi máy bay của ông cất cánh khỏi California, ông đã khui rượu uống mừng ghi nhớ sự hài lòng cùng khuây nguôi của ông từ cuộc nói chuyện với ông Nixon. Dù tánh ông hay nghi ngại cùng các dấu hiệu khó khăn tương lai đang tới dần–gồm thái độ do dự của chúng ta đối với sự vi phạm hiệp định của Hà Nội và lưỡng lự viện trợ kinh tế cho miền Nam 
– thế mà lòng tin của ông không bao giờ thay đổi rằng Hoa kỳ sẽ đáp ứng viện trợ cho miền Nam trong trường hợp khẩn cấp.
  Đây cũng là niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa kỳ ấp ủ xưa nay, lòng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa Kỳ chúng ta đối với thế giới thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất…"
  (Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. Từ trang 309 đến trang 315. Bản dịch của Xuân Khê)..
2.- Kissinger recorded in his memoirs commented on individual President Nguyen Van Thieu in Thieu time visited the United States in April 1973:

"... What he needs is to keep fighting until the last invader out of the territory. It is not a wrong thing but his public, the United States does not accept ....

... We know that North Vietnam will increase the pressure, but we did not rise to fight back and force the parliament we will vote imperative we step out of this war if we unconditionally reached limit…

... THIEU always look at something immediate is the most important.  The closest one to him is not the final peace which is the immediate enemy ...

... After the ceasefire, we will withdraw the army on the other side of the hemisphere, and his nation remains a military situation continues to sacrifice for the fragile hope of independence in Indochina.  We were sure that our measures will restrain the ambitions of Hanoi.  But his eyes only concern us on the fragility of the latter ...

... THIEU increasingly detested me because as my architect of the peace agreement.  During this time I just know deep sympathy for his frustration, but we do not have any other choice.  The United States can not veto as Hanoi has approved, these terms are very peace we have set out with the approval of Thieu for period of three years.

Until today I respect him as a mirror Us fascinating of someone dare fight for the freedom of his nation, one who was later defeated by circumstances beyond his personal arms, country Mr. and even outside our decision ...
... Clearly, millions of feet fleeing the region Thieu control away from occupied lands ie CS voted for him already.  Habits are often blamed for the bombing of but later we surely one thing that it was a reaction against calculated brutality of the communist regime ...

... The wave of immigrants rushing into our time always comes from the communist country, but not in the opposite direction.  Nevertheless still the custom network contempt, insult and treat unworthy to spend for our Western friends as Thieu 1973 cases ...

... As a miracle comes from courage, Thieu was trying to steer the country in this tough stage, fighting against enemies trying to invade heart and reassuring allies do not understand him .  He featured in the 1973 accord that Hanoi must abandon political demands had long since turned to the problem that a ceasefire is better than we expected, though still precarious his expectations ...

... About privacy but I spend less sympathetic about Thieu but I respected him because he is a fighter who persist in terrible loneliness (Originally: terrible loneliness) after the withdrawal of the United States.  He accepted the sympathy and understanding for his meager.  That does not make him wear qualities go ...
... Really, there is nothing more to discuss further.  He did not moan about things we leave to him and even the malice from Hanoi.  But he gave a one facts before us is a violation of the North Vietnamese.  About privacy Nixon has assured him-as well as TT had announced on Monday 15 March and elsewhere - that the President will fight this blatant violation by force if necessary.  TT at the same time (ie Nixon) has implored both Thieu began intimidating southern debtors the terms of the proposed agreement.  .. 

When his plane took off from California, he has opened alcohol drink to remember satisfaction with his calming relief from the conversation with Mr. Nixon.  Although his identity or doubt with the difficult future signs are coming down-including the attitude of our hesitation to violate the treaty of Hanoi and hesitant economic aid to South Vietnam - so that hearts His message never changed that the United States will meet for Southern aid in case of emergency.

It is also the belief ever other allies of the United States traditionally cherished, loyalty ever created one of the fundamental values of the United States for the world we so we do not try to do so let it go ... "

(Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. From page 309 to page 315. The translation of Xuan Khe).
Phiet Pham 
To:Á Nhựt Trần,So Thai,Tướng Kỳ Đoàn,Hậu Hoàng,Liêm Công Dươngand 23 more...
May 3 at 11:12 AM


Bat 21 Nguyen Van Kiet

CUỘC HÀNH QUÂN CẢM TỬ của Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt
CUỘC HÀNH QUÂN CẢM TỬ 
                 của Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt

                   SUICIDE MISSION  
                       of Frogman Nguyễn Văn Kiệt, Vietnam Nav
  01


Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai ? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không ? 
Mời đọc giả đi ngược thời gian ….

Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở 3 mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch … 
02  
                              Phi cơ thám thính điện tử EB-66.

Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal“Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất. Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.
  03      
                                Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton. 
Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng“Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được. Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.

04


 05

Phóng đồ hành quân Bat 21 Bravo và Nail 38 Bravo giải cứu Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 4 năm 1972. 

Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành“Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú“chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống còn…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.

Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.

Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris - (hình trái) - US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen)Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt. Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung Tá Hambleton cách giòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo mô hình của US Navy SEALs.

Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiểu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.

                 Trực trăng Jolly Green HH-53 cấp cứu phi công lâm nạn.

Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích phát hiện một vật di động xuôi dòng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi cả toán bắt đầu cuộc giải cứu thì một toán tuần tiểu của địch xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ trôi xuôi dòng sông. Đến khi kẻ địch đã đi qua thì Trung Úy Clark cũng biến dạng trên dòng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán phát hiện ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đã hừng sáng, tuy đã tìm được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn còn ở sâu trong vùng địch. Hết sức chậm rãi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục chuyến hành trình đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt kích còn ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong vì vẫn còn một phi công HK cần giải cứu. Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán đã chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. Vì thế trước khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đã dội bom phủ đầu các vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.

Thật là xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ còn lại 4 người: Tom Norris và 3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người còn lại vẫn tiếp tục nhiệm vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào lòng địch. Càng vào sâu, nhìn thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trời đã hừng sáng mà không thấy tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui. Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian không còn bao lâu trước khi ông ta gục ngã chết lịm trong rừng già. Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức thì không lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ của ông đã đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp” được ông tối nay thì có lẽ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng lượng định rằng trong tình trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích phải đi tìm cho ra được ông ta.

 06
Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ Tom Norris.

Trong chuyến đi này, 2 Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất tình nguyện đi là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn tình nguyện đi vì yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng vì lòng nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu. Hai biệt kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47.. Họ quyết định dùng xuồng đi ngược dòng sông lên hướng Bắc. Như thế sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rõ mồn một tiếng trò chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ chèo chậm rãi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp dòng sông che chở họ khỏi sự dòm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ đội Bắc Việt tuần tiểu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố. May mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi dòng sông và tìm kiếm Trung Tá Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng tìm ra Trung Tá Hambleton, một thân hình tong teo gục ngã gần bờ sông. Ông ta chỉ còn thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân hình ông ta. Họ bắt đầu cuộc hành trình rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của tử thần, vẫn một cách chậm rãi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông đã ló dạng. Bất thình lình, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ. Kiệt cảm thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều bình tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam. Vừa chèo, Kiệt đã bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn toàn trở lại bình thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến? Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút hết sức căng thẳng trong tâm não của Kiệt. Bao nhiêu giác quan của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời … Tom lập tức báo cáo bằng radio là đã giải cứu được Trung Tá Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong vì họ vẫn còn sâu trong lòng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không qua mặt được kẻ địch. Vì thế, không lực HK được điều động sẵn để hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đã báo động về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch. Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom và Kiệt chèo hối hả, mượn dòng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che dấu bớt hình ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh, Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực yểm trợ ngay lập tức.. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa. Và cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi dòng an toàn. Khi gần đến tiền đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón” lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam. Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội. Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và Kiệt dìu Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn …. 
  07
Người nhái Nguyễn Văn Kiệt và Thomas Norris cứu sống được Trung Tá Hambleton đưa về phòng tuyến Việt Nam Cộng Hoà.

Cuộc giải cứu đã thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không lực Hoa Kỳ bó tay thì những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng mình đi vào trong lòng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử thần.

Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách, Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật“CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến. Hành vi dũng cảm, gan dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ.. Đại Úy Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ đã có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương “Navy Cross”. Huân chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận huân chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam.

The President of the United States
takes pleasure in presenting the
Navy Cross
to
NGUYEN VAN KIET
Petty Officer Third Class
Republic of Vietnam Navy

for service as set forth in the following:
Citation:
For extraordinary heroism while serving with friendly forces engaged in armed conflict against the North Vietnamese and Viet Cong communist aggressors in the Republic of Vietnam.  On 13 April 1972, Petty Officer Kiet participated in an unprecedented recovery operation for a downed United States aviator behind enemy lines in Quang Tri Province, Republic of Vietnam.  He courageously volunteered to accompany a United States SEAL Advisor in an extremely hazardous attempt to reach the aviator, who was physically unable to move toward friendly positions.  Using a sampan and traveling throughout the night, they silently make their way deep into enemy territory, past numerous major enemy positions, locating the pilot at dawn.  Once, after being spotted by a North Vietnamese patrol, he calmly continued to keep the enemy confused as the small party successfully evaded the patrol.  Later, they were suddenly taken under heavy machine gun fire.  Thinking first of the pilot, he quickly pulled the sampan to safety behind a bank and camouflaged it while air strikes were called on the enemy position.  Due to Petty Officer Kiet's coolness under extremely dangerous conditions and his outstanding courage and professionalism, an American aviator was recovered after an eleven-day ordeal behind enemy lines.  His self-discipline, personal courage, and dynamic fighting spirit were an inspiration to all; thereby reflecting great credit upon himself and the Naval Service.

For the President,
                                     Secretary of the Navy

Đến nay đã gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đã được tiết lộ (declassify). Rồi cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đã được mọi người biết đến.

Thế Trân

Lai Lịch Một Tấm Ảnh - Trần Đình Thục


 01

Tấm hình sinh viên Việt Nam xuống đường ở Paris, Pháp, ngày 27 Tháng Tư, 1975.

Lời Giới Thiệu: Bức ảnh của Nhiếp Ảnh Gia Trần Ðình Thục, một sinh viên du học tại Pháp, chụp vào ngày 27/4/75 trước khi Saigon thất thủ ba ngày, đã được nhà văn Huy Phương dùng làm ảnh bìa cho cuốn “Ngậm Ngùi tháng Tư” xuất bản năm 2014, được đặt tên là “Paris Ðể Tang.”.
Trong buổi Ra Mắt Sách ngày 27/4/2014, ông Trần Ðình Thục đã được mời làm diễn giả, và ông đã kể lại vì sao tấm ảnh này đã được chụp và chụp lúc nào với tất cả tâm tình của ông.

Tôi cũng không ngờ, khi chụp tấm hình anh chị em sinh viên Paris vào một ngày cuối Tháng Tư, 1975, ngày mà họ cấp bách làm một cuộc xuống đường qua các dãy phố thành phố Paris, để ủng hộ miền Nam Việt Nam và tưởng nhớ tới những chiến sĩ thân yêu đang hy sinh trong giai đoạn mịt mù khói lửa này, lại là một tấm hình lịch sử, đánh dấu sớm ngày tang thương của đất nước. Chỉ sớm trước có 3 ngày.

Phải, trước đó, ròng rã suốt Tháng Ba, hình ảnh trên TV cho thấy người dân Ðà Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui chiến thuật bỏ đứt vùng cao nguyên, rồi việc Tổng Thống Thiệu từ chức, v.v… đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình, khiến cho người sinh viên Việt, sống xa quê nhà có cảm tưởng như đang ngồi trên lửa bỏng.

Tổng Hội Sinh Viên tại Paris do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch lúc đó, đã quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà, mong ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom lửa đạn. Họ, những người sinh viên thuộc vùng Paris và những vùng lân cận Orsay-Antony, Nanterre, đã kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày Cho Quê Hương.”

Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ miền Nam.
Ngày 27 Tháng Tư, mọi người hẹn nhau tại Cư Xá Sinh Viên Quốc Gia trên đường Bertholet. Cư xá là một khách sạn 7 tầng, Hotel Lutèce, được sinh viên âu yếm gọi là Nhà Lý Toét, nằm ngay trong khu La Tinh, trung tâm của các ngôi trường đại học lớn của thủ đô Paris

Hotel Lutèce được chính phủ VNCH thuê dài hạn từ nhiều năm, để những sinh viên tá túc trong những năm đầu khi họ từ Việt Nam qua Paris du học, giống như một ký túc xá.
Sinh viên đồng lòng thúc đẩy anh em xuống đường trong tinh thần tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh tại quê nhà để bản thân mọi người được tiếp tục trau dồi việc học nơi xứ người.
Từng thước vải đen được trải ra, những dòng chữ “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Ðã Nằm Xuống Cho Tự Do,” “Miền Nam Tự Do Bất Diệt,” “Ngày Ðại Tang,” v.v… được viết bằng tiếng Pháp, chữ trắng trên nền vải đen.
  02
Mỗi người tự chít cho mình vành khăn trắng trên trán, phần để nói lên tâm nguyện của mình, phần để nhận diện nhau, tránh sự trà trộn trong lúc diễn hành của những phần tử “không quốc gia,” muốn phá hoại.

Ðúng 3 giờ trưa, anh em sinh viên bắt đầu cuộc tuần hành trong thầm lặng qua các dãy phố của Quận 5, khu đại học. Biểu ngữ được giương cao, bát nhang, lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được căng rộng bốn góc, dẫn đầu cuộc tuần hành dài cả trăm người.

Hoàn toàn trong im lặng, không hoan hô, đả đảo. Một sự chịu đựng đầy tôn nghiêm và trật tự. Khởi đầu đoàn người bắt đầu đi từ đường Gay Lussac, một đại lộ sát nách với Ðiện Panthéon, nơi chôn cất những vĩ nhân của nước Pháp như Voltaire, Victor Hugo, Marie Curie, v.v… Họ đi dọc xuống tới vườn Luxembourg, rồi quẹo mặt ra đường Boulevard St. Michel, đi ngang trước cửa trường La Sorbonne, ngôi trường Văn Khoa và Luật Khoa nổi tiếng của Paris. Ðoàn người qua chiếc cầu Pont St. Michel, sau đó đổ ra đại lộ Rivoli rồi trực chỉ nhắm công trường La Concorde đi tới.

Chữ La Concorde có nghĩa là “Ðồng Tâm.” Anh em sinh viên, những đứa con của miền Nam, đang thực sự hướng về quê nhà, đang thực sự đồng tâm chia sẻ nỗi điêu đứng của đất nước trong giai đoạn tàn tạ khốn đốn này.
Bên đường, tiếng la lối của nhóm thiên tả cũng nhiều, tiếng khích lệ từ những người lớn lái xe qua “sao không làm sớm hơn?” cũng không ít.

Anh chị em sinh viên vẫn âm thầm tiến bước. Ban báo chí của tổng hội trao tay cho những người qua đường những tờ bươm bướm in bằng máy roneo nói lên tình trạng của một nước tự do nhỏ bé đang bị cả khối cộng sản phụ nhau lấn chiếm.

Cuộc tuần hành, không có giấy phép của Tòa đô chính. Tình trạng đất nước đang ở giai đoạn khẩn trương, không còn thì giờ để xin phép qua thủ tục hành chánh rườm rà. Vả lại đơn xin chắc chắn cũng sẽ bị Tòa Ðại Sứ Bắc Việt và cánh tả Pháp thiên Cộng phản đối, ngăn chặn. 
 03
Bởi vậy phải tính chuyện liều mạng tổ chức một cuộc tuần hành chớp nhoáng, trong trường hợp bị chặn lại, cũng sẽ có tiếng vang trong giới báo chí, vẫn sẽ có những phản ứng thuận lợi về hình ảnh hiền hòa của một miền Nam đang bị xâm chiếm, trái ngược với những thỏa hiệp trong Hiệp Ðịnh Paris đã được ký kết ngay tại thành phố này.

Cuộc tuần hành tuy không hợp lệ, nhưng lại là một thành công. Thành công ở chỗ đã không bị giải tán trong suốt lộ trình. Cơ quan công lực thành phố Paris thấy những khuôn mặt sinh viên trẻ Việt Nam tuần hành đông đảo, nhưng nghiêm túc, trong trật tự, không la hét, đập phá nên họ lẳng lặng theo sát, cuối cùng, cấp trên của họ đã tiếp xúc thẳng tại chỗ với người đại diện của Tổng Hội Sinh Viên là anh Trần Văn Bá. Sau khi đã biết rõ chủ đích ôn hòa và lộ trình của đoàn người, chính họ lại đích thân hộ tống đoàn tuần hành, giúp giải tỏa những khúc kẹt xe do cuộc xuống đường gây nên để giao thông có thể tránh và rẽ qua những hướng khác, một cách nhã nhặn êm thấm.

Tôn chỉ của xã hội Pháp là “Liberté – Égalité – Fraternité” (Tự Do – Bình Ðẳng – Nhân Ái) quả thật đã được tôn trọng một cách dân chủ. 
04 
Riêng đối với niềm tin của những con dân đất Việt, hồn thiêng sông núi, vong linh các chiến sĩ của tiền nhân, hình như đã chứng giám và hỗ trợ cho lòng thiện tâm của lớp trẻ, nên màn đầu của chương trình “Một Ngày Cho Quê Hương” đã có được một cuộc tuần hành êm ả, thành công.

Màn sau của cuộc biểu tình đã được dự trù là sau khi đã tới được công trường La Concorde rồi, sinh viên sẽ tới ngay trước cổng Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, nằm tại một góc của công trường La Concorde (cuối đường Rivoli) để phản đối chính sách Mỹ đã dồn miền Nam vào hoàn cảnh tang thương hiện tại.
Nhưng khi đoàn sinh viên tới sát khu Tòa Ðại Sứ Mỹ, thì nhân viên công lực Pháp, có sĩ quan cao cấp hiện diện, đã chặn đoàn biểu tình lại. Họ nhã nhặn nói: “Chúng tôi không thể để các bạn tới gần hơn nữa.”

Tôn trọng luật lệ xứ người, anh chị em sinh viên đã dàn hàng ngang tại một góc công trường La Concorde, chênh chếch đối diện với Tòa Ðại Sứ Mỹ, trang nghiêm làm nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ và cất cao bài quốc ca miền Nam để kết thúc cuộc biểu dương tấm lòng chia sẻ nỗi đau thương với đất nước.

Tiếng hát của 300 người trẻ tuy đông đảo nhưng nghe vẫn như mất hút, lạc lõng bơ vơ giữa cái không gian bao la của một công trường rộng lớn. Lạc lõng bơ vơ như thân phận côi cút của một mảnh đất nhỏ bé đang bị bỏ rơi, nằm bên kia quá nửa vòng trái đất.
Ðoàn biểu tình sau đó kéo nhau từng nhóm nhỏ về tụ tập tại trường Chính Trị Kinh Doanh của trường Ðại Học Assas, nằm bên hông vườn Luxembourg. Giảng đường to lớn của trường đại học có khuynh hướng thân hữu này luôn luôn rộng mở cho những người con của miền Nam tự do.

Tại đây, anh chị em sinh viên của cả ba khu đại học đã làm một đêm không ngủ, có hội thảo, có ca hát. Những bài hát quê hương, tranh đấu được anh em sinh viên tự hát an ủi nhau trong giờ phút khốn đốn của miền Nam nước Việt.
Ba ngày sau, đâu ngờ, Sài Gòn thất thủ.
Thôi rồi, thế là mất hết, mất Sài Gòn, mất quê hương, mất luôn ngày về của lớp trẻ vẫn hằng mơ ước một ngày có thể đóng góp phần trí tuệ của mình cho quê hương thân yêu miền Nam.

TDT

Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung
Trịnh Cung
VIỆT NAM, QUÁ KHỨ LÀ MỞ ĐẦU (Vietnam - Past is Prologue)
Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện của Nữ Nghệ Sĩ TIFFANY CHUNG, Một Công Trình Nghệ Thuật-Chính Trị Khổng Lồ, Giá Trị Nhất về Chiến Tranh Việt Nam sau 44 Năm Kể Từ 30-4-1975.
Với Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện Mang Tên “Vietnam, Past is Prologue”, đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington DC, Tiffany Chung, một ngôi sao nghệ thuật đương đại Việt Nam đã dành hết nước mắt cho một quá khứ của quê hương mình đã bị bức tử kể từ 30-4-75.
Dẫn Nhập
Thật khó tưởng tượng được và cũng là sự trông mong của tôi từ lâu là sẽ có một ngày được nhìn thấy một công trình nghệ thuật xứng tầm cho một bị kịch lịch sử không chỉ có một không hai đối với lịch sử người Việt mà cho cả thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ 20, được sáng tạo bởi một họa sĩ Việt Nam, dù rằng trước đây và hiện nay cũng không nhiều thì ít đã có một số nghệ sĩ đương đại Việt Nam thuộc thế hệ trưởng thành sau 1975 đã làm ra những tác phẩm chạm đến xương cốt của cái ác, cái cam tâm đang hủy hoại dân tộc mình. Có thể kể đến những cái tên: Trương Tân, Nguyễn Mình Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Nguyễn Thuý Hằng... Tuy nhiên, tất cả đều, hoặc phải bỏ cuộc hoặc phải sử dụng thứ thủ pháp ẩn dụ để tránh sự truy bức của chính sách nhà nước Cộng Sản.
  01
Tiffany Chung, nghệ sĩ đương đại người Mỹ gốc Việt.
May thay, hôm nay, sau 44 năm, Tiffany Chung đã xuất hiện với một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, vĩ đại cả về kích thước, hình thức lẫn nội dung, cả về ngôn ngữ và phẩm chất sáng tạo.
Như tôi đã mô tả, đây là một tác phẩm khổng lồ, vĩ đại vì riêng chỉ qui mô không thôi, nó đã chiếm hết một không gian gồm 3 gian phòng, mỗi gian phòng rộng ước tính trên 16 mét vuông, chúng nằm kề và liên thông với nhau. Kế nữa là vì chúng là một khối chứng liệu bằng hình ảnh, bằng tranh vẽ, bằng 21 video clip phát hình và tiếng nói của 12 nhân chứng nam và 9 nữ đang là những người Việt lưu vong, và sau cùng là tấm bản đồ thế giới chiếm gần hết bức tường do chính Tiffany Chung thực hiện mô tả hằng chục hải trình trên các đại dương mà người Việt đã liều chết ra đi tìm đất sống và tự do. Điều này trên thế giới chưa có một tổ chức dân sự hay bất cứ nhà sử học hiện đại nào làm kể cả cơ quan Cao Uỷ Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn. Cuộc mở những con đường máu để đến bến bờ tự do của họ không chỉ đến Mỹ hay châu Âu như chúng ta thường biết, mà đến cả châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Để làm được việc này, nữ nghệ sĩ đã bỏ ra nhiều năm để khám phá từ những kho tư liệu nằm im lặng tại cơ quan UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) ở Geneve - Thụy Sĩ.
Nhưng theo tôi, cái khổng lồ đáng trân trọng nhất đối với Tiffany Chung là ý tưởng sáng tạo trên những tiêu chí cực kỳ dữ dội cho 3 chương của “VIETNAM, PAST IS PROLOGUE”, chương thứ nhất: “An Autopsy of a Battle” và “An Excavation of a Man’s past” tạm dịch là “Khám nghiệm tử thi một trận chiến” và “Khai quật quá khứ một người đàn ông”; chương 2 là “Collective Remembrance of The War, The Voices from Exiles” (Hồi tưởng tập thể về cuộc chiến: Tiếng nói từ những kẻ lưu vong) và chương 3 là Sự Tái Lập Một Lịch Sử Di Tản (Reconstructing An Exodus History) cho thấy hằng trăm đường bay và hải trình đi tìm tự do của 1 triệu sáu trăm ngàn người Việt đến được những nơi dung thân, không kể đã có từ 200 đến 400 ngàn người đã vĩnh viễn chìm sâu trong lòng biển cả.

02
Phi công trực thăng Chung Tử Bửu, thân phụ Tiffany Chung.
Tiffany Chung đã chọn một đề tài chính trị - nghệ thuật cực khó, hàm chứa nhiều bất an và hao tổn sức lực cùng thời gian nhưng lại không mang đến cho mình những lợi lộc thực dụng nào trong lúc mình lại là một phụ nữ.
Nội Dung và Hình Thức Nghệ Thuật
Chương 1 của “Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu” (Vietnam, Past is Prologue)
A, Lập Lại Bản Đồ Lịch Sử (Remapping History)
a, Khám nghiệm tử thi một trận chiến (An Autopsy of a Battle)
b, Khai quật quá khứ một người đàn ông (Excavation of a Man’s Past)
Đây là gian phòng triển lãm đầu tiên, Tiffany Chung trình bày dưới hình thức nghệ thuật sắp đặt theo dạng một biểu đồ cho các tấm hình và những bức tranh màu nước trên giấy khổ nhỏ để đưa người xem cùng tác giả “Khai quật quá khứ một người đàn ông”, khai quật lại lịch sử một đất nước tự do bị bức tử bởi bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, lịch sử con đường máu của người Miền Nam trốn chạy sự tàn bạo của chủ nghĩa Cộng Sản trên những con thuyền mỏng manh trên biển cả.
Tấm hình khởi đầu cho cuộc “khai quật” đó về “quá khứ của người đàn ông” và từ đây Tiffany Chung “khám nghiệm tử thi một trận chiến”, đó chính là tấm hình viên phi công trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, Chung Tử Bửu, bố của Tiffany, bị bắt làm tù binh sau khi chiếc trực thăng do ông lái bị quân Bắc Việt bắn rơi trong chiến dịch Lam Sơn 719 ở hạ Lào năm 1971. Chính vì tấm hình này đã khiến chị phải trở về lại Việt Nam trong rất nhiều năm sau khi tốt nghiệp bộ môn mỹ thuật nhiếp ảnh và nghệ thuật studio tại một trường đại học mỹ thuật của California để tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam bằng những tư liệu cụ thể chứ không phải bằng hư cấu và diễn giải chủ quan.
Đứng trước tấm bản đồ mô tả vùng chiến sự Lam Sơn 719 tại nam Lào năm 1971, Tiffany Chung vẽ lại bằng mỹ thuật đồ họa, trên đó đã thể hiện đầy đủ các cánh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tiến vào từ nhiều hướng và cả nơi chiếc trực thăng do bố mình lái bị bắn hạ và bị địch bắt làm tù binh. Đó là một trận chiến thảm khốc và chết chóc mà phía các lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu. Đây là một tổn thất to lớn và cũng là tiền đề cho sự sụp đổ toàn bộ Miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975.
  03
Bản đồ Chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971.
Chung Tử Bửu, người sĩ quan không quân, thân phụ của nữ nghệ sĩ, bị Cộng quân bắt, vào lúc đó chị mới được 5 tuổi mà mãi khi lớn lên trên nước Mỹ chị mới nhận ra nơi tấm hình này ẩn chứa một câu chuyện về “Quá khứ một người đàn ông”, quá khứ lịch sử một đất nước của ba mình bị chôn sống, bị phản bội.
Trên con đường trở về nguồn đó, Tiffany Chung tìm thấy được bao nhiêu cảnh đời loạn lạc, tan nát, trốn chạy trong chết chóc, trong khốn cùng của hằng trăm ngàn người Miền Nam Việt Nam để tìm đến một nơi nào đó, bất cứ ở đâu miễn là nơi đó có tự do qua nhiều tấm hình được lưu giữ tại những trung tâm tỵ nạn và tại kho lưu trữ của UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) nằm tại Geneve - Thụy Sĩ.
Với sự “tái lập bản đồ lịch sử” qua hình thức kết hợp các tư liệu bằng hình và tranh vẽ ở gian phòng đầu tiên, Tìffany Chung đã mở đầu bản cáo trạng tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản một cách khoa học và khách quan bằng ngôn ngữ của nghệ thuật đa phương tiện không còn gì thích hợp hơn.
Chương 2, Hồi Tưởng Tập Thể về Cuộc Chiến, Tiếng Nói Từ Những Kẻ Lưu Vong (Collective Remembrance of The War, The Voices from Exiles)
Tôi bước sang gian phòng triển lãm thứ 2, một phòng tối đen đầy âm khí chỉ có tiếng nói được phát ra từ 21 nhân chứng về vì sao họ phải trôi dạt ra khỏi quê hương, tất cả gồm 12 người đàn ông và 9 phụ nữ được phát ra qua những khung hình video nhỏ cho từng người. Họ là những người lưu vong, nay đều lớn tuổi.
Bằng nghệ thuật Video Art, Tifany Chung đưa người xem từ những dấu chân dẫn đường khám phá một quá khứ đau đớn được trình bày minh bạch ở phòng số 1 đến một phòng của nhân chứng sống, bằng giọng thật của từng kiếp nạn sống sót nhưng vết thương trong tâm hồn họ thì vĩnh viễn không lành. Những vết thương vẫn cứ buốt lên, vẫn cứ dày xéo, vẫn cứ rịn mủ mỗi khi trái gió trở trời vào dịp 30 tháng Tư hằng năm. Đứng trong gian phòng đen đầy những lời linh hồn, người xem chỉ biết im lặng nghe mắt mình rớm lệ.
Chương 3, Tái Lập Môt Lịch Sử Di Tản (Reconstructing An Exodus History)
Đây lại là một gian phòng khác, gian phòng cuối cùng của tác phẩm “Vietnam, Past is Prologue” mà tôi gọi là “chương ba,” chương cuối của cuốn tiểu thuyết lịch sử về Chiến Tranh Việt Nam do Tiffany Chung viết bằng ngôn ngữ nghệ thuật đa phương tiện.
Ở đây, người nghệ sĩ dùng kỹ năng vẽ bản đồ, một nghề chị từng đã trải qua ở Hoa Kỳ, để thực hiện trên chất liệu vải và bằng kỹ thuật thêu tay. Bằng nền đen, màu xám cho toàn thế giới từ châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Úc và châu Mỹ, màu đỏ dùng cho các đường bay từ các trại tỵ nạn và chương trình ODP. Một tấm bản đồ bằng vải thêu có kích cỡ khoảng 8 mét vuông (chiều cao 2m, chiều ngang 4m), chiếm gần nguyên một bức tường. Một bức bản đồ chưa từng được thực hiện về lịch sử một cuộc di tản khổng lồ thuộc loại bi thảm nhất của lịch sử nhân loại mà người Việt chạy trốn Cộng Sản thực hiện sau ngày 30-4-1975. 

  04
Bản đồ những đường bay của lịch sử đi tản người Việt sau 30-4-75.
Để làm được việc này, Tiffany Chung đã phải bay đến các trại tỵ nạn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á và cả UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) nằm ở Geneve - Thụy Sĩ để sao lục, tập hợp lại các dữ liệu đã được thống kê để thực hiện một cách khá đầy đủ về người Việt miền Nam đã đến được bến bờ tự do bằng bao nhiêu con đường và trong số họ có hằng trăm ngàn người đã nằm vĩnh viễn trong lòng đại dương. Riêng những con đường màu đỏ có thể đếm được là hơn 100, còn lại thì chằng chịt, vô số, không thể đếm xuể.
Điều qua tấm bản đồ này, lần đầu tiên tôi biết được, người Việt không chỉ tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Úc mà cả ớ Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh.
“Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu,” một tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện (Multimedia Art) được kết thúc tại đây, theo tôi, trong hơn 50 năm vẽ tranh và luôn bị ám ảnh về đề tài những nỗi đau của phận người, của đất nước mình nhưng chưa bao giờ làm được điều mình mong muốn. Có lẽ phương tiện nghệ thuật mà tôi có sở trường không thể chuyển tải một đề tài lớn như những gì mà Tiffany Chung thể hiện trong tác phẩm khổng lồ này. Nghệ thuật đa phương tiện có đầy đủ giọng điệu, kỹ thuật thực hành tốt nhất và thích hợp nhất cho những đề tài mang tầm vóc lịch sử - chính trị như Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu của Tiffany Chung hôm nay.
Riêng cá nhân tôi, nếu được nhân danh cho người làm Nghệ thuật Việt Nam, xin cám ơn Tiffany Chung về một nỗ lực phi thường của chị cho tác phẩm lớn lao này, một tác phẩm không tiền khoáng hậu cho đề tài về chiến tranh, chiến tranh Việt Nam mà hơn 40 năm qua không một nghệ sĩ Việt từ trong và ngoài nước làm được và thành công như thế. Tiffany Chung với tác phẩm “Việt Nam. Quá Khứ là Mở Đầu” đã thay mặt cho hội họa Sài Gòn trả được món nợ lịch sử đúng vào dịp Tháng Tư năm 2019.
(Viết tại Bolsa, tháng Tư 27-2019)
Phiet Pham 
To:Á Nhựt Trần,So Thai,Tướng Kỳ Đoàn,Hậu Hoàng,Liêm Công Dươngand 23 more...
May 4 at 12:19 PM

NHỮNG CON SỐ KINH HỒN

Nhà văn Yung Krall, tác giả Thousand Tears Falling, đã dựa vào những tài liệu của quốc tế, liệt kê và sơ kết ra con số sau:

Từ 1975 đến 1987 cộng Sản VN đã :

        _ Đày đi tù cải tạo: 1,040,000 . 
        _ Chết trong tù cải tạo: 95,000. 
        _ CS tử hình hơn 100,000.
        _ Đày ải hơn 100.000 người đi Vùng    KINH TẾ MỚI 
        _ Vượt biên chết trên biển: 500,000.
        _ Con số người Việt chết vì Cộng Sản sau khi "hòa bình" lập lại gần 750.000 người !!
        _ Con số đang bị tù đầy, hành hạ bằng đủ mọi cách, bán ra nước ngoài làm đĩ điếm, làm nô lệ... chưa thể tổng kết chính sác.

        
Một hậu chiến thống nhất đầy dẫy tù đày và chết chóc dù tiếng súng không còn.
 Nguyễn-Anh
Contact: anhn08340@gmai__._,_.___
From: Bach Phan
Date: May 1, 2019 at 2:36:39 AM GMT-4

Bộ đội cụ Hồ ăn năn
Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo
Em nhớ cho, mùa Thu đã chết rồi
Mùa Thu đó...là mùa Thu kháng chiến
Ta lầm đường, theo chủ thuyết Mark Mao
Ngày ra đi...Ta mang lòng ái quốc
Ngày trở về...Ta mang hận chua cay
Ta bị lừa....bạn Ta cũng bị lừa
Mộ tập thể, tràn ngập đường Trường Sơn
Bạn nằm đó...còn Ta thân tàn phế
Nhìn sự đời....ôi bao cảnh trái ngang
Nước thống nhất...nhưng lòng Ta không nhất
Vì Cộng Sản....giết chết dân tộc Ta
Nay sáng mắt,,,nhưng Ta không còn khí
Kiếp này đành.....làm chó Bần Cố Nông.
ĐMCSVN
Phiet Pham 
To:Á Nhựt Trần,So Thai,Tướng Kỳ Đoàn,Hậu Hoàng,Liêm Công Dươngand 23 more...
May 4 at 12:09 AM


Trump signs Confucius Institute funding ban
We want Trump
Thiếu niên gốc Việt 13 tuổi tại Mỹ nói về ngày Quốc Hận và quốc cộng!
Công ty khởi nghiệp của nữ thương gia gốc Việt ra mắt chiếc áo hoodie chống đạn đầu tiên trên thế giới

No comments:

Post a Comment