20240308 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Tiền kiểm điểm UPR:
BPSOS
phát biểu về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam Rà soát Việt Nam về kỳ thị phụ nữ
(CEDAW):
Các
chủ đề chính
Hải Di
Nguyễn
Ngày
19/2/2024 vừa qua tại Thụy Sỹ, để chuẩn bị cho phiên rà soát Việt Nam về vấn đề
quyền phụ nữ, Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Committee on the
Elimination of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) của Liên Hiệp
Quốc đã gặp mặt và lắng nghe các tổ chức XHDS.
Ngày 5/3, Ủy ban CEDAW đã công bố danh sách các chủ đề chính để rà soát nhà nước Việt Nam.
Cô Hải
Di Nguyễn phát biểu tại phiên họp ngày 19/2/2024.
Các luật
phân biệt đối xử
Nhắc lại
các quan sát kết luận trong lần rà soát trước, Ủy ban CEDAW yêu cầu nhà nước
Việt Nam cập nhật về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ những điều luật mơ hồ hoặc phân
biệt giới tính.
Ví dụ là
trong Bộ luật Lao động 2019, Điều 13 không nhắc đến lao động tự do và lao động
gia đình không được trả lương, chủ yếu là phụ nữ, và Điều 169 duy trì chênh
lệch 2 năm trong tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ; trong Bộ luật Hôn nhân và Gia
đình 2014, Điều 2 nói “giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của
người mẹ” và Điều 3 có ý chấp nhận tập quán về hôn nhân và gia đình, định nghĩa
là quy tắc “được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng
rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.”
Tiếp cận
công lý
Ủy ban
CEDAW yêu cầu thông tin về: khả năng phụ nữ và trẻ em gái được trợ giúp pháp lý
miễn phí trong những trường hợp bạo lực và phân biệt giới tính, buôn người, và
bóc lột; các biện pháp được thực hiện để tuyển dụng và đào tạo phụ nữ làm công
việc trả lời đường dây nóng, trợ giúp pháp lý, và hòa giải viên; số vụ điều
tra, truy tố, và kết án những trường hợp bạo lực về cơ sở giới với phụ nữ, và
đền bù cho nạn nhân; các bước được áp dụng để bảo đảm không ưu tiên hòa giải
hơn việc truy tố thủ phạm bạo hành; số lượng điều tra, truy tố, và kết án các
trường hợp tham nhũng trong tư pháp.
Cơ chế
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Nhắc lại
mối quan ngại về việc thiếu phân chia trách nhiệm rõ ràng và phối hợp hiệu quả
để bảo đảm bình đẳng giới, Ủy ban CEDAW yêu cầu nhà nước Việt Nam làm rõ vai
trò của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, và
Hội Phụ nữ trong vấn đề quyền phụ nữ.
Ủy ban
cũng nhắc tới những mục tiêu chưa đạt được trong Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới (2011-2020) như: tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy
ban Nhân dân các cấp; thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực kinh tế, lao
động, và việc làm; tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo
nghề; bảo đảm bình đẳng giới gia đình; buôn người xuyên biên giới, v.v.
Các phụ
nữ đấu tranh về nhân quyền
Ủy ban
CEDAW yêu cầu nhà nước Việt Nam cho biết các bước đã thực hiện để tạo môi
trường thuận lợi cho các tổ chức vì quyền phụ nữ và những người bảo vệ nhân
quyền cho phụ nữ, và yêu cầu họ điều tra tất cả những trường hợp sách nhiễu, đe
dọa, bắt giữ tùy tiện các nhà báo nữ và nhà hoạt động nữ bảo vệ nhân quyền.
Định
kiến giới tính
Dựa trên
thông tin rằng phụ nữ tiếp tục dành gấp đôi thời gian so với nam giới cho việc
nhà, Ủy ban yêu cầu nhà nước Việt Nam cho biết các bước đã thực hiện để thúc
đẩy chia sẻ bình đẳng trách nhiệm gia đình giữa phụ nữ và nam giới; và xác định
nguyên nhân gốc rễ của chênh lệch nam nữ trong thời gian dành cho các việc nội
trợ, đặc biệt với phụ nữ dân tộc thiểu số, phải làm việc chăm sóc không được
trả lương.
Bạo lực
trên cơ sở giới với phụ nữ
Ủy ban
CEDAW yêu cầu nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin về số lượng các cuộc điều
tra, truy tố, kết án, và mức án với các trường hợp bạo lực trên cơ sở giới, đặc
biệt bạo lực tình dục, với phụ nữ; và các biện pháp đã thực hiện để giải quyết
vấn đề quấy rối tình dục ở trường học, nơi làm việc, và nơi công cộng.
Ngoài
ra, họ cũng nhắc đến việc phải nâng cao nhận thức cộng đồng; dẹp bỏ thói quen
im lặng và khuynh hướng đổ lỗi cho phụ nữ bị bạo hành.
Buôn bán
phụ nữ và mại dâm
Ủy ban
CEDAW nhắc đến nạn buôn người, đặc biệt mang thai hộ và hôn nhân cưỡng bức, và
tình trạng lôi kéo, quảng cáo sai sự thật nhằm mục đích buôn bán lao động.
Họ yêu
cầu Việt Nam cho biết số lượng các cuộc điều tra, truy tố, kết án, và mức án
cho thủ phạm các vụ buôn người, bao gồm các quan chức thông đồng với kẻ buôn
người.
Ngoài
ra, Ủy ban lưu ý việc hình sự hóa mại dâm và bắt giữ tùy tiện cũng như hành vi
bạo lực với các phụ nữ và trẻ em gái bán dâm.
Phụ nữ
trong chính trị
Ủy ban
CEDAW ở đây nhắc tới việc phụ nữ phải được quyền bình đẳng tham gia trong các
cấp lãnh đạo.
Giáo dục
Ủy ban
yêu cầu Việt Nam cho biết các biện pháp đã thực hiện để tăng tỷ lệ nhập học và
hoàn thành bậc học, cũng như cải thiện kỹ năng đọc viết và tính toán cơ bản của
các trẻ em gái, đặc biệt các nhóm thiệt thòi như trẻ em gái khuyết tật, trẻ em
gái không được đăng ký khai sinh, trẻ em gái bản địa và dân tộc thiểu số; ngăn
chặn tình trạng trẻ em gái bỏ học để đi làm hoặc do mang thai sớm và kết hôn
sớm; tạo điều kiện để các bé gái mang thai và người mẹ trẻ trở lại đi học sau
khi sinh con.
Ngoài ra
là các biện pháp khuyến khích phụ nữ học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ
thuật, và toán học.
Việc làm
Ủy ban
CEDAW yêu cầu Việt Nam đưa thông tin về các biện pháp đã thực hiện để xóa bỏ
phân biệt giới tính trong thị trường lao động; giải quyết khoảng cách về lương
giữa nam và nữ; ngăn chặn việc bóc lột phụ nữ; bảo đảm điều kiện làm việc cho
phụ nữ về giờ làm việc, an toàn và vệ sinh lao động.
Y tế
Ủy ban
yêu cầu có thông tin về khả năng tiếp cận của phụ nữ với các dịch vụ y tế, sức
khỏe tâm thần, xét nghiệm và điều trị ung thư cổ tử cung và các bệnh truyền
nhiễm.
Họ cũng
hỏi về giáo dục giới tính, dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục, biện pháp
tránh thai, và dịch vụ phá thai an toàn.
Nâng cao
quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Ủy ban
hỏi về phụ nữ trong hội đồng quản trị và các vị trí quản lý; vay doanh nghiệp
và hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ.
Phụ nữ ở
nông thôn
Ủy ban
muốn có thông tin về các biện pháp giải quyết những vấn đề như mức lương trung
bình của phụ nữ là thành viên hợp tác xã thấp hơn nam giới; khả năng tiếp cận
đào tạo nghề và kỹ thuật của phụ nữ nông thôn còn hạn chế; gánh nặng không cân
xứng về việc nội trợ và công việc chăm sóc với phụ nữ nông thôn, v.v.
Ngoài
ra, họ cũng hỏi về số vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu đất đai do phụ nữ nộp
đơn, các biện pháp để bảo đảm phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội sinh kế và nhà ở
mới khi bị cưỡng bức di dời và tái định cư; và các bước thực hiện để điều tra
vụ bắt giữ và giam giữ tùy tiện các nữ nông dân biểu tình ôn hòa ngày 5/5/2020,
khi bị lệnh ngừng canh tác ở Kiên Giang.
Các nhóm
phụ nữ bị thiệt thòi
Về phụ
nữ và trẻ em gái bản địa và thuộc các dân tộc và tôn giáo thiểu số, Ủy ban
CEDAW yêu cầu nhà nước Việt Nam cho biết các bước đã thực hiện để chống tảo hôn
và mang thai sớm; giảm tình trạng không quốc tịch của phụ nữ thuộc dân tộc
thiểu số, như phụ nữ H’mông; và điều tra các cáo buộc sách nhiễu, đe dọa, và
cưỡng chế với phụ nữ thuộc các nhóm thiểu số, như phụ nữ người Thượng theo đạo
Tin lành và phụ nữ Khmer Krom theo đạo Phật.
Về phụ
nữ sử dụng ma túy, Ủy ban yêu cầu Việt Nam đưa thông tin về số lượng phụ nữ và
trẻ em gái bị tước đoạt tự do trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc; các biện
pháp để bảo đảm phụ nữ sử dụng ma túy không bị giam giữ tùy tiện; các biện pháp
để giải quyết các nhu cầu cụ thể của phụ nữ dùng ma túy trong trại giam.
Họ cũng
hỏi về số lượng phụ nữ bị kết án tử hình vì các tội liên quan đến ma túy, và số
lượng tù nhân nữ bị giam giữ, bao gồm phụ nữ mang thai và phụ nữ có con.
Biến đổi
khí hậu
Ủy ban
CEDAW hỏi về sự tham gia của phụ nữ trong việc xây dựng và thực hiện các biện
pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hôn nhân
và quan hệ gia đình
Ủy ban
yêu cầu Việt Nam cho biết các biện pháp thực hiện để ngăn chặn tảo hôn và thực
thi nghiêm ngặt độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18, không ngoại lệ, và bảo đảm
quyền phụ nữ kết hôn chỉ khi họ hoàn toàn và tự do đồng ý.
Ngoài ra
là việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho thẩm phán, luật sư, các cơ quan thực
thi pháp luật và hành pháp, để họ ý thức được quyền lợi của phụ nữ và trẻ em,
cũng như vai trò của chính họ trong việc bảo vệ nạn nhân bạo hành gia đình.
Đó là
những vấn đề chính Ủy ban CEDAW nêu ra, được thiết lập dựa trên nhiều nguồn
thông tin, trong đó có các bản báo cáo của các tổ chức XHDS và qua buổi họp
tiền kiểm điểm với đại diện một số tổ chức XHDS.
Bản thân
BPSOS đã gửi 3 bản báo cáo chung với các tổ chức Người Thượng vì Công lý, Liên
minh Nhân quyền Người H’mông, Liên hiệp Chu Môn đệ Cao Đài, Thân hữu của Thiền
Am, và Bảo vệ Đức tin và Công lý tại Việt Nam, và ngày 19/2/2024 vừa qua đã gửi
hai đại diện tham gia buổi họp tiền kiểm điểm tại Geneva.
Nhà nước
Việt Nam sẽ phải trả lời bằng văn bản trước khi tham dự phiên rà soát về vấn đề
quyền phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay ngày giờ phiên rà soát vẫn chưa được quyết
định.
Bài liên
quan:
CEDAW: LHQ nghe NGO báo
cáo về vấn đề quyền phụ nữ ở Việt Nam
“Tột cùng của sự khắc
khổ”: câu chuyện những phụ nữ trong gia đình bà Cấn Thị Thêu
CEDAW: Việt Nam che đậy
nạn buôn người và bạo lực với phụ nữ
BPSOS
recommends sanctions against Vietnam’s Ministry of Public Security officials
for enforced disappearance and extrajudicial killing and Vietnam Television
officials for transnational repression
March 6,
2024
Contact: bpsos@bpsos.org
Washington,
D.C. – BPSOS has filed formal recommendations to the U.S. Department of State
and U.S. Department of the Treasury recommending targeted sanctions under the
Global Magnitsky Act and other measures against six officials of Vietnam’s
Ministry of Public Security. In addition, BPSOS has recommended sanction
against two Vietnam Television (VTV) officials under the U.S. Department of
State’s visa restriction policy known as the “Khashoggi Ban.”
The six
MPS officials recommended for sanctions were personally and directly involved
in gross violations of human rights including the kidnapping on German soil of
former petro-executive Trinh Xuan Thanh in 2018, the kidnapping on Thai soil of
journalist Truong Duy Nhat in 2019 and blogger Duong Van Thai in 2023, and the
extrajudicial killing of Mr. Le Dinh Kinh, the 84-year old elder of Dong Tam
Village, in 2020.
“One of
our priorities this year is to push back the transnational repression campaign
being aggressively waged by MPS against human rights defenders and dissidents
overseas,” Dr. Nguyen Dinh Thang, CEO and President of BPSOS, explained. “Just
hours ago, MPS declared Thailand-based Montagnards Stand for Justice a
terrorist organization.”
Immediately
after its public announcement, today MPS proceeded to arrest three Montagnards
suspected of being members of MSFJ, at their workplace in Binh Phuoc Province.
According to reliable sources, MPS may soon send a high-level delegation to
Thailand to negotiate the forced repatriation of Montagnard refugees on its
wanted list.
In fact,
MSFJ is a human rights organization formed by persecuted Montagnard Christians
who seek UN protection in Thailand. Its primary activities include training
members of persecuted Montagnard house churches in the Central Highlands about
their rights under Vietnam’s law and UN conventions as well as documenting and
reporting rights violations. MSFJ also works to rescue Montagnard women and
young girls trafficked under Vietnam’s state-run labor export program.
“These
latest developments further justify our recommendations for sanctioning certain
high-ranking MPS officials,” Dr. Thang added.
BPSOS
recommended Magnitsky/EO 13818, Khashoggi Ban, and 7031(c) sanctions on the
following individuals:
1) A
retired MPS Major General who, from his hotel room in Berlin, personally
supervised the kidnapping of Trinh Xuan Thanh;
2) A
General who currently heads MPS and who personally transported Trinh Xuan Thanh
out of the Schengen Area on a chartered plane provided by the Slovak
Government;
3) A
retired MPS colonel who served as First Secretary, Intelligence Attaché at the
Vietnamese embassy in Berlin, Germany and member of MPS’ General Secret Service
– he was directly involved in kidnapping Trinh Xuan Thanh;
4) A
retired Senior Lt. Colonel who served as Interpol Liaison of the General Police
Department at the Vietnamese embassy in Germany – he was directly involved in
kidnapping Trinh Xuan Thanh;
5) A
retired Lt. General who, as Commander of the Mobile Police High Command,
directed the assault on Dong Tam Village;
6) A
Senior Lt. Colonel, Deputy Head of the Criminal Divison of the Ha Noi Public
Security Department, who shot Mr. Le Dinh Kinh at point blank.
BPSOS
works with other human rights organizations to recommend sanctions on the same
individuals under the Magnitsky-like laws of Canada, United Kingdom and
European Union.
In
addition, BPSOS has recommended Khashoggi Ban sanctions against:
1) The
Director General of Vietnam Television (VTV), which serves as the mouthpiece of
the MPS to defame, intimidate and threaten human rights defenders and
dissidents among the Vietnamese diaspora, including U.S. citizens.
2) The
former principal agent in the United States of VTV4, a subsidiary of VTV.
BPSOS
and several victims of transnational repression have filed a defamation lawsuit
in California against VTV, VTV4, and the two above individuals.
BPSOS
đề nghị chế tài 6 quan chức Bộ Công An về hành vi bắt cóc và giết người phi
pháp và 2 giới chức VTV về đàn áp xuyên quốc gia
Thông
Báo, ngày 6 tháng 3, 2024
Liên
lạc: bpsos@bpsos.org
Washington,
D.C. – Tổ chức BPSOS đã đề nghị với Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ áp dụng
biện pháp chế tài đối với 6 quan chức Bộ Công An theo Luật Magnitsky Toàn Cầu
và theo một số biện pháp chế tài khác của Hoa Kỳ. Ngoài ra, BPSOS cũng đã đề
nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp dụng chế độ hạn chế visa nhập cảnh đối với 2 nhân
vật thuộc Vietnam Television (VTV).
Sáu quan
chức Bộ Công An bị đề nghị chế tài là những người trực tiếp và đích thân can dự
vào các hành vi đàn áp nhân quyền nghiêm trọng bao gồm bắt cóc Ông Trịnh Xuân
Thanh ở Đức năm 2020, bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất ở Thái Lan năm 2019 và
blogger Đường Văn Thái cũng ở Thái Lan năm 2023, và giết một cách phi pháp cụ
Lê Đình Kình, vị lão làng 84 tuổi, trong vụ tấn công Làng Đồng Tâm năm 2020.
“Một trọng tâm của BPSOS năm nay là đẩy lùi chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia do Bộ Công An thực hiện ngày càng hung hãn nhắm vào các người bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến ở hải ngoại,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích. “Chỉ cách đây vài tiếng đồng hồ, Bộ Công An tuyên bố tổ chức Người Thượng Vì Công Lý là một tổ chức khủng bố.”
Ngay sau khi ra tuyên bố kể trên, Bộ Công An đã bắt đi 3 người Thượng,
tại nơi làm việc của họ ở Tỉnh Bình Phước, bị tình nghi là thành viên của tổ
chức này. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, Bộ Công An chuẩn bị gửi một phái
đoàn cao cấp đến Thái Lan để điều đình việc cưỡng bức hồi hương một số người
Thượng tị nạn theo danh sách các đối tượng mà Bộ Công An nhắm đến.
Thực ra đó là một tổ chức nhân quyền được thành lập bởi một số
người Thượng theo đạo Tin Lành và đang lánh nạn ở Thái Lan do bị đàn áp. Các
sinh hoạt chính của tổ chức này bao gồm huấn luyện tín đồ của các hội thánh tư
gia người Thượng bị đàn áp ở Tây Nguyên về quyền của họ chiếu theo luật Việt
Nam và các công ước LHQ cũng như thu thập thông tin để báo cáo các sự kiện vi
phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tổ chức này cũng đã can thiệp giải cứu một số phụ
nữ và trẻ em gái người Thượng là nạn nhân buôn người trong chương trình xuất
khẩu lao động của nhà nước Việt Nam.
“Các diễn biến mới nhất này hỗ trợ thêm cho các đề nghị chế tài
của chúng tôi nhắm vào một số quan chức cao cấp của Bộ Công An,” Ts. Thắng nói.
BPSOS đã đề nghị chế tài theo Luật Magnistky, Quyết Định Của Tổng
Thống Số 13818, chế độ hạn chế visa Khashoggi, và điều 7031(c) của Luật Ngân
Sách Bộ Ngoại Giao đối với các nhân vật sau:
1) Một Trung Tướng Công An đã nghỉ
hưu, từng trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc Ông Trịnh Xuân Thanh, từ phòng khách sạn
ở Berlin;
2) Một Đại Tướng, hiện đứng đầu Bộ
Công An, từng đích thân đưa Ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Khu Vực Schengen trên
máy bay thuê bao do chính phủ Slovakia cung cấp.
3) Một Đại Tá Công An đã nghỉ hưu
từng là Tuỳ Viên ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Berlin, trực tiếp tham gia vụ bắt cóc
Ông Trịnh Xuân Thanh;
4) Một cựu Thượng Tá Công An, từng là
liên lạc viên Interpol tại toà Đại Sứ Việt Nam ở Berlin và trực tiếp nhúng tay
vào vụ bắt cóc Ông Trịnh Xuân Thanh.
5) Một cựu Trung Tướng Công An, đứng
đầu Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động, trực tiếp chỉ huy vụ tấn công Làng Đồng Tâm.
6) Một Thượng Tá Công An thuộc Sở
Công An TP Hà Nội, người bắn chết cụ Lê Đình Kình.
Các biện pháp chế tài này, khi áp dụng, sẽ cấm vĩnh viễn việc nhập
cảnh Hoa Kỳ đối với không chỉ đương sự mà cả thân nhân trực hệ và đóng băng
toàn bộ tài sản chìm và nổi ở Hoa Kỳ của họ.
BPSOS cũng hợp tác với một số tổ chức nhân quyền quốc tế để đề
nghị chế tài những nhân vật kể trên theo luật chế tài của Canada, Anh Quốc và
Liên Âu.
Ngoài ra, BPSOS cũng đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp dụng chế độ
cấm nhập cảnh "Khashoggi Ban" đối với:
1) Tổng Giám Đốc VTV, cơ quan ngôn
luận phục vụ cho Bộ Công An để phỉ báng, răn đe và hăm doạ các người bảo vệ
nhân quyền và bất đồng chính kiến trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại;
2) Đại diện ở Hoa Kỳ cho VTV4, trực
thuộc VTV – người này đã rời khỏi Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2023.
Song song, BPSOS đã cùng một số nạn nhân của hành vi đàn áp xuyên
quốc gia kiện VTV, VTV4 và 2 nhân vật kể trên ra toà án Hoa Kỳ ở California về
tội phỉ báng.
Phụ nữ gây tai nạn lưu thông xưng là "cháu Tô
Lâm", được "côn an" bảo vệ
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/GLC9sBlZ5ANT0jgFAAVbvO8cpYk0bmdjAAAF.mp4?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/GAmAmhmOBdyiwHYBADF5qtQPCz5AbmdjAAAF.mp4?
ĐƯỜNG PHƯỢNG BAY
https://bacaytruc.com/index.php/18027-d-ng-ph-ng-bay-tac-gi-kiem-ai
Facebook, Instagram bất ngờ sập trên toàn cầu
No comments:
Post a Comment