Tuesday, July 20, 2021

20210721 Cong Dong Tham Luan

20210721 Cong Dong Tham Luan

 

Lý do khiến TT Ngô Đình Diệm bị giết bởi Mỹ và bọn loạn tướng do Dương Văn Minh cầm đầu

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Tue, Jul 20 at 12:28 PM

Nhật Ký Phong Thành (Số 4): Chuyện Không Cũ Bao Giờ - Tuấn Khanh

Sáng nay, người nhà mang về cho mình ly café đá. Nhìn mà sững người không tin được. Bởi giờ này, Sài Gòn có ai mà dám lộ diện bán buôn gì được nữa đâu. Khắp nơi, xe công an, dân phòng cứ rà rà dòm ngó, thấy chỗ nào có dấu hiệu lén bán, là xông vào phạt tức thì, không nói nhiều. 

Hóa ra, đuối quá, nhiều nơi vẫn tìm cách bán cho khách quen. 

Những cánh cửa bí mật quen thuộc của Sài Gòn lại khép mở. Người mua lén lén mang đi. Người bán hé cửa, thấy ai quen lại gần thì suỵt, hỏi có mua không. Kiểu y như hồi sau năm 1975, người đổi đôla hay bán vàng cũng thì thà thì thụt như vậy. Nhìn ly café mà thương. Kiếm được chút nào thì ráng, chứ không ai dám đợi, cũng không ai dám tin vào lời hứa sẽ có hỗ trợ của chính quyền.

Chỉ thị 16 của nhà nước nói vậy, mà không phải vậy. Bởi Nhà nước phong tỏa nhưng tự co giãn cho mình mà không co giãn cho người dân. Các khu họp chợ ngoài trời đều bị giăng dây, cấm bán. Nhưng các hệ thống siêu thị của nhà nước thì vẫn mở bán, độc quyền giá cả và hàng hóa vào lúc này. Nhà nước nói cấm tụ tập ở nơi khép kín vì dễ lây. Nhưng các siêu thị như vậy thì ngút người, nhưng đố ai dám hỏi ngược chính quyền cả. 

Mình nhớ một cô bán hàng chợ rong, mọi thứ vẫn chất đầy lên một chiếc xe máy cũ. Nào là thịt heo, gà làm sẵn. Rồi rau quả… cô còn trẻ lắm và tháo vát. Ngày nào cũng chạy vào hẻm gần nhà để chờ mấy người quen ghé vào mua. Lúc rảnh rỗi, cô ngồi ngó lung, nét mặt ít niềm vui. Hỏi thăm qua mới biết, cô từ Thái Bình vào, nơi miền quê nghèo, người dân phải chịu nhiều loại thuế nhất của Việt Nam. Cô nói chỉ có đi xa như vầy, cô mới hy vọng kiếm sống và gửi tiền chút đỉnh về nhà 

Những ly café nhỏ, dễ giấu còn bán được, nhưng gánh hàng như cô gái đến từ Thái Bình thì chắc đành chịu chết, đành nằm nhà thở dài mong một lúc nào đó, chỉ thị này, chỉ thị nọ sẽ sớm qua. Nếu giờ này mà cô cố ra đường, cố chạy ít tiền để đóng tiền nhà hay gửi dăm ba trăm về quê, cô sẽ không bao giờ chứng mình được tính “cần thiết”, hay “chính đáng” mà nhà nước đề cập tới. 

Người dân như cô gái bán hàng nếu tuân thủ chỉ thị 16, và mong được giúp đỡ trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng như nhà nước vừa loan, thì báo chí cho biết cứ làm đơn, sẽ được duyệt. Đơn gửi lên Ủy ban gần nhất sẽ được duyệt trong 7 đến 10 ngày. Nhưng kiểu như cô, thì có gửi cũng chưa chắc gì được duyệt. Năm 2020, không cần phải làm đơn như gói 62.000 tỷ đồng, nhưng khối người nghèo đã bị gạt ra vì “không đủ tiêu chuẩn”, cô nói mình không dám mơ, và không muốn gửi đơn, để rồi thất vọng. Con số bị gạt nhiều đến mức là 62.000 tỷ đồng, đến tháng 5-2021, chỉ phát được hơn 15.000 tỷ đồng thôi.

Chuyện không cũ bao giờ ở Việt Nam, đặc biệt với dân Sài Gòn, là những điều nghe nói – rồi không có, của người cầm quyền trong lúc ngặt nghèo. Mùa phong thành này, đó là chuyện cứ lặp đi lặp lại không thôi. Đó cũng là lý do người dân cứ đổ ra đường, mỗi người một lý do, chạy sống chạy chết cho mình, bất kể hàng trăm chốt gác, barie, kẽm gai đang phân chia Sài Gòn như vào một mùa chống bạo loạn, thậm chí không vượt qua được, có khi tốn tiền phạt bằng 1/5 tháng lương.

Anh bạn trẻ Nhật Huỳnh, một người quen trên facebook kể rằng sáng 12-7, anh đi trên vỉa hè, trước nhiều cửa nhà bị giăng dây, có nhà buông rèm một nửa, bên trong có người ngồi, thỉnh thoảng bước ra ngoài, ngó ngó.

– Mua gì anh ơi – một cô gái trẻ hỏi khi thấy anh Huỳnh vừa đi chậm vừa ngó dáo dác – ở đây tụi em có vịt, gà, anh mua gì?

 Huỳnh kể anh may mắn mua được con vịt với giá 75.000 / ký. Nói là may vì nãy giờ chạy trên dãy phố này, anh cũng thấy vài nhà bán như cô em này nhưng khi vô hỏi, thì họ lắc đầu nguầy nguậy. Huỳnh đem tâm sự này nói với cô gái trong lúc chờ lấy hàng, cô gái phì cười:

– Tại thấy anh lạ, họ tưởng anh là chỉ điểm đó. M* tụi nó! Người ta buôn bán đàng hoàng, tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch mà nó coi người ta như tội phạm, giả vờ cho người mặc thường phục lân la rồi xông vào bắt. Đã không giúp dân thì thôi chứ….

Anh Huỳnh viết trên facebook rằng thấy những lúc nguy cấp, dân thà tin vào chính mình dù bất chấp nguy hiểm chực chờ (có khi là vi phạm pháp luật) hơn là tin vào lời hứa của lãnh đạo, bởi không phải tự nhiên mà dân nhác trông thấy họ thì gọi bằng 2 từ gần gũi: “tụi nó”.

Trên trang nhà của nhà thơ Đỗ Trung Quân, có câu nói hài hước “Xin hãy để cụ Thiệu được siêu thoát!”, ai nấy coi đều cười. Bởi khắp nơi, dân chúng cứ nhắc lại câu tuyên bố bất hủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tại Việt Nam, tại Sài Gòn mùa phong tỏa này xảy ra vô số những chuyện không khó tin được, mà nhớ cụ.

Lớn nhất là vụ nhà cầm quyền ở Sài Gòn bữa trước nói như đinh đóng cột “không có chuyện phong tỏa Sài gòn”. Truyền hình báo chí đưa rầm rộ, nói dữ dằn như thể ai bị bắt gặp là a lê, lên đồn công an liền. Đùng một cái, ngay bữa sau thì truyền thông nhà nước như đeo mặt nạ, nói tỉnh bơ, tuyên bố phong tỏa Sài Gòn.

Không có một lời xin lỗi nào, và cũng không có ai của phía chính quyền phải chịu trách nhiệm với dân chúng về sự bát nháo và nhếch nhác của cả một hệ thống chính trị.

Trên trang nhà của luật sư Lê Công Định, có ghi lại chuyện này, rằng “Năm 1985, lúc tôi 17 tuổi, báo đài liên tục đăng thông báo bác bỏ tin đồn đổi tiền. Đùng một cái tin đồn thành tin chính thức. 36 năm sau VTV và các báo vẫn làm y như vậy, qua nay cứ bác bỏ tin đồn cho đã rồi bây giờ thành … trật lất. Chơi kỳ dzậy mấy cha?”

Cụ Thiệu lại không thể sớm siêu thoát nữa rồi, như lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói.

Cứ vậy, mà biết bao nhiêu chuyện lại dội về với người dân Sài Gòn, những chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng lại không cũ bao giờ. Các trang mạng xã hội, các trang blog… lại có dịp đào xới những điều rất quen và rất đau.

Chẳng hạn như sau 1975, thông báo tất cả các sĩ quan Úy, Tá của VNCH đi học tập 7 ngày, theo kênh Ủy ban Quân quản. 7 ngày ấy, cũng là một kiểu đổi tiền sinh mệnh. Có người đi đến 10 năm mới về, có người bỏ mạng ở rừng sâu núi thẳm. Không ai giải thích tại sao, và không ai biết thằng quỷ nào ra cái thông báo lừa gạt dữ thần vậy.

Nhớ đến 3 lần đổi tiền vào năm 1975, 1978 và 1985. Lần nào thông tin cũng bị rò rỉ ra ngoài ít nhiều, dân chúng lo âu thì báo chí, truyền hình nói đừng nghe những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận. Nhưng rồi chỉ ít ngày sau, việc đổi tiền đã xảy ra như ai cũng đã biết. Nhiều gia đình có người tự tử, nhiều người liều mình ra đi vì không sản nghiệp không còn gì.

Thật may mắn cho những người yên ổn ở bên ngoài Việt Nam. Họ sống với tương lai và thanh thản với những điều đã ngủ yên. Nhưng nếu sống ở Việt Nam, bạn cứ được khều nhắc lại, và luôn được sống lại với những câu chuyện không cũ bao giờ.

Tuấn Khanh's Blog

“Chúng tôi cảm thấy bị phản bội”: Các cựu chiến binh Việt Nam cảm nhận dư âm của năm 1975 tại Afghanistan --- (Tác giả: Dave Philipps / Biên dịch: Trần Ngọc Cư)

Ngày đăng: 2021-07-12

Bạn đọc thân mến,

Bạn cứ gọi đây là thái độ bi quan của báo giới. Mùa Xuân này, ngay cả trước khi Tổng thống Biden tuyên bố rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về việc Kabul có thể so sánh với Sài Gòn như thế nào ngay trước khi nó thất thủ vào năm 1975. Có những khác biệt rõ ràng nào không? Những điểm tương đồng quan trọng nào không? Thậm chí có thể rút ra những bài học nào không?

Tôi bắt đầu đào bới các tài liệu lưu trữ của “The New York Times,” đọc tất cả các bản tin gởi đi từ Sài Gòn kể từ ngay sau khi tất cả các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ rời miền Nam Việt Nam vào năm 1973, cho đến mùa xuân năm 1975, khi Việt Nam Cộng Hoà bị quân Cộng sản đánh bại.

Đó là một giai đoạn lịch sử mà người Mỹ ngày nay hiếm khi nghĩ đến. Khi nói về Việt Nam, chúng ta có xu hướng ít nghĩ về giai đoạn tiếp theo sau các cuộc tấn công trên bộ dữ dội của Mỹ, vốn đã lắng dịu sau tháng 10 năm 1971, hơn là chúng ta nghĩ về những chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ cất cánh khỏi nóc đại sứ quán Mỹ vào năm 1975.

Nhưng những gì đã xảy ra trong những năm giữa hai thời điểm ấy rất giống với những gì đang xảy ra hiện nay ở Afghanistan: Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận hòa bình với kẻ thù nhằm dọn đường để rút các lực lượng Mỹ, nhưng cố tình để đồng minh địa phương của mình đứng ngoài các cuộc đàm phán, và cho phép quân địch giữ lại vũ khí và lãnh thổ của họ.

Richard Nixon coi việc rút quân là một chiến thắng, nói rằng Hoa Kỳ đã đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Ở nước sở tại, mọi người vừa háo hức loại bỏ người Mỹ vừa lo sợ về những gì mà sự vắng mặt của họ có thể mang lại. Khi đầu tư của Hoa Kỳ cạn kiệt, nền kinh tế địa phương suy yếu và chính phủ Nam Việt Nam không thể hỗ trợ quân đội khổng lồ, tốn kém mà nhiều năm viện trợ Mỹ đã xây dựng. Các nguồn cung cấp quan trọng bắt đầu cạn kiệt và tinh thần chiến đấu cũng vậy.

“Năm ngoái Quân đội Nam Việt Nam vẫn nắm thế chủ động trên phần lớn đất nước và vẫn đang chiếm lãnh thổ từ tay Cộng sản,” một phóng viên của Times viết vào tháng 12 năm 1974. “Giờ đây, cục diện đã xoay chuyển. Các lực lượng miền Nam Việt Nam bị phân tán, mệt mỏi và thiếu đạn dược và xăng dầu do Quốc hội cắt viện trợ, đang hồi hộp chờ đợi những đòn giáng trả mới từ phía Cộng sản, những người dường như có rất nhiều đạn dược”.

Nghe rất giống lực lượng an ninh Afghanistan và phe Taliban ngày nay.

Ở miền Nam Việt Nam, các quận lỵ bắt đầu sụp đổ, sau đó là các thành phố lớn hơn ở các vùng chiến thuật. Tại Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo quân sự thúc ép Hoa Kỳ gia hạn viện trợ, nhưng Quốc hội, mệt mỏi với một thập kỷ chiến tranh, không có tâm trạng đó.

Tôi biết mình muốn kể lại phần lịch sử bị bỏ qua này của chúng ta, nhưng làm thế nào? Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc, những người đứng ra đòi hỏi tài trợ không hiệu quả đều đã ra đi từ lâu. Nhiều người lính Mỹ chứng kiến sự sụp đổ của Sài Gòn vẫn còn sống, nhưng hiểu biết của họ về sự sụp đổ và hậu quả của nó còn hạn chế. Ai là người còn lại để kể câu chuyện mà họ đã thực sự kinh qua?

Cách đây không lâu, tôi đọc cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer” [Cảm tình viên] của Nguyễn Thanh Việt, cuốn sách làm sống động cộng đồng tị nạn phong phú và phần lớn bị bỏ quên của những cựu quân nhân Việt Nam từng chiến đấu cùng với người Mỹ, sau đó bỏ nước chạy đến những nơi như Los Angeles và Houston khi Cộng sản chiếm Miền Nam. Họ đã trực tiếp sống qua cuộc rút quân của người Mỹ và trải nghiệm sự hỗ trợ trên thực tế đang cạn kiệt về mọi thứ như nhiên liệu, giày lính và đạn dược. Và hầu hết trong số họ đã sống ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, vì vậy họ có thể có cả cái nhìn của một người ngoài cuộc và một công dân.

Dù không chắc có ai trong số những cựu chiến binh này muốn nói chuyện với tôi hay có nhiều điều để nói, nhưng tôi vẫn bắt đầu tìm kiếm một người trung gian có thể bắt nhịp cầu tin cậy. Tôi tìm thấy điều đó ở một cựu chiến binh Mỹ trẻ tuổi có cha mẹ là người Việt Nam và anh ta từng phục vụ tại Afghanistan. Anh ấy tên là Hugh Pham.

Sau khi trở về từ Afghanistan, Đại úy Phạm (vẫn còn ở trong Lực lượng Trừ bị) muốn hỏi các cựu chiến binh Nam Việt Nam nhiều câu hỏi giống tôi. Các thành viên trong gia đình anh, những người từng chiến đấu chưa bao giờ nói về điều đó. Nhiều người trong số các cựu chiến binh, những người không có quê hương, những người chỉ có những câu chuyện về thất bại, dường như quyết tâm đưa câu chuyện của họ xuống mồ. Nhưng Đại úy Phạm bắt đầu theo dõi những cựu chiến binh này và phỏng vấn họ qua camera để cố gắng lưu giữ những câu chuyện của họ. Anh ấy đủ tốt bụng để kết nối tôi với một bảo tàng nhỏ dành riêng cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam [sic] đã mất, nằm trong một dải cửa hàng mua sắm không bắt mắt ở ngoại ô Westminster, California.

Vào tháng 6, tôi dành ra một vài ngày và đi gặp các cựu chiến binh tại bảo tàng này. Ngồi trên một bộ ghế xếp trong góc phòng, chúng tôi nói chuyện hàng giờ về những năm tháng họ được huấn luyện bên cạnh người Mỹ với niềm tin không thể lay chuyển rằng họ sẽ đánh bại quân xâm lược Cộng sản. Mọi người đều mô tả sự sụp đổ của đất nước mình như một thiên tai – như thể nền đất mà họ đinh ninh là vững chắc bỗng chốc bị sụt lún.

Một số người lo lắng rằng họ đang thấy lịch sử lặp lại ở Afghanistan. Họ nói về những khó khăn xảy đến sau khi Miền Nam sụp đổ: các đám đông người tị nạn tranh nhau lên thuyền, và nhiều năm sống trong các trại cải tạo khắc nghiệt dành cho những người không thoát ra được.

Cuộc chiến ở Afghanistan có đáng để chiến đấu không? Hầu hết những người đàn ông này không biết chắc. Họ không tin rằng chính phủ sở tại có thể thực sự điều hành đất nước, hay sự can dự tiếp tục của Mỹ sẽ dẫn đến hòa bình.

Nhưng tất cả đều rõ ràng về một điều: Hoa Kỳ có nhiệm vụ giúp đỡ những người Afghanistan đã làm việc với họ, và đảm bảo rằng họ có thể trốn thoát vào mùa Thu tới, [thời điểm Mỹ rút quân toàn bộ ra khỏi Afghanistan]. 


Trump video message attached

https://www.youtube.com/watch?v=sGJs2H2rpBc

RESTORED REPUBLIC VIA A GCR UPDATE AS OF TUES. JULY 20, 2021

Judy Note: (00:15) No one was privy as to the exact timing of the Global Currency Reset and Restoring Republics of the world to concepts of the original UA Constitution, though Tier 4B release of the Secured Website to make appointments to exchange foreign currencies at the special rates and redeem Zim bonds could come at any time… What we think we know: The Restored Republic/GCR was a military operation. Thus, disinformation and fake narratives were needed in order to allow the White Hats and Military to operate efficiently and effectively. The Cabal using the Deep State Military, was manipulating weather conditions across the globe to create earthquakes, floods and Tsunamis, with plants and trees dying. Millions have died from their man-made bio-weapon CV Virus and inoculations while Cabal members have put billions into their own pockets off the so-called “cure.”There wer massive Cyber Attacks on businesses-all of the above creating food and gas shortages. The Cabal was using HAARP to create chaos-half a Trillion in damages throughout Europe so far with homes, towns, villages and cars destroyed. Weather weapons were being used to create chaos by the Deep State and to distract from CV-19 vaccination deaths and the fraudulent US Election coverage. FLOODS were affecting NUCLEAR plants leaks and power outages…..    

https://www.roxytube.com/watch/restored-republic-via-a-gcr-update-as-of-tues-july-20-2021_uZNOcJr7VrCCzWQ.html


Trump video message attached

https://www.youtube.com/watch?v=sGJs2H2rpBc

RESTORED REPUBLIC VIA A GCR UPDATE AS OF TUES. JULY 20, 2021

Judy Note: (00:15) No one was privy as to the exact timing of the Global Currency Reset and Restoring Republics of the world to concepts of the original UA Constitution, though Tier 4B release of the Secured Website to make appointments to exchange foreign currencies at the special rates and redeem Zim bonds could come at any time… What we think we know: The Restored Republic/GCR was a military operation. Thus, disinformation and fake narratives were needed in order to allow the White Hats and Military to operate efficiently and effectively. The Cabal using the Deep State Military, was manipulating weather conditions across the globe to create earthquakes, floods and Tsunamis, with plants and trees dying. Millions have died from their man-made bio-weapon CV Virus and inoculations while Cabal members have put billions into their own pockets off the so-called “cure.”There wer massive Cyber Attacks on businesses-all of the above creating food and gas shortages. The Cabal was using HAARP to create chaos-half a Trillion in damages throughout Europe so far with homes, towns, villages and cars destroyed. Weather weapons were being used to create chaos by the Deep State and to distract from CV-19 vaccination deaths and the fraudulent US Election coverage. FLOODS were affecting NUCLEAR plants leaks and power outages…..    

https://www.roxytube.com/watch/restored-republic-via-a-gcr-update-as-of-tues-july-20-2021_uZNOcJr7VrCCzWQ.html

No comments:

Post a Comment