20200325 Ban tin bien Dong
Hảy vào ký tên để cùng đưa tầu cộng ra trước
vành móng ngựa về tội diệt chủng các cộng đồng dân tộc thế giới.
US Government will hold Chinese Communist Party
accountable and demand restitution for US victims of Covid-19 outbreak.
Hantavirus Infection
Wuhan Coronavirus:
India's strong record in fighting diseases | Gravitas
Gravitas: How China
destroyed evidence of the outbreak | Wuhan Coronavirus
China is now trying to
shift blame for the coronavirus outbreak.
But fresh reports have emerged,
that expose how China destroyed the evidence to cover-up the outbreak. WION's
Palki Sharma tells you more.
it started in China it’s
a made in China crisis the corona virus pandemic began in China it peaked then
it subsided for the past
Gravitas: How China
'exported' the virus | Wuhan coronavirus
Gordon Chang on the CCP's
mishandling of the coronavirus outbreak
Did China Just Avoid a
Major Coup? Expert Gordon Chang Weighs In
Gordon Chang: China
Headed for Crash in 6 Months
China's not prepared for
a long-term struggle with US: Gordon Chang
What does China own in
the U.S.? | CNBC Explains
Gordon Chang: China
Headed for Crash in 6 Months
China Implies Coronavirus
Leaked from Lab?
Doctor recalls witnessing
patient killed inside ICU; G7 discuss combating CCP virus | China in Focus
Mon, Mar 23 at 2:51 PM
Tàu Chệt có nhiều
chiêu rất lưu manh. Tiếc rằng Mỹ và Tây phương thường ngu ngơ ngờ
nghệch với các chiêu đó. Trong dịch này, thế giới vừa tốn tiền và
công sức giúp Tàu, nó còn không cho vô nước nó. Nó che dấu, bưng
bít! Giờ đây Chệt đang cười vào mũi những kẻ KHỜ đó.
Subject: Đừng quá tử tế mà mất cảnh giác với
kẻ tiểu nhân
Bài viết thật hay....;
cần đọc.
Cám ơn người viết Nga
Pham & người chuyển Dung Phan.
TTV
TTV
Đã nhủ rằng không đề cập
đến chính trị trên trang này nhưng lúc này đây có một số việc thấy nên cần
nêu ra để chia sẻ với mọi nguời. Chỉ là chút ý mọn, mong sự góp ý khác...
BÀI HỌC ĐỪNG QUÁ TỬ TẾ
VÀ MẤT CẢNH GIÁC VỚI KẺ TIỂU NHÂN
Trong trận chiến chống
dịch Covid 19 ở Mỹ hiện nay, các bệnh viện đang thiếu Khẩu trang, găng
tay, nuớc rửa tay khô (sanitizer) cho Y tá, Bác sĩ.
Đội ngũ Y tá, Bác sĩ
là các chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến giành giật sự sống của bệnh nhân từ
tay Tử thần. Ai cũng biết virus Covid lây lan nhanh chóng thế nào và các
BS đang thiếu thiết bị để bảo vệ chính họ và nguời chung quanh. Xã hội sẽ ra
sao khi chính họ bị ngã xuống. Vì đâu nên nỗi?
Ở Mỹ, mặt hàng khẩu
trang, găng tay, nuớc rửa tay ... bình thuờng có đầy trên kệ hàng, trong kho,
và đuợc sản xuất có hạn vì ít nhu cầu tiêu thụ, chỉ có các bệnh viện, cơ sở y tế
mới mua hàng. Dân chúng Mỹ không cần khẩu trang khi ra khỏi nhà vì không gian sống
rộng rãi, thoáng đãng, không bị ô nhiễm, đa số đều ngồi trong xe hơi khi ra
đuờng, trong sở làm đều có thiết bị khử độc, vệ sinh. Chỉ có một số ít nguời
làm công việc xây dựng ở công truờng bụi bặm mới dùng KT bảo vệ.
Đột nhiên cách đây vài
tháng xảy ra dịch cúm Vũ Hán, kiều dân Tàu, Việt, Phi l Tân, Hàn, Ấn... nói
chung là dân châu Á đổ xô nhau gom hết luợng KT ở mọi nơi để gởi về nuớc họ,
hoặc mua tích trữ trong nhà. Cung không đủ cầu trong một thời gian rất ngắn,
các bệnh viện chỉ dự trữ đủ dùng giờ cần mua thì không còn.
Vào tháng 1-2020,
Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020,
chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế.
Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế
giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang.
Vào thời điểm đó công
ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng
số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho
bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ - MAP International
và MedShare - đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ
và 280.000 găng tay
Hồi tháng 2-2020, Mỹ
đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu
USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một
số thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán
(Vũ Hán thị đệ tứ y viện). Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như
Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và
tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim…
Sự hào phóng của Mỹ
cộng với sự gom góp tích trữ của dân châu Á ở Mỹ đã có hậu quả nhãn tiền là
tình trạng thiếu hụt KT, găng tay ở bv hiện nay.
Nay TQ tuyên bố hết
dịch (ko ai kiểm chứng đuợc) liền quay ngoắt đổ lỗi Mỹ gieo rắc Virus (gắp lửa
bỏ tay nguời), còn lập chiến dịch tuyên truyền biến TQ từ " thủ phạm"
thành "nạn nhân" và " lên mặt" giúp các nuớc châu Phi và
Trung Đông, Đông Âu (dĩ nhiên TQ không bao giờ cho không).
TQ còn xua lực luợng
"dư luận viên" trong và ngoài nuớc lên diễn đàn mạng XH cuời cợt rằng
1 nuớc như Mỹ mà không sản xuất đuợc KT và phải cần TQ hổ trợ các thiết bị y tế
căn bản.
Lợi dụng cơ hội Mỹ và
các nuớc phuơng Tây đang bấn loạn đối phó với nạn dịch, TQ tuyên truyền hạ gục
Mỹ và Tây phuơng, lơ đi những gì các nuớc đã viện trợ, giúp đỡ TQ vì lý do nhân
đạo, kẻ tiểu nhân TQ đã cho thế giới thấy bộ mặt thật xấu xa, ích kỷ, vô ơn,
tàn ác của mình. Đó là chưa kể có giả thuyết cho rằng TQ cho nguời đi gieo rắc
Virus covid trên thế giới.
Đây cũng là kinh ngiệm
cho Mỹ và các nuớc phuơng Tây : "không thể quá hào phóng và mất cảnh giác
với kẻ thù tiểu nhân TQ " , "đi với ma phải mặc áo giấy", "
Duỡng hổ di họa " (giúp đỡ nuôi duỡng kẻ có tiềm lực, thực lực, nhưng bản
tính hung tàn, độc ác thì sẽ là mối họa tuơng lai).
Đồng thời cũng xin quý
vị đồng huơng VN đang sống ở Mỹ xin đừng vô tình tiếp tay với bọn dư luận viên
TQ bằng việc lan truyền, share, hoặc gọi cho nhau biết các bài viết bôi bác,
sai sự thật, chế nhạo các bệnh viện, bác sĩ, hoặc chính phủ Mỹ, làm mất
niềm tin và hoảng loạn trong dân chúng, làm tình hình càng xấu thêm.
Nuớc Mỹ đang gồng mình
chống lại nạn dịch để bảo vệ nguời dân một cách tốt nhất, trong đó có quý vị và
gia đinh quý vị. Nếu không làm gì đuợc để giúp đỡ , xin làm ơn ngồi yên
trong nhà và cầu nguyện. Thử nghĩ, nếu một ngày nào đó xã hội Mỹ, kinh tế
Mỹ, chính phủ Mỹ sụp đổ; vợ, con quý vị có còn đuợc đi làm để có luơng trả nợ
tiền nhà, nợ bill các thứ... cho quý vị không ? Và gia đình quý vị có an ổn
trong thế giới rối ren, hổn loạn ấy không?
Mọi sai sót đều có thể
sửa chửa, các cơ quan chức năng đã thấy đuợc vấn đề và đang điều chỉnh. Tiềm
năng và nhân lực nuớc Mỹ đang đuợc vận dụng để bảo vệ nguời dân, bảo vệ giá trị
nhân văn, nhân ái của một xã hội coi trọng con nguời.
Hãy tin tuởng và cầu
nguyện cho họ và cũng là cho chính mình.
Giới thiệu trang
Facebook dành cho người Việt xin tị nạn ở Thái Lan
Tên Facebook: BPSOS - Tị
Nạn Thái Lan; địa chỉ: https://www.facebook.com/TinanThailan
Thông cáo của BPSOS
Ngày 17 tháng 3, 2020
BPSOS vừa thiết lập
trang Facebook dành riêng cho những người Việt đang lánh nạn ở Thái Lan, với
mục đích đưa thông tin cập nhật và chính xác liên quan đến đời sống, chính sách
tị nạn, các chương trình định cư, các sự hỗ trợ của BPSOS và của các tổ chức
thân hữu, và các hướng dẫn về đối phó với rủi ro.
Một lý do để hình thành
trang Facebook này là những thay đổi sắp đến trong chính sách của chính phủ
Thái Lan đối với tất cả những người xin tị nạn. Cuối năm 2019, Thủ Tướng Thái
Lan ký ban hành chính sách mới, mệnh danh "cơ chế quốc gia về thanh
lọc". Chính sách này, bắt đầu hiệu lực mùa hè năm nay, sẽ ảnh hưởng đáng
kể đến mọi người đang xin tị nạn ở Thái Lan.
Chính sách này là kết
quả của một tiến trình thương lượng kéo dài 2 năm giữa Cao Uỷ Tị Nạn LHQ và
chính phủ Thái Lan. Trong suốt thời gian ấy, BPSOS cùng với một số nhỏ các tổ
chức bảo vệ người tị nạn đã ráo riết vận động loại bỏ những điểm bất lợi cho
người xin tị nạn. Chính sách được ban hành cuối năm 2019 (nhưng chưa công bố)
đã có một số thay đổi tích cực so vói bản thảo ban đầu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
đọng một số điểm bất lợi mà chúng tôi đang nghiên cứu cách đối phó.
Qua trang Facebook mới,
chúng tôi sẽ có những hướng dẫn cụ thể về việc thực thi chính sách mới và các
bước mà người xin tị nạn cần tự chuẩn bị cho chính mình.
Lý do thứ hai để BPSOS
thiết lập trang Facebook mới là tình hình dịch bệnh corona virus đang lây lan
mạnh ở Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đang đưa ra các biện pháp cách ly và phong
toả từng phần và ngày càng leo thang. Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đáng kể
đến sinh hoạt, đời sống và sự an toàn của người xin tị nạn, cu~ng như tiến
trình cứu xét hồ sơ xin tị nạn khi văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cu~ng như các tổ
chức bảo vệ hay hỗ trợ người xin tị nạn đều phải tạm thời giảm hoạt động.
Mối quan tâm lớn nhất của
chúng tôi hiện nay là truyền tải thông tin cập nhật và chính xác đến tất cả
những người đang xin tị nạn, vốn không được lưu tâm bởi các kênh truyền thông
của Thái Lan. Những người đang xin tị nạn này không hoặc ít được tiếp cận các
dịch vụ y tế như xét nghiệm hay chữa trị, mà trong tình cảnh hiện nay trở thành
vô cùng cần thiết.
Trang Facebook cu~ng sẽ
đăng tải các thông tin chính thức của văn phòng trợ giúp pháp lý Center for
Asylum Protection (CAP). Được BPSOS thành lập năm 2010, đây là 1 trong 2 cơ quan
duy nhất mà người lánh nạn ở Thái Lan có thể tìm sự trợ giúp pháp lý. Bằng
cách cung cấp thông tin chính xác và cập nhật, mục đích của BPSOS là giúp đồng
bào xin tị nạn tránh bị hoang mang do thiếu thông tin hoặc bởi các tin giả hay
các tin đồn không căn cứ.
Chúng tôi kêu gọi các
người Việt đang lánh nạn ở Thái Lan hãy theo dõi trang Facebook "BPSOS -
Tị Nạn Thái Lan", địa chỉ: https://www.facebook.com/TinanThailan
Trong cơn dịch bệnh:
Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng và xã hội
- Nhận lãnh trách nhiệm là xác
định chủ quyền
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 25 tháng 3, 2020
Dịch bệnh có 2 đặc điểm:
không phân biệt và không chừa ai.
Khi lây lan, siêu vi
khuẩn không cần biết đối tượng là quan chức hay thường dân, đỏ hay xanh, có
bằng cấp hay thất học, có quan điểm chính trị ra sao, là độc lập hay quốc
doanh... Chúng không tha cho người ích kỷ và cu~ng không tha cho người có ý
thức sống cạnh người ích kỷ.
Với mức lây lan theo cấp
số luỹ thừa hiện nay, dịch cúm Vu~ Hán (còn gọi là COVID-19) đã hoặc sắp vượt
quá khả năng đối phó của nhiều chính quyền, kể cả ở những quốc gia cường thịnh
nhất hành tinh. Việt Nam hiện có ít số trường hợp nhiễm bệnh; dù thực hư ra sao
vẫn khó tránh khỏi dịch bệnh bùng phát bất cứ lúc nào, theo vết chân của Hoa Kỳ
và nhiều quốc gia khác.
Cách duy nhất một xã hội
đối phó với dịch bệnh là mỗi và tất cả người dân phải cùng lúc thể hiện:
(1) Trách
nhiệm cá nhân và gia đình: Nắm thông tin chính xác, thực hiện các biện pháp tự
bảo vệ, và tuân thủ các quy định của chính quyền sở tại.
(2) Trách
nhiệm cộng đồng: Chia sẻ thông tin chính xác, tương thân tương trợ, và đôn đốc
lẫn nhau.
(3) Trách
nhiệm xã hội: Giám sát, phản biện và bổ khuyết những yếu kém và bất cập của
chính quyền.
Bài viết này hướng đến
người Việt ở Hoa Kỳ, ở Thái Lan và ở Việt Nam.
Trách nhiệm cá nhân và
gia đình
Không ai khác có thể bảo
vệ cho mình và gia đình mình. Mỗi người có trách nhiệm gạn lọc thông tin đã
phối kiểm và thực hành các hướng dẫn của các giới chuyên môn để đề phòng sự lây
nhiễm hoặc hành xử đúng cách khi đã lây nhiễm. Khó khăn cho người Việt ở Hoa Kỳ
và ở Thái Lan là không dễ tiếp cận các nguồn tin chính thức hoặc đáng tin cậy,
vì trở ngại ngôn ngữ.
Nhiều người Việt ở Hoa
Kỳ không dễ tiếp cận thông tin của các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chuyên
môn. Theo số liệu của Cục Kiểm Tra Dân Số (Census Bureau), năm 2013 có đến 54%
người Việt bị hạn chế về tiếng Anh và 39% bị cô lập vì bất đồng ngôn ngữ (do
trong gia đình không ai từ 14 tuổi trở lên nói rành tiếng Anh). Hơn nữa, nhiều
người lớn tuổi không sử dụng email, internet hay Facebook.
Gần 2 nghìn đồng bào
đang lánh nạn ở Thái Lan cu~ng ở trong tình trạng tương tự vì các thông báo của
chính phủ chỉ dùng tiếng Thái, thông báo của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ hoặc của các tổ
chức quốc tế chỉ dùng tiếng Anh. Phần lớn họ sống rải rác, không dễ cho việc
chia sẻ thông tin. Kể cả những người đã được CUTN/LHQ công nhận quy chế tị nạn
vẫn bị xem là cư dân bất hợp pháp, nên không dám tiếp cận các dịch vụ y tế.
Đồng bào ở trong nước
nhiều người mà chúng tôi tiếp xúc bày tỏ sự hoang mang do thiếu thông tin thực
tiễn và đáng tin cậy. Các cơ quan chính quyền dù có nói thật vẫn bị hoài nghi vì
lâu nay nhiều người dân không còn tin chính quyền nữa. Vì nhà nước ngăn cản
quyền tự tổ chức của người dân, Việt Nam thiếu hẳn những định chế xã hội dân sự
để bổ khuyết cho những yếu kém và bất cập của chính quyền, là yếu tố tối quan
trọng cho việc đối phó hiệu quả với dịch bệnh. Ở những vùng xa thị thành, tình
trạng thường tệ hại hơn.
Trách nhiệm cộng đồng
Đây là lúc mọi người còn
phải có trách nhiệm cộng đồng; tự lo cho mình và gia đình mình là rất cần nhưng
không đủ. Dù giữ gìn cho riêng mình cách mấy, rủi ro bị nhiễm vẫn cao nếu dịch
bệnh lây lan trong cộng đồng. Tính lây lan của dịch bệnh không chừa một ai.
Chúng ta có may mắn là
đa số người Việt đều sống trong một cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc, hoặc là
thành viên của các tổ chức tôn giáo, nhóm XHDS, hiệp hội đồng hương, hội cựu
học sinh hay sinh viên... Trong mỗi cộng đồng và tổ chức hay nhóm, luôn có
những cá nhân có ảnh hưởng lên các thành viên còn lại. Chính những người này có
sức thuyết phục hơn cả chính quyền và các cơ quan truyền thông. Tôi biết rằng ở
Hoa Kỳ và ở Thái Lan nhiều người trong số họ đang góp phần truyền tin, hướng
dẫn và động viên những người trong vòng ảnh hưởng của mình.
Riêng ở Việt Nam, vai
trò của các lãnh đạo tôn giáo và tinh thần càng trở nên quan trọng và cần thiết
trong lúc này, vì 2 lẽ. Thứ nhất, họ là điểm tựa tinh thần vững chãi khi người
dân ít tin nơi chính quyền. Thứ hai, họ sẵn sàng sử dụng thông tin từ nhiều
nguồn miễn là hữu ích cho cộng đồng, chứ không bị hạn chế vào nguồn duy nhất là
chính quyền. Hơn nữa, nhiều cộng đồng tôn giáo và sắc tộc đã có sẵn ban và kênh
truyền thông riêng, có thể huy động ngay. Những cộng đồng nào chưa có thì phải
thành lập ngay ban và kênh truyền thông; càng sớm thì càng tăng cơ hội cho cộng
đồng vượt qua dịch bệnh.
Trách nhiệm xã hội
Tình huống dịch bệnh ảnh
hưởng mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội, do đó mọi người và mọi cộng đồng
cùng có trách nhiệm và quyền tiếp tay đối phó và giải quyết. Đó là điều đang
xảy ra ở Hoa Kỳ. Đối với đồng bào lánh nạn ở Thái Lan, chúng tôi đang tạo các
nhịp cầu để họ góp phần cùng với xã hội sở tại đối phó dịch bệnh.
Ở Việt Nam, vai trò của
người dân chưa được xiển dương, nhiều khi còn bị khống chế và bóp nghẽn. Nhà
nước chỉ kêu gọi người dân tuân thủ chứ chưa thừa nhận quyền của người dân về
giám sát việc nhà nước thực thi nghĩa vụ, như được quy định trong Điều 12 của
Công Ước Quốc Tế về Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hoá mà Việt Nam là quốc gia thành
viên:
"1. Các quốc gia
thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức
khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được.
2. Các biện pháp mà một
quốc gia thành viên Công ước cần thi hành để thực hiện đầy đủ quyền này bao gồm
những biện pháp cần thiết nhằm:
...
c) Ngăn ngừa, xử lý và
hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác;
d) Tạo các điều
kiện để bảo đảm việc tiếp cận mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế
khi đau yếu."
Không chỉ là giám sát,
người dân còn có quyền thiết lập các chương trình, đề ra các phương án, và hành
động, cách riêng hoặc cách tập thể, để bổ khuyết những sai sót và bất cập của
chính quyền. Người dân, lúc này hơn lúc nào hết, không thể giao khoán vận mạng
của mình, của gia đình, của cộng đồng và của xã hội cho bất kỳ ai khác, kể cả
chính quyền, các tổ chức quốc tế hay cơ quan LHQ.
Đây là cơ hội cho những
ai đang cổ suý xã hội dân sự thể hiện vai trò và tác dụng bằng những chương
trình và việc làm thiết thực để trám những lỗ hổng về thông tin và dịch vụ,
nhất là đối với những người và những cộng đồng dễ bị tổn thương. Qua đó, họ sẽ
làm gương về minh bạch, công tâm, và thiện chí. Nhận trách nhiệm đối với xã hội
chính là xác định chủ quyền lên xã hội.
Những nỗ lực của BPSOS
BPSOS đã thành lập
"Toán Theo Dõi Tình Trạng Dịch Bệnh" để lọc lựa thông tin cập nhật,
chính xác và thực dụng, dịch và tóm tắt trong tiếng Việt, và truyền tải đến
người Việt ở Hoa Kỳ, ở Thái Lan và ở Việt Nam. Trong một số trường hợp chúng
tôi dịch sang tiếng Ê Đê và tiếng Hmong. Các phương tiện truyền tải hiện có:
- Trang mạng gồm các thông tin
xúc tích: https://www.bpsos.org/covid-19
- Trang Facebook với thông tin
cập nhật chung cho người Việt ở Hoa Kỳ, Thái Lan và Việt Nam: https://www.facebook.com/Dephongdichbenh
- Trang Facebook dành riêng cho
người Việt đang lánh nạn ở Thái Lan: https://www.facebook.com/TinanThailan
https://www.facebook.com/TinanThailan
- Các trang Facebook hoặc trang
web của mỗi văn phòng BPSOS ở các vùng địa phương ở Hoa Kỳ: Orange County
(California), Houston (Texas), Bắc Virginia, Atlanta (Georgia), Biloxi
(Mississippi), và Mobile (Alabama). Xem: https://www.bpsos.org/locations
BPSOS đang thiết lập ứng
dụng điện thoại thông minh (App) để tạo thuận tiện cho việc tiếp cận thông tin
kể cả đối với những người không rành kỹ thuật tin học.
Chúng tôi đang rất cần
những con tim, những khối óc, những cánh tay góp sức để đưa thông tin chính
xác, cập nhật và thực tiễn đến với đồng bào. Để tình nguyện, xin liên
lạc: bpsos@bpsos.org.
No comments:
Post a Comment