20180925 Bản tin biển Đông
Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi
China says U.S. putting 'knife to its neck', hard to
proceed on trade
China says U.S. trying to force it to submit on trade
as new tariffs kick in
U.S. approval of $330 million military sale to Taiwan
draws China's ire
China calls US an 'economic bully' as Trump imposes
$200bn of trade tariffs
China nixes US warship port visit, recalls admiral
from US
China to set up local government debt monitoring
system - China Daily
Focus: Asian firms shuffle production around the
region as China tariffs hit
Trump's tariffs on $200 bn of Chinese imports kick in
Insight: The night a Chinese billionaire was accused
of rape in Minnesota
Người Việt ‘thấm thía’ khi
Trump kêu gọi chống CNXH
Trong cả bài diễn văn
dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại
chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” đã thu hút sự chú
ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói rằng họ ủng hộ và mong ý
tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì “hơn ai hết, chúng tôi rất
thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”.
Đơn cử trường hợp ở
Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một “bi kịch của nhân loại” với
“hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu
thuẫn của Cuba”.
“Cách đây không lâu,
Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa
xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo
đói”, Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng việc “thử
nghiệm” CNXH đã “tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng thời kêu gọi “tất
cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó
gây ra cho mọi người”.
Phần phát biểu này của
ông Trump đã gây chú ý đặc biệt đối với người dân đang sống ở một trong số ít
ỏi các quốc gia vẫn đang theo CNXH là Việt Nam.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo
ở Nha Trang nói rằng ông mong ý tưởng của ông Trump “trở thành hiện thực” và
“được cả thế giới ủng hộ”, mặc dù ông thừa nhận lâu nay “không mấy cảm tình với
ông Donald Trump” vì cho rằng ông chỉ là một thương gia, không phải là chính
trị gia và cũng không quan tâm tới nhân quyền.
“Nhưng diễn văn hôm qua
của ông khiến tôi hết sức bất ngờ. Là một người dân ở quốc gia tuyên bố đi theo
CNXH cả nửa thế kỷ nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiều cay đắng và rất thấm
thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”, ông Tạo nói.
Từ Hà Nội, blogger-nhà
hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cũng chia sẻ quan điểm của ông Tạo.
Ông Tuyến nói ông không
muốn giải thích “dài dòng” lý do ông ủng hộ ông Trump, nhưng “nếu ai đã từng
sống dưới một chế độ như chế độ chúng tôi đang sống thì sẽ hiểu”.
Trên mạng xã hội, nhiều
người Việt Nam gửi lời “cảm ơn ông Trump” về “ý tưởng tuyệt vời” này. Thậm chí,
Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyện “lấy một phần tuổi thọ của tôi trao cho ông
ấy”.
Theo phân tích của nhà
báo Võ Văn Tạo, mặc dù mang tiếng là quốc gia theo CHXH, nhưng trên thực tế,
Việt Nam và Trung cộng đã “xa rời” mô hình đã được Quốc tế Cộng sản định nghĩa
từ lâu, “chỉ còn giữ mỗi đặc điểm đầu tiên là độc quyền Đảng Cộng sản cai trị
thôi, những cái khác thì đã xóa hết rồi”.
“Cũng may mắn cho hai
dân tộc của hai quốc gia này vì ban lãnh đạo đã xa rời bớt chủ nghĩa xã hội,
chứ không thì cũng gay go”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Ngoài ra, theo nhà báo
Việt Nam, quan điểm tập trung quyền lực cho các doanh nghiệp nhà nước cũng là
một yếu tố đang “phá hoại rất lớn” nền kinh tế Việt Nam.
Ông nói: “Ở Việt Nam, đã
có những bài học đau đớn về Vinashin, Vinalines, bất cứ Vina nào hễ rờ đến đều
bị thâm thủng hàng trăm, hàng nghìn tỷ. Thế nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ
chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì cái đó phá hoại sức sản xuất rất
ghê gớm”.
TS. Nguyễn Quang A, một
nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, lại cho rằng Việt Nam
chỉ mang vỏ bọc CNXH, còn từ lâu đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
“Ở Việt Nam, người ta đã
bỏ cái đó 30 năm nay rồi. Thực sự nếu xét các hoạt động kinh tế của Việt Nam
bây giờ thì Việt Nam đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có điều không
phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà còn đang trong thời kỳ quá độ
rất đau khổ để tiến lên chủ nghĩa tư bản hiện đại mà thôi”
Trong một thư ngỏ gần
đây gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người vừa qua đời vài ngày trước, Giám
mục Công giáo Hoàng Đức Oanh cảm thán than: “Sao Việt Nam khổ thế! Mọi thứ
xuống cấp, cả đạo đức! Người người vô cảm với nhau! Mạng người rẻ như bèo! Bệnh
tật nhiều, ung thư nhiều! Chết nhiều! Tù nhiều! Như cải cách ruộng đất 1956?
Như Mậu Thân 1968? Rồi 1975? Mất mát nhiều đến thế! Do đâu?”
Ông đề nghị các lãnh đạo
Việt Nam hãy “bỏ cái đuôi ‘định hướng theo CNXH’” để tháo gỡ mọi vấn đề và giúp
đất nước phát triển.
“Bởi vì như ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết XHCN đi tới
đâu, thành hình như thế nào’, mà bây giờ mình mông lung như vậy”, GM. Hoàng Đức
Oanh nói.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo,
mặc dù có nhiều người, đặc biệt là giới trí thức, ở Việt Nam ủng hộ ý tưởng bỏ
CNXH, nhưng một số đông vẫn hài lòng và yên phận với tình trạng hiện tại vì đời
sống kinh tế đã được cải thiện nhiều so với trước đây.
Ông phân tích thêm: “Rõ
ràng phải công nhận so với những năm 1980 thì đời sống ở Việt Nam tốt hơn,
nhưng so với tiềm năng của Việt Nam thì rất lãng phí. Đáng lẽ Việt Nam phải là
quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và ngang ngửa Nhật Bản, vượt Hàn Quốc nữa, chứ
không phải như bây giờ với bình quân thu nhập tính trên đầu người mới hơn 3.000
đôla, theo thống kê của nhà nước Việt Nam”.
Phát biểu “chống chủ
nghĩa xã hội” của ông Trump cũng rất được quan tâm tại Trung cộng, láng giềng
“4 tốt” của Việt Nam.
Khi được yêu cầu bình
luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 26/9,
phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung cộng nói rằng “Mỗi quốc gia
đều có quyền chọn con đường phát triển và hệ thống xã hội phù hợp với mình”, và
cho rằng việc “tạo ra sự thù địch và đối đầu” dựa trên khác biệt về ý thức hệ
là đặc điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam hiện vẫn chưa
có phản ứng hay bình luận gì về phát biểu của Tổng thống Mỹ.
Khánh An
Tổng thống Trump giận dữ
chỉ trích Trung Quốc thậm tệ trước Đại hội đồng LHQ
Phát biểu trước Đại hội
đồng Liên hợp quốc, tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích gay gắt Trung Quốc về
các chính sách thương mại và kinh tế của nước này.
Dành 3 lần đề cập cụ thể
Trung Quốc, ông Trump thể hiện sự giận dữ và cáo buộc Bắc Kinh
thực hiện nhiều chính sách bất công – tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa
tin.
Tổng thống Mỹ nói, “họ
không ngừng bán phá giá sản phẩm, cưỡng ép chuyển gia công nghệ, và ăn cắp sở
hữu trí tuệ.
Nước Mỹ đã mất hơn 3
triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất – gần 1/4 của toàn bộ công ăn việc làm
trong ngành thép, và 60.000 nhà máy – sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Chúng tôi đã mất 13.000
tỉ USD vì thâm hụt thương mại trong hai thập kỷ qua.”
“Những ngày đó đã chấm
dứt. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng với sự lạm dụng này nữa.
Chúng tôi sẽ không cho
phép công nhân của mình trở thành nạn nhân, các doanh nghiệp của mình bị lừa
gạt, và tài sản của Mỹ bị bòn rút và chuyển ra ngoài.
Mỹ sẽ không bao
giờ xin lỗi vì bảo vệ công dân của mình.
Nước Mỹ vừa công bố áp
thuế quan lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, nâng tổng số [giá trị hàng Trung
Quốc bị đánh thuế] lên 250 tỉ USD.
Tôi rất tôn trọng và quý
mến người bạn là chủ tịch Tập Cận Bình,
nhưng tôi cũng nói rõ
rằng tình trạng bất cân bằng thương mại
là không thể chấp
nhận.
Việc Trung Quốc bóp méo
thị trường và cách họ xử lý là không
thể nhân nhượng,” ông
Trump nói.
“Điểm mặt” Trung Quốc là
quốc gia bất hảo trong lĩnh vực thương mại, thông điệp của tổng thống Trump là
tín hiệu rằng chính quyền của ông
sẽ leo thang hơn
nữa cuộc chiến thương mại giữa hai nước –
nổ ra từ tháng 7 năm
nay, cũng như khẳng định quyết tâm của Nhà Trắng trong việc thay đổi tính chất
quan hệ Mỹ-Trung.
Giáo sư Zhao Ma, từ Đại
học Washington ở St. Louis, Mỹ, chỉ rằng LHQ là diễn đàn có ý nghĩa đặc biệt
với Trung Quốc.
Vai trò thành viên LHQ
và Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ là biểu trưng cho thấy Trung Quốc
được đón nhận như một thành viên của cộng đồng toàn cầu.
“Công khai chỉ trích
Trung Quốc ngay tại diễn đàn được Trung Quốc chú trọng nhất cho thấy chính
quyền Trump cố gắng gây sức ép tối đa lên Trung Quốc tại các cuộc đàm phán
thương mại trong tương lai,” ông Zhao nói.
Ông Trump yêu cầu Trung
Quốc thực hiện những thay đổi then chốt không chỉ trong luật đầu tư – vốn đòi
hỏi doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ
cho đối tác bản địa, mà còn trong chính sách công nghiệp.
“Trong khi Mỹ và nhiều
nước khác chơi theo luật, thì những nước này (gồm Trung Quốc) lợi dụng nền công
nghiệp do chính phủ điều hành và những doanh nghiệp quốc doanh để thao túng hệ
thống theo cách có lợi cho họ,” ông phát biểu trước đại diện các nước dự phiên
họp Đại hội đồng lần thứ 73.
Quan hệ Mỹ-Trung đã vấp
nhiều rạn nứt trong thời gian gần đây. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad
bị Bắc Kinh triệu hồi vào cuối tuần qua để phản ứng về vụ Bộ ngoại giao Mỹ
trừng phạt các thực thể Trung Quốc do mua vũ khí của Nga. Trước đó, Trung Quốc
cũng hủy vòng đàm phán thương mại với Washington do chính quyền Trump thông báo
áp thuế lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Yun Sun, trợ lý cấp cao
trong Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, Mỹ, bình luận:
“Ông Trump tái nhấn mạnh giá trị và tầm quan trọng của chiến tranh thương mại
với Trung Quốc, thể hiện rằng việc thỏa hiệp với ông là không thể.
Lập trường cứng rắn trong
thương mại [của ông Trump] phản ánh góc nhìn của một phần nước Mỹ về sự rạn nứt
của hai nền kinh tế – với ý nghĩa quan trọng về chính trị và an ninh.”
Trong bài diễn văn trước
ĐHĐLHQ năm ngoái, ông Trump chỉ đề cập trực tiếp đến Trung Quốc khi cảm ơn chủ
tịch Tập Cận Bình vì sự hợp tác trong vấn đề Triều Tiên.
Tổng thống Trump thổi
bay tiếng cười nhạo bằng phong cách mang tên ông
Tổng thống Trump gặp
phải tình huống khó xử tại Đại hội đồng LHQ hôm thứ Ba, nhưng cách phản ứng của
ông đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh của một nhà lãnh đạo dám nghĩ, dám làm.
Hôm thứ Ba (25/9), Tổng
thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông khẳng định “chưa đầy
hai năm, chính quyền của tôi đã đạt được nhiều điều hơn bất kỳ chính quyền nào
trong lịch sử nước ta”.
Đó là một thực tế đã
được ghi nhận. Thế giới đã chứng kiến những thay đổi chưa từng có, chỉ hơn một
năm kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức.
Sau 2 nhiệm kỳ của người
tiền nhiệm Obama với Triều Tiên liên tục thử nghiệm vũ khí, ông Trump đã khiến
Kim Jong-un chấp nhận đàm phán và tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Trái ngược với chính
sách mềm mỏng với Trung Quốc của ông Obama, chính quyền Trump gây sức ép khiến
Bắc Kinh phải dè chừng trên cả lĩnh vực thương mại và quân sự.
Điều bất ngờ là có những
tiếng cười khúc khích nổi lên khi ông Trump nêu ra thực tế đó tại Đại hội đồng
LHQ. Đáp lại thái độ này, ông Trump mỉm cười bình thản và tự tin: “Tôi không
ngờ có phản ứng này, nhưng mà điều đó tốt thôi”.
Lời đáp thản nhiên của ông
khiến khán giả bất ngờ, bật cười thích thú và vỗ tay.
Bị chỉ trích, nhạo báng
là điều thường thấy kể từ khi ông Trump bước chân vào chính trường, nhưng chưa
một lần nào ông thể hiện sự nao núng. Đối với ông, làm tổng thống không
phải vì danh và lợi, mà vì lòng yêu nước, cùng mong nguyện về sự an toàn và
thịnh vượng cho nhân dân Hoa Kỳ, theo nhà phân tích quân sự và tình
báo Sebastian Gorka.
“Ông ấy chỉ muốn hai thứ
cho tất cả người dân Hoa Kỳ. Ông muốn tất cả các bạn được an toàn, và ông muốn
gia đình các bạn được phát triển thịnh vượng”, ông Gorka khẳng định. “Ông ấy
muốn điều đó cho tất cả người Mỹ, cho dù bạn có bỏ phiếu cho ông ấy hay không”.
Hơn một năm kể từ khi
nhậm chức, Tổng thống Trump đang tiến thẳng băng trên còn đường hoàn tất những
lời hứa mà ông đã cam kết khi vận động tranh cử.
Ông đã mang lại công ăn
việc làm cho người Mỹ, điều mà cựu Tổng thống Obama cho là một đi không trở
lại, và hỏi mỉa mai rằng “ông có cây đũa phép nào?”. Giờ đây, khi Tổng
thống Trump thực hiện được điều kỳ diệu đó, thì người tiền nhiệm Obama lại
tuyên bố “tranh công”.
Ngoài những tiến triển
tích cực từ Triều Tiên, chính quyền Trump cũng làm những điều chưa từng được
thấy đối với Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục bàng hoàng trước những chính sách
mạnh mẽ của ông Trump chống loại hoạt động thương mại không công bằng của Trung
Quốc.
Những phân tích từ khía
cạnh này cho thấy Bắc Kinh đã cạn chiêu bài và ông Trump thắng thế
trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Phân tích mới đây của
Business Insider cũng cho thấy chính quyền Trump đã tăng cường chống lại
tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, và đã chiến thắng khi
đảm bảo được những tuyến hàng hải, hàng không tự do trong khu vực.
Điều này là một
khác biệt lớn với Tổng thống Obama, người bị chỉ trích vì không cho phép hải
quân Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012-2015, trong
khi Trung Quốc ra sức xây dựng đảo nhân tạo.
Không ngại chỉ trích, đó
là phong cách Donald Trump khi ông thực hiện những lời hứa của mình với nhân dân.
Ông không ngại “rước vạ
vào thân” khi quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, theo đúng
nguyện vọng của cơ quan đại biểu cho nhân dân – Nghị viện Hoa Kỳ – đã thông qua
từ năm 1995, nhưng các tổng thống liên tục ký sắc lệnh hoãn thi hành.
Ông Trump cũng đối mặt
với bão dư luận vì rời khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu, nhưng sau đó giới chỉ
trích “nín lặng” vì Hoa Kỳ cắt giảm khí thải lớn nhất thế giới dưới thời
Trump, dù không ký hiệp định Paris, theo phân tích của Sterling Burnett và Justin
Haskins thuộc Viện Heartland.
Thu Phương
Liên Hiệp Châu Âu đề ra chiến lược cạnh tranh với
Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc
Trọng Nghĩa Đăng
ngày 26-09-2018 Sửa đổi ngày 26-09-2018 16:14
Cờ trước trụ sở Ngân
hàng Trung ương Châu Âu tại Frankfurt, Đức. Ảnh 26/04/2018.REUTERS/Kai
Pfaffenbach
Vào lúc thái độ nghi ngờ
đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp
Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là
không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không
thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ
được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh
Á - Âu mở ra vào tháng 10 tới đây.
Mang tên « Chiến lược
kết nối châu Á - Asia Connectivity Strategy », dự án này nhằm mục tiêu cải
thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ
thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao
động.
Bruxelles nhấn mạnh là
mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn
liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc,
với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử
dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang.
Lãnh đạo ngành ngoại
giao Châu Âu Federica Mogherini, cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng
tháng trời với một số quốc gia Châu Á « chú ý đến cách làm của Châu Âu ». Trả
lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc
làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: « Tôi
không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó
là đề nghị của chúng tôi. »
Theo ghi nhận của AFP,
chiến lược châu Á mới này được đưa ra sau khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh
mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương « Nước Mỹ
Trên Hết » của tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở
Châu Phi cũng như Châu Á.
Maaike Okano-Heijmans,
một chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh
giá đây là bước đi « rất quan trọng » sau khi Châu Âu bị chỉ trích là quá chậm
chạp trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc, thời gian qua.
Trả lời AFP, chuyên gia
này cho rằng: « Chúng ta không thể tố cáo Liên Hiệp Châu Âu là không có tầm
nhìn nữa. Thách thức bây giờ là làm thế nào là biến nó thành một cái gì có thực
chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa. Bởi vì một kế hoạch như vậy đòi hỏi
rất nhiều tiền, mà không ai có thể cạnh tranh với tiền của Trung Quốc »
Vào thượng tuần tháng 9,
chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các
nước tham gia Con Đường Tơ Lụa mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đô la, trong đó có hơn
60 tỷ đầu tư trực tiếp.
Thế nhưng, một số nước
đã bắt đầu tự hỏi là những ràng buộc gắn với các món tiền phải chăng đang biến
tiền vay thành gánh nặng hơn là thuận lợi ?
Chiến lược đề nghị nhấn
mạnh trên những « chuẩn mực cao về môi trường và lao động », và tính chất vừa
phải về mặt tài chính của các dự án hạ tầng cơ sở.
Theo AFP, lời nhấn mạnh
đó rõ ràng là nhắm vào Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, đang bị cho là đã tạo
ra bẫy nợ đối với những nước tin vào sự hào phóng của Trung Quốc.
Nỗi lo ngại này có vẻ có cơ
sở khi vào năm ngoái, 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm
cảng chiến lược của mình vì không trả nổi khoản nợ 1,4 tỷ đô la cho dự án.
Tháng 8 vừa qua, đến lượt Malaysia tuyên bố ngưng 3 dự án mà Bắc Kinh tài trợ,
trong đó có đề án đường xe lửa trị giá 20 tỷ đô la. Còn Pakistan, cho đến gần
đây còn rất hứng thú đón nhận tiền Trung Quốc, nay đã cam kết minh bạch hơn nữa
trước dư luận lo ngại khả năng không trả được nợ.
Tổng Thống Trump tuyên bố chống “Chủ Nghĩa Xã
Hội” tại Liên Hiệp Quốc
Published: 27/09/2018 | By: VQ1
TT Trump phát biểu trước
diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2018
Ngày 25 tháng 09 năm 2018, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, TT Trump
đại diện Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ phát biểu đầu tiên với nội dung chống “Chủ
Nghĩa Xã Hội” tức là chủ nghĩa Cộng Sản.
Hôm thứ Ba 25/9, Tổng thống Donald Trump vừa có bài phát biểu tại Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc (UNGA). Ở đó TT Trump nhắc đến những thành tựu mà chính
quyền của ông đã đạt được “chỉ trong chưa đầy hai năm”, sự cần thiết phải thay
đổi hệ thống thương mại thế giới và tình hình khủng hoảng ở Venezuela mà theo
ông là do “Chủ Nghĩa Xã Hội” gây ra.
“Nói một cách khác, nước Mỹ giờ đây là một quốc gia mạnh hơn, an toàn hơn
và giàu có hơn khi tôi nhậm chức cách đây chưa đầy hai năm,” ông
Trump tự khen khi phát biểu tại phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc.
Tổng Thống Mỹ hô hào: “Tất cả các nước nên chống
lại Chủ Nghĩa Xã Hội”
Tổng thống Mỹ nói khá nhiều về cuộc khủng hoảng ở Venezuela, mà
theo ông chủ yếu là do “Chủ Nghĩa Xã Hội” gây ra.
Ông Trump thông báo chính quyền Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp
trừng phạt mới lên những người thân cận và các cố vấn của Tổng thống Venezuela
Nicola Maduro. Tổng thống Trump phát biểu:
“Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một thảm họa loài người, ví
dụ như ở Venezuela. Hơn 2 triệu người đã bỏ chạy nỗi kinh hoàng mà chế độ xã
hội chủ nghĩa Maduro và nước bảo trợ họ là Cuba đã mang lại”.
“Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những nước giàu nhất
trên trái đất. Mà nay, “Chủ Nghĩa Xã Hội” đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu
mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực.
“Gần như ở những nơi nào mà “Chủ Nghĩa Xã Hội” hay chủ nghĩa
Cộng Sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục
nát. Cơn khát quyền lực của “Chủ Nghĩa Xã Hội” dẫn đến sự bành trướng, thôn
tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại “Chủ Nghĩa Xã
Hội” và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.
“Trên tinh thần đó, chúng tôi đề nghị các quốc gia có mặt ở đây
cùng chúng tôi kêu gọi khôi phục dân chủ ở Venezuela. Hôm nay, chúng tôi công
bố thêm các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ đàn áp, nhắm vào giới thân
cận và các cố vấn gần gũi của Maduro.”
Bà Cilia Flores là nhân
vật có ảnh hưởng lớn trong chính quyền của chồng bà, ông Nicolas Maduro
Chính quyền Hoa Kỳ cũng vừa công bố ra các lệnh trừng phạt nhắm
vào Đệ nhất phu nhân Venezuela, Cilia Flores, Phó Tổng thống Delcy Rodriguez,
Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez và Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino.
Không chỉ thế, hôm 25/09 Hoa Kỳ còn ra lệnh giữ một phi cơ riêng
trị giá 20 triệu đô-la của ông Diosdado Cabello mà chính quyền Mỹ cho là
thuộc về một nhân vật có liên quan với lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa
Venezuela.
Phát biểu bên lề Đại hội đồng LHQ, ông Trump từ chối nói Hoa Kỳ
có ủng hộ việc lật đổ chế độ của ôngNicolas Maduro hay không. Tuy
nhiên, ông Trump buông ra lời bình phẩm rằng “chế độ ở Venezuela thật
ra rất dễ bị lật đổ bởi quân đội, nếu quân đội nước đó muốn làm”.
Đáp trả, ông Nicolas Maduro đã nói ông Trump “đừng động
vào Cilia của tôi”. Bà Cilia Flores là là Dân Biểu Quốc Hội và là vợ
của Tổng thống Venezuela, một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong bộ máy cấm quyền
của Venezuela. Một năm trước, chính quyền Mỹ đã đóng băng tài sản của ông
Maduro.
Về WTO và thương chiến
với Trung Cộng
Cũng hôm 25/9, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại diễn đàn Liên
Hiệp Quốc về Trung Cộng như sau:
Đệ nhất phu nhân tổng
thống Mỹ Melania Trump, người Slovenia, nghe chồng phê phán Venezuela và Trung
Cộng ngay tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 25/09/2018
“Nhiều quốc gia trong hội trường này sẽ đồng ý rằng hệ thống
thương mại thế giới hiện nay đang rất cần thay đổi”, “Chẳng hạn,
các nước gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO đã và đang vi phạm tất
cả các nguyên tắc cơ bản dựng lên tổ chức này. Trong khi Hoa Kỳ và nhiều quốc
gia khác tuân thủ luật lệ, thì những nước này [vi phạm] lại dùng kế hoạch hóa
công nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ điều hành để gian lận
hệ thống theo lợi ích của họ. Họ liên tục phá giá hàng hóa, cưỡng ép các công
ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cao và đánh cắp sở hữu trí tuệ.
“Mỹ đã mất hơn ba triệu việc làm trong ngành chế tạo, gần một
phần tư việc làm trong ngành thép và 60.000 cơ xưởng sau khi Trung Cộng gia
nhập WTO. Và chúng tôi đã có thâm hụt thương mại 13 ngàn tỷ [với Trung Cộng]
trong hai thập kỷ qua.
“Nhưng thời kỳ này đã chấm dứt. Chúng tôi không còn chấp nhận sự
lạm dụng đó nữa. Chúng tôi sẽ không cho phép công nhân của chúng tôi thành nạn
nhân, công ty của chúng tôi bị lừa dối và tài sản của chúng tôi bị tước đoạt và
chuyển giao. Mỹ sẽ không bao giờ xin lỗi vì đã bảo vệ công dân của chúng tôi.
“Mỹ vừa tuyên bố áp dụng mức thuế mới lên 200 tỷ đô la lên hàng
hóa sản xuất tại Trung Cộng, thành tổng số 250 tỷ USD [đã áp dụng] cho đến lúc
này. Tôi rất tôn trọng và yêu mến với bạn tôi, Chủ tịch Tập [Tập Cân Bình],
nhưng tôi cũng nói rõ mất cân bằng thương mại là không thể chấp nhận được.
Việc Trung Cộng làm biến dạng thị trường và cách làm ăn của họ không thể dung
thứ được”.
“Như chính quyền của tôi đã chứng tỏ, Mỹ luôn luôn hành động vì
lợi ích quốc gia của chúng tôi” .
Xã luận của Thời báo Trung Cộng, trang Global Times ngày 26/9 phản
ứng gay gắt bàig diễn văn của ông Trump ở LHQ, cho rằng đã tạo ra “phản ứng
tiêu cực trên thế giới”. Và tờ báo viết tiếp: “Washington mở tấn công
chống Trung Cộng nhưng đã không có kết quả mong muốn.”, “Thế giới phương
Tây nói chung giữ thái độ trung lập, và Mỹ chưa tìm ra vị thế có lợi.”
Hiện có bình luận rằng cuộc chiến thương mại của ông Donald
Trump không chỉ có mục tiêu thuần tuý kinh tế mà còn nhằm phá tan mô hình nhà
nước ở Trung Cộng.
Viết theo BBC.
Mỹ răn đe Trung Quốc
với cuộc tập trận trên biển phối hợp 4 binh chủng
Mai Vân Đăng ngày 26-09-2018
Sửa đổi ngày 26-09-2018 16:11
Tàu sân bay USS Ronald Reagan và hải
đội tác chiến cùng oanh tạc cơ B-52 của Không Quân và chiến đấu cơ F/A 18 của
Hải Quân, trên biển Philippines, trong cuộc tập trận Valiant Shield 2018 ngày
17/09/2018.U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Erwin
Vào lúc quan hệ với Trung Quốc có
dấu hiệu căng thẳng trên cả bình diện thương mại lẫn quốc phòng, ngày
23/09/2018, Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vừa kết thúc một cuộc tập
trân hợp đồng binh chủng với quy mô lớn hiếm thấy ở vùng đảo Marianas (Marianas
Island Range Complex) ở miền Tây Thái Bình Dương và đảo Guam. Mở ra từ ngày
16/09, cuộc diễn tập mang tên Valiant Shield 2018 được giới phân tích quân sự
đánh giá là mang một tính chất răn đe rõ rệt đối với Trung Quốc khi cho thấy sự
vô hiệu của “tên lửa diệt hàng không mẫu hạm” mà Bắc Kinh thường phô trương gần
đây.
Trong một bản thông cáo công bố ngày
15/09, Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là cuộc tập trận Valiant Shield
2018 huy động một lực lượng gồm khoảng 15.000 người, đến từ toàn bộ 4 binh
chủng của Quân Đội Mỹ: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến.
Trên bình diện các phương tiên được
tung vào cuộc tập trận của riêng Mỹ, diễn ra hai năm một lần ngay sau cuộc diễn
tập đa phương RIMPAC, có hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, 15 chiến hạm và
quân hạm đủ loại, cùng với 160 máy bay trong đó có loại oanh tạc cơ chiến lược
B-52.
Valiant Shield là một cuộc tập trận
hợp đồng binh chủng được thiết kế từ năm 2006 nhằm mục tiêu rèn luyện năng lực
phối hợp tác chiến và sẵn sàng chiến đấu của cả 4 binh chủng tạo thành lực
lượng võ trang Hoa Kỳ.
Đặc biệt năm nay, trong khuôn khổ
một sự chuyển hướng chiến lược nhằm đối phó với hai đối thủ cạnh tranh được chỉ
định rõ là Trung Quốc và Nga, cuộc tập trận Valiant Shield 2018 bao hàm nhiều
bài tập liên quan đến các kỹ năng bảo đảm an ninh trên biển, đổ bộ, chống tàu
ngầm và phòng không.
Trung Quốc, đối tượng của Valiant
Shield 2018
Đối với tờ Business Insider, ấn bản
Pháp, đối tượng nhắm tới của cuộc tập trận Valiant Shield 2018 chính là Trung
Quốc dù không một quan chức Mỹ nào nói ra.
Bài viết công bố hôm 19/09, vào lúc
cuộc tập trận Valiant 2018 đang diễn ra mang một tựa đề rất rõ ràng: Bên trên
các bức ảnh về cuộc tập trận trên biển Philippines, tờ báo ghi nhận: “Một bức
ảnh cho thấy rõ vì sao “tên lửa diệt hạm” của Bắc Kinh sẽ không thắng được ở
Biển Đông trong một trận đánh”.
Phân tích chung của Business Insider
ghi nhận:
“Quân Đội Mỹ đã tiến hành một
cuộc tập trận trên Thái Bình Dương kết hợp oanh tạc cơ chiến lược hạt
nhân, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ kế tiếp, một tàu sân bay và hệ thống phòng
thủ chống tên lửa đạn đạo.
Đó là những trang thiết bị mà Mỹ
phải cần đến trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến thật sự với Trung Quốc ở
Biển Đông.
Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng
Hải Quân to lớn hơn Mỹ và chế tạo ra loại hỏa tiễn chuyên dùng để công phá tàu
sân bay, nhưng cho đến giờ này, chưa có dấu hiệu gì là lực lượng đó có thể thật
sư hoạt động như mong đợi trong môi trường chiến tranh.”
Đối với tác giả bài phân tích, trong
thời gian qua, Hải Quân Trung Quốc đã cố vươn lên để vượt qua Mỹ về mặt lực
lượng vì muốn khóa chặt Biển Đông không cho Mỹ tiếp cận. Bắc Kinh đã gia tăng
việc triển khai các loại tên lửa, chiến đấu cơ, oanh tạc cơ có khả năng mang
đầu đạn hạt nhân.
Thế nhưng, chỉ cần nhìn qua một bức
ảnh về cuộc tập trận của Mỹ gần đây – tức là cuộc tập trận Valiant Shield 2018,
thì thấy Mỹ vẫn còn hơn xa Trung Quốc.
Hải Quân Trung Quốc chỉ hơn được Mỹ
trên giấy tờ
Theo Business Insider, trên mặt khối
lượng thì Bắc Kinh có phần hơn Washington: Trung Quốc đã đóng thêm tàu chiến
với một tốc độ mà Mỹ khó thể vượt qua, chế tạo ra cả một kho tên lửa chống tàu
sân bay với tên của từng hàng không mẫu hạm Mỹ viết trên đấy. Về phía Mỹ thì số
lượng tàu trong hạm đội ngày càng ít đi, và già đi.
Hệ quả của tình hình nêu trên là
đồng minh của Mỹ tại châu Á đã bắt đầu công khai nêu ra câu hỏi là liệu Mỹ còn
có khả năng đáp trả một Trung Quốc đang vươn lên hay không.
Thế nhưng, theo tờ báo, Trung Quốc
quả là có lợi thế, nhưng trên giấy tờ, trong lúc chiến tranh thì lại không hề
diễn ra trên giấy tờ.
Valiant Shield 2018 và ưu thế Mỹ
Tờ báo đã nêu bật thế thượng phong
của Mỹ vừa được thể hiện nhân cuộc tập trận Valiant Shield 2018, phối hợp hoạt
động của các binh chủng khác nhau.
Theo Business Insider, chỉ riêng sự
tồn tại của cuộc tập trận Valiant Shield đã nêu bật khiếm khuyết của Trung
Quốc: là chưa hề có được một hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn giữa các binh
chủng như vậy.
Hải Quân Trung Quốc đặt ra mối đe
dọa với một lực lượng đông đảo, kèm theo là các hỏa tiễn tầm xa, nhưng vấn đề
là chưa rõ lực lượng này có thể phối hợp tốt với không quân, lục quân hay pháo
binh hay không. Trong lúc đó thì Quân Đội Hoa Kỳ đã thường xuyên thao dợt nhuần
nhuyễn để nâng cao kỹ năng hợp đồng binh chủng trong bối cảnh chiến tranh thực
sự.
Trong khi Trung Quốc chế tạo thêm
những loại tên lửa gọi là “sát thủ diệt hàng không mẫu hạm”, có khả năng hạ đo
ván đội tàu sân bay của Mỹ, vấn đề là làm sao các sát thủ này đến được tàu Mỹ.
Trên giấy tờ, hỏa tiễn Trung Quốc có thể bắn xa hơn những chiến đấu cơ có tầm
hoạt động rộng nhất tàu sân bay Mỹ, nhưng khái niệm chống tiếp cận khu vực
A2/AD đó của Trung Quốc chưa bao giờ được thử nghiệm trên hiện trường...
Bức ảnh đầy ý nghĩa
Trong bức hình chụp cảnh cuộc tập
trận Valiant Shield mà Business Insider chú ý, người ta thấy chiếc tàu sân bay
Reagan dẫn đầu một hải đội tác chiến bao gồm đầy đủ các khu trục hạm được trang
bị tên lửa dẫn đường, tàu tiếp liệu cho các hành trình dài, và bên trên chiếc
Reagan là một oanh tạc cơ hạt nhân B-52.
Theo phân tích của tờ báo, chiếc
B-52 với tên lửa hành trình mang theo, có thể tấn công các vị trí của Trung
Quốc từ những khoảng cách xa. Các chiến đấu cơ F-15 của Mỹ tại Hàn Quốc có thể
phóng đi các tên lửa tầm xa có khả năng triệt hạ các điểm phóng tên lửa của
Trung Quốc trước khi các tàu sân bay Mỹ đến gần.
Các chiến đấu cơ F-35B của Thủy Quân
Lục Chiến Mỹ, ra quân lần đầu tiên nhân cuộc tập trận này, có khả năng ẩn mình
trước màng lưới radar Trung Quốc để tiêu diệt bất cứ mối đe dọa nào.
Còn để đối phó với các tên lửa đã
vượt qua được các đợt tấn công ngăn chặn kể trên, mỗi chiếc tàu sân bay Hoa Kỳ
đều được nhiều khu trục hạm có tên lửa dẫn đường đi theo hộ tống, và loại khu
trục hạm này đã được thiết kế chính là để bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo.
Gần đây, Mỹ cũng đã thực hiện thành
công thử nghiệm đánh chặn tên lửa với một tàu khu trục Nhật Bản dùng công nghệ
Mỹ bắn hạ một tên lửa đạn đạo đang bay. Ngoài ra Mỹ cũng có thể dựa vào sự trợ
giúp của Hàn Quốc, Úc, và rất có thể là Ấn Độ, trong trường hợp phải chống lại
Bắc Kinh.
Báo Business Insider kết luận bài
viết bằng một nhận xét của phó đô đốc Tom Rowden, nguyên tư lệnh Lực Lượng
Chiến Hạm trên Mặt Nước của Hải Quân Mỹ, nêu bật khác biệt giữa một chiến hạm
Mỹ và một chiến hạm Trung Quốc: “Một chiếc thì không tài nào tìm được đường ra
khỏi một túi giấy ướt và một chiếc thì sẽ lật đổ bất cứ cản lực nào trên đường
đị”.
B-52 của Mỹ bay ngang
Biển Đông giữa căng thẳng gia tăng
27/09/2018
Các máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay
ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên,”
một phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói.
Chia sẻ
Xem bình luận
Quân đội Mỹ đã điều các
máy bay ném bom B-52 tới gần Biển Đông trong tuần này, các quan chức Mỹ nói với
Reuters, một hành động có thể khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh căng thẳng
gia tăng giữa hai nước.
Trung tá Dave Eastburn,
phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói rằng các máy bay ném bom B-52 đã bay ngang Biển
Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên được thiết kế
để nâng cao khả năng vận hành qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng
tôi trong khu vực.”
Các chuyến bay này phổ
biến, nhưng thường làm Bắc Kinh khó chịu. Vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
cho biết không có tàu quân sự hay máy bay chiến đấu nào khiến Trung Quốc chùn
bước trong quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình sau khi các máy bay ném bom B-52
của Mỹ bay gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ và Trung Quốc thường
xuyên tranh cãi về việc quân sự hóa Biển Đông, nơi Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đều có những tuyên bố chủ quyền cạnh
tranh.
Trong một phát biểu
riêng rẽ, ông Eastburn nói Mỹ cũng đã điều các máy bay ném bom B-52 bay qua
Biển Hoa Đông hôm thứ Ba như một phần trong một "hoạt động hỗn hợp, được
lên lịch thường xuyên." Biển Hoa Đông là nơi Trung Quốc có tranh chấp với
Nhật Bản.
Gần đây Trung Quốc đã từ
chối yêu cầu cho tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong trong bối cảnh căng thẳng ngày
càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Trung Quốc đã triệu tập
đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và trì hoãn các cuộc đàm phán quân sự chung để phản đối
quyết định của Mỹ về việc chế tài một cơ quan quân sự Trung Quốc và giám đốc cơ
quan này về việc mua máy bay chiến đấu của Nga và hệ thống phi đạn đất đối
không.