Monday, May 28, 2018

20180529 Cái Chết Của Tướng Đổ Cao Trí

 20180516 Chng C BáĐứng VNCH Với Cái Chết Tướng Đổ Cao Trí
***Theo nguồn tin "bên lề" về cái chết của Tướng Trí là do trước khi phi cơ cất cánh có nhận được một "thùng đạn" tiếp tế cho một đơn vị bạn do một cố vấn Mỷ yêu cầu chuyển đến. Vấn đề tiếp tế đạn dược cho các đơn vị bạn là chuyện thường tình trong những chuyến hành quân bằng trực thăng vận vì thế chẳng một ai để ý về vấn đề an phi cho một ông tướng. Đó là một yếu điểm của phi hành đoàn và kết quả là sinh mạng cả phi hành đoàn cùng phá nát kế hoạch khóa Kratié của tướng Trí. Chế độ VNCH tan nát từ cái chết nầy của một ông tướng miền Nam.
Tài liệu nầy được bao gồm từ nhiều tài liệu của những quân nhân, nhân chứng có liên quan đến mặt trận nầy đề giới trẻ rộng đường suy xét.
8. 1. 1 TRẬN SNOUL (24 - 04 - 1971 đến 31- 05 - 1971)
Quốc Lộ 13 trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà được tiếp nối với Quốc Lộ số 7 trên nội địa Cambodia, nối liền Thị Trấn Snoul, (cách ranh giới Việt-Cambodia 10 cây số về hướng Đông Bắc, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà).
Kéo dài về phía Nam, trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, ngang qua Căn Cứ Hoả Lực Hoa Lư (Alpha), đến Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, xuống đến Căn Cứ Hoả Lực cầu Cần Lê, xuyên qua Tỉnh Lỵ Bình Long, đến Xã Xa Cam, Ấp Tân Khai, Ấp Tàu Ô, Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long, đến Căn Cứ Lai Khê, Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương (xem phóng đồ số 11).
Chiếu theo nhật ký hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân khu III về trận Snoul: Khởi phát vào ngày 24 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971 giữa Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà và Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt.
Vào buổi giao thời, sau khi Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định đảm trách chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III.
Quân Cộng Sản Bắc Việt đang ở thế thụ động (chạy dài) quay đầu lại phản công. Đầu tiên, điều động Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, di chuyển đến bao vây Thị Trấn Snoul, nơi vùng hoạt động của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, và tổ chức một tuyến phục kích dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, để chận đường rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. 
Chiến Đoàn 8 Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Quân vây hãm nhiều ngày tại cứ điểm Snoul, chờ viện quân (Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh), không thấy, nên phải đột phá vòng vây, và về được đến Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất khá nặng về nhân mạng và chiến cụ.
Khi Trung Tướng Minh được chỉ định thay thế cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, 2/3 chủ lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III đang còn đang tập trung trong vùng Quốc Lộ 7 và ở phía Nam bờ sông Chu Long trên lãnh thổ Cambodia.
Chủ lực xung kích của Quân Đoàn gồm có:
* Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy;
* Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, do Đại Tá Phạm Văn Phúc chỉ huy;
* Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, do Đại Tá Nguyễn văn Dương chỉ huy;
* Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu, do Đại Tá Vũ Tiến Quang chỉ huy, đã đến phía Nam bờ sông Chu Long (25 cây số Nam Tỉnh Kratié), chờ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà trực thăng vận “bọc hậu” (chận đường rút từ phía sau đánh tới), tấn công ngay vào đầu não Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R), vừa mới di chuyển từ vùng đồn điền cao su Mi Mốt. Kratié cũng là căn cứ tiếp liệu (hậu cần) lớn nhất của Cộng quân trong vùng;
* Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ chỉ huy, làm lực lượng trừ bị (tiếp ứng cấp thời), đang chực chờ dọc theo Quốc Lộ 7 vùng căn cứ Krek (Cambodia);
* Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Bùi Trạch Dzần Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, với Trung Tá Mạch Văn Trường, Phụ Tá Hành Quân, trú đóng theo thế bao vây địch từ Tỉnh Kompong Chàm (cạnh bờ Sông Cửu Long); khởi đầu của Quốc Lộ số 7, kéo dài về phía Đông đến tận Snoul, bọc thành một vòng cung qua các địa danh: Suong, Chup, Krek, Dambe, Mimot, Snoul, đến Kratié, trên lãnh thổ Cambodia. 
Đó là “di sản” của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Tướng Minh, không một lời “dặn dò” hay “hưóng dẫn” những điểm nội tình bí ẩn như:
***Đây lại là một dữ liệu khác cho thấy sinh mạng tướng Trí đã được quyết định từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
a/ Việc viên Tướng Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, đến tận bản doanh của Quân Đoàn 3 tại Biên Hoà vào gặp Tướng Trí, khuyên nên đình chỉ việc tiến quân đến Kratié. Nếu chịu rút quân trở về, thì Không Quân Hoa Kỳ, từ Trực Thăng đổ quân, tản thương, đến Chinook tiếp tế xăng dầu cho đoàn thiết kỵ, ngay cả sẽ có không quân chiến thuật cũng như B.52 yểm trợ tối đa khi có sự yêu cầu.   Tướng Trí hỏi lại, vì sao Lực Lượng 2 Dã Chiến trước đây đã hứa giúp chúng tôi trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cấp Sư Đoàn, bây giờ các Ông lại nói ngược trở lại như vậy! Vì nguyên do gì? Tướng Mỹ trả lời: Riêng tôi được biết là do lệnh ở cấp trên cao hơn chúng tôi chỉ thị, ông nên suy đoán ra thì sẽ hiểu, “Sorry”! 
b/ Việc vào giờ chót, Tổng Thống Thiệu lệnh cho Sư Đoàn Dù (-) cấp thời di chuyển ra vùng hoả tuyến (Quân Khu I), để tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719;
c/ Ý định của cố Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù, tiếp tục đổ quân tấn công Kratié;
d/ Việc cố Đại Tướng Trí liên lạc với Trung Trướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho gom hết các trực thăng “đổ quân” cũng như các “Chinook” của 3 Sư Đoàn, Vùng 4, Vùng 3 và Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, để thay thế các trực thăng của Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ. Những điều bí ẩn đó, Tướng Minh không hề được biết, ngay khi Ông nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn.
Dư luận cho rằng, vì lẽ Cố Đại Tướng Trí nhất quyết, bắt cho bằng được các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nên bàn tay “lông lá” nào đó đã ra “mật lệnh” triệt hạ Tướng Trí, bằng cách cho “nổ” trực thăng?
Khi Tướng Minh lên nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn:
a/ Về uy tín của Tướng Minh, đối với các Tướng Lãnh Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, như Tư Lệnh Không Quân không còn được nể vì như Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí nữa,
b/ Đối với Lực Lượng 2 Dã chiến Hoa Kỳ, vẫn giữ vững lập trường là phải triệt thoái đoàn quân trên chiến trường ngoại biên trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà.
c/ Nhuệ khí "ba quân sút giảm".
Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự thắng bại trên chiến trường. Thật vậy, từ khi nghe tin vị Chủ Soái Đỗ Cao Trí bị tử nạn, tất cả các cấp Chỉ Huy trung cấp bỡ ngỡ thương tiếc, rồi tin đồn lan dần xuống tới quân sĩ đang chờ vượt qua dòng sông Chu Long. Ý chí quyết chiến thắng khi trước bị sút giảm trầm trọng, có thể nói là mất đi hết nhuệ khí chiến thắng lúc ban đầu.
Tóm lại, khi tổ chức một cuộc hành quân nào, dù lớn hay nhỏ, các yếu tố căn bản cần phải có là:
a/ Lòng Quân phải đuợc phấn chấn, có tinh thần quyết chiến thắng, từ các chiến binh cho đến Vị Chủ Soái
b/ Phải có đủ phương tiện vận chuyển hay trực thăng đổ quân đúng theo “cấp độ hành quân dự trù” (Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn)
c/ Khi đụng trận thì phải có Phi Pháo yểm trợ hoả lực đầy đủ
d/ Sau cùng là việc tiếp tế (đạn dược, lương thực, thuốc men cứu thương, nhiên liệu cho đoàn cơ giới).
Tất cả các yếu tố kể trên, đều không đạt được như sở cầu của vị Tân Tư Lệnh là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh.
Sau 5 ngày liên tiếp, bay hết nơi nầy đến nơi khác, để tìm hiểu thực trạng tình hình tại mặt trận và ý kiến của “thượng cấp” (các vị Tướng Lãnh cao cấp đàn anh), buộc lòng Tướng Minh có quyết định ra lệnh cho rút đoàn quân Vượt Biên, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà.
Trở lại Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại Snoul.
Trong khi đang dồn hết tâm trí lo rút đoàn quân “Chính”, từ bờ sông Chu Long đến các đơn vị dọc theo Quốc Lộ 7 trên lãnh thổ Cambodia, Tướng Minh triệu hồi Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà giúp lo nghiên cứu việc triệt thoái Chiến Đoàn 8 Bộ Binh trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà, càng sớm càng tốt. Tướng Hiếu trình bày là cần phải có thêm một lực lượng cơ động (Thiết Giáp) tăng cường, để yểm trợ về mặt “Hoả Lực”, như thế mới được an toàn; Tướng Minh đồng ý theo lời yêu cầu hợp lý của Tướng Hiếu, và hứa rằng, đợi khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích về đến nội địa, Ông sẽ tăng phái, đặt thuộc quyền sử dụng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trong kế hoạch rút lui Chiến Đoàn 8 Bộ Binh.
Sau khi rời khỏi Bộ Tư Lệnh Hành Quân Tiền Phương Quân Đoàn, tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh), vào trưa ngày 23 tháng 05 năm 1971, Tướng Hiếu cho trực thăng bay thẳng đến Snoul gặp Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, cho lệnh chuẩn bị thu dần các cánh quân cơ hữu tập trung chờ lệnh triệt thoái. Tướng Hiếu còn cho Đại Tá Dzần biết là Quân Đoàn hứa khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích khi về đến nội địa, sẽ lập tức “tăng phái” đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, để yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh triệt thoái…
Trong thời gian đó, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích còn đang giáp trận với địch quân trong vùng Đam Be, và vừa mới vượt được vòng vây trở về đến căn cứ Thiện Ngôn (21 cây số Bắc Tây Ninh) vào khoảng 10 giờ sáng ngày 25 tháng 5 năm 1971.
Tướng Minh liền ra lệnh cho Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Xung Kích, cấp tốc chấn chỉnh đội ngũ, cùng với 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tùng thiết, đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, điều động đến Snoul yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 rút lui. 
Trên thực tế, sau trận Đam Be, Lữ Đoàn 3 xung kích, còn lại được khoảng 2 Thiết Đoàn, và các Liên Đoàn Biệt Động Quân cũng đã hao hụt 1/3 quân số. Lệnh tăng phái Lữ Đoàn 3 Xung Kích cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh có hiệu lực từ 08 gìờ sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971.
Đoàn thiết kỵ và Biệt Động Quân tùng thiết rời căn cứ Thiện Ngôn vào sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971, di chuyển trên Quốc Lộ 22 xuôi về phía Nam, đến Tỉnh Tây Ninh, và dọc theo Quốc Lộ 1, xuống Quận Củ Chi thuộc Tỉnh Hậu nghĩa, rồi băng tắt đến Tỉnh Bình Dương, từ Bình Dương dọc theo Quốc Lộ 13 về hướng Bắc, đến An Lộc (Tỉnh Bình Long), nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng là căn cứ tiếp liệu, rồi từ An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 tiến về hướng Bắc, xuyên qua Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, vượt qua ranh giới Việt Cambodia, tiếp nối đến Quốc Lộ 7 (Cambodia), đến thị trấn Snoul (gần giao điểm Quốc Lộ 13 Việt Nam Cộng Hoà và Quốc Lộ 7 Cambodia). 
Đoạn đường từ căn cứ Thiện Ngôn (Tây Ninh), đến Thị Trấn Snoul, khoảng 250 cây số, với tính cơ động của đoàn Thiết Giáp, chỉ cần đi chuyển mất khoảng 2 ngày đường.
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh bỗng nhiên mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liền điện báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết là đã mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. 
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc gửi phi cơ quan sát bay lên tìm kiếm, dọc theo lộ trình di chuyển của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, từ Tây Ninh đến Bình Dương vòng qua An Lộc, nhưng không tìm thấy dấu tích hay tần số liên lạc của Lữ Đoàn 3 Xung Kích.
Ngay cả việc điện về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, theo hệ thống S.O.S, Bộ Tổng Tham Mưu cũng trả lời là không có bắt được tần số nào của Lữ Đoàn 3 Xung Kích thuộc Quân Đoàn 3.
Nỗ lực tìm tung tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích qua đến 48 giờ sau vẫn không có kết quả. Trong lúc đó tại Snoul, Chiến Đoàn 8 Bộ Binh báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang siết chặt vòng vây, địch gia tăng pháo vào căn cứ Hoả Lực, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 tại Snoul.
Việc tìm kiếm tông tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích vẫn liên tục, kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chỉ thị cho phi cơ quan sát lên vùng, bay thật thấp, có thể nhìn rõ địa thế bên dưới. Phi công mới phát hiện một Chiến Xa M.41 lộ hình bên cạnh một lùm cây. Viên phi công bay rà trở lại, điều khiển đôi cánh lạng qua lạng lại trên đầu chiến xa nhiều lần, đồng thời báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đã tìm thấy đoàn thiết kỵ tại khu rừng “Chồi” gần Quận Củ Chi Tỉnh Hậu Nghĩa và Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương.
Mãi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới chịu “mở máy” truyền tin, bắt lại tần số liên lạc với các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hành quân hiện hữu.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tiếp tục theo dõi diễn tiến việc điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Mãi đến ngày 31 tháng 5 năm 1971, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới lần mò vượt qua ranh giới Việt Cambodia, trên Quốc Lộ 13, khi vừa tiếp giáp đến Quốc Lộ 7 về hướng Snoul, gặp được đơn vị đi đầu của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị Cộng Quân chận đánh nhiều đợt từ mấy ngày qua.
Nói về Chiến Đoàn 8 đã chuẩn bị thu quân xong từ ngày 26 tháng 05 năm 1971, chờ viện binh (Lữ Đoàn 3 Xung Kích) cho đến ngày 28 tháng 05 vẫn không thấy. Trong lúc áp lực địch càng gia tăng đè nặng, nên Tướng Hiếu đành phải chấp thuận theo lời yêu cầu của Đại Tá Dzần cho rút lui với thành phần cơ hữu của Chiến Đoàn (4 Tiểu Đoàn Bộ Binh, Chi Đoàn Cơ Giới - Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113), Tiểu Đoàn Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly.
Thành phần giáp chiến với Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Địch tổ chức liên tiếp 3 ổ phục kích trên đoạn đường rừng rậm 10 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam.
Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh bằng cách cho hàng chục phi tuần oanh tạc phản lực cơ Không Quân Việt Mỹ, kể cả trực thăng võ trang và thêm 2 Box B52.
Tiểu đoàn dẫn đầu đoàn quân công phá vòng vây, khi đến ổ phục kích thứ ba chỉ còn thấy những hố bom của B.52 và vài dấu tích, chứng tỏ là B.52 đã đánh trúng đội hình cấp Trung đoàn của quân địch.
Sau Trận Snoul, có sự thay đổi quan trọng trong hàng ngũ cấp Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 Bộ Binh: 2 trong số 3 Tiểu Đoàn Truởng thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh xin thuyên chuyển ra khỏi Trung Đoàn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Đại Tá Bùi Trạch Dzần, được thay thế bằng Phụ Tá Hành Quân, Trung Tá Mạch Văn Trường lãnh trách nhiệm chấn chỉnh lại hàng ngũ, cho mãi đến gần tháng 4 năm 1972, mới lấy lại phong độ, và được đổ quân vào An Lộc, trấn ngay tuyến đầu phía Bắc Thành Phố, lại tương phùng hội ngộ với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Và lần này bên cạnh Trung Đoàn 8 Bộ Binh, có thêm được lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã giáng trả cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt một đòn “chí tử” đích đáng, đi đến kiệt quệ cả Công Trường, phải rút ra khỏi chiến trường An Lộc.
Kế đến, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (một trong những Tướng Lãnh thanh liêm, trong sạch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Phụ Tá (ngang hàng chức Thứ Trưởng) cho Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đặc trách “Bài trừ tham nhũng”, thể theo công văn của Phủ Phó Tổng Thống. Có nguồn tin khác, từ Ông Nguyễn Văn Tín – bào đệ của Tướng Hiếu cho biết: Sau khi rời chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 BB, Tướng Hiếu được Tổng Thống Thiệu bổ nhậm giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1/ Quân Khu 1 do Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh, và không lâu sau đó, Ông được điều động về Phủ Phó Tổng Thống đặc trách phần vụ “ bài trừ tham nhũng”.
Còn về Lữ Đoàn 3 Xung kích, Quân Đoàn có cho mở cuộc điều tra chính thức. Sau khi đọc biên bản của phái đoàn điều tra, và lời biện minh của Đại Tá Trần Quang Khôi, Trung Tướng Minh nhận thấy Đại Tá Khôi đã từng lập được nhiều công trạng cho Quân Đoàn 3 (vào thời Cố Đại Tuớng Đỗ Cao Trí), nên chấp thuận cho Đại Tá Khôi được xuất ngoại theo học khóa tu nghiệp về Thiết Giáp tại Hoa Kỳ.Tuy nhiên phải bị cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 kỵ Binh thay vì bị truy tố ra Tòa án Quân sự mặt trận, bàn giao lại cho Đại Tá Đoàn Kim Định.
Tóm lại, di sản của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trên chiến trường ngoại biên, gồm có:
a/ Tại vùng phía Tây Bắc Quốc Lộ 7 (Cambodia), Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3/Quân khu III, gồm có Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu, đang ở phía Nam bờ sông Chu Long và Sư Đoàn 18 Bộ Binh đang tập trung quân gần vùng căn cứ Krek trên Quốc Lộ 7 (Cambodia).
b/ Hướng Đông Bắc, có Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang án ngữ trong vùng Thị Trấn Snoul.
Tướng Minh trực tiếp chỉ huy rút lui cánh quân (Chánh) trong vùng Tây Bắc Quốc Lộ 7, và chỉ định Tướng Hiếu đặc trách việc rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trong vùng Đông Bắc.
11 tháng sau đó (từ ngày 31 tháng 05 năm 1971 đến ngày 04 tháng 04 năm 1972) cũng dọc theo Quốc Lộ 13, Cộng quân đã trực diện xua 3 Công Trường chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 5 Trung Đoàn biệt lập, với xe tăng và trọng pháo 130 ly, ồ ạt tấn chiếm Quận Ly Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, thừa thắng xông lên, tấn chiếm căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê (bỏ trống), rồi xua quân bao vây An Lộc, thị trấn của Tỉnh Bình Long, thòng về phía Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13; một lực lượng cấp Sư Đoàn (Công Trường), thiết lập các ổ phục kích, dưới hình thức các “Vùng Chốt Kiền” kiên cố, có hầm sâu dưới đất, trên có nắp che chống pháo, và được yểm trợ bởi một hoả lực pháo binh hùng hậu tại vùng Suối Tàu Ô và Xa Cam, với mục đích:
a/ Bắt sống đoàn quân của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc tháo lui về Tỉnh Bình Dương (nếu có).
b/ Chận viện quân Việt Nam Cộng Hoà,
c/ Cắt đứt đường “Bộ” giao thông tiếp tế huyết mạch cho An Lộc,
d/ Và khi cần, dùng làm nỗ lực cùng các cánh quân khác, tấn chiếm An Lộc từ phía Nam. 
Những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 rất là khốc liệt và đẫm máu: Từ trận phục kích Thiết Đoàn 1 đến tấn chiếm Quận Lỵ Lộc Ninh; Trận phục kích Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ căn cứ Cầu Cần Lê rút lui về An Lộc, đến trận Xa Cam, Suối Tàu Ô và Chốt Bầu Bàng.

Memot
11°49'45.44"N 106°11'4.83"E TL7
Snuol
12° 4'40.86"N 106°25'15.23"E
FB Krek
11°51'24.93"N 106° 0'50.39"E
Kratié
12°51'38.27"N 105°58'11.96"E
LD3CBVNCH
12°29'29.12"N 106° 2'3.26"E
Sông Chu Long
12°15'26.08"N 105°58'20.41"E
Memot
11°49'48.70"N 106°10'43.24"E TL7
SD18BB VNCH
11°49'7.55"N 105°56'47.35"E
QL 7
11°46'57.43"N 105°57'51.50"E
Kampong Cham TrĐ8SD8 VNCH
11°59'23.63"N 105°27'39.01"E
Krong Suong
11°54'46.79"N 105°39'5.41"E
Dambe

11°55'50.25"N 105°55'22.76"E
Đây là khu vực Kratié của Cambodia. 
Miền Nam kiểm soát được khu vực nầy thì cộng sản không còn đường vào miền Nam.
20180517 Ai Giết Tướng Đổ Cao Trí?
Sau hơn 43 năm đất nước Việt Nam lọt vào tay lũ chồn hôi giặc hồ đã cho cả thế giới thấy rõ bộ mặt tráo trở, gian manh, tàn độc, hèn hạ của chúng. Ngoài ra những sự thật về việc miền Nam bị bán đứng lại càng rõ ràng hơn. Nhất là việc hai tướng tài của miền Nam là Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh bị ám sát đã khiến cho miền Nam đi vào ngỏ cụt. Sau đây là một số tài liệu cho thấy những cái chết bất minh của những tưóng tài miền Nam trưóc ngày mất nước.   
***Cuộc phỏng vấn Tướng Trí tại chiến trường Cambodia của Hampton cho thấy rõ sinh mạng của tướng Trí đã được quyết định từ cuộc phỏng vấn dưới đây khi ông tiết lộ về sự yểm trợ của không quân Mỷ.
Phỏng Vấn Tướng Đỗ Cao Trí Tại Vùng III Chiến Thuật - Ngày 30/4/1970
Hampton: “This command post outside the town of Goethe Han (!?) only a few miles from the Cambodian border is the South Vietnamese command post for the operation into Cambodian is Parrot’s Beak, in the past week what was once a quiet base camp has been turn into a throbbing nerve center for the first publicly announced operation across the border”.  General Do Cao Tri: “I consider the enemy as a common enemy where they are. If they are inside our territory, we, this was them now, if they are in Cambodian’s territory we strike them also.” Hampton: “Can you give us any estimate of how well things are going so far?” General D Cao Tri: “It’s going very well.”. Hampton: “What kind of American support that you have, General?” General Trí : “I told you before that it’s the gunship support, tack air and air supply.”  
Tướng Đổ Cao Trí có thể bị ám sát chỉ vì cuộc phỏng vấn nầy. Vì sao? Quân đội Hoa Kỳ không được thượng viện cho vượt biên giới sang những nước lân ban! Điều nầy quá mâu thuẩn vì nếu ai theo dỏi những biến chuyển về cuộc chiến Việt Nam đều biết Hoa Kỳ có những căn cứ quân sự dọc theo nước Miên mà cả Lào, không những vậy, Hoa Kỳ còn có những căn cứ sâu bên trong lảnh thổ hai nước nầy. Bằng chứng là trong hai mặt trận Miên và Lào đều cho thấy quân lực VNCH đều lấy những căn cứ củ của Hoa Kỳ làm bàn đạp tiến đánh Miên và Hạ Lào-Lam Sơn 719. Đây chính là yếu điểm chết người của QLVNCH.
Đại Tướng Đỗ Cao Trí - tác giả Trương Văn Quang (Úc)
Ai Giết Tướng Đỗ Cao Trí?
Có một khoảng thời gian sau 1970, dư luận ở miền Nam than phiền: cứ để Tổng Thống Thiệu ôm chân Mỹ kiểu này thì có ngày mất nước. Thời điểm đó, trong quân đội, người ta chú ý đến Trung Tướng Ðổ Cao Trí, đương kim Tư Lệnh vùng III chiến thuật, một trong những người bạn chí thân của tôi. Thậm chí một số người coi tướng Trí là một viên tướng không mấy ủng hộ Tổng Thống Thiệu. Tôi không hiểu dư luận này bắt nguồn từ đâu. Chúng tôi thường tâm tình với nhau tự do thoải mái, từ chuyện tình duyên, dạy dỗ con cái, buồn phiền gia đình đến chính trị và quân sự. Có một hôm Tướng Ðỗ Cao Trí bị cúm, nằm đắp chăn trên giường, tôi đến chơi không đúng lúc, tùy viên đem ghế tôi ngồi đối diện với anh thăm hỏi vấn an. Tôi còn nhớ anh nói với tôi:
- Triều à, moa là thằng lính nhà binh không biết chính trị, nhưng moa thấy ông Thiệu lừng khừng quá. Hình như ông ta không biết mình muốn gì. Hay là ông ta bị Mỹ khóa tay khóa chân. Hoặc ông ta tự mình bán thân cho Mỹ rồi.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Tại sao toa nói như vậy?
- Thì chính toa cũng thấy và chắc toa còn hiểu nhiều hơn moa.
- Chính Tướng Kỳ cũng có than phiền điều đó với moa vài lần. Nhưng biết làm sao bây giờ?
- Nếu moa làm một cuộc đảo chánh, toa thấy có nên không? Thú thật với toa từ khi mới có binh quyền trong tay cho đến ngày nay moa chưa hề đánh thua một trận nào. Tụi Mỹ kính phục moa về vấn đề nầy và chúng nó luôn luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của moa.
Tôi giật mình suy nghĩ, Ðỗ Cao Trí nhìn tôi ngạc nhiên vì không thấy tôi trả lời. Trong khi tôi nghĩ rằng: thằng bạn mình muốn dấn thân vào đại sự. Trước kia như tôi đã viết trong hồi ký tập I, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có đề nghị với tôi hai lần nhưng tôi không thấy lòng mình có chút lo lắng nào. Lần nầy có lẽ vì Ðỗ Cao Trí với tôi thân thiết nhiều nên tôi có phần lo cho anh nhiều hơn là lo cho tôi. Sự im lặng của tôi gần cả phút làm nặng nề cho cả đôi bên. Tôi hỏi lại?
- Liệu toa có thể đảo chánh thành công không?
- Ðó là chuyện chơi đối với moa.
- Ðừng có đùa. Bộ toa đang lên cơn sốt nên nói sảng phải không?
- Ê, toa quên rằng moa là Tư lệnh quân đoàn III và Trung Tướng Minh là em út ruột của moa, hiện đang nắm quyền Tổng Trấn Saigon sao? Còn bao nhiêu em út khác rải rác mà toa chưa biết. Ðời binh nghiệp của moa toa có biết sơ rồi. Phần toa, liệu có khả năng đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia không?
- Khả năng thì chắc chắn có, hơn nữa bạn bè đông, thừa sức hành xử đối phó với mọi vấn đề. Nhưng moa đề nghị tụi mình nên suy nghĩ kỷ việc nầy. Khi toa hết bệnh mình sẽ gặp lại bàn rộng hơn.
Một tuần sau đó, Trung Tướng Trí mời tôi dùng cơm trưa tại dinh Tỉnh Trưởng Biên Hòa, vừa là tư gia tạm của ông vừa dùng làm văn phòng Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn. Cơm dọn xong, tùy viên và người hầu biến mất. Chúng tôi tay đôi bàn việc tương lai, nhận định về những khó khăn chính trị, về nguy cơ quân sự do cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam khá nhiều, về chính sách Hoa Kỳ thì chúng tôi chỉ đoán mò. Ðiều chúng tôi biết chắc là Mỹ muốn có một nhà lãnh đạo của miền Nam sẵn sàng bán mình cho họ. Ðối với Việt Nam yếu tố Mỹ vô cùng quan trọng vì sự hiện diện của năm trăm ngàn quân, vì số tiền và vũ khí viện trợ. Nhưng ngược lại lấy trí mà suy thì đối với Mỹ yếu tố Việt Nam cũng có tầm quan trọng tại vì sao?
Nhìn lại cuộc chiến Ðông Dương những năm 45-54, Pháp thua trận tại Paris chớ không phải tại Ðiện Biên Phủ. Phong trào đòi hòa bình cho Ðông Dương làm tê liệt nước Pháp hằng ngày, làm sụp đổ chính phủ liên tục. Cho đến ngày Mendes France bị bắt buộc ký hiệp ước Hòa Bình với cộng sản Bắc Việt vào giờ cuối cùng của đêm khuya sắp chấm dứt hội nghị, chỉ vì lời hứa với Quốc Hội trước khi đi Genève: giá nào cũng phải có hiệp ước Hòa Bình. Nếu Mendes France trở về Pháp tay không thì nội các của ông phải cuốn gói ra đi. Yếu tố Việt Nam đối Với Mỹ quan trọng là vì phong trào phản chiến ngày càng ồn ào chia rẽ nước Mỹ, Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Mỹ muốn giữ ghế phải chạy theo sự đòi hỏi của cử tri. Người Mỹ không muốn đưa con cái mình đi tìm cái chết ở Việt Nam nữa. Nếu có một chính quyền mạnh ở Miền Nam Việt Nam, nếu tập thể quân đội kiên cường anh dũng có được Tướng Lãnh chỉ huy xứng đáng, thì Việt Nam Cộng Hòa hùng mạnh sẽ giúp chính quyền Mỹ mạnh dạn giải thích với nhân dân của họ, thì bọn phản chiến khó sách động quần chúng.
Ðổ hết tội lỗi cho đồng minh Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa cũng đúng, nhưng ta nên xét lại mình đã góp đủ phần để cho phép Mỹ giúp ta hết tình chưa? Cái khó là làm cho quyền lợi của mình phù hợp song song với quyền lợi của Mỹ trong giai đoạn đó. Vấn đề là nếu ta có đủ sức mạnh để đương đầu và có đủ khả năng thúc đẩy toàn dân đoàn kết thì thời cuộc có thể chuyển hướng ngược vòng, phần lợi về ta. Chính sách của Mỹ thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố ngoại lại, giải pháp nào có lợi cho nước Mỹ thì họ chọn.
Theo chủ quan của Trung Tướng Ðỗ Cao Trí thì ông có thể tạo được sự đoàn kết trong quân đội và cũng theo chủ quan của tôi thì đông đảo bạn bè có thừa khả năng đặt nhiều kế hoạch kích thích toàn dân tham gia xây dựng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phá vỡ môi trường hoạt động và tuyên truyền của cộng sản. Chúng tôi bàn thảo sâu rộng, đắn đo cũng nhiều. Cuối cùng quyết định thực hiện kế hoạch thay Tổng Thống Thiệu. Tướng Ðỗ Cao Trí âm thầm và khéo léo chuẩn bị hành động, nhưng dường như Nguyễn Văn Thiệu đánh hơi thấy một điều gì đó, tôi chưa biết rõ nhưng tôi có linh cảm như thế.
Rồi có một ngày Trung Tướng Trí có vẻ lo ngại vừa thông báo vừa hỏi ý tôi về đề nghị của cố vấn Mỹ, yêu cầu anh đưa trực thăng của mình vào bãi đáp của Mỹ để họ giữ an ninh giùm. Tôi hỏi ngược Tướng Trí: “Toa giữ an ninh cho cả một vùng III được mà giữ anh ninh cho một chiếc trực thăng của toa không được sao?” Liền sau đó, Trung Tướng Trí đổi hết phi đoàn trực thăng của ông thay bằng những bà con xa gần trong đó có Thiếu Tá Ðẳng vai chú của Ðỗ Cao Trí. Một tuần lễ sau Trí lại hỏi: “Mỹ bảo moa không chịu đưa trực thăng vào bãi đậu cho nó giữ an ninh giùm mình không chịu vậy thì trước khi bay đưa cho tụi nó kiểm máy lại giùm, ý toa nghĩ sao?
Bất cứ một người bình thường nào cũng phải đánh hàng trăm dấu hỏi, trừ hai người chúng tôi mù mờ, u mê vì ý trời xui khiến hay là số mạng của Ðỗ Cao Trí đến hồi sắp tận, chúng tôi đồng ý nghĩ rằng: Trực thăng do Mỹ sản xuất, thợ sửa máy bay của mình do Mỹ huấn luyện, thì bây giờ đưa trực thăng cho họ kiểm máy là hợp lý và bình thường. Hai ngày sau trực thăng nổ cháy. Toàn bộ phi hành đoàn theo Trung Tướng Ðỗ Cao Trí đều tử nạn.
Khoảng 10 giờ trưa ngày hôm đó tôi đang làm việc tại Tổng Tham Mưu, Ðại Tá Trần Kim Hoa, Chánh Võ Phòng Phủ Thủ Tướng, hiện định cư ở Texas, điện thoại cho tôi báo tin nói: “Ông bạn của ông chết rồi” Tôi hỏi gặn: Ông bạn nào? Bên kia đầu dây trả lời ngắn gọn: “Thì ông Trung Tướng Tư Lệnh bạn của ông đó”. Tôi đờ người bỏ ống nghe xuống, bước ra cửa về.
Thông báo chính thức của chính phủ trên đài phát thanh và truyền hình là trực thăng của vị Tư Lệnh Quân Ðoàn III bị hỏa tiễn Việt Cộng bắn rơi. Mãi về sau này, anh ruột của Ðỗ Cao Trí là nha sĩ Ðỗ Cao Minh, hiện định cư tại Pháp, to nhỏ cho tôi biết về một lời tâm sự của Ðại Tá Chiêm, đàn em của Tướng Trí, Phụ trách ban anh ninh phủ Tổng Thống tường thuật với Ðỗ Cao Minh như sau: Sáng hôm đó ký giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, diện kiến Tổng Thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó ký giả nầy có hẹn với Trung Tướng Ðỗ Cao Trí lúc 9 giờ để tháp tùng đi thi sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ mọi người vào diện kiến các cấp lãnh đạo cũng phải để xách tay lại văn phòng bí thư hay tùy viên. Francois Sully giã từ Tổng Thống xách cặp của ông ra đi. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai bỏ bom nổ chậm trong cặp không?
Ai giết Trung Tướng Ðổ Cao Trí? Việt Cộng chăng? Người Mỹ chăng? Tổng Thống Thiệu chăng? Cho tới nay, chưa có một cuộc điều tra nào khả dĩ khẳng định chính xác nguyên nhân cái chết của Tướng Ðỗ Cao Trí. Tôi nghĩ chỉ có Thượng Ðế mới trả lời được thắc mắc tại sao chiếc trực thăng của Tướng Trí lâm nạn mà thôi.
Võ Long Triều
Trích Hồi Ký Võ Long Triều - Tập II- 8
Việt Nam on line

Ngày 21 tháng 10 năm 2007
CỐ ĐẠI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ (1929 – 1971)
Posted on September 19, 2012
Trung Tướng Đổ Cao Trí.

Cái chết đột ngột của Tướng Đỗ Cao Trí vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh trên đường ra mặt trận sáng ngày 23-2-1971 là bước ngoặt của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí là một tài năng kiệt xuất của Quân Lực VNCH.
Thật hiếm có một tướng lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như Tướng Trí. Ông luôn chủ động đánh trúng địch vào chỗ bất ngờ nhứt và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhứt trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.
Là Đại Sứ VNCH ở Nam Triều Tiên, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân để ra trận ngày 5-8-68, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Lúc bấy giờ quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh quy cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài-Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v… và Quân Đội Mỹ phải rút quân từng phần theo Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Tổng Thống Richard Nixon vì áp lực chống chiến tranh của nhân dân Mỹ (Thời kỳ này làm gì đã có Việt Nam Hoá cuộc chiến mà Mỹ rút quân?).Đại Tướng Đỗ Cao Trí với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.
Kể từ tháng 3-1970, Ông đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông mở cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 42", phối hợp với Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong.
Thừa thắng xông lên, ngày 18-2-1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.
Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 1/71" này là Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với Dù ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông đã đưa đơn vị cầu vào Dambe chuẩn bị bắc cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐIII vượt sông.
***Ai đã đề nghị đưa Sư Đoàn Nhảy Dù lên yểm trợ Lam Sơn 719 nếu không phải là những cố vấn Hoa Kỳ?! Cùng một lúc mở hai mặt trận có thể tiêu hao cả những đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH. Đây rõ ràng là một kế hoạch bán đứng đồng minh.
Ngày 20-2-1971: Ông gặp tôi ở Chlong. Ông lắc đầu, mặt có vẻ buồn rầu lo lắng. Ông cho tôi hay là Sư Đoàn Nhảy Dù đã được Bộ Tổng Tham Mưu điều động ra Đông Hà (tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào), làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Ông. Mặc dù vậy, Ông không bỏ ý định đánh Kratié. Ông ra lệnh cho tôi sẵn sàng. Ông định sẽ sắp xếp và điều động 1 trong 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III để thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù trong giai đoạn tấn công tới này.
Chiều ngày 22-2-1971: Vào khoảng 18:00 giờ, Ông còn bay trên bầu trời Dambe-Chlong gọi tôi trên máy truyền tin hẹn gặp ngày mai tại căn cứ hành quân của tôi — Dambe. LLXKQDIII đã được không vận thả dù tái tiếp tế xong xuôi, hàng ngũ sắp xếp chỉnh tề chuẩn bị lên đường. Tôi biết sắp tới là những ngày chiến đấu quyết liệt nhất.
Sáng ngày 23-2-1971: Tôi và Đại Tá Lê Văn Nghĩa, Liên Đoàn Trưởng LĐ 30 Công Binh chờ đón Ông ở Dambe. Sau khi dự buổi thuyết trình sáng ở Bộ Tư Lệnh Hành Quân QĐ III tại Tây Ninh, như thường lệ, Ông lên trực thăng chỉ huy bay sang Campuchia. Trực thăng vừa cất cánh bay lên hướng Bắc được vài phút thì phát nổ. Tất cả đều tử vong. Ngoài đoàn tùy tùng gồm có Trung Tá Châu, Truyền Tin, Trung Tá Sỹ, Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn, Đại Úy Tuấn, Sĩ Quan Tùy Viên, còn có nhà báo Mỹ gốc Pháp nổi tiếng Francois Sully và Đại Úy Thành Pilot.
Tin Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử trận làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Báo Times và Newsweek loan tin ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của Ông. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu truy thăng Ông lên Đại Tướng. Đại Tướng Creighton Abrams nghiêng mình trước linh cửu Ông.
Đại Tướng Đỗ Cao Trí sinh ngày 20-11-1929, ở Biên Hòa, tốt nghiệp Trường Võ Bị Coetquidan, Trường Nhảy Dù Pau ở Pháp năm 1949 và tốt nhiệp Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth năm 1959. Ông sống được 42 tuổi. Ông là vị Tư Lệnh Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Lúc 34 tuổi, Ông là trung tướng trẻ nhất của Quân Lực chúng ta. Ông đã từng là Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Đoàn II kiêm Đại Biểu Chính Phủ ở Miền Trung và Cao Nguyên trong 2 năm 1963-64 khi còn rất trẻ, và nổi tiếng điều quân khiển tướng nghiêm minh tài giỏi. Ông vận dụng nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy một cách tuyệt vời. Những đơn vị nào do Ông chỉ huy cũng đều có kỷ luật, thiện chiến và lập nhiều chiến công to lớn. Quân cộng sản rất sợ Ông. Chúng tìm cách cho tay sai len lỏi trong hàng ngũ Quốc Gia dèm pha hạ bệ Ông, nhưng vô ích, Quân Lực chúng ta vẫn kính trọng Ông. Ông vẫn cùng với ba quân xông pha trận mạc bảo vệ Tổ Quốc.
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của LĐ3KB tháng 1-1971, Đại Tướng tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.
Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tấm gương chiến đấu sống động nhất cho tuổi trẻ Việt Nam. Ngày nay, sách báo thế giới tự do vẫn ca ngợi Ông là một Anh Hùng Dân Tộc của VNCH. Đại Tướng sống, chiến đấu và hy sinh đúng với danh ngôn của người xưa:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.
Dân tộc Việt Nam mất đi một Lãnh Tụ Quân Sự vĩ đại, Quân Lực VNCH mất đi một Tướng Lãnh kiệt xuất. Còn tôi, tôi mất đi vị chỉ huy lỗi lạc chưa từng thấy và người bạn chiến đấu tâm đầu hợp ý nhất. (tác giả Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi Virginia, 1/11/1995)
Khi ông Thiệu đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ đầu thì đưa Tướng Trí về Quân Đoàn 3 thay Trung tướng Khang, do sự tiến cử của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Trước đó, Tướng Trí đang giữ chức Đại Sứ ở Đại Hàn.
Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 thì tình cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể thì Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt vì Tướng Hiếu đã từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.
Thời gian Tướng Trí nắm chức Tư Lịnh quân Đoàn 3 là thời gian làm cho các Công Trường 5, 7, 9 của Việt Cộng điêu đứng nhứt. Tướng Trí đã chuyển từ thế thủ sang thế công, đẩy các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam qua bên kia biên giới. Các chiến khu Dương Minh Châu, mật khu Hố Bò bị cày nát, không còn là nơi ẩn an toàn cho Trung Ương Cục Miền Nam nữa.
Tôi có dịp theo Tướng Trí lên họp với Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Cao Miên ở Nam Vang mấy lần để phối hợp hành quân. Lúc đó, Tướng In Tam của Cao Miên làm Thủ Tướng. Nghe nói Tướng In Tam xưa kia từng làm việc dưới quyền của Tướng Trí khi hai người còn ở trong Tiểu Đoàn Dù của Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Có nhìn thấy thái độ nể nang của tướng lãnh Cao Miên đối với Tướng Trí mình mới thấy quả thật Tướng Trí là một tướng lãnh có nhiều uy tín. Mọi việc lớn nhỏ gì, Quân Đội Cao Miên đều phải hỏi qua ý kiến của Tướng Trí. Ngoài ra, không riêng gì Quân Đội Cao Miên mà cả đến các cố vấn Mỹ của Quân Đoàn 3 cũng đều tỏ vẻ thán phục khả năng điều binh khiển tướng của Tướng Trí. Tiếc thay, tướng tài thường yểu mạng. Âu cũng là vận nước mình gặp lúc không may!
(tác giả Đại Tá Nguyễn Khuyến San Jose, 16-10-98)
Tướng Tác Chiến Giỏi
… Cơ Quan Viện Trợ Mỹ MACV đã đưa ra bản tường trình có tính cách phê bình các vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn. Điều nghịch lý ở đây là một vị Tướng nổi danh về tài hành binh bố trận, được binh sĩ trung thành, lại bị đe dọa chính trị, trong một nước đầy cuộc đảo chánh quân sự. Một nhà quan sát Mỹ ở Sài Gòn hồi đó đã giải thích: "Đây là một quốc gia không cho phép ai được làm anh hùng quá lâu. Nhưng người ta vẫn xài anh hùng nhất thời."
Lúc đó QLVNCH có hai anh hùng tài ba trên chiến trường (không phải anh hùng chính trị), đã vượt trội và lãnh trọng trách chỉ huy Quân Đoàn III và IV ngay sau vụ Tổng Phản Công Tết Mậu Thân 1968. Đó là Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Hai ông đã chứng tỏ là những vị Tướng có tầm nhìn chiến lược sắc bén và có tài điều quân trận địa chiến. Trong lần chấn chỉnh sau vụ Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã loại những sĩ quan trung thành với PTT Nguyễn Cao Kỳ, và giao cho Tướng Trí và Tướng Thanh đảm nhận chức Tư Lệnh hai Vùng Chiến Thuật đông dân và nhiều yếu tố tế nhị chính trị nhất.........
Tại Quân Đoàn III, Tướng Đỗ Cao Trí đã chỉnh đốn lại khả năng tác chiến của ba Sư Đoàn 5, 18 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Ông có bản lãnh hoàn thành những việc dù khó khăn cách mấy. Thoát chết ba lần ám sát. Không ai dám làm phật lòng chính phủ và Bộ TTM Sài Gòn, nhưng Tướng Trí đã dám thay thế hai vị Tư Lệnh bất tài và là tay chân thân tín của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng ông không gặp phản ứng nào của dinh Độc Lập. Tướng Trí hứa sẽ biến ba sư đoàn bộ binh yếu kém thành tinh nhuệ trong vòng 2 năm, và ông đã giữ đúng lời hứa.
Tổng Thống đã cử Tướng Trí làm Tư Lệnh cuộc hành quân càn quét cục R, căn cứ an toàn của VC ở vùng Mỏ Vẹt.
Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo, và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức chiến xa bộ binh" phối hợp một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: " Nhanh lên! Tiến nhanh lên các em!"
Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một tiểu đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến anh Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí thờ cúng ơn cứu mạng).
Đối với một người tài ba và khát khao chỉ huy lập chiến tích oai hùng như Tướng Trí, xá gì chiếc trực thăng an toàn hay không, xá gì chiến trường hung hiểm ra sao, Tướng Westmoreland đã cảm phục tài ba và lòng can đảm này nên ông đã viết: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một Tướng Patton của Việt Nam." Tuy nhiên, cái tài của Tướng Trí đã làm nhiều Tướng Lãnh khác ghen tị, họ đã nêu ra những hành động của ông trong trận đánh đồn điền cao su Chup ở Cam Bốt; bắt bẻ ông đã nhảy xuống hồ bơi tắm chơi trong lúc cuộc giao trang đang hồi dữ dội nhất. Họ rêu rao rằng: "Tướng Trí chỉ muốn tạo tiếng tăm anh hùng cho riêng mình, chứ không đếm xỉa đến lợi ích quân sự." Ngoài ra lối sống xa hoa ngang tàng và giàu có của ông đã gây ganh ghét và nghi ngờ ở Sài Gòn. Hai Thượng Nghị Sĩ Nam Việt Nam đã gọi là "vụ tham nhũng trắng trợn", khi tố cáo ông có chân trong đường giây buôn lậu tiền. Vụ tham nhũng này tung ra cùng lúc với những tin chiến thắng của Tướng Trí bay về thủ đô Sài Gòn. Mặc dù đời sống cá nhân bị tai tiếng, Tướng Trí vẫn nổi danh như cồn, ông là vị Tướng Lãnh chiến trường tài giỏi nhất QLVNCH. Ngay cả sau cuộc hành quân Campuchia kết thúc. Dưới sự chỉ huy của ông, QLVNCH đã liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân vượt biên triệt hạ sào huyệt an toàn của địch, khiến chúng chạy xất bất sang bang.
Trong lúc Tướng Trí hăng hái với kế hoạch tấn công của QLVNCH, ông có ý định đưa quân sĩ QĐ III lên Kratie để bắt tay với cánh quân ở đây thì bị tử nạn phi cơ trực thăng cuối tháng 2/1971. Trên máy bay còn có ký giả Pháp nổi tiếng là Francois Sully.
Chuẩn Tướng Mỹ George Wear đã ghi lại: "Khi quân sĩ VNCH được cấp chỉ huy giỏi sẽ chiến đấu xuất sắc không thua bất cứ quân đội nào khác. Họ chỉ cần những vị chỉ huy hết lòng với họ, chiếm được lòng tin của họ, và làm cho họ dám chết vì chính nghĩa." Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh là hai vị chỉ huy có được tư cách và tài ba đó. (David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial – The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company chuyển ngữ: Trương Dưỡng).
Tướng Đỗ Cao Trí Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc.
Cuộc chiến đấu gian khổ chống lại làn sóng xâm lăng của đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, trong đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa làm nỗ lực chính thường không được báo chí ngoại quốc coi như là biểu tượng của chính nghĩa. Báo chí Pháp thì vẫn cay cú vì cú đá "Điện Biên Phủ" của người Mỹ, hất cẳng đám con cháu của ông già mũi lõ De Gaulle ra khỏi Đông Dương, đâm ra giận lây đất nước non trẻ Việt Nam Cộng Hòa, cho nên thường lái ngọn bút hướng dẫn sai dư luận quần chúng, coi thường tư thế quốc tế và ý nghĩa chiến đấu của miền Nam. Báo chí Pháp không nói làm gì, đến báo chí Mỹ "phe ta" mà cũng kiếm chuyện bôi nhọ quân lực VNCH mới là chuyện ly kỳ. Có nhiều kẻ đoán già đoán non cho rằng có lẽ lũ chúng nó ngậm miệng ăn tiền của Việt cộng và mấy "ông thày " vĩ đại như Liên Xô, Trung cộng đến bạc tỉ nên chúng nó cứ chửi bới ba họ nhà miền Nam, bóp méo sự thật làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoảng kinh hồn vía dậy lên những làn sóng phản chiến ồn ào vui vẻ đếch chịu nổi.
Tuy nhiên không phải lúc nào quân lực VNCH cũng chiến đấu trong cô đơn thầm lặng và trong nỗi đắng cay cơ cực không ai biết đến. Cũng vẫn còn những cái đầu sáng suốt và tỉnh táo, những lương tâm trong sáng và những tấm lòng trân trọng với Việt Nam Cộng Hòa. Thí dụ như nhóm của đại tài tử Charlton Heston, ông từng thủ diễn trong nhiều bộ phim vĩ đại như Ben Hur, Mười Điều Luật Chúa, Con Thuyền Noé, v.v…Charlton Heston đã cất công sản xuất một cuốn phim tài liệu bênh vực quân lực VNCH và đích thân Charlton Heston đứng thuyết trình để tăng thêm liều lượng thuyết phục quảng đại quần chúng. Công việc hoàn toàn vô vị lợi và không thu vô được một xu nhỏ nào, vì VNCH nghèo lắm không có tiền lo lót. Charlton Heston chỉ thấy "ngứa mắt" vì thiên hạ bất công với VNCH cho nên ông nổi máu người hùng miền viễn Tây lên bênh vực kẻ cô thế. Một khuôn mặt khác từ giới báo chí Mỹ, ông David Fulghum, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, tốt nghiệp ngành "Lịch Sử Quân Sự và Ngoại Giao" tại đại học danh tiếng Georgetown, làm việc cho tổ chức U.S. News & World Report Book Division; và ông Terrence Mailand viết cho báo Newsweek và Boston Globe. Hai ông này có một bài viết chung trong quyển "South Vietnam On Trial" (Miền Nam Trên Đà Thử Nghiệm), nhận định "sơ khởi" về tình hình khan hiếm chỉ huy chiến trường cấp sư đoàn và cấp quân đoàn trong cuối thập niên 60. Hai ông đã đưa ra hai khuôn mặt tiêu biểu và kiệt xuất nhất của quân lực VNCH trong thời điểm đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh mà chúng tôi xin được tóm lược nội dung bài viết như sau. Dĩ nhiên dưới cái nhìn của những người ngoại quốc dù là có thiện cảm rất nhiều nhưng có thể cũng có một số điểm phê bình đụng chạm một cách phiến diện đến tình hình chung của tướng lãnh thời ấy. Chưa chắc họ đã nhận đúng và chúng ta cứ tự an ủi là hết thảy tướng tá của ta đều số dzách, cho vui vẻ cả làng.
Theo hai me sừ như đã giới thiệu ở trên, hai ông cho rằng hễ một khi có tướng lãnh lừng lẫy thì sẽ có quân đội anh dũng, lịch sử giữ nước của Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Cho nên để chận đứng đà tiến công mạnh mẽ của Bắc quân, Nam quân cần có những tướng lãnh giỏi có thể thổi bùng lên niềm hùng khí chiến đấu của quân sĩ và tư cách của những vị ấy có thể thay thế được chỗ trống to tổ bố một khi quân Mỹ rút hết về nước. Nhưng theo một bản tường trình dài dằng dặc và đáng buồn của cơ quan MACV (Military Assistance Command in Vietnam), tức Bộ Tư Lệnh Yểm Trợ Quân Sự tại Việt Nam, về tình hình chỉ huy chiến trường trong cuối những năm 1960, thì hầu hết những tướng lãnh Việt Nam nằm trong bảng phong thần đều được cho điểm…rớt lạch bạch như những chiếc lá mùa thu. Đại khái MACV dám cả gan phê bình giới tướng lãnh là "hết sức thụ động", nào là "yếu kém", nào là "thầy chạy" (coward). Tuy vậy để bào chữa cho những yếu kém ấy, bản tường trình đã cho thêm một câu thòng là có thể những cái đó xuất phát từ thái độ thận trọng, không muốn bộc lộ tài năng chăng.
Vì thực trạng miền Nam lúc đó bất cứ một tướng lãnh nào cùng với một đội quân thiện chiến và trung thành với ông ta cũng đều bị những cặp mắt nhòm ngó nghi kỵ từ cấp cao nhất. Kinh nghiệm của những cuộc đảo chánh năm 1960 và 1963 đã chứng minh điều đó, một xứ sở không cho phép bất cứ một ai trở thành người hùng dài lâu.
Rà tới rà lui mãi mới đề ra được hai khuôn mặt sáng giá nhất, có tài chỉ huy trên chiến trường nhưng không có tham vọng chính trị. Đó là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Vùng 3 Chiến Thuật (năm 1972 tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh chuyển những vùng chiến thuật thành quân khu) với các sư đoàn thuộc quyền là Sư Đoàn 5 Bộ Binh, SĐ18BB và SĐ25BB.
Vị thứ hai là Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật với các SĐ7BB, SĐ9BB và SĐ12BB. Cả hai vị tướng đều trẻ, tự tin và vô cùng năng động, chỉ mới nổi lên sau Tết Mậu Thân, chứng tỏ được là những vị tướng có thực tài, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu quân sĩ và có tầm nhìn chiến lược…
Cũng trong thời điểm ấy Trung Tướng Đỗ Cao Trí mới vừa nhiệm chức đã hăng hái bắt tay ngay vào việc chỉnh đốn những sư đoàn nghiêng ngả và rách nát của ông, mà theo lượng giá của các cố vấn quân sự Mỹ thì SĐ5BB là "sư đoàn bết bát nhất chưa từng thấy", còn SĐ25BB thì là "sư đoàn dở nhất trong tất cả các sư đoàn", trong khi SĐ18BB cũng không khá hơn và đã được cải đổi từ sư đoàn "bù mười nút", tức SĐ10BB ra thành sư đoàn "hên chín nút", tức SĐ18BB cho mãi đến ngày nay.
Công việc của Tướng Trí hết sức vất vả, nhưng chẳng mấy chốc phần thưởng xứng đáng đã hiện ra rõ nét. Trong cuộc tấn công của Quân Đoàn 3 vào đất Kampuchea, SĐ5BB đã không phụ lòng trông cậy của ông và đã đánh những trận để đời. Sau này Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng cũng đã cùng với SĐ5BB tử thủ anh dũng ở An Lộc, viết nên trang sử hào hùng trong chương sử hoàng tráng của Việt Nam Cộng Hòa. SĐ18BB trong những giờ phút hấp lối của VNCH đã vượt trội lên thành sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH dưới quyền của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo đã làm cho Văn Tiến Dũng, vị tướng "hay không bằng hên", phải ngừng ngay tiếng hót và ngậm bồ hòn ngay tại ngưỡng cửa Sàigòn. Việt Cộng đã cay đắng quá đối và đã hèn hạ trả thù vị tướng anh dũng ấy sau năm 75 bằng cách giam ông hơn 20 năm và có lẽ ông là vị tướng ra về chót hết trong số những vị tướng VNCH. SĐ25BB của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá trấn thủ vững vàng ở mặt Tây Bắc Sàigòn và chỉ chịu rã ngũ vào những giờ phút cuối cùng nhất của cuộc chiến. Riêng viên tướng trẻ từng nổi danh thế giới trong mùa hè binh lửa 72 ở mặt trận Kontum, chỉ với một mảnh rách nát của SĐ23BB đã chuyển bại thành thắng, góp phần tống tiễn tướng "hên" trong trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp cay đắng lui về vườn đuổi gà, nằm gậm nhấm nỗi buồn bại tướng.
Đánh giá của bảng tường trình thì Tướng Trí là mẫu người ngoại hạng, có thể hoàn thành những công việc hầu như là vượt quá sức người. Ngôi sao Đỗ Cao Trí sáng chói quá đỗi cho nên cấp chỉ huy cao nhất cũng không thích ông và có tin đồn rằng cả 2 cuộc mưu toan ám sát ông bất thành đều có sự nhúng tay từ trên tận chóp đỉnh quyền lực.
Tướng Trí cũng bị tung hỏa mù là một tay tham nhũng gộc, có lẽ muốn hạ uy tín quá lớn của ông. Những tờ báo lá cải thì tung tin Tướng Trí đào địch lăng nhăng trong giới thượng lưu. Bỏ qua hết thảy những tin tức giật gân và tào lao đó, Tướng Trí đúng là một con người cứng đầu cứng cổ, khi ông dám đương nhiên thay thế hai viên tư lệnh sư đoàn cục cưng của Tonton bằng hai viên tướng có thực tài khác. Một vị tướng tài năng về nắm SĐ5BB, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu từng 2 lần làm Tư Lệnh SĐ22BB ngoài Quân Khu 2 và đã tạo được nhiều chiến công vang dội, ông đã bỏ nhiều công sức nhào nặn sư đoàn "Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà" 22 Bộ Binh thành một lá chắn thép không thể nào Bắc quân có thể đánh thủng nổi để cắt Việt Nam Cộng Hòa ra làm hai khúc. Giờ đây, Thiếu Tướng Hiếu về làm tư lệnh SĐ5BB, ông đã dẫn dắt sư đoàn làm nỗ lực chính, mũi đột phá của Quân Đoàn 3 trong chiến dịch tấn công sang lãnh thổ Kampuchea trong năm 1970. Để xoa dịu tự ái Tonton, Tướng Trí đã hứa chỉ đến cuối năm 1970 là ông sẽ nhào nặn 3 sư đoàn của Vùng 3 Chiến Thuật thành những sư đoàn thiện chiến nhất.
Cả hai viên tướng ấy và 6 sư đoàn thiện chiến đã sẵn sàng cho cuộc thử lửa trong chiến dịch tấn công sâu vào đất Kampuchea vào tháng 5, 1970 mà chúng ta quen gọi là chiến dịch KPC70. Tướng Trí được chỉ định làm tư lệnh quân đoàn VNCH làm cỏ các căn cứ Bắc quân trong khu vực Mỏ Vẹt (Parrot's Beak).
Tướng Trí đã tạo ấn tượng rất mạnh lên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nhìn tới nhìn lui, nếu Tướng Trí không ở trên trực thăng gọi máy chỉ huy thì đã thấy ông ngồi ngất ngưởng trên thiết vận xa M113 cùng tiến lên với binh sĩ. Lúc nào ông cũng mặc chiếc áo rằn Nhảy Dù, binh chủng hào hoa ông xuất thân, không đội nón sắt, chỉ tà tà chiếc mũ lưỡi trai đính 3 sao, dưới nữa là cặp kính đen quen thuộc nằm thường trực trên khuôn mặt đẹp hùng dũng, tay cầm cây "ba toong" vung vẩy về phía trước gào to: "Tiến lên! Nhanh Lên!".
Westmoreland đã phải viết trong bản báo cáo: "Trí đúng là một con hổ trong chiến đấu, một George Patton (tướng thiết giáp lừng danh của Mỹ) của Việt Nam." Tuy vậy nhiều vị tư lệnh sư đoàn thuộc quyền cũng không khoái mấy cung cách chỉ huy quá lả lướt ấy, họ cho rằng Tướng Trí muốn chơi trội, ông ta chỉ chú ý đến việc tạo ánh hào quang anh hùng cho riêng mình hơn là những quyết định quân sự thích ứng. Có ít nhất hai vị thượng nghị sĩ đã lên tiếng tố giác Tướng Trí có dính líu tới đường dây buôn lậu tiền tệ ở Sàigòn. Và nhiều cáo giác khác nữa, nhưng không làm lu mờ được những chiến công hiển hách và rõ ràng của ông.
Mặt trận Hạ Lào với cuộc hành quân Lam Sơn 719 khởi diễn hồi đầu tháng 2.1972 do Quân Đoàn 1 cùng với các binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị khựng lại bất lợi trong khoảng trung tuần cùng tháng. Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi Tướng Trí từ mặt trận KPC về để trao cho ông quyền tư lệnh mặt trận Hạ Lào thay thế cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm.
Tướng Trí như thường lệ đứng nghiêm chào vui vẻ nhận nhiệm vụ mới, to lớn hơn, khó khăn hơn. Tuy nhiên công vụ bề bộn ở Quân Đoàn 3 và diễn biến của chiến dịch KPC còn cần đến sự hiện diện của Trung Tướng Trí. Trong một phi vụ quan sát hành quân, Trung Tướng Trí bay trên một chiếc UH1 về hướng biên giới Miên-Việt. Nhưng ông không biết rằng đó là chuyến phi hành cuối cùng. Khi chiếc UH1 bay ra khỏi không phận Biên Hòa và đang tiến vào không phận tỉnh Tây Ninh thì thình lình nó lảo đảo nghiêng ngửa, mất cao độ và đâm sầm xuống đất nổ tung lên. Một số các vị trí dưới đất các chiến sĩ Mũ Nâu nhìn thấy một chiếc trực thăng bao bọc bởi khói và lửa mất cao độ và rơi chúi đầu xuống cực nhanh.
Không ai có thể ngờ đó chính là chiếc trực thăng đang chở vị tướng lừng danh nhất của Nam quân. Trung Tướng Trí, giờ đây là Đại Tướng Đỗ Cao Trí đã tuẫn nạn phi cơ cùng với toàn bộ phi hành đoàn. Lại thêm một mất mát quá lớn khác cho quân lực VNCH. Có nguồn tin cho rằng Tướng Trí bị mưu sát vì thanh danh quá lừng lẫy của ông. Nhưng theo bản phúc trình của phái bộ MACV thì chính là do tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo trì phi cơ của các chuyên viên Việt Nam, Nếu Đại Tướng Trí không bất ngờ bị tử nạn và ông ra Vùng 1 làm tư lệnh chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719, biết đâu lịch sử chiến đấu bảo quốc của người miền Nam và Vùng 1 Chiến Thuật sẽ được viết bằng những trang chữ vàng chói lọi hơn. Nam quân dưới sự điều động thần sầu của vị tướng tài sẽ đánh những trận lừng lẫy, đập nát các căn cứ tiếp liệu quân sự quan trọng của Bắc quân nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, từ đó Bắc quân không còn tiềm lực để mở trận tấn công Việt Nam Cộng Hòa trong mùa hè năm 1972.
Hai viên đại tướng cùng hy sinh vì tổ quốc đã để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài và phần nào làm khựng lại đà tiến của hai Quân Đoàn 3 và 4 QLVNCH. Viên Thiếu Tướng Mỹ George Wear đã đưa ra nhận xét như sau để thay cho lời kết thúc một chương sử u ám của QLVNCH: "Một khi mà QLVNCH được chỉ huy tốt thì họ chiến đấu dũng mãnh như bất cứ quân đội nào. Họ cần những vị chỉ huy biết cách hỗ trợ một cách thích đáng và lấy được lòng tin của lính tráng thì với giá nào binh sĩ cũng sẵn sàng dâng hiến đời họ cho những giá trị tuyệt đối của chiến thắng. Trung Tướng Thanh và Đại Tướng Trí chính là những mẫu người ấy."
 (Phạm Phong Dinh phỏng theo David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial – The Vietnam Experience. Boston Publishing Company)
Cái Chết của một Chiến Tướng.
Quan ngại bởi bước tiến chậm chạp xâm nhập vào Hạ Lào, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định nan giải đầu tuần trước. Ông phải đặt để một người chỉ huy mới.
Vào 7 giờ sáng, ông triệu Trung Tướng Đỗ Cao Trí, 41 tuổi, một quân nhân mang nhiều huy chương nhất và danh tiếng nhất nước, đến dinh tổng thống tại Sài Gòn. Và ông ủy thác cho Tướng Trí công việc này. Hai người thảo luận ngắn ngủi thể thức và lúc nào Tướng Trí sẽ nắm quyền chỉ huy Lam Sơn 719 thay tư lệnh Quân Đoàn I Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau buổi đàm thoại, Tướng Trí đáp trực thăng đi thị sát quân lính của ông đang hành quân vượt biên trong một cuộc săn đuổi địch quân ngay tại các mật khu nằm trong vùng đông nam Căm Bốt. Không đầy 2 tiếng rưỡi sau, xác Tướng Đỗ Cao Trí được lôi ra khỏi thân xác tan tành của trực thăng trong tỉnh lỵ Tây Ninh.
Cả thảy mười người tử nạn trong chuyến bay, gồm có một vài cộng sự viên của Tướng Trí và phóng viên Newsweek François Sully.
 Theo lời thuật chính thức của phát ngôn nhân chính phủ, một bộ phận trực thăng bị hư hỏng khiến cho máy bay bị phát nổ trong khi đang bay cao 100 feet. Lẽ đương nhiên là lời đồn đãi thì đưa ra một giả thuyết khác: Tướng Trí là nạn nhân của một cuộc âm mưu tinh vi – theo thói thông thường và là một lời giải thích không chính xác cho bất cứ biến cố nào xảy ra tại Nam Việt Nam.
 Theo lập luận này, ông bị bắn hạ bởi các kẻ thù cá nhân hay chính trị. Các sĩ quan tình báo Mỹ nghi là trực thăng Tướng Trí bị hỏa lự̣c súng phòng không ̣địch bắn hạ; giới chức chính quyền tung tin trục trặc máy móc để ngăn ngừa địch lấy công là đã hạ thủ được một trong những anh hùng tài ba nhất của Nam Việt Nam.
Tướng Trí thường được đánh giá là chiến tướng cừ khôi nhất của QLVNCH, và các thành tích dũng cảm của ông đã được thần thoại hóa. Trong chiến dịch vượt biên Căm Bốt trong tháng 5 vừa qua, Tướng Trí thường đáp trực thăng xuống đất để nắm lấy quyền chỉ huy một đơn vị đang lâm nguy. Một lần nọ, sau khi người đứng cạnh ông bị mảnh pháo kích đốn hạ, Tướng Trí can trường nhảy lên một thiết vận xa và thôi thúc chiến xa tiến thẳng vào nơi phát xuất hỏa lực, "Tiến tới, tiến tới!"
Y phục chiến trường thông thường của Tướng Trí là một bộ đồ ngụy trang cây lá rừng, một chiếc mũ baseball với ba ngôi sao và một cây gậy, mà ông nói bông đùa luôn cầm trên tay để "phát đít Việt Cộng." Ông say sưa với địa vị nổi bật và đơn sơ đủ để nhìn nhận điều đó. "Tôi thích trở nên một anh hùng," ông nói một cách thật là thẳng thừng trong cuộc xâm chiếm Căm Bốt năm ngoái.
Điều ít biết đến hơn là sự kiện "Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt", danh xưng được gán cho ông, cũng còn là một nhân vật hành chánh khôn khéo chỉ huy ba trong bốn vùng chiến thuật và có lúc được nhắm bổ nhiệm cho vùng chiến thuật thứ bốn. Ông hỗ trợ việt nam hóa chiến tranh lâu trước khi điều này trở thành quốc sách.
Sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có trong tỉnh Tây Ninh, Tướng Trí bay trực thăng hằng ngày giữa chiến trường và ngôi biệt thự sang trọng của ông, gồm có một hồ bơi, bên cạnh một con sông tại Biên Hòa. Tại đây, Tướng Trí ham thích đóng vai trò chủ khách, nhậu nhẹt và chuyện vãn tán gẫu. Ông cũng còn làm chủ một vườn thú gồm vịt, ngỗng, chim bồ câu, một con nai, một con bò và một con heo chạy quanh trong vườn. Tướng Trí chăm lo vợ và sáu người con; ông dạy kinh tế cho mấy đứa nhỏ bằng cách dùng tiền túi của chúng để mua thực phẩm cho heo, rồi chia phần lời với chúng khi bán được con heo.
Nhưng cách lối sống của ông quá xa xỉ khiến cho người đời luôn nghi ngờ ông tham nhũng, và năm 1965, trong một vụ chính phủ điều tra tài sản ông, ông toan tính quyên sinh. Một trong số người bảo lãnh cho cuộc điều tra là Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó cầm đầu Không Quân. Hai người trở nên thù địch không đợi trời chung, và tuy là họ thường thấy mặt nhau tại các công vụ sau khi Tướng Trí trở lại nắm quyền chỉ huy quân sự năm 1967, họ không bao giờ bắt tay nhau.
Tướng Trí thường nói ông sung sướng nhất khi ông ở cạnh bên các chiến binh của ông ngoài mặt trận. Tuần qua, trong khi một quân nhân cầm trên tay một bó hoa hồng với một dải ruy băng có ghi hàng chữ VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC, quan tài Tướng Trí được hạ huyệt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Y phục, mũ, găng tay, cây kiếm và cây gậy của ông được cài đặt trên mặt quan tài.
(Time Magazine Monday, Mar. 08, 1971)
This entry was posted in BẰNG HỮU VIẾTBẰNG HỮU VIẾT by Nguyễn Khắp Nơi. Bookmark the permalink.




FB Alpha 11.8783 106.5945 XU7414 (6332-4) Location unknown except a few miles N of Loc Ninh. See Andrade p.360. Plotted position
Br Cau Cam Le Bridge 11.733789 106.576079 XT722972 (6332-3) aka Checkpoint Golden Gate, Golden Gate Bridge..
SF Tong Le Chon 11.595257 106.490239 XT629819 (6232-2) aka Tonle Cham. 1st ID Oct67. AD389325
SF Tonle Cham 11.587417 106.483958 XT62228103 (6232-2) Also Tong Le Chon. SF Det. A-324, A-334. Also 629819. AD507791
FB Tonle Cham 11.586247 106.483768 XT622809 (6232-2) See FSB Jake.
SF Tonle Cham 11.595257 106.490239 XT629819 (6232-2) Listing is Tong Le Chon. AD389325
AF Tonle Cham AF 11.592231 106.481043 XT619816 (6232-2) aka LZ Pine. 3000' laterite at 33' msl. Completed 5Apr67. A AD390548
Br Tau O Bridge 11.512812 106.614559 XT765729 (6332-3) Also Tao. aka Dragoon Bridge. See. Op. El Paso, Andrade p.441.
FB Tan Khai 11.551789 106.616436 XT767771 (6332-3) ARVN. Andrade p.444
FB Alpha
11°52'41.88"N 106°35'40.20"E
11.8783 106.5945
Cầu Cần Lê
11°44'1.64"N 106°34'33.88"E
11.733789 106.576079
SF Tống Lệ Chân Tonle Chambe
11°35'42.93"N 106°29'24.86"E
11.595257 106.490239
SF Tonle Chambe 01
11°35'14.70"N 106°29'2.25"E
11.587417 106.483958
FB Jake Tonlé TChombé
11°35'10.50"N 106°29'1.60"E
11.586247 106.483768
AF Tonlé Tchombé
11°35'32.03"N 106°28'51.75"E
11.592231 106.481043 
FB Tân Khai
11°33'6.44"N 106°36'59.17"E
11.551789 106.616436
FB Ấp Bầu Bàng 2
11°17'2.04"N 106°38'3.84"E
11.2839 106.6344
CD8VNCH
12° 6'1.71"N 106°24'56.86"E
SF Thien Ngon 01
11°35'40.52"N 105°59'32.13"E
Cầu Tầu Ô
11°30'46.12"N 106°36'52.41"E
VC351
11°59'24.82"N 106°42'56.34"E
VC350
11°58'49.00"N 106°32'17.91"E
Memot VC707
11°49'48.70"N 106°10'43.24"E
VC 706
11° 0'28.03"N 106° 7'19.86"E
VC352
11°40'28.47"N 106°26'52.73"E
VC364
11°27'35.70"N 105°48'44.64"E
VC367
10°50'0.91"N 106° 5'59.39"E


20180529 BVN


No comments:

Post a Comment