Sunday, January 29, 2017

20170129 Cao Bằng Chiến Địa 1979

20170129 Cao Bằng Chiến Địa 1979.

06/04/2006 BVN
Bí Mật Lịch Sử Trên Mặt trận Cao Bằng
*** Lưu ý cùng đọc giả:
“Bài viết nầy đã dựa vào tài liệu trích từ tập sách “Binh đoàn Pác Bó” do bộ tư lệnh binh đoàn Pác Bó xuất bản năm 1989, tài liệu nầy chưa hẳn là tài liệu khách quan so với những tài liệu của các báo chí phương tây vì thế số lượng quân của cả hai phía TC lẫn CSVN tham gia trận chiến chưa hẳn là con số chính xác.
Riêng phần bản đồ được thực hiện từ WorldWind và WorldTravel.
Vì bài viết của tập tài liệu có tính cách tuyên truyền cho nên chúng tôi chỉ nêu ra những mục tiêu cùng các điểm chính của các mặt trận trong thị xã Cao Bằng. 
***Những ám ký của quân đội CSVN:
A = tiểu đội; B=trung đội; C= đại đội; D=tiểu đoàn; E=trung đoàn ; F=sư đoàn
Trong những mặt trận Việt Bắc thuộc 6 tỉnh miền Bắc nước Việt Nam trong cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, có lẽ tỉnh Cao Bằng là tỉnh tang thương nhất vì sự tàn phá của bắc quân TC.
Lệnh từ Bắc Kinh là “tàn sát và san bằng, Kill everything live”.
Những huyện sau đây có biên giới chung với tỉnh Quảng Tây của TC là:

Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa, Thạch An.
Qua 3 cửa khẩu:
Tà Lùng (VN) - Thủy Khẩu (TC)
Phai Can (VN) - Long Bang (TC)
Sóc Giang (VN) - Bình Mãng (TC)
Đường giao thông chính giửa thị xã Cao Bằng và Lạng Sơn là quốc lộ số 4.
Từ Cao Bằng nối với Bắc Cạn và Thái Nguyên qua quốc lộ số 3.
Tháng 11/1978 quân TC gây rối tại đồi Chông Mu giửa cột mốc 62-63.
Tháng 2/1979 quân TC lại vượt biên giới qua cửa khẩu Phai Can để khiêu khích.
Lúc bấy giờ các đơn vị tác chiến của TC ở bên kia biên giới đã ở vào vị trí sẳn sàng tấn công, những toán thám báo, biệt kích đã tiến vào đất Việt.
Lực Lượng CSVN Sư đoàn 346 (F346) CSVN là đơn vị nồng cốt trấn đóng gồm có 3 trung đoàn (E):
Trung đoàn E246 trấn đóng huyện Hà Quảng.
Trung đoàn E677 lên Trà Lĩnh bảo vệ cửa khẩu Phai Can.
Trung đoàn E851 đóng chốt huyện Hòa An.
Trung đoàn E188 pháo binh yễm trợ toàn vùng.
2 Trung đoàn E567 và E852 là lực lượng dự bị bổ xung.
2 Tiểu đoàn D126, D126 là lực lượng đặc công xung kích.

Lực Lượng TC
Về phía TC, lực lượng TC đưa vào chiến trường được trải từ đông Móng Cái cho tới tây Lai Châu gần 60 vạn quân (600,000) gồm 11 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập. Tư lệnh đại quân khu Quảng Châu chỉ huy trực tiếp mặt trận Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tư lệnh đại quân khu Côn Minh chỉ huy mặt trận Hà Tuyên, Lào Cai, Lai Châu.
Riêng trận địa Cao Bằng TC huy động:
3 quân đoàn 41, 42, 50.
2 sư đoàn địa phương Quảng Tây.
4 trung đoàn độc lập.
200 xe tăng.
500 khẩu pháo đủ loại.
Các đơn vị đặc nhiệm trong chiến trận rừng núi.
Hằng chục tiểu đoàn của các công xã giáp biên.
Hằng vạn dân binh.
Quân đoàn 43, 54, 55 tiến chiếm Lạng Sơn.
Quân đoàn 13, 14 tiến chiếm Lào Cai (Hoàng Liên Sơn).
Quân đoàn 11 tiến chiếm Lai Châu.
Trong mặt trận Cao Bằng TC huy động 3 quân đoàn 41, 42, 50 tiến theo 3 mủi dùi:
Một cánh từ Thông Nông, Hà Quảng đánh xuống qua cửa khẩu Sóc Giang.
Một cánh từ Đông Khê, Quảng Hòa qua cửa khẩu Tà Lùng đánh lên tạo thành 2 gọng kềm tấn chiếm thị xã Cao Bằng.
Một cánh đánh thẳng vào Trà Lĩnh qua cửa khẩu Phai Can nếu mủi tiến công vượt qua được đèo Mã Phục sẽ uy hiếp và tiến chiếm thị Xã Cao Bằng.
Phối hợp với những cánh quân nầy của TC gồm các toán thám báo củng như những dân thiểu số tìm cách đóng chốt và chiếm giử những vị trí quan trọng như: Tài Hồ Sìn, Nà Bao, Cô Lê A mà mục tiêu chính vẩn là tiến chiếm thị xã Cao Bằng trong ngày 18 -19/2/1979.
Đêm 16 rạng sáng 17/2/1979 pháo binh TC dập nát các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, cùng lúc ấy các toán thám báo, biệt kích đánh phá các đường dây liên lạc nối với thị xã Cao Bằng, thế là thông tin liên lạc về thị xã bị mất từ đó.
Mờ sáng 17/2/1979 quân TC đồng loạt tấn công khắp các mặt trận.
Mặt trận Thông Nông - Hà Quảng
Quân đòan 41 gồm bộ binh, xe tăng đánh vào Thông Nông-Hà Quảng qua cửa khẩu Sóc Giang và chiếm Thông Nông vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày 17/2/4979, sau đó đạo quân nầy chia làm hai hướng:
Một mũi vượt Lương Can đánh phá nhà máy điện Tà Sa (Nguyên Bình)
Mũi thứ hai có xe tăng dẫn đầu vượt đèo Mã Quỷnh xuống ngã ba Dân Chủ đánh phá kho vũ khí của tỉnh đội mờ sáng ngày 18/2/1979.
Mặt trận Phục Hòa - Đông Khê
Quân đoàn 42 chia thành hai mũi đánh vào Phục Hòa - Đông Khê qua cửa khẩu Tà Lùng
Mũi thứ nhất TC tập trung xe tăng, pháo binh yễm trợ tiến theo đường lâm nghiệp Đức Long - Khâu Sung bất ngờ đánh thẳng vào Đông Khê sau đó theo đường số 4 tiến về thị xã Cao Bằng.
Mũi thứ hai cũng có xe tăng và pháo binh yễm trợ đánh vào Phục Hòa nhưng bị trung đoàn E567 đánh chặn nên quân TC buộc phải dừng lại ở chân đồi Khâu Chĩa nên không thực hiện được ý đồ vượt đèo sang Quảng Uyên, Mã Phục nhằm phối hợp với mũi tiến công ở hướng Trà Lĩnh.
Quân đoàn 50 có nhiệm vụ bổ xung và tiếp ứng.
Phía CSVN phòng thủ và phản công.
Trên hướng Sóc Giang - Hà Quảng. 
Trên hướng Hà Quảng trung đoàn E246, sư đoàn F346 tổ chức trận địa ở cửa khẩu Sóc Giang để kềm chân TC.
Tiểu đoàn D2 và D3 chận đánh các mũi tiến của TC trong suốt 4 ngày liền từ 17/2-1979 cho đến 22/2/1979.
Nhiều lần quân TC tràn lên các chốt Cốc Ngưu, Cốc Nhu, Cốc Vường đều bị đánh bật trở lại.
Tiểu đoàn D11 thuộc trung đoàn E188 pháo binh đã pháo trúng đội hình quân TC tại Sóc Giang khiến quân TC bị tổn thất và không tiến lên được.
Ngày 22/2/1979 TC cho quân vượt tiến theo ngã cột mốc19 rồi theo đường Pác Bó, Nà Mạ, Đôn Chương để tiến chiếm Sóc Giang và đổ quân về hướng Nam Hà Quảng.
Sóc Giang thất thủ quân CSVN rút về cố thủ.
Trên hướng Trà Lĩnh.
Hai trung đoàn bộ binh TC có pháo binh yễm trợ đánh chiếm bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, cao điểm 815.
Vì cao điểm 815 nằm giáp cửa khẩu Phai Can nên TC quyết tiến chiếm cho bằng được.
Quân CSVN đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.
Cao điểm 815 lọt vào tay TC trưa ngày 17/2/1979.
Trung đoàn E677 cho tiểu đoàn D6 cùng với một đại đội của tiểu đoàn 5 cố lên tái chiếm cao điểm 815.
Chiều 18/2/1979 tiểu đoàn D6 đánh thẳng lên cao điểm 815 và tái chiếm lại cao điểm 815.
 Trên hướng Hòa An.






Hai đại đội C5, C10 thuộc trung đoàn E851 chốt giử xã Bế Triều, huyện Hòa An
Trên Chốt Đông Khê.

Đại đội C7, thuộc tiểu đoàn D8 chốt chận Đông Khê.
Phục Hòa (đồi Khâu Chỉa).






                                            

                                               Tại Phục Hòa trung đoàn E567 đóng chốt để chận 2 sư đoàn quân TC có pháo binh và xe tăng yễm trợ, chính vì thế mà tiểu đoàn D1 đã bị pháo dữ dội. Nếu chiếm được Phục Hòa quân TC sẽ chiếm được đồi Khâu Chỉa và tiến đến Quảng Yên, Mã Phục. Tiểu đoàn D1 diệt được một số tăng của quân TC nên trung đoàn E567 giử vững được 12 ngày đêm.
Tài Hồ Sìn – Nà Bao.
Chiều ngày 18/2/1979 trung đoàn E852 đã có mặt tại chốt chận Tài Hồ Sìn. Yễm trợ cho E852 là những đơn vị như tiểu đoàn D126, D127, D734, D735, D737, D45 đặc công, E183 đã tập trung tại Ngân Sơn ngày 20/2/1979.
Nhiệm vụ của các đơn vị nầy là chốt chận đứng sức tiến quân của TC không để cho quân TC chiếm Cô Lê A, Nà Bao và tiến sâu vào mỏ Tỉnh Túc. Phải giử vững đèo Tài Hồ Sìn và chận đánh địch trên hướng Canh Tân, Quang Trọng.
Cùng trong ngày 20/2/1979 trung đoàn E852 đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công của TC ở khu vực Tài Hồ Sìn, đại đội D74 pháo binh bố trí tại đèo Cao Bắc để yễm trợ.
Ngày 24/2/1979 thị xã Cao Bằng mất vào tay TC.









Đi đến đâu bọn chúng tàn sát, cướp phá, hủy hoại tới đó.
Khu vực Suối Giàng.

























Quân công binh Tàu đập phá đến viên gạch cuối cùng.



























Sau khi đã chiếm được Cao Bằng quân TC tìm cách tiến về phía Trà Lĩnh, Phục Hòa để bắt tay với những cánh quân trên các hướng nầy nhưng chúng không vượt qua được hai trung đoàn E567 và E677 ở Phai Can và Khâu Chỉa, mặt dù hai đơn vị nầy đã bị cô lập hoàn toàn và chiến đấu độc lập.
Ngày 28/2/1979 Hai trung đoàn E567 và E677 được lệnh bảo toàn lực lượng để chuẩn bị phản công.
Trung đoàn E567 theo đường Canh Tân – Minh Khai rút về an toàn, riêng trung đoàn E677 vất vả hơn phải vừa đánh vừa rút qua đường Thăng Heng – Hòa An.
Có một điều rất đặc biệt, một điểm son cho đội nữ dân quân tại huyện Hà Quảng, đội nữ dân quân đã sử dụng súng cối 60ly để tấn công quân TC tại Lũng Pỉa.
Ngày 07/3/1979 pháo binh CSVN mới phản kích trã đủa, dập pháo xuống tại ngã ba Khâu Đồn, ngã ba Lò Gạch, nơi tập trung quân của TC.
Ngày 10/3/1979 đại đội D45 đặc công CSVN đột kích và tấn công quân TC tại Nà Cáp.
Pháo binh CSVN vẩn bắn vào các điểm tập trung quân của TC.
Ngày 18/3/1979 Cao Bằng đã sạch bóng quân xâm lược TC.
Thế nhưng pháo binh của TC vẫn pháo sang biên giới Việt Nam có nơi sâu hằng 10km như những huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Thông Nông vào ngày 05/07/1980. Ngày 05/09/1980 pháo binh CSVN đã phản pháo.
TC vẫn cho những toán thám báo, biệt kích xâm nhập lãnh thổ Việt Nam để tấn công giết người, phá hoại như xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh.
Sau cuộc chiến tranh xâm lược ngày 17/2/1979, trong những tháng cuối năm 1979 đầu năm 1980, quân TC vẫn duy trì những lực lượng vũ trang lớn áp sát biên giới Việt Nam cấp trung đoàn, sư đoàn, các đơn vị hỏa lực pháo binh, các đơn vị hỏa tiễn.
Hoạt động trinh sát trên không và tung các toán biệt kích, thám báo sang Việt Nam.
Các vụ khiêu khích vũ trang liên tiếp diễn ra: pháo sang bằng súng cối, bắn tỉa, pháo sang kể cả bằng những hệ thống hỏa lực tầm xa.Áp dụng những chiến thuật lén lút như: xâm cư, xâm canh, di chuyển cột mốc, công khai lấn chiếm đất.
Ngoài ra TC còn có những hành động phá đập nước, đốt kho, gây dịch bệnh gia súc, đốt rừng, “mua” hoặc đổi rễ cây, móng trâu bò lấy hàng hóa nhằm phá hoại sản xuất, gây khó khăn về đời sống cho nhân dân Việt Nam.    
Đầu năm 1980, phía TC vẫn tiếp tục các hoạt động khiêu khích vũ trang như bắn pháo sang lãnh thổ Việt Nam: tung biệt kích, thám báo sang bắt cán bộ, dân đi làm nương, lấy củi ở các khu rừng sát biên đem về bên kia biên giới.
Từ năm 1980 đến năm 1982, riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có hơn 70 toán biệt kích xâm nhập, 34 vụ dân binh có quân chính qui hỗ trợ trắng trợn vượt biên giới rỡ nhà của dân mang về TQ.
Quân TC đã giết chết 29 người, làm bị thương 21 người khác, bắt cóc 18 người, 20 nóc nhà nằm sát biên giới bị đốt phá khiến cho tình hình sản xuất và đời sống nhân dân không ổn định.
Từ ngày 16 – 21/4/1983 quân TC đã huy động một số đơn vị cấp sư đoàn, quân đoàn tấn công lấn chiếm nhiều cao điểm ở Tràng Định, Cao Lộc (Lạng Sơn) và các huyện Yên Minh, Vị Xuyên (Hà Tuyên).
Pháo binh địch bắn hàng ngàn quả đạn sang lãnh thổ Cao Bằng.
Nhiều em học sinh đang trên đường tới lớp bị pháo địch giết hại.
Một số nhà ở của dân bị cháy, nương ngô bị tàn phá.
Có người lo sợ bỏ bản đi nơi khác.
Năm 1984 phía TQ vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích vũ trang.
Một số quân đoàn chủ lực của 2 đại quân khu Côn Minh và Quảng Châu cùng các sư đoàn, trung đoàn quân địa phương đưa thêm quân, vũ khí, phương tiện áp sát biên giới và diễn tập hiệp đồng quân binh chủng.
Tháng 2/1984 quân TC vượt biên giới lấn chiếm một số điểm cao thuộc các huyện Tràng Định (Lạng Sơn), Xín Mần, Yên Minh, Vị Xuyên (Hà Tuyên).
11 giờ 05 phút ngày 2/4/1984 cho đến ngày 15/5/1984, pháo binh địch bắn sang các xã giáp biên thuộc tỉnh Cao Bằng mười ngàn quả đạn pháo, cối đủ loại.
Có nơi đạn nỗ sâu trong đất ta vài kí-lô-mét, trúng các khu đông dân, trục dường giao thông, trường học, nhà trẽ..
Một số huyện lỵ như: Trà Lĩnh, Hà Quảng nằm cách đường biên giới khoảng từ 2-4 km luôn luôn bị uy hiếp.

***Sau đây là những điều thắc mắc của chúng tôi:
Tại sao bộ chính trị CSVN đã không dùng pháo binh hay không quân để tấn công quân TC khi chúng vẫn còn đang dàn trận bên kia biên giới? vẫn chưa bước chân vào được đất Việt Nam? mà phải đợi cho đến khi quân TC tràn sang với xe tăng, đại pháo, tàn sát trẽ em, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc dân lành để thi hành lệnh của trung ương Bắc Kinh là “tiêu hủy và tàn sát tất cả những sinh vật” nguyên văn bằng anh ngữ trên Chinese-defense forum là “Kill everything live” mới bắt đầu phản công?
Quân CSVN đã biết là quân TC sẽ tấn công vì chúng đã và đang xây công sự, dàn quân bên kia biên giới, dân quân TC tràn sang biên giới để khiêu khích, dân chúng trong những khu vực ấy ai cũng đều biết, thế nhưng bộ chính trị CSVN vẫn có thái độ thờ ơ, im lặng một cách khó hiểu?
Đây là thái độ bán nước một cách rõ ràng, trắng trợn.
Nghĩa là giao trọn thị xã Cao Bằng và những tỉnh dọc biên giới phía Bắc cho TC.
Bằng chứng cụ thể là binh đoàn Pác Bó cho đến ngày 16/07/1979 mới được thành lập, trong khi quân TC đã tràn vào lãnh thổ Việt Nam ngày 17/02/1979.
Trong khi đó quân TC đã chuẩn bị cho chiến tranh trong suốt năm 1976-1978.
Dưới đây là bản thời gian chuẩn bị của quân TC trước khi bước vào cuộc chiến trên web site:
Time line:

Nov 20, 1978 was the deadline for preparation in Army level.

Dec 8, 1978. CMC meetings on tactical details of the attack.

Dec 13, 1978. GuangZhou MR’s units debark to the border area.

Dec 14, 1978. Recon started.

Dec 25, 1978. Close border

Dec 26, 1978. All units arrived from GuangZhou MR.

Tuy nhiên cả hai phía TC và CSVN điều biết những điều trên là không đúng sự thật vì TC đã tổ chức những cuộc quấy phá, dời cột mốc, lấn chiếm đất từ năm 1970-1974, nhất là sau chuyến đi sang Bắc Kinh của ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissingger cùng những thỏa thuận ngầm của cả hai bên Mỹ-Trung đã khiến cho TC càng quyết tâm xâm chiếm Việt Nam.
Những nhân vật sau đây hiểu rõ dã tâm của TC hơn ai hết vì chính họ đã ký nhận việc bán nước với TC:
1- Lê Khả Phiêu
2- Nguyễn Dy Niên
3- Phan Văn Khải
4- Nông Đức Mạnh
5- Lê Công Phụng
6- Trần Đức Lương
7- Nguyễn Mạnh Cầm
Chúng tôi xin trích một vài đoạn văn sau đây trong một tài liệu mà chúng tôi sẽ cho lên web site  của VietNamExodus.org trong một ngày rất gần:
“……Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư….  
….Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ Dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý . Trần Đức Lương cám ơn ĐCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN…..
…..Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với gía 2 tỉ US Dollar…”
Dưới đây là một đoạn trong thỏa ước giửa CSVN và TC bằng anh ngữ:
“…….Following the principles of mutual understanding and give-and-take, the two neighbours will not take drastic or military measures in carrying out the agreement on demarcation and fishing co-operation in the Beibu Gulf, which took effect on July 30…..”

xin tạm dịch:

( …Sau đây là những thỏa thuận chính mà cả hai phía “kẻ cho và người nhận” đã thấu hiểu là cả hai nước láng giềng sẽ không được dùng khả năng quân sự để cản trở việc phân chia lãnh thổ hay lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ, thỏa  ước sẽ có hiệu lực kể từ 30 tháng 7….)  
Với những tài liệu như thế đã quá rõ ràng là bộ chính trị CSVN đã bán nước cho TC.
Đó là lý do mà tại sao quân TC cứ tiếp tục pháo qua lãnh thổ Việt Nam, vào sâu ít nhất là 10km:
-để khủng bố dân Việt
-để tiếp tục lấn đất
-để tìm tài nguyên quặng mỏ
-để giử đất và di dân xuống miền Nam, bên sau lằn đạn pháo binh
-những vùng pháo tự do là màng lưới an toàn cho dân TC tràn sang cấm dùi mà không sợ phía Việt Nam chống trả.
Như thế nếu căn cứ vào thỏa ước bên trên bằng anh ngữ là “… không dùng sức mạnh quân sự để cản trở việc cấm cột mốc …” thì phía TC đã phạm quy ước.
Dưới đây là bản đồ cho biết những khu vực đã bị TC xâm chiếm hay tiếp tục dội pháo sang.
Những địa danh sau đây vẫn bị quân TC chiếm đóng, được trích từ “Binh Đoàn Pác Bó” :
Nà Thấm (mốc biên giới huyện Quảng Hòa), đồi Chông Mu (giữa mốc biên giới 68-63 huyện Trùng Khánh), cao điểm 856 (huyện Trà Lĩnh), cao điểm 822 (mốc biên giới 107 huyện Hà Quảng), khu vực Trúc Long-Địa Lan (mốc biên giới 114-115 huyện Hà Quảng), bản Lang, bản Hia, bản Tổng Moòng (huyện Trà Lĩnh) Cốc Ngưu, Cốc Vường, Háng Cáu (Hà Quảng), các cửa khẩu Tà Lùng, Phai Can, Sóc Giang, bàn Xoa, xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh, TC đã lấn chiếm nhiều cao điểm ở Tràng Định, Cao Lộc (Lạng Sơn), các huyện Xín Mần, Yên Minh, Vị Xuyên (Hà Tuyên)
Những vùng pháo binh TC vẫn bắn sang sâu hàng 10km như:
Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Thông Nông.
Từ 02/04/1984 đến 15/05/1984, pháo binh TC đã bắn sang Cao Bằng 10,000 quả đạn pháo đủ loại sâu vào trong đất Việt Nam.
Tổng kết tổn thất sau chiến tranh 1979, trích từ “Binh Đoàn Pác Bó”
7 huyện và thị xã bị phá hủy.
40 / 49 nông trường bị phá hủy hoàn toàn.
51 cầu bị sập.
5 trường cấp III bị pha hủy.
50 trường cấp II bị hủy.
59 trường cấp I bị hủy.
11 bệnh viện bị hủy.
15,000 tấn lương thực bị cướp.
12,000 trâu bò bị cướp hay giết.
30,000 con lợn bị cướp hay giết.
Cho đến nay vẫn chưa tính được số nhân mạng dân, quân Việt Nam đã mất chỉ trong cuộc chiến 1979 một cách chính xác.
Với những tổn thất nặng nề như thế, với số lượng lớn lãnh thổ, lãnh hải mất như thế trong hiện tại mà chưa nói đến những nguy cơ mất nước trong tương lai vì những hàng rào phòng thủ thiên nhiên đã bị mất về tay TC, thế nhưng bộ chính trị CSVN vẫn luôn luôn tuyên truyền là Việt Nam đã có lợi khi ký những hiệp ước biên giới trên đất liền lẩn trên biển rất bình đẳng với TC!
Đúng là giọng lưỡi của kẻ bán nước, buôn dân!
Với những thỏa ước trên giữa bộ chính trị CSVN và TC, có thể được vô hiệu hóa bằng cách là 85 triệu dân Việt Nam bỏ phiếu bất tính nhiệm bộ chính trị CSVN, như thế những vùng đất và biển đã mất sẽ do chính dân tộc Việt Nam đòi lại từ trong tay TC khi nội lực Việt Nam đủ mạnh để tranh bá với TC, sẽ đòi lại từng tấc đất, tấc biển đã mất.

06/04/06
Bách Việt Nhân.   




     

No comments:

Post a Comment